Danhmụctừtheotên người
Danh mụctừtheotên người
Mặc dù không mang tính khoa học, những thuật ngữ mang tênngười này vẫn còn được sử dụng phổ
biến – đối với những nhà lâm sàng hơn là các giáo sư giải phẩu. Danhmụctừ này cung cấp những chi
tiết sơ lược tiểu sử những tênngười được đề cập trong sách. Các mục xuất hiện theo thứ tự abc theo tên
người được sử dụng như tính từ trong các thuật ngữ: các van Ball theotừ Ball, cột Burdach theo từ
Burdach…
Ống Alcock Ống mạc nằm ở thành ngoài của hố ngồi-trực tràng nơi vận chuyển các
mạch máu và dây thần kinh âm hộ.
Benjamin Alcock (1801-?), GS khoa Giải phẩu, lúc đầu ở Dublin và sau đó ở Cork.
Ông di cư sang Hoa Kì và không xuất hiện từ đó.
Đồng tử Argyll Robertson Đồng tử không đáp ứng với ánh sáng nhưng phản ứng
với sự điều tiết. Nó được tìm thấy một cách điển hình trong giang mai thần kinh.
Douglas Argyll Robertson (1837-1909), nhà phẩu thuật nhãn khoa, Bệnh xá Hoàng
gia, Edinburgh.
Đám rối Auerbach Đám rối thần kinh giữa các lớp cơ vòng và dọc của ruột.
Leopold Auerbach (1828-1897), GS khoa Bệnh lý học, Breslau.
Các van Ball Các nếp gấp giống như van liên kết phần xa các cột Morgagni (q.v)
trong nửa trên của ống hậu môn.
Sir Charles Ball (1851-1916), GS Đại học do Hoàng gia Anh bổ nhiệm khoa Phẩu
thuật ở Dublin, và là một người đi tiên phong sớm trong phẩu thuật trực tràng.
Tuyến Bartholin Tuyến tiền đình lớn. Một tuyến tiết nhầy nằm ở môi lớn.
Caspar Bartholin (1655-1738), GP khoa Giải phẩu, Copenhagen.
Đám rối tĩnh mạch Batson Các tĩnh mạch đốt sống không có van liên hệ với đám
rối tĩnh mạch tiền liệt tuyến và giải thích rõ việc ung thư biểu mô tiền liệt tuyến lan ra
chậu và đốt sống thắt lưng.
Oscar Batson (1894-1979) GS khoa Giải phẩu, Đại học Pennsylvania.
Liệt Bell Sự nhiễm virus của dây thần kinh mặt (VII).
Sir Charles Bell (1774-1842), phẩu thuật viên tại Bệnh viện Middlesex, London.
Dây chằng chữ Y Bigelow Một dây chằng chậu đùi bền của khớp háng.
Henry James Bigelow (1818-1890), phẩu thuật viên, Trường Y Khoa Harvard,
Baltimore.
Phẩu thuật Blalock Động mạch dưới đòn phải được nối vào mặt bên của động mạch
phổi phải để khắc phục chứng hẹp liên quan đến phổi trong Tứ chứng Fallot (q.v).
Alfred Blolock (1899-1964), GS khoa Phẩu thuật, Bệnh viện Johns Hopkins,
Baltimore.
Lỗ Bochdalek Ống màng phổi-màng bụng của cơ hoành phôi thai.
Vincent Bochdalek (1801-1883) nhà Giải phẩu học, Prague.
Vùng Broca Phần trước của hồi trán dưới ; nằm trên mặt trội là vùng vận ngôn.
Pierre Broca (1824-1880) GS khoa Phẩu thuật lâm sàng, Paris.
Hội chứng Brown-Séquard Gây ra bởi sự cắt làm đôi của tủy sống.
Charles Edoward Brown-Séquard (1817-1894) sinh ra ở Mauritius, làm việc với vai
trò một nhà thần kinh học ở Paris, tại Harvard và Bệnh viện Quốc gia, Queen’s
Square, London.
Các tuyến Brunner Các tuyến hạt nhầy nhầy đặc trưng của tá tràng.
Johann Brunner (1653-1727), nhà Giải phẩu học người Thụy Sĩ. Trở thành GS khoa
giải phẩu tại Heidelberg, sau đó tại Strasbourg. Có người cho rằng bố vợ của ông , J.J
Wepfer, thật ra mới là người khám phá ra các tuyến này !
Tam giác Bryant Được dừng trong sự đo lường của háng.
Thomas Bryant (1828-1914), phẩu thuật viên tại Bệnh viện Guy, Chủ tịch Hội phẩu
thuật Hoàng gia Anh.
1
Danh mụctừtheotên người
Bó Burdach Dải ngoài của cột sau tủy sống.
Charles Burdach (1776-1847), GS khoa Giải phẩu và Y khoa, Konigsberg.
Phẩu thuật Caldwell-Luc Dùng để dẫn lưu xoang hàm trên.
Geroge Walter Caldwell (1866-1946), phẩu thuật viên khoa Tai Mũi Họng, New
York.
Henry Luc (1855-1925), phẩu thuật viên Tai Mũi Họng, Paris.
Tam giác Calot Tam giác được tạo thành bởi gan, ống gan chung và ống túi mật.
Jean Francois Calot (1861-1941), phẩu thuật viên Bệnh viện Rothschild Pháp, nơi mà
ông là chuyên gia trong điều trị lao cho trẻ em.
Mạc Camper Lớp mỡ nông của mạc nông thành bụng dưới.
Peter Camper (1722-1789), GS Y khoa ở Amsterdam, và sau là GS Y khoa, Phẩu
thuật, Giải phẩu và Thực vật ở Groningen.
Tuyến Cloquet Hạch bạch huyết nằm ở ống đùi.
Jules Cloquet (1790-1883), GS khoa Giải phẩu và Phẩu thuật, Paris.
Mạc Colles Mạc phúc mạc.
Gẫy xương kiểu Colles Gẫy phần cuối thấp của xương quay với sự di lệch ở mặt
lưng.
Abraham Colles (1773-1843), GS Giải phẩu và Phẩu thuật tại Hội phẩu thuật Hoàng
gia ở Ireland.
Các dây chằng Cooper Các vách sợi ở vú.
Dây chằng Cooper Mạc chậu mu.
Sir Astley Paston Cooper (1768-1841), phẩu thuật viên tại Bệnh viện Guy, Chủ tịch
Hội phẩu thuật Hoàng gia.
Cơ quan Corti Cơ quan thụ thể âm thanh ở ốc tai.
Alfonso Corti (1822-1888), nhà mô học người Ý, làm việc chủ yếu về võng mạc và
tai.
Các tuyến Cowper Hai tuyến nằm ở ngách phúc mạc sâu dẫn lưu vào hành niệu đạo.
William Cowper (1666-1698), phẩu thuật viên ở London.
Hội chứng Cushing Bất thường nội tiết liên quan với sự tăng sản hay khối u vỏ
thượng thận hoặc u tuyến ưa base của phần trước tuyến yên.
Harvey Cushing (1869-1939), nhà phẩu thuật thần kinh tiên phong tại Bệnh viện Peter
Bent Brigham, Boston, Hoa Kì.
Cân Denonvilliers Mạc ngăn cách tiền liệt tuyến với trực tràng.
Charles Pierre Denonvilliers (1808-1872), GS Giải phẩu ở Paris.
Đường cong Douglas Bờ thấp hơn của bao thẳng sau.
Túi cùng Douglas Túi phúc mạc trực tràng-tử cung.
James Douglas (1675-1742) nhà Giải phẩu học và Sản khoa London.
Co cứng Dupuytren Co cứng và xơ hóa cân gan bàn tay (và đôi khi gan bàn chân).
Baron Guillaume Dupuytren (1777-1835), phẩu thuật viên tại Hôtel Dieu, Paris.
Nhân Edinger-Westphal Cho ra các sợi thân kinh đối giao cảm của dây thần kinh
vận nhãn.
Ludwig Edinger (1855-1918), nhà giải phẩu học và thần kinh học người Đức.
Karl Westphal (1833-1890), nhà thần kinh học ở Berlin. Mô tả nhân này ở người lớn
2 năm sau khi điều này được chứng minh trong phôi bởi Edinger.
Liệt Erb-Duchenne Kết quả của sự tổn thương các rễ C5, C6 của đám rối cánh tay.
Wilhem Erb (1840-1921), GS Thần kinh học ở Heidelberg.
G.B.A. Duchenne (1806-1875), nhà thần kinh học ở Paris, còn mô tả chứng teo cơ
Duchenne.
Vòi Eustachi Vòi hầu-nhĩ.
Bartolomeo Eustachi (1524-1574), GS Giải phẩu, Rome.
2
Danh mụctừtheotên người
Vòi Fallop Vòi trứng.
Gabrielle Fallop (1523-1562), GS Giải phẩu ở Padua và là học trò của Vesalius.
Tứ chứng Fallot Bệnh tim bẩm sinh bao gồm Hẹp động mạch phổi, phì đại tâm thất
phải, thiếu hụt vách ngăn tâm thất và động mạch chủ chuyển sang phẩ.
Etienne Fallot (1850-1911), GS Y khoa, Marseilles.
Tĩnh mạch Gallen Tĩnh mạch não lớn.
Claudius Galen (130-200 AD), thầy thuốc cho Hoàng đế Marcus Aurelius. Dạy giải
phẩu ở Rome và là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa về Y học.
Ống Gartner Ống nguyên thủy còn tồn lưu ở phụ nữ.
Hermann Gartner (1785-1827), phẩu thuật viên người Đan Mạch.
Dây chằng Gimbernact Phần khuyết của dây chằng bẹn. (dây chằng khuyết-ND).
Manuel Gimbernact (1734-1816), GS Giải phẩu ở Barcelona.
Bó Goll Bó giữa cột sau tủy sống.
Friedrich Goll (1829-1903), nhà thần kinh học và giải phẩu học, GS Giải phẩu ở
Zurich.
Túi Hartmann Đoạn giãn nở của túi mật ở gần cổ túi.
Henri Hartmann (1860-1952), GS khoa Phẩu thuật, khoa Y, Paris.
Hang Highmore Xoang hàm trên.
Natheniel Highmore (1613-1685), Bác sĩ ở Sherborne, Dorset.
Luật Hilton Dây thần kinh đi ngang qua một khớp sẽ cung cấp cho các cơ hoạt động
trên khớp và chính khớp đó.
John Hilton (1805-1878), phẩu thuật viên tại Bệnh viện Guy, London.
Hội chứng Horner Sự sa mi mắt và co khíp đồng tử là kết quả từ sự gián đoạn của
việc phân bố thân kinh giao cảm đến các mí mắt và đồng tử.
Johan Horner (1831-1886), GS Nhãn khoa, Zurich.
Các van Houston Ba nếp gấp ngoài của trực tràng.
John Houston (1802-1845), giảng viên khoa Phẩu thuật, Dublin.
Ống Hunter Ống dưới cơ may.
John Hunter (1728-1793), phẩu thuật viên tại Bệnh viện St George, London. Ông đã
mô tả sự thắt lại của động mạch đùi trong ống dưới cơ may đối với sự phình mạch
kheo.
Chứng múa giật Hungtinton Chứng múa giật tiến triển và sự hư hại về tâm thần;
một tính trạng trội tự thân.
George Summer Hungtinton (1851-1916), Bác sĩ đa khoa, Long Island, New York.
Vết nứt Killian Chỗ nối tiềm tàng giữa hai phần của cơ khít trong xuyên qua một
ngách hầu nhô ra (*).
Gustav Killian (1860-1921), phẩu thuật viên Tai Mũi Họng ở Berlin.
Chứng liệt Klumpke Tổn thương rễ thấp nhất của đám rối cánh tay.
Augusta Dejerine-Klumpke (1859-1927), nhà thần kinh học ở Paris. Kết hôn với một
nhà thần kinh học nổi tiêng khác là Joseph Dejerine.
Vết rạch Kocher Dưới sườn tiến tới túi mật.
Thủ thuật Kocher Tiếp cận tá tràng bằng cách rạch vào phần bám vào phúc mạc của
nó.
Phương pháp Kocher Để giảm bớt sự trật khớp vai.
Theodore Kocher (1841-1917), GS khoa Phẩu thuật ở Berlin, Thụy Sĩ.
Đảo Langerhans Những cụm tế bào tiết insulin ở tụy.
Paul Langerhans (1847-1888), GS khoa Bệnh học, Freiburg. Ông đã mô tả các đảo tế
bào trong các công trình nghiên cứu học vị Tiến sĩ của mình lúc mới 22 tuổi.
Dây thần kinh Latarjet Các sợi của thần kinh lang thang cung cấp cho hang vị (dạ
dày).
3
Danh mụctừtheotên người
André Latarjet (1876-1947), GS khoa Giải phẩu, Lyons.
Viêm họng Ludwig Nhiễm khuẩn của vùng dưới hàm.
Wilhem Ludwig (1790-1865), GS khoa Phẩu thuật, Tubingen, Đức.
Lỗ Lushka Các lỗ ngoài của não thất bốn.
Hubert Lushka (1820-1875), GS khoa Giải phẩu, Tubingen, Đức.
Điểm Mc Burney 2/3 ngoài đường thẳng nối từ rốn đến gai chậu trước trên; vị trí
mềm yếu nhất trong viêm ruột thừa cấp và là điểm trung tâm rạch da trong phẩu thuật
cắt ruột thừa.
Charles Mc Burney (1845-1913), GS khoa Phẩu thuật, New York, một nhà phẩu thuật
tiên phong sớm trong viêm ruột thừa cấp.
Các dây chằng Mackenrodt Các dây chằng cổ ngang ở khung chậu nữ.
Alwin Mackenbrodt (1859-1925), GS Phụ khoa, Berlin.
Lỗ Magendie Lỗ nằm trên đường giữa của não thất tư.
Francois Magendie (1783-1855), Bác sĩ, Hôtel Dieu, Paris.
Tĩnh mạch Mayo Một tĩnh mạch cố định băng ngang qua chỗ nối giữa môn vị và tá
tràng (tĩnh mạch trước môn vị-ND).
Charles Mayo (1865-1939), cùng với cha và em, William, sáng lập ra Mayo Clinic,
Rochester, Minnesota. Tĩnh mạch Mayo được mô tả sớm hơn bởi Latarjet (q.v).
Sụn Meckel Sụn của cun mang số 1.
Túi thừa Meckel Sự duy trì của ống noãn hoàng phôi thai và hiện diện trong khoảng
2% trường hợp.
Johann Meckel (1781-1833),GS khoa Giải phẩu ở Halle, Đức. Ông nội của ông là GS
giải phẩu ở Berlin, người đã mô tả hạch chân bướm-khẩu cái và khoảng trống màng
cứng chứa hạch dây thần kinh sinh ba. Cha của Johann cũng là GS Giải phẩu ở Halle.
Các tuyến Meibom Các tuyến sụn mi của mi mắt. Nếu bị bít, chúng sưng phồng
thành các nang Meibom.
Heinrich Meibom (1638-1700), GS Y khoa ở Helmstadt.
Đám rối Meissner Đám rối thần kinh ở lớp dưới niêm của ruột.
George Meissner (1829-1905), nhà giải phẩu học và sinh lý học, GS thành công ở
Basle, Freiburg và Gottingen. Ông còn mô tả tiểu thể Meissner, các tận cùng thần
kinh cảm giác ở da.
Các tuyến Montgomery Các tuyến bã được làm biến đổi của quầng vú.
William Montgomery (1797-1859), Sản khoa thực hành ở Dublin.
Các cột Morgagni Các cột thẳng đứng cảu niêm mạc ống hậu môn.
Lỗ Morgagni Chỗ nối giữa các nguyên ủy xương ức và xương sườn của cơ hoành.
Nang Morgagni Mấu phụ mào tinh, phần tồn lưu của trung thận.
Giovanni Morgagni (1682-1771), GS khoa Giải phẩu ở Padua-1 chức vụ mà ông đã
giữ trong 59 năm.
Ngách Morison khoảng trống dưới gan phải.
James Rutherford Morison (1853-1939), GS khoa Phẩu thuật, Đại học Durham. Ông
đã phục vụ như một phụ mổ cho Joseph Lister.
Ống Muller Ống cận trung thận.
Johannes Muller (1801-1858), GS khoa Giải phẩu, Berlin.
Đường Nelaton Đường thẳng nối giữa gai chậu trước trên và ụ ngồi. Mấu chuyển lớn
bình thường nằm xa đường này.
Auguste Nelaton (1807-1873), GS khoa Phẩu thuật ở Paris và phẩu thuật viên cho
Napoleon III.
Cơ vòng Oddi Cơ vòng xung quanh phần cuối của ống mật chủ.
Ruggero Oddi (1845-1906), phẩu thuật viên ở Rome.Cơ vòng đã được mô tả bởi
Glisson ở thế kỉ 17.
4
Danh mụctừtheotên người
Các thể Pacchioni Các khối kết của hạt dưới nhện dọctheo xoang dọc trên.
Antoine Pacchioni (1665-1726), GS khoa Giải phẩu, Rome.
Hội chứng Pancoast Sự xâm nhập của đám rối cánh tay bởi một khối u đỉnh phổi.
H.K. Pancoast (1875-1939), GS khoa X-quang học, Đại học Pennsylvania.
Bệnh Parkinson Sự run và cứng đơ do tổn thương chất đen.
James Parkinson (1755-1824), Bác sĩ thực hành Y khoa, Shoreditch, London. Cuốn
sách nhỏ của ông “Một tiểu luận về Liệt rung” năm 1817 được dựa chủ yếu trên sự
quan sát chặt chẽ một ca bệnh.
Mào Pasavant Được tạo bởi sự co của cơ khít hầu trên trong động tác nuốt.
Philipp Pasavant (1815-1893), phẩu thuật viên ở Frankfurt.
Bệnh Perthes Một sự hoại thư mạch máu của đầu xương đùi ở trẻ em.
Georg Perthes (1869-1927), GS khoa Phẩu thuật, Tubingen, Đức.
Bệnh Pott Lao cột sống.
Gẫy xương Pott gẫy xương-trật khớp mắt cá chân.
Percival Pott (1714-1789), phẩu thuật viên ở Bệnh viện St Bartholomew, London.
Dây chằng Poupart Dây chằng bẹn.
Francois Poupart (1661-1708), phẩu thuật viên tại Hôtel Dieu, Paris.
Thủ thuật Pringle Sự ép động mạch gan ở lỗ Winslow trong việc cầm máu.
James Hogarth Pringle (1863-1941), phẩu thuật viên tại Bệnh xá Hoàng gia, Glasgow.
Test Queckenstedt Ép tĩnh mạch cảnh trong trong lúc chọc dò thắt lưng gây ra một
sự tăng áp suất C.S.F.
H.H.G. Queckenstedt (1876-1918), nhà thần kinh học ở Rostock. Ô ng còn mô tả test
này năm 1916 trong khi phục vụ trong quân đội Đức trong Thế Chiến I. Ô ng bị giết
trong một tai nạn đường bộ 2 ngày trước khi đình chiến.
Túi Rathke Nguồn gốc của tuyến yên trước trong gốc của khoang miệng phôi thai.
Martin Heirich Rathke (1793-1860), GS khoa Động vật học và giải phẩu,
Koningsberg, Prussia.
Đảo Reil Thùy đảo của vỏ đại não.
Johann Reil (1759-1813), GS Y khoa ở Halle và sau đó ở Berlin.
Khoang Retzius khoảng trống sau khớp mu.
Andreas Retzius (1797-1860), GS Giải phẩu tại Viện Kảolinska, Stockholm.
Rãnh Rolando Rãnh dọc giữa não.
Luigi Rolando (1773-1831), GS giải phẩu, Turin.
Dấu hiệu Romberg Mất điều hòa khi nhắm mắt vì sự giảm các thụ thể vị trí. Đặt
trưng của tổn thương cột sau.
Moritz Romberg (1795-1873), giám đốc Bệnh viện Đại học ở Berlin và là tác giả của
cuốn sách đầu tiên hệ thống hóa ngành thần kinh học.
Ống Santorini Ống tụy phụ.
Giovanni Santorini (1681-1737), GS Giải phẩu ở Venice.
Đám rối Sappey Đám rối bạch huyết dưới vú.
Marie Sappey (1810-1896), GS Giải phẩu, Paris.
Cân Scarpa Lớp sợi của mạc nông vùng bụng dưới.
Antonio Scarpa (1747-1832), GS khoa Giải phẩu và phẩu thuật tại Pavia, Italia. Tên
của ông còn được đặt cho tam giác đùi.
Ống Schlemm Xoang tĩnh mạch củng mạc, dẫn lưu thủy dịch từ tiền phòng của mắt.
F.S. Schlemm (1795-1858), GS Giải phẩu Berlin.
Luật Semon Trong việc phá hủy một phần của dây thần kinh quặt ngược thanh quản,
các cơ giạng của dây thanh âm được hướng vào nhiều hơn là các cơ khép.
Felix Semon (1849-1921), Tốt nghiệp ở Berlin nhưng di cư sang Anh và trở thành
một nhà thanh quản học ở Bệnh viện St Thomas, London.
5
Danh mụctừtheotên người
Ống Stensen Ống của tuyến nước bọt mang tai.
Niels Stensen (1638-1686), GS Giải phẩu, Đại học Copenhagen, Đan Mạch.
Cống Sylvius Nằm giữa não thất 3 và 4.
Rãnh Sylvius Khe não bên.
Francois de la Boe Sylvius (1614-1672), GS Y khoa, Leyden.
Bao Tenon bao cân của mắt.
Jacques Tenon (1724-1816), phẩu thuật viên ở Salpetrière, Paris.
Dây chằng treo Treitz Nếp gấp phúc mạc từ trụ phải cơ hoành đến đoạn cuối tá
tràng.
Wenzel Trietz (1819-1872), GS khoa Bệnh lý học ở Prague.
Test Trendelenburg Một test lâm sàng đối với sự ổn định háng.
Friedrich Trendelenburg (1844-1924), GS khoa Phẩu thuật, Leipzig. Ông tham gia
một cuộc phẩu thuật lấy vật nghẽn mạch phổi (không thành công) năm 1908.
Nếp gấp không có máu Treves Nếp gấp hồi-manh tràng.
Sir Frederick Treves (1853-1923), phẩu thuật viên tại bệnh viện London. Đã dẫn lưu
áp xe ruột thừa cho vua Edward VII năm 1902.
Bóng Vater Bóng ống mật chủ.
Abraham Vater (1684-1751), GS Giải phẩu, Wittenberg.
Co cứng Volkmann Gây ra bởi sự xơ hóa thiếu máu cục bộ của các cơ cẳng tay.
Richard von Volkmann (1830-1889), GS Giải phẩu ở Halle và là một trong những
người tiên phong của kĩ thuật phẩu thuật vô khuẩn của Lister.
Vòng nhẫn Waldeyer Vòng nhẫn mô bạch huyết bao gồm : hạnh nhân (amidan) mũi
hầu, các hạnh nhân khẩu cái và các hạch bạch huyết trên lưỡi.
Heinrich Waldeyer (1836-1921), GS Giải phẩu, lúc đầu ở Strasbourg, sau đến Berlin.
Ông còn mô tả Tương bào năm 1875.
Vùng nói Wernicke Vùng trên của thùy thái dương của vỏ não.
Karl Wernicke (1848-1904), nhà tâm lý học, lúc đầu ở Breslau, sau đến Halle, Đức.
Ống Wharton Ống dẫn của tuyến nước bọt dưới hàm.
Thomas Wharton (?1616-1673), Bác sĩ ở Bệnh viện St Thomas, London. Tên của ông
còn được đặt cho chất nhầy của dây rốn (mô nhầy Wharton).
Vòng Willis Vòng động mạch ở nền não.
Thomas Wills (1621-1675), Bác sĩ thực hành Y khoa ở Oxford, và sau đó đến
London. Được chôn cất ở Tu viện Westminster.
Lổ Winslow Cửa mở vào túi nhỏ (lổ mạc nối).
Jacob Winslow (1669-1760), sinh ra ở Đan Mạch và trở thành GS giai phẩu và phẩu
thuật ở Paris.
Ống Wirsung Ống tụy chính.
Johann Wirsung (1600-1643), GS Giải phẩu ở Padua, nơi mà ông đã bị ám sát.
Thể Wolffi và các ống Trung thận và các ống của nó.
Caspar Wolff (1733-1794), sinh ra ở Berlin, GS Giải phẩu ở St. Petersburg. Một trong
những nhà tiên phong trong lĩnh vực Phôi thai học.
Các xương Worm Các xương phụ thỉnh thoảng xuất hiện giữa các xương đỉnh và
chẩm.
Ole Worm (1588-1654), GS Giải phẩu, Copenhagen.
Theo Harold Ellis, Clinical Anatomy, Apllies anatomy for students and junior doctors,
Eleventh Edition, NXB Blackwell, USA, Trang 403-408.
Trần Lê Huy Vũ lược dịch, 08/28/2009.
6
. Danh mục từ theo tên người
Danh mục từ theo tên người
Mặc dù không mang tính khoa học, những thuật ngữ mang tên người này vẫn còn được. phẩu. Danh mục từ này cung cấp những chi
tiết sơ lược tiểu sử những tên người được đề cập trong sách. Các mục xuất hiện theo thứ tự abc theo tên
người