Môi trường là nơi sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng Có 4 loại môi trường phổ biến: môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 KÌ II
Câu 1: Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường?
Môi trường là nơi sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
Có 4 loại môi trường phổ biến: môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất –
không khí và môi trường sinh vật
Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Vai trò của các
nhóm nhân tố sinh thái?
Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật
Có 2 nhóm sinh thái chủ yếu:
Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả những yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ
thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
Nhân tố hữu sinh: bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác, có
thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể sinh vật
Vai trò: Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật đều theo giới hạn chịu đựng cho từng
cơ thể (bao gồm giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận) Ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái tới sinh vật phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng
Câu 3: Thế nào là giới hạn sinh thái? Vì sao ở nước ta, cá chép lại sống được nhiều vùng
khác nhau hơn cá rô phi?
Giới hạn sinh thái: giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
gọi là giới hạn sinh thái
Cá chép sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi vì cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn
cá rô phi (giới hạn chịu nhiệt của cá chép là 2oC đến 44oC, của cá rô phi là 5oC đến 42oC)
Câu 4: Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.
Sở dĩ các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng là vì: Cây mọc trong
rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào các cành phía trên nhiều hơn các cành phía dưới Khi lá cây
bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu
cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước cũng kém, nên
cành phía dưới bị khô dần và sớm rụng
Câu 5: Các cá thể khác loài sống trong cùng một khu vực có những mối quan hệ nào? Ý
nghĩa của các mối quan hệ đó?
Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi của các loài sinh vật
Hỗ trợ
Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
Cạnh tranh Các sinh điều kiện sống khác của môi trường Các loài kìm hãm sự phát vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các
triển của nhau
Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu, từ sinh vật đó
Đối địch
Sinh vật ăn sinh vật khác Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật ăn sâu bọ,
Trang 2Câu 6: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?
Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm trong môi trường hợp lí, có đủ diện tích (hay thể
tích) và có đủ nguồn sống thì chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển Khi có nguồn thức
ăn dồi dào, điều kiện sống thích hợp, chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao
làm tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể
Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi, không đủ nguồn sống thì các cá thể cùng loài cạnh tranh
nhau về thức ăn, nơi ở Ngoài ra trong cuộc sống bầy đàn, các cá thể động vật còn cạnh tranh
nhau trong quan hệ đực, cái
Câu 7: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong
điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạng mẽ?
Hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp
kém, tổng hợp được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại lượng tiêu hao do
hô hấp Thêm vào đó, khi cây quang hợp kém thì khả năng lấy nước của cây cũng kém nên
những cành ở phía dưới sẽ khô héo và rụng
Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra mạnh mẽ
Câu 8: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể
sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều
kiện cho cây trồng phát triển tốt
Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở tở nên thiếu thốn, môi trường bị
ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường
sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt
Câu 9: Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở
một thời điểm nhất định Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế
hệ mới
Những đặc trưng cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể
Câu 10: Hãy nêu thành phần các nhóm tuổi trong quần thể Ý nghĩa của mỗi nhóm tuổi.
Nhóm tuổi trước sinh sản Các cá khối lượng và kích thước của quần thểthể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
Nhóm tuổi sau sinh sản Các cá triển của quần thểthể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát
Câu 11: Điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác
là gì? Tại sao?
Giống nhau: đều có các đặc điểm: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong
Khác nhau: chỉ ở quần thể người mới có các đặc điểm: pháp luật, kinh tế, xã hội, hôn
nhân, giáo dục và văn hóa
Sở dĩ có sự khác nhau đó là do con người có lao động ,tư duy, có trí thông minh, nên có
khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể của mình, đồng thời có khả năng
cải tạo thiên nhiên
Câu 12: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Trang 3 Tháp dân số trẻ có đáy rộng, do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ tử vong cao Tuổi thọ trung bình thấp
Tháp dân số già có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ ệ sinh
và tỉ lệ tử vong đều thấp
Câu 13: Thế nào là một quần xã? Những tính chất cơ bản của quần xã là gì?
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định Các sinh vậ trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng
Các tính chất cơ bản của quần xã:
Câu 14: Thế nào là cân bằng sinh học?
Cân bằng sinh học trong quần xã được biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã
đó và luôn luôn đươc khống chế ở một mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Câu 15: Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ.
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh) Hệ sinh thái là một hệ thống ổn định và tương đối hoàn chỉnh
Vì dụ: một cái ao, một cái hồ, vườn Quốc gia Cúc Phương, một con sông là những hệ sinh thái điển hình
Câu 16: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần cơ bản nào?
Thành phần hữu sinh:
+Sinh vật sản xuất: thực vật quang hợp tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp từ những chất vô cơ đơn giản lấy từ môi trường
+Sinh vật tiêu thụ: động vật sống dị dưỡng nhờ vào nguồn thức ăn do thực vật tạo ra Đó là những loài ăn cỏ (thực vật), tiếp đó là động vật ăn thịt bậc 1, bậc 2, bậc 3,
+Sinh vật phân giải: (chủ yếu là các loài nấm, vi sinh vật hoại sinh) là những sinh vật dị dưỡng, biến đổi vật chất từ những thành phần có cấu tạo phức tạp thành những chất vô cơ đơn giản nhất
Thành phần vô sinh:Các chất vô cơ, các chất hữu cơ và chế độ khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bão, )
Câu 17: Thế nào là chuỗi thức ăn? Thế nào là lưới thức ăn?
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn đồng thời tham gia vào các chuỗi thức ăn khác Các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung tạo thành một lưới thức ăn
Câu 18: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Các yếu tố để xác định ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì? Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
*Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất
vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác
*Các yếu tố xác định mức ô nhiễm môi trường:
Nguồn tài nguyên bị mất mát do dùng quá phí phạm, tạo ra lượng chất phế thải quá lớn
Mức đầu tư để trừ khử và phòng ngừa nạn ô nhiễm
Mức giảm sức khỏe con người
Trang 4*Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là
do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu, hoạt động trong công nghiệp giao thông vận tải, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bừa bãi,
*Tác hại của ô nhiễm môi trường là
Gây hại cho đời sống của con người và các loài sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật không đúng cách có tác dụng bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và các sinh vật khác, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư
Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoài các hệ sinh thái, suy thoài môi trường sống của con người và sinh vật
*Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Có nhiều biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh,
Câu 19: Những hậu quả của nạn phá rừng là gì?
Làm xói mòn, rửa trôi đất
Không ngăn cản được nước chảy bề mặt nên dễ gây ra lũ quét
Mất nơi ở của các loài sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học của các loài sinh vật
Làm giảm lượng nước ngầm
Làm khí hậu thay đổi, giảm lượng mưa
Câu 20: Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh Vì sao phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh?
*Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh
Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng một cách hợp lí sẽ được phục hồi Đó là tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật
Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng thì sẽ cạn kiệt dần không có khả năng phục hồi Tài nguyên không tái sinh gồm khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa,
*P hải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh:
Do tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau
Câu 21: Vì sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Con người phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã là vì:
Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp khôi phục và giữ gìn
Cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng
Cần phải khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững
Các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
Tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm
Cải tạo các hệ sinh thái đã suy thoái
Bảo vệ tài nguyên sinh vật