Đề cương ôn tập Sinh học 9 học kì 2 (2010-2011).

4 853 1
Đề cương ôn tập Sinh học 9 học kì 2 (2010-2011).

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD – ĐT ĐỊNH QUÁN TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 9 Học kỳ II năm học : 2010 -2011 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - Định nghĩa được hiện tượng thoái hoá giống, ưu thế lai; nêu được nguyên nhân thoái hoá giống và ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai và khắc phục thoái hoá giống được ứng dụng trong sản xuất. - Nêu được các khái niệm: Môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái. - Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) đến sinh vật. - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số vị dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường. - Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài. - Nêu được định nghĩa quần thể - Nêu được một số đặc trưng của quần thể: Mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. - Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh dân số. - Nêu được định nghĩa quần xã. - Trình bày được các tính chất cơ bản quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học. - Nêu được khái niệm: Hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn. - Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái. - Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. - Nêu được một số chất gây ô nhiễm: các khu công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến - Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. - Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh và năng lượng vĩnh cửu). - Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng. - Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học. - Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lý, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường. - Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. - Nêu được vai trò của hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này. - Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật bảo vệ môi trường II. NỘI DUNG 1. TRẮC NGHIỆM: 1. Phương pháp chọn lọc giống chỉ dựa trên kiểu hình mà không cần kiểm tra kiểu gen được gọi là: a. Chọn lọc cá thể. c. Chọn lọc hàng loạt. b. Chọn lọc qui mô nhỏ. d. Chọn lọc không đồng bộ 2. Ưu thế lai là hiện tương: a. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ. b. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ. c. Con lai có tính chống chịu kém hơn bố mẹ. d. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ 3. Quần xã sinh vật là: a. Bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản để tạo thành thế hê mới. b. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. c. Gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. d. Gồm các cá thể cùng loài hoặc khác loài sống chung với nhau trong một không gian xác định. 4. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần: a. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. b. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. c. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. d. Cả a, b và c đều đúng. 5. Giới hạn sinh thái là: a. Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tô sinh thái nhất định. b. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. c. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định. d. Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định. 6. Trong các nhóm tài nguyên sau, nhóm nào thuộc nhóm tài nguyên tái sinh? a. Khí đốt thiên nhiên, tài nguyên đất, năng lượng gió. b. Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật . c. Dầu lửa, tài nguyên sinh vật, năng lượng gió. d Dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, than đá. 7. Giữa các cá thể cùng loài có những mối quan hệ nào sau đây? a. Cộng sinh và cạnh tranh b. Hỗ trợ và cạnh tranh c. Cá thể này ăn cá thể khác và kí sinh d. Cả a và c đều đúng. 8. 5 sinh vật là : trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây : a. Cỏ → châu chấu → trăn → gà → vi khuẩn b. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà c. Cỏ → châu chấu → gà → trăn → vi khuẩn d. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà → trăn 9. Trong các nhân tố sinh thái sau : nhiệt độ , ánh sáng , độ ẩm. Nhân tố nào quyết định các nhân tố còn lại? a. Nhiệt độ b.Ánh sáng c. Độ ẩm d. Cả a,b và c đều sai 10. Thành phần nào sau đây có thể thiếu trong hệ sinh thái : a. Thành phần vô sinh : nước , không khí b. Sinh vật sản xuất c. Động vật d. Sinh vật phân giải 11. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây hậu quả xấu tới tự nhiên là: a. Khai thác khoáng sản. b. Săn bắt động vật hoang dã. c. Phá hủy thảm thực vật, lấy rừng lấy đất trồng trọt. d. Chăn thả gia súc. 12. Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? a. Số lượng cá thể cao. b. Môi trường sống ấm áp. c. Khả năng sinh sản giảm. d. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ. 13. Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? a. Tiềm năng sinh sản của loài. b. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn c. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn d. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn 14. Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? a. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. b. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. c. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. d. Tập hợp các cây ngô ( bắp) trên một cánh đồng. 15. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? a. Số lượng các loài trong quần xã. b. Thành phần loài trong quần xã c. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã. d. Số lượng và thành phần loài trong quần xã 16. Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là a. Hái quả , săn bắt thú. b. Bắt cá, hái quả. c. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng. d. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. 17. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là a. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu . b. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. c. Gây ô nhiễm môi trường. d. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. 18. Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên a. Chặt phá rừng bừa bãi , khai thác tài nguyên thiên nhiên . b. Khai thác tài nguyên thiên nhiên , Săn bắt động vật hoang dã . c. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi . d. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên . 19. Thế nào là ô nhiễm môi trường ? a. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . b. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí thay đổi . c. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi . d. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác . 20. Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy a. Gỗ, than đá . b. Khí đốt, củi . c. Khí đốt, gỗ . d. Gỗ, củi, than đá, khí đốt . 21. Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như a. Cháy rừng, các phương tiện vận tải . b. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình . c. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp . d. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp . 22. Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do a. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức . b. Các chất thải từ thực vật phân huỷ . c. Đốn rừng để lấy đất canh tác . d. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu : gỗ, củi, than đá, dầu mỏ . 23. Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người, gây ra một số bệnh a. Bệnh di truyền . b. Bệnh ung thư . c. Bệnh lao . d. Bệnh di truyền và bệnh ung thư. 24. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như a. Phân , rác , nước thải sinh hoạt . b. Nước thải sinh hoạt , nước thải từ các bệnh viện . c. Xác chết của các sinh vật , nước thải từ các bệnh viện . d. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện . 25. Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào ? a. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác . b. Biện pháp canh tác, bón phân . c. Bón phân , biện pháp sinh học . d. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí . 26. Trùng sốt rét phát triển ở đâu trong cơ thể người ? a. Trong gan . b. Trong hồng cầu . c. Trong bạch cầu . d. Trong gan và hồng cầu . 27.Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại a. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ . b. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại . c. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây hại . d. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ , thuốc diệt nấm gây hại . 28. Các năng lượng không sinh ra khí thải là a. Năng lượng mặt trời . b. Khí đốt thiên nhiên . c. Năng lượng gió d. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió . 29. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên gây ra những hậu quả xấu: xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét,…là gì? a. Phá huỷ thảm thực vật b. Khai thác quá mức tài nguyên khoáng sản c. Săn bắn động vật hoang dã quá mức d. Chiến tranh 30. Nhóm nào sau đây toàn những động vật hằng nhiệt? a. Cá chép, bồ câu, chó, rắn b. Cá rô, rắn, gà, heo c. Cá heo, bồ câu, voi, mèo d. Ếch, vịt, heo, voi 31. Nhóm nào sau đây toàn là nhân tố sinh thái hữu sinh? a. Đất, cỏ,thỏ,rắn b. Không khí,cá,vi khuẩn, rắn c. Cỏ,thỏ,vi khuẩn,nấm d. Cỏ,thỏ,rắn,không khí 32. Quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản về: a. Tỉ lệ giới tính b. Thành phần nhóm tuổi c. Mật độ quần thể d. Cả a, b và c đúng 33. Môi trường là? a. Tập hợp các yếu tố bao quanh sinh vật b. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm c. Các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật d. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật 34. Về mùa đông, các cây xanh sống ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? a. Hạn chế thoát hơi nước b. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh c. Hạn chế quang hợp d. Câu a, b đúng 35. Khi sống gần bãi rác của khu dân cư, con người phải chịu tác động của những tác nhân gây ô nhiễm nào? a. Bụi, khí độc, tiếng ồn, chất phóng xạ b. Các sinh vật truyền bệnh, khí độc, bụi c. Tiếng ồn, khí độc, các sinh vật truyền bệnh d. Câu a, b là đúng 36. Sinh vật nào dưới đây thường là mắt xích đầu tiên của một chuỗi thức ăn? a. Cỏ, thỏ, chuột, cây gỗ b. Cây gỗ, nấm, vi khuẩn, địa y c. Tảo lục, cây cỏ, cây gỗ, mía d. Chuột, giun đất, vi khuẩn, sâu II/ TỰ LUẬN: Câu 1: Mỗi học sinh cần phải làm những gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường? Câu 2: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dấn đến hậu quả nghiêm trọng? Theo em đó là những hậu quả gì? Câu 3: Kể tên những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Để khắc phục hạn chế môi trường bị ô nhiễm cần có những biện pháp như thế nào? Câu 4: Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Kể tên các loại môi trường sống của sinh vật? Câu 5: Hãy kể tên 2 tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em. Và đề xuất các biện pháp khắc phục? Câu 6: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu một số biện pháp cụ thể để duy trì nguồn tài nguyên rừng? Câu 7: Tại sao tình hình vi phạm luật bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn còn phổ biến ? Câu 8: Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Có mấy loại tài nguyên chủ yếu. Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên. Câu 9: So sánh quần thể, quần xã, hệ sinh thái - Đặc điểm quần thể, quần xã, hệ sinh thái - Mối quan hệ trong quần thể, quần xã, hệ sinh thái Câu 10: Thế nào là một hệ sinh thái? Các thành phần chính của hệ sinh thái? Câu 11: Thế nào là một lưới thức ăn. Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải? Câu 12: Vai trò của con người trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? Câu 13: Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Câu 14: Nguyên nhân, hậu quả, cách hạn chế ô nhiễm nguồn nước? Câu 15: Nguyên nhân, hậu quả, cách hạn chế ô nhiễm môi trường không khí? Câu 16: Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ? Câu 17: Các biện pháp và hiệu quả của việc cải tạo các hệ sinh thái bị thóai hoá? Câu 18: Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng? Câu 19: Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái phong phú? Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó? Câu 20: Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường? Lấy một ví dụ minh hoạ nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào? Câu 21: Nêu khái niệm hệ sinh thái? Cho các sinh vật sau: Hổ, mèo, vi sinh vật, bọ ngựa, hươu, cỏ, sâu, chuột.Hãy lập lưới thức ăn giữa chúng? Câu 22: Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau ở điểm nào? Lấy ví dụ tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta? Bài toán BÀI 1: Tóc quăn là trội hoàn toàn so với tóc thẳng. - Một cặp vợ chồng sinh được 2 đứa con: đứa con gái có tóc quăn, đứa con trai có tóc thẳng. Biết rằng người cha có tóc thẳng. Hãy tìm kiểu gen của mẹ và lập sơ đồ lai - Một phụ nũ mang kiểu gen dị hợp muốn chắc chắn sinh con đều có tóc quăn thì kiểu gen và kiểu hình của người chồng phải như thế nào? BÀI 2: Khi lai 2 gà trống trắng với 1 gà mái đen đều thuần chủng, nhười ta đã thu được các con lai đồng loạt có màu xanh da trời. a) Tính trạng trên được di truyền theo kiểu nào? b) Cho các con gà lông da trời này giao phối với nhau, sự phân li của những tính trạng trong quần thể con gà sẽ như thế nào? c) Cho lai con gà xanh da trời với con gà lông trắng, sự phân li ở đời con sẽ như thế nào? Có cần kiểm tra độ thuần chủng ban đầu không? BÀI 3: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen. Khi cho ruồi giấm thân xám thuần chủng giao phối với ruồi giấm thân đen thu được F 1. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau. Viết sơ đồ lai từ Pà F 2 . . PHÒNG GD – ĐT ĐỊNH QUÁN TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 9 Học kỳ II năm học : 20 10 -20 11 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - Định nghĩa được hiện tượng thoái hoá. hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần: a. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. b. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. c. Thành phần vô sinh, . vật lí, hoá học, sinh học thay đổi . d. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác . 20 . Nguyên

Ngày đăng: 03/06/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm).

  • Nêu được một số vị dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan