Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và phân loại học sinh. Đồng thời giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện, nâng cao kiến thức môn Ngữ văn lớp 9. Để nắm chi tiết nội dung các bài tập mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT
Năm học 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm có 02trang)
PHẦN I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác Ngày nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng, khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột.”
(Dẫn theo “Văn hóa ứng xử của người Việt” - http://hoian-tourism.com)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến của tác giả: Ngày nay, mặc dù xã hội đã có
nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt? Vì sao? (Trình
bày trong khoảng 3-5 dòng)
PHẦN II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến
20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử có văn hóa của học sinh hiện nay
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Trang 2Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2016)
-Hết -
Họ và tên thí sinh SBD
Trang 3
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
PHẦ
N
I
ĐỌC
HIỂU
II
LÀM
VĂN
1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức
nghị luận
0.5
2 Theo tác giả, văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác
0.5
3 Nội dung chính của đoạn trích là: Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt
1.0
4 HS trả lời theo ý hiểu của mình nhưng phải hợp lý, có sức thuyết
phục, đảm bảo dung lượng
1.0
văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử có văn hóa của học sinh hiện nay
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
c Chia vấn đề nghị luận thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý Có thể trình bày theo định hướng sau:
1,0
- Ứng xử là thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác Ứng xử có văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt vì nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng, trong gia đình, nhà trường…
-Một số biểu hiện về cách ứng xử có văn hóa của học sinh: Lễ phép với thầy cô, đoàn kết yêu thương bạn bè, nói năng có văn hóa…
-Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử cho bản thân: nâng cao giá trị bản thân…
d Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0.25
Trang 42
về vấn đề nghị luận, liên hệ mở rộng
e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,
ngữ pháp tiếng Việt
0.25
Cảm nhận về hai đoạn thơ:
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: trình bày đủ các phần mở
bài, thân bài, kết bài…
0.5
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nêu được cảm nhận về hai đoạn thơ, biết trình bày thành một bài văn nghị luận 0.25
c Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ;
sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó;
biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng Có thể trình bày theo định hướng sau:
3,5
c1 Giới thiệu khái quát về 2 tác giả, 2 tác phẩm, 2 đoạn trích
c2: Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ
*Khổ thơ đầu của bài thơ Đồng chí:
- Tác giả giới thiệu cảnh ngộ, xuất thân của người lính
+Đó là những người lính xuất thân từ nông thôn nghèo khó: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá…
+ Vì đất nước có chiến tranh mà hội tụ về đây thành đồng đội,
đồng ngũ, đồng cảnh:Tự phương trời…quen nhau
+Những tương đồng ấy gắn kết họ lại từ lạ thành quen Cấu trúc
sóng đôi: súng bên súng…-> sự gắn bó thân thiết, chặt chẽ
+Câu thơ cuối Đồng chí ! khép lại đoạn thơ một cách đầy cảm
xúc Đó không chỉ là tiếng xưng hô thiêng liêng mà còn là tiếng lòng, là lí tưởng cao đẹp, là kết tinh cao độ của tình người, tình bạn, tình đồng đội
-Nghệ thuật: Lời thơ giản dị, mộc mạc giàu cảm xúc, giàu chất liệu hiện thực, sử dụng thành ngữ …
* Hai khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật:
-Cảm nhận về hình tượng độc đáo: Những chiếc xe không kính
vẫn băng ra chiến trường Cách lí giải: Bom giật …-> sức tàn phá
ghê gớm của chiến tranh, bom đạn
-Vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe Trường Sơn gắn liền với hình tượng những chiếc xe vận tải độc đáo:
+ Tư thế hiên ngang, tự tin, tự hào, ung dung: nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng…
+Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn: Nhìn thấy …như sa, như ùa vào buồng lái
Trang 5+Lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy: hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim….-> hính ảnh người lính được nâng ngang tầm vũ trụ
-Nghệ thuật: Sử dụng hàng loạt điệp từ, từ láy, giọng thơ trẻ trung, sôi nổi, ngang tàng, lãng mạn…
c3 Nhận xét về hai khổ thơ:
*Giống nhau: Hình tượng người lính:
-Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc
-Đều có tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ
-Đều kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu
-Có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng
*Khác nhau:
- Đồng chí của Chính Hữu: Thể hiện hình ảnh người lính xuất thân từ nông thôn trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quý…Họ được khắc họa bằng cảm hứng hiện thực
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: Hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là những thanh niên trẻ, có học vấn, có tri thức Họ trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại
d Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc
về vấn đề nghị luận, liên hệ mở rộng
0.5
e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,
ngữ pháp tiếng Việt
0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10,00 điểm