tiểu luận pháp luật đại cương đề tài THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN, đề tài tiểu luận pháp luật đại cương đề tài THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN, bài tập nhóm THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN Trong những năm gần đây, vấn nạn về ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề đáng được quan tâm bởi đây không chỉ là vấn đề riêng của từng quốc gia mà nó còn là vấn đề chung của toàn nhân loại đang phải đối mặt. Tại Việt Nam, vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cấp bách đang được đặt lên hàng đầu. Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường nước ta có 316 khu công nghiệp được thành lập. Hiện nay, đã có 218 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết môi trường quanh khu vực này đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ khu công nghiệp trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Là sinh viên của trường Sư Phạm Kĩ Thuật thành phố Hồ Chí Minh nhóm em muốn làm rõ mức độ vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay và cũng mong rằng có thể đưa ra các giải pháp hợp lí về bảo về môi trường cũng như nâng cao ý thức của các cá nhân tổ chức về các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.Do đó, nhóm em quyết định chọn đề tài “ Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay ”.
Trang 1MÃ MÔN HỌC: GELA220405 THỰC HIỆN: NHÓM 04 LỚP: THỨ 6 TIẾT 7-8 GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
Nhóm: 04 ( Lớp thứ 6 – Tiết 7-8)
Tên đề tài: Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ %
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
- Trưởng nhóm: Bùi Xuân Bách SĐT: 0832098971
Nhận xét của giáo viên
………
………
………
Ngày 07 tháng 01 năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Phương pháp nghiên cứu 4
4 Kết cấu đề tài 4
B NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG………6
1.1 Một số khái niệm 6
1.1.1 Vi phạm pháp luật 6
1.1.2 Môi trường 6
1.1.3 Ô nhiễm môi trường 6
1.1.4 Vi phạm pháp luật về môi trường 6
1.2 Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường 7
1.3 Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường 8
1.3.1 Vi phạm hành chính 8
1.3.2 Vi phạm dân sự 8
1.3.3 Vi phạm hình sự 9
1.4 Trách nhiệm pháp lí về môi trường 9
Trang 41.4.1 Trách nhiệm pháp lí hành chính 9
1.4.2 Trách nhiệm pháp lí dân sự 11
1.4.3 Trách nhiệm pháp lí hình sự 13
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 18
2.1 Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường ở các khu công nghiệp hiện nay ở nước ta 18
2.2 Nguyên nhân vi phạm pháp luật về môi trường ở Việt Nam 19
2.3 Hậu quả của vi phạm pháp luật về môi trường 20
2.4 Giải pháp 21
C KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn nạn về ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề đáng được quan tâm bởi đây không chỉ là vấn đề riêng của từng quốc gia mà nó còn là vấn đề chung của toàn nhân loại đang phải đối mặt Tại Việt Nam, vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cấp bách đang được đặt lên hàng đầu Theo thống kê của
Bộ tài nguyên Môi trường nước ta có 316 khu công nghiệp được thành lập Hiện nay,
đã có 218 khu công nghiệp đi vào hoạt động Tuy nhiên, hầu hết môi trường quanh khu vực này đều bị ô nhiễm nghiêm trọng Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ khu công nghiệp trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều
so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép Nồng độ khí thải
CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần
Là sinh viên của trường Sư Phạm Kĩ Thuật thành phố Hồ Chí Minh nhóm em muốn
làm rõ mức độ vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay và cũng mong rằng
có thể đưa ra các giải pháp hợp lí về bảo về môi trường cũng như nâng cao ý thức của các cá nhân tổ chức về các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.Do đó, nhóm em
quyết định chọn đề tài “ Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay ”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích về thực trạng liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay Từ đó, đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức của các cá nhân tổ chức về hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, từ đó góp phần cho công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Trang 63 Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu thông tin, khảo sát, sau đó tổng hợp những nội dung và đưa ra những phân
tích, nghiên cứu, phân loại và nêu ra trọng tâm của vấn đề
Khảo sát về tình hình môi trường hiện tại, đúc kết ra các kinh nghiệm, giải pháp trong quá trình nghiên cứu
4 Kết cấu đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường
Chương 2: Tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay
Trang 7CO2: cacbon dioxit
NO2: nito dioxit
NO3: nitrate
USD: United State Dollar
GDP: Gross Domestic Product
WHO: World Health Organization
Trang 81.1.3 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần
môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên
1.1.4 Vi phạm pháp luật về môi trường
Vi phạm pháp luật về môi trường là hành vi trái pháp luật do chủ thể ( là cá nhân hoặc pháp nhân) có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi một cách cố ý, hoặc vô ý, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ và phải chịu chế tài thích hợp
Từ đó có thể hiểu, vi phạm pháp luật môi trường là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ chức,
cá nhân không tuân thủ các quy định về pháp luật môi trường
Trang 91.2 Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường
Theo điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đã quy định rõ 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thứt
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật
và tự nhiên sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Trang 10- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
1.3 Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hứng chịu nhũng hậu quả nghiêm trọng từ vấn đề môi trường, phân loại vi phạm pháp luật về môi trường sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này
1.3.1 Vi phạm hành chính
Trước khi đi vào sâu bên trong vấn đề, ta có thể tìm hiểu ở trong các bộ luật do chính phủ ban hành về vi phạm hành chính về môi trường Đó là những hành vi vi phạm các quy định quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải tội phạm và theo quy định tại Nghị định số 55/2021/NĐ-CP Ngày 24/5/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử lí xử phạt cảnh cáo và phạt tiền tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể áp dụng 1 trong hai hình thức xử phạt đó
1.3.2 Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lí thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện
Trang 11hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể
Theo luật dân sự về bảo vệ môi trường, chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không
có lỗi Bởi vì, hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể có xả thải ra ngoài môi trường đã đem lại cho họ lợi ích nhất định, nên hành vi đó gây ra thiệt hại
Thông thường, khi môi trường bị ô nhiễm, thiệt hại chỉ xảy ra sau một thời gian nhất định, có thể là vài tháng nhưng cũng có thể là vài năm Điều này khiến cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp là rất khó khăn như khó khăn trong việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường với thiệt hại xảy ra, khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường khi tổ chức gây ô nhiễm môi trường không còn tồn tại Do đó, các chủ thể khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có xả thải ra ngoài môi trường sẽ phải ký quỹ và đóng các loại phí bảo vệ môi trường Các loại phí này được sử dụng để phục hồi, cải tạo môi trường bị ô nhiễm, bồi thường cho người bị thiệt hại
1.3.3 Vi phạm hình sự
Theo Bộ luật Hình sự, vi phạm hình sự về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
do những người có năng lực, trách nghiệm thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí và bảo vệ môi trường, gây ra nhiều thiệt hại, hậu quả đối với môi trường sinh thái khác nhau
Nhưng vi phạm hình sự về môi trường đều rất nguy hiểm và để lại những hậu quả khó
có thể lường trước được và mức hình phạt là phạt tiền và phạt tù cho nhũng cá nhân và
tổ chức vi phạm
1.4 Trách nhiệm pháp lí về môi trường
1.4.1 Trách nhiệm pháp lí hành chính (nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường)
Trang 12Ngày 24/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/07/2021 và quy định chuyển tiếp như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này, nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Theo Nghị định này, quy định sửa đổi, bổ sung mức phạt đới với môt số hành vi,
cụ thể:
Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho, bài lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo quy định
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định
Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường quy định
Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu phế liệu để thử
Trang 13nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
1.4.2 Trách nhiệm pháp lí dân sự (trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng trong
bộ luật 2015)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể tại Bộ luật dân
sự số 91/2015/QH 13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, nội dung chi tiết như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
Trang 14- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra
do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật dân sự 2015 Người
từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình
để bồi thường
Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trang 15Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
1.4.3 Trách nhiệm pháp lí hình sự
Theo bộ luật hình sự 2015 được sửa và áp dụng năm 2017 các tội phạm về môi trường:
Điều 235 Tội gây ô nhiễm môi trường(Điều này được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017)
1 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên
c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần
d) Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14
đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức
xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép
Trang 16h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên
b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên
c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên
d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới
2 hoặc từ 12,5 đến 14
đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn
kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép
h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 04 lần trở lên
3 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm