Chì vớisứckhỏeconngười
.
Chì (Pb) là kim loại mềm xếp thứ 82 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học và được conngười phát hiện và sử dụng cách đây khoảng 6.000 năm,
do đó có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt.
Nhiều hợp chất của Chì được sử dụng tạo ra các màu đẹp dùng để pha sơn,
chất màu trong đồ gốm, nhuộm giấy mầu, trong tranh vẽ và mực in .v.v. Nhưng
khi Chì xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc
qua da Chì tích luỹ trong máu, mô, xương.v.v., trong máu 95% Chì nằm trong
hồng cầu, Chì làm gián đoạn quá trình chuyển hoá axit amino-levalinic sang
photpho- billinnogen làm tăng protoporphyrin tự do trong hồng cầu vì vậy dẫn
đến thiếu máu. Chì phá hủy myelin của các dây thần kinh ngoại biên làm giảm
sự dẫn truyền thần kinh vận động. Chìcòn gây ra tổn thương thận, làm giảm
chức năng gan tạm thời, gây đau khớp, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, mệt
mỏi, Trẻ em mà chì ngấm vào các mô xốp, xương làm ảnh hưởng đến quá
trình phát triển, nhất là hệ thần kinh ảnh hưởng đến trí thông minh
Những người dễ bị ngộ độcchì là những người tiếp xúc vớichì thường xuyên
như công nhân ở nhà máy sản xuất bình ắc quy, xưởng in, cây xăng hoặc có thể
qua nước uống (đường ống dẫn nước bị rỉ), sống trong môi trường có bụi chì,
khói xe động cơ, ăn thực phẩm đựng trong vỏ hộp có lẫn Chì
Một số tàiliệu về nhiễm độc chì:
Một số nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho đế quốc
La Mã hùng mạnh đi vào con đường tiêu vong đó là nhiễm độcChì ! Những vua
chúa quan lại thời đó do thói quen ăn uống, đặc biệt là có tập quán hòa rượu với
sirô rồi ủ nhiều giờ trong các bình Chì, vô tình họ đã uống một lượng lớn chì rồi
dẫn đến cái chết. Còn những người dân nhiễm độc do dùng nước trong các ống
dẫn bằng chì.
Năm 1845 đoàn thám hiểm của huân tước Frakin (Anh) đi trên hai con tầu dọc
theo bờ biển Bắc Mỹ, mang theo một lượng lớn lương thực và thực phẩm đủ
sống đàng hoàng, cho dù có lênh đênh trên biển nhiều tháng nhưng cuối cùng
cả 129 người trong đoàn đều chết mà không rõ nguyên nhân.
Mãi đến năm 1984, nhà nhân chủng học Owen Beati và cộng sự khai quật mộ
của một số thủy thủ của hai con tầu trên, xét nghiệm và nhận thấy trong cơ thể
họ có hàm lượng Chì rất cao và ông cũng tìm thấy nơi chôn có những hộp rỗng,
kiểm tra thấy chúng được hàn bằng Chì khá dày. Một cách hàn đồ hộp khá phổ
biến ở Anh thời đó, rất có thể từ mối ghép này, Chì đã xâm nhập vào các thực
phẩm và gây tai họa nhiễm độc.
Ở Macedonica, đặc biệt là khu vực Veles có 60.000 người dân bị nhiễm độcchì
nặng do những nhà máy Chì (hay Kẽm) chỉ cách khu dân cư có 300m. Viện
nghiên cứu sứckhoẻ Veles đã đưa ra những con số khủng khiếp, mỗi năm thành
phố này phải hứng chịu (trong không khí) 47.300 tấn chì chưa kể các chất độc
khác (Kẽm, Lưu huỳnh Diôxyt ). Số trẻ bị bệnh suy tim, phổi, hen xuyễn nặng,
ung thư khá nhiều. Từ năm 2001 tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa Veles vào
bản danh sách những khu vực nguy hại nhất thế giới!
Đầu năm 1980 bùng nổ chuyện các cháu bị nhiễm độc nặng ở Úc, Mỹ, Pháp do
các cháu hay cậy ăn những mảnh sơn tường bị bung ra, phân tích lớp sơn này:
Các nhà khoa học nhận thấy có chứa hàm lượng bột Chì trắng đó là Chì
cácbonnat dùng để sơn tường thường được dùng trước năm 1948 vì nó chống
được ẩm, mốc
Ở nước ta cuối năm 2005 rộ lên một nhãn sữa của Hàn Quốc bị phát hiện có
chứa hàm lượng Chì lên đến 0,107mg/ kg cao gấp 5,35 lần so với tiêu chuẩn
quy định. Trẻ em uống sữa này bị ngộ độc, tiêu chảy
Chì có trong rau rút ở Thanh Xuân(Hà Nội) cao hơn mức cho phép 35 lần!.
Trong trứng muối của Trung Quốc được muối theo công thức: Trộn muối kiềm +
Hoàng đơn + đất bùn + trấu rồi đem bọc ngoài quả trứng, mà hoàng đơn có
thành phần hoá học là Oxyt Chì (PbO2)!. Khi sử dụng một lượng Chì đã ngấm
vào trong trứng gây ra ngộ độc!.
Cuối năm 2006 điều tra ở Bản Thi, huyện Chợ Đồn cái nôi của vùng Chì, Kẽm
lớn nhất Việt Nam, có tới 70% người mắc bệnh chóng mặt, buồn nôn, khó thở
tức ngực, hơn 50% trong số đó mắc các bệnh, ngoài ra 40% mắc các bệnh về
huyết áp, khớp Do các xí nghiệp khai thác Chì, Kẽm đã thải ra môi trường
43.000 m3 chất thải lỏng và 13.500 m3 chất thải rắn vào nguồn nước khi mưa
ngấm qua đất chảy qua hệ thống nước ra suối, khe, qua mương máng về tận
Bản Thi. Dân lấy nước về để dùng và bị nhiễm độc
Để giảm thiểu nồng độ Chì trong không khí nên chính phủ ta đã quy định kể từ
ngày 01/07/2001 không còn sử dụng xăng pha chì trong cả nước. Trước đây
dùng Têtrathyl Chì hay Tetra metyl Chì pha vào xăng dưới 0,3% theo khói xả ra
ngoài Chì biến thành hạt nhỏ li ti lơ lửng trong môi trường và đi vào con đường
hô hấp của con người!
Trong danh sách 10 chất gây ô nhiễm cao nhất của thế giới thì Chì được xếp
vào loại thứ 3 nên chính phủ nhiều nước đã có những quy định chặt chẽ để hạn
chế tác hại của Chìvới sức khoẻcon người.
. Chì với sức khỏe con người
.
Chì (Pb) là kim loại mềm xếp thứ 82 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học và được con người phát hiện. thế giới thì Chì được xếp
vào loại thứ 3 nên chính phủ nhiều nước đã có những quy định chặt chẽ để hạn
chế tác hại của Chì với sức khoẻ con người.