1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Sỏi tiết niệu docx

12 796 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 217,94 KB

Nội dung

Sỏi tiết niệu SỎI TIẾT NIỆU 1. Giải phẫu hệ tiết niệu 2. Hệ tiết niệu bao gồm: 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo 3. 1.1. Thận 4. Thận nằm sau phúc mạc 2 bên cột sống, có P trung bình 130-135g, kích thước trung bình 12*6*3cm 5. - Thận là một tạng đặc có nhu mô dày 1,5-1,8cm, bao phủ ngoài là vỏ thận dai và chắc. Nhu mô thận chia làm 2 vùng: vùng tủy chứa các tháp Malpyghi, mỗi tháp Malpyghi tương ứng 1 đài nhỏ, trong đó chứa hệ thống ống góp trước khi đổ vào đài. Vùng vỏ thận chứa các tháp Pheranh là nơi chứa các đơn vị chức năng thận(nephron). Mỗi thận chứa 1-1,5 triệu nephron. Khi có sỏi hệ tiết niệu, nhu mô thận diễn biến theo 2 thái cực trái ngược: hoặc giãn mỏng hoặc xơ hóa, trong đó các trường hợp giãn mỏng hay gặp hơn 6. - 1/3 giữa của thận rỗng gọi là xoang thận, xoang thận chứa động mách, tĩnh mạch, hệ thống đài bể thận, thần kinh và bạch huyết. Khi có sỏi hệ tiết niệu, đài bể thận thường giãn rộng chứa nước tiểu và chứa mủ 7. Phân chia hệ thống đài bể thận 8. - Đài nhỏ dài 1cm thường mỗi đài nhỏ nhận nhiều ống góp của một tháp Malpyghi tại nhú thận. Các đài nhỏ tập trung đổ vào đài lớn, thường đài lớn trên có ít đài đài nhỏ(thường là một đài nhỏ), đài giữa và dưới có nhiều đài nhỏ hơn 9. - Các đài lớn được nối vào bể thận, thường có 3 nhóm đài lớn đó là đài lớn trên, giữa và dưới 10. - Bể thận hình phễu có dung tích khoảng 3-5ml, nếu tăng áp lực đột ngột trong bể thận hay đài thận gây cơn đau quặn thận. Bể thận chia 2 phần nhỏ đó là: bể thận trong xoang và bể thận ngoài xoang, ngăn cách giữa 2 phần đó chính là rốn thận 11. - Bể thận ngoài xoang nối với niệu quản ngang mỏm ngang L2 đến mỏm ngang L3 gọi lúc khúc nối bể thận-niệu quản. Khúc nối bể thận- niệu quản hay bị hẹp làm cản trở lưu thông nước tiểu gây thận ứ niệu. Tất cả sự nối thông từ đài thận đến bàng quang đều có cơ chế chống trào ngược, không cho nước tiểu trào ngược từ dưới lên trên, do đó hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn niệu ngược dòng. Nếu cơ chế chống trào ngược này không còn sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và sỏi 12. 1.2 Niệu quản 13. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang dài 25-30cm, đường kính ngoài từ 4-5mm, đường kính trong 2-3 mm nhưng có thể căng rộng 7mm đường kính. Niệu quản chia làm 3 đoạn: 14. - Niệu quản đoạn lưng: niệu quản nối với bể thận ngang mức mỏm ngang cột sống L2-L3. Đoạn này niệu quản chạy song song cột sống 15. - Niệu quản đoạn chậu tương ứng lâm sàng là niệu quản 1/3 giữa: Niệu quản đoạn này từ chỗ bắt chéo cánh xương chậu tới eo trên dài 3-4cm. Niệu quản bắt chéo động mạch chậu gốc(bên trái) và động mạch chậu ngoài(bên phải) đều cách chỗ phân chia động mạch 1,5cm, cách đường giữa 4,5cm, khi phẫu thuật mốc tìm niệu quản đoạn này chính là ĐM chậu. Đây là chỗ hẹp thứ 2 của niệu quản mà sỏi hay dừng lại và chính là điểm niệu quản giữa 16. - Niệu quản đoạn chậu hông và đoạn thành bàng quang tương ứng lâm sàng là niệu quản 1/3 dưới: Đoạn thành bàng quang chỉ dài 1cm. Trước khi niệu quản đổ vào bàng quang có một đoạn niệu quản đi trong thành bàng quang và kết thúc bằng 2 lô NQ. Đây là đoạn hẹp, vị trí hẹp thứ 3 của niệu quản, tương ứng điểm niệu quản dưới và chỉ khám qua thăm âm đạo hay trực tràng 17. 1.3 bàng quang 18. BQ là 1 túi chứa nước tiểu nằm ngay sau khớp mu, khi BQ rỗng, BQ nấp toàn bộ sau khớp mu. Khi BQ đầy nước tiểu nó vượt lên trên khớp mu có khi tới sát rốn, ngay sát thành bụng 19. Do BQ rộng nên sỏi BQ thường lớn, hình tròn có nhiều lớp đồng tâm 20. 1.4 Niệu đạo 21. Niệu đạo nam là một ống dẫn nước tiểu từ BQ ra miệng sáo, ở người trưởng thành niệu đạo dài 14-16cm, được chia làm 2 phần: 22. - Niệu đạo sau: Dài 4cm gồm niệu đạo tuyến tiền liệt(dài 3cm)và niệu đạo màng(dài 1-1,5cm) xuyên qua cân đáy chậu giưa 23. - Niệu đạo trước: Dài từ 10-12cm, gồm niệu đạo dương vật(di động) niệu đạo bìu, niệu đạo tầng sinh môn. Niệu đạo trước có vật xốp bao quanh, khi chấn thương vật xốp dễ bị tổn thương gây chảy máu nhiều hay để lại di chứng hẹp niệu đạo hơn niệu đạo sau 24. Niệu đạo nữ cố định, dài 3cm tương ứng như niệu đạo sau ở nam giới liên quan chặt chẽ với thành trước âm đạo 25. Thận, niệu quản còn gọi là đường tiết niệu(đường tiểu) cao (trên) 26. BQ và niệu đạo gọi là đường tiết niệu(đường tiểu) thấp(dưới) 27. 2. Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi 28. 2.1 Nguyên nhân 29. Dựa theo nguyên nhân chia sỏi tiết niệu thành 2 nhóm: 30. - Sỏi cơ thể: Sỏi tiết niệu có nguồn gốc các bệnh lý, các rối loạn chức năng các cơ quan khác, các bệnh lý toàn thân. Bao gồm: ưu năng tuyến cận giáp, cường giáp trạng, Gout, những chấn thương nặng của xương, chứng tăng calci máu do nhiều nguyên nhân…. 31. - Sỏi cơ quan dùng để chỉ sỏi tiết niệu có nguồn gốc từ các tổn thương ở ngay các bộ phận trên hệ thống tiết niệu: phình to bể thận bẩm sinh, chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản, dị dạng thận và mạch máu, túi thừa niệu quản, túi thừa bàng quang hay niệu đạo… 32. 2.2 Cơ chế hình thành sỏi 33. Cơ chế chưa rõ, có một số giả thiết 34. Thuyết keo tinh thể cho rằng nhiều chất muối vô cơ và hữu cơ tồn tại trong nước tiểu dưới dạng tinh thể, các tinh thể này được bao bọc bởi một lớp chất keo(bản chất là các albumin, mucin, acid nucleotid do tế bào biểu mô ống sinh niệu tiết ra). Trong trạng thái đó các chất tinh thể không kết dính được với nhau được để tạo thành sỏi. Khi cân bằng bị phá vỡ do lượng chất keo giảm hoặc do các chất tinh thể tăng quá cao dẫn đến sự kết hợp các tinh thể lại thành các tiểu thể từ đó hình thành sỏi 35. Thuyết hạt nhân khẳng định mỗi viên sỏi tiết niệu đều được hình thành từ một hạt nhân ban đầu. Đó là các dị vật xuất hiện trong hệ tiết niệu(những đoạn chỉ không tiêu, những mảnh cao su, mảnh ống dẫn lưu, mảnh kim khí…) Đôi khi người ta còn xác định được hạt nhân của sỏi còn là những tế bào thoái hóa, tế bào mủ, xác vi khuẩn, tổ chức hoại tử, khối máu giáng hóa…. Những hạt nhân này là những cốt để các muối calci, phospho, magnesi bám vào, bồi đầy dần để tạo thành những viên sỏi 36. Thuyết nhiễm khuẩn xác định tương quan nhân quả giữa nhiễm khuẩn niệu và sỏi. Nhiễm khuẩn niệu tạo ra nhiều tiểu thể để trở thành hạt nhan hình thành sỏi. Mặt khác một số chủng loại vi khuẩn(Proteus, Pseudomonas…) có thể phân hủy ure bởi men urease tạo ra các gốc amoni, magnesi… tạo điều kiện hình thành sỏi(chủ yếu là sỏi Struvit-P.A.M) 37. Có thể nói mỗi thuyết chỉ giải thích được một khía cạnh, một giai đoạn của quá trình rất phức tạp, tinh vi của cơ chế hình thành sỏi tiết niệu. 38. 3. Triệu chứng sỏi tiết niệu 39. 3.1 Cơ năng 40. * Đau vùng thắt lưng: 41. - Đau mạn tính vùng thận: đau âm ỉ, căng tức vùng hố thận hay mạng sườn thắt lưng. Đau có xu hướng tăng lên sau vận động gắng sức 42. - NN đau âm ỉ: thường có cản trở lưu thông nước tiểu của thận, niệu quản mạn tính như sỏi, có thể do viêm không đặc hiệu 43. - Cơn đau quặn thận 44. Xuất hiện đột ngột, một cách tự nhiên hoặc sau một vận động gắng sức. Bắt đầu đau ở vùng mạng sườn thắt lưng. Đau với tính chất lăn lộn,dữ dội không có tư thế giảm đau, đau lanvùng xuống vùng bẹn bìu và cơ quan sinh dục cùng bên. Cơn đau thường kéo dài vài phút hay hơn sau đó đỡ dần hoặc đỡ nhanh hơn nếu được dùng thuốc giảm đau, giãn cơ và nghỉ ngơi 45. * Các triệu chứng đi kèm: 46. - 75% các TH đau quặn thận đi kèm với các rối loạn tiết niệi như đái máu, đái rắt, đái buốt. Sau cơn đau mà BN có đái màu hồng hoặc đái ra cục máu rất có giá trị chẩn đoán nguyên nhân do sỏi 47. - 68% cơn dau quặn thận hay đi kèm với các rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, trướng bụng. Cơ chế là do kích thích hệ thần kinh thực vật, cụ thể là đài bể thận và 1/3 trên niệu quản và các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, tiểu tràng, gan, tụy, lách cùng hệ giao cảm ngực(D5-D12) chỉ huy 48. Cơ chế đau quặn thận: đau do tăng áp lực đột ngột trong hệ thống đài bể thận, nhu mô thận bị ép đột ngột, bao thận căng đột ngột, từ đó kích thích cấp tính thần kinh giao cảm có rất nhiề vùng vỏ thận gây cơn đau 49. * Đau vùng hạ vị: 50. - Đau cấp tính: thường ít gặp chủ yếu trong bí đái cấp, cầu bàng quan căng to do sỏi niệu đạo hay sỏi nhỏ cổ bàng quang 51. - Đau mạn tính: thường gặp hơn. Biểu hiện: đau âm ỉ vùng hạ vị, đau thường liên quan tới rối loạn tiểu tiện như đái rắt, đái buốt 52. 3.2 Rối loạn tiểu tiện 53. * Đái buốt 54. - Đái buốt cuối bãi: đái gần xong thấy đau buốt ngược từ niệu đạo trở lên bàng quang. Nguyên nhân khi gần hết nước tiểu BĐQ co bóp mạnh, sỏi cọ xát các tận cùng thần kinh niêm mạc BQ 55. - Đái buốt toàn bãi(đái đau trong toàn bộ bãi đái): Trong toàn bộ bãi đái bệnh nhân có cảm giác đau tại niệu đạo do sỏi nằm tại niệu đạo 56. * Đái ngắt ngừng: là hiện tượng khig đái tự nhiên dòng nước tiểu dừng lại, sau đó thay đổi tư thế lại đái được. Đây là triệu chứng điển hình khi bị sỏi nhỏ trong bàng quang 57. 1.3 Thay đổi thành phần nước tiểu 58. - Đái máu: 59. Cơ chế đái máu: sỏi di chuyển cọ sát làm rách niêm mạc biểu mô tiết nieuj gây chảy máu hay do nhiễm khuẩn tiết niệu 60. Chẩn đoán vị trí tỏn thương chảy máu để xác định vị trí sỏi nằm trên đường tiết niệu gọi là nghiệm pháp 3 cốc: 61. Cách làm: Dùng 3 cốc thủy tinh trong 62. Cốc 1: lấy những giọt nước tiểu đầu bãi 63. Cốc 2: Lấy hầu hết toàn bộ nước tiểu 64. Cốc 3: lấy những giọt nước tiểu cuối bãi 65. Đánh giá: 66. Cốc 1 có máu đơn thuần còn 2 cốc kia trong: đái máu đầu bãi => tổn thương(sỏi) ở vùng niệu đạo hay tuyến tiền liệt 67. Cốc 3 có máu đơn thuần hai cốc đầu trong: đái máu cuối bãi=> tổn thương(sỏi) ở BQ nhất là vùng cổ BQ 68. Cả 3 cốc cùng có máu: đái máu toàn bãi=> tổn thương(sỏi) hệ tiết niệu trên(niệu quản và thận) 69. - Đái mủ 70. SL BC niệu> 5/1vi trường= đái mủ 71. 1.4 Thiểu niệu, vô niệu 72. - Thiểu niệu: nước tiểu <500ml/24h 73. - Vô niệu: <200ml/24h CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN SỎI TIẾT NIỆU 1. X quang X quang thận thường(chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị) * Mục đích: Phát hiện các hình ảnh cản quan nằm trên đường tiết niệu - Đánh giá tính chất cản quang của sỏi thông qua đó tiên lượng sỏi dễ vỡ khi tán hay cứng, khó vỡ khi tán sỏi mật độ cản quang cao rắn, khó vỡ khi tán sỏi * Hình ảnh tổn thương: Sỏi thận là những hình cản quan nằm vùng hố thận, 2 bên cột sống tương đương đốt sống L1-L3. Hình sỏi thận điển hình là hình mỏ chim, mỏ vẹt hay hình san hô Phân loại sỏi thận trên phim chụp hệ tiết niệu - Sỏi đài thận: sỏi có hình tròn or hình đa diện, nếu nhiều viên hay tụ thành đám, chỉ nằm trong đài thận - Sỏi bể thận: sỏi hình tam giác hay hình mỏ chim, mỏ vẹt(nếu bể thận ngoài xoang). Sỏi chỉ nằm trong bể thận, trong đó có sỏi bể thận trong xoang, sỏi bể thận ngoài xoang - Sỏi đài -bể thận: + Sỏi san hô: là dạng sỏi được đúc khuôn theo tất cả các nhóm đài và bể thận thành một khối + Sỏi bán san hô: là sỏi thận có dạng san hô nhưng chưa đúc khuân theo tất cả nhóm đài(bể thận và 2 nhóm đài), hoặc không thành một khối mà giữa các phần có các khớp + Sỏi đài bể thận nhiều viên: Có rất nhiều viên nhỏ nằm trong bể thận và đài thận, thường là sỏi thứ phát của thay đổi giải phẫu của thận như hẹp bể thận + Sỏi bể thận có nhánh vào đài thận(sỏi bể thận có nhánh vào một đài thận) - Sỏi niệu quản là những hình cản quan hình thuôn, nằm dọc theo đường đi của niệu quản 2 bên cột sống - Sỏi bàng quang điển hình là hình tròn đồng tâm nằm trong vùng tiểu khung Một số sai lầm gặp khi đọc XQ thận thường: - Một số đảo xương ngấm vôi vùng xương chậu, xương cùng cụt 2 bên khớp cùng chậu hay nhầm với sỏi niệu quả - Một số hạch vôi hoá hay các nốt vôi hoá trong ổ bụng hay vùng chậu hông khi chụp XQ có hình mờ thuôn hay nhầm sỏi niệu quản - Hình cản quan trong ống tiêu hoá như sỏi phân hay thuốc uống, trên phim chụp là hình mờ, có thể nhầm sỏi thận, niệu quả, bàng quang 1.2 Chụp thận thuốc tĩnh mạch( UIV- Urography Intra Venous) * Mục đích: - Đánh giá chức năng bài tiết và bài xuất của thận - Xác đinh vị trí của sỏi trên đường tiết niệu, kể cả sỏi không cản quang - Đánh giá hình dáng của đài bể thận và của cả hệ tiết niệu - Đánh gáic sự lưu thông của thận- niệu quản và cả hệ tiết niệu * Chuẩn bị: - Thụt tháo 2 lần trước khi chụp - XN chức năng gan thận , BN có suy thận chụp theo pp nhỏ giọt tĩnh mạch liều cao - Thử phản ứng với thuốc cản quang, chỉ có 8,5% số BN có dị ứng với thuốc cản quang. Có thể thử bằng tiêm dưới da, nhỏ một giọt dưới lưỡi hay vào kết mạc mắt và theo dõi - Thuốc sử dụng là thuốc cản quang tan trong nước: Telebrix, Visotrat Sinh lý tiết thuốc: sau tiêm 5 phút, thuốc bắt đầu thải qua thận, nên phim chụp phút thứ 5(sau tiêm thuốc) là thì nhu mô, tương tự sau 10-15 phút thuốc tiết ra đài bể thận(thì đài bể thận). Thuốc cản quan 78% thải qua thận, 20% thuốc ở tổ chức gian bào, 2% thải qua gan và ruột Thuốc dùng là loại Visotrat 290, Telebrix 300, Telebrex 350(đây là số mg iod/ml thuốc), nếu chụp thường dùng 20ml thuốc, nhỏ giọt tĩnh mạch liều cao dùng 40ml thuốc Có 2 cách làm Chụp thận thuốc thường(có nén) - Mục đích của nén: Giữ thuốc trên hệ thống đài bể thận không cho tụt xuống bàng quang để thấy rõ thận ngấm thuốc nhằm đánh gái chức năng và hình ảnh đài bể thận chính xác hơn - Trước khi nén chụp phim ở thứ 0, nếu đã có phim thận thường thì không cần phim này - Tiêm 20ml thuốc tĩnh mạch và dùng 2 quả nén hơi ép trên thành bụng nhằm nén ép niệu quản đoạn niệu quản bắt chéo qua cách chậu(vị trí nén: ngay sát trên điểm niệu quản giữa) - Sau 15 phút chụp phim có nén đánh giá sự ngấm thuốc và hình dáng đài bể thận, nếu chức năng thận kém thì phim này chụp chậm lại ở phút thứ 20 hoặc 30 hay 45- 60 phút - Chụp phim cuối cùng thả nén đánh gái lưu thông của niệu quản Chụp thận thuốc nhỏ giọt tĩnh mạch liều cao * Mục đích: Đưa một lượng thuốc gấp đôi bình thường kèm với dịch truyền với tốc độ nhanh để tăng khả năng bài tiết của thận * CĐ - BN suy thận - BN chấn thương, vết thương thận hay mới mổ không cho phép nén - BN kiểm tra sau ghép thận - Có thận dị adngj nằm hố chậu Cách làm Chụp phim thứ 0 sau đó lấy 40ml thuốc pha vào 200ml dung dịch glucos 10% truyền với tốc độ nhanh Chụp phim thứ 15, 30 * Hình ảnh bình thường: - Thì nhu mô: phút thứ 5 - Thì đài bể thận: phút thứ 10-15 * Tổn thương: - Đây là XN đánh giá chức năng riêng từng thận mang tính chất định tính. Dựa vào mức độ ngấm thuốc đánh giá chức năng thận, hình dạng đài bể thận - Xác định vị trí sỏi cần đối chiếu giữa phim Xq thận thường với phim chụp UIV. Sỏi không cản quang là hình khuyết thuốc 1.3 Chụp bể thận - niệu quản ngược dòng(UPR- Uretero Pyelo Retrograde) * Mục đích: đánh giá sự lưu thông và hình dạng của niệu quản và đài bể thận * CĐ: - Trên phim UIV không đánh giá tổn thương. Đây là XN bổ sung cho chụp thận thuốc tĩnh mạch, ví dụ trên phim UIV thấy giãn hay kém chức năng thận mà chưa thấy sỏi lúc đó có chỉ định chụp UPR - Các trường hợp dị dạng niệu quản và bể thận * CCĐ: - Hẹp niệu đạo và miệng sao - Đang có viêm niệu đạo hay bàng quang cấp tính * Chuẩn bị: - BN được thụt tháo và vệ sinh bộ phận sinh dục - Máy soi BQ, catheter niệu quản, thuốc cản quang vô trùng * Cách làm: - Sau khi đặt máy vào BQ, quan sát BQ tìm lỗ niệu quản theo gờ Merci - Nghiêng thân máy một góc khoảng 20-30 độ về bên cân đặt,đặt catheter vào lỗ niệu quản lên thận, theo dõi đầu catheter và thuốc chụp dưới màn huỳnh quang - Nếu không theo dõi được dưới màn huỳnh quang: + Để khẳng định catheter trong bể thận có thể dùng XQ trong thủ thuật hoặc bơm 5-10ml NaCl 0,9% vào catheter và hút ra ngay đúng bằng lượng bơm vào + Cố định catheter bằng cách buộc catheter vào ống thông Foley đặt cố định ở niệu đạo rồi đưa BN vào buồng chụp Tổn thương: cột thuốc dừngl ại, thuốc không lên bể thận nếu có sỏi 1.4 Chụp cắt lớp vi tính: Cho kết quả như chụp XQ thường và UIV(nếu có tiêm thuốc) ngoài ra còn cho biết thêm: - Tình trạng nhu mô thận - Hình dạng ngoài của thận - Một số dị dạng và bệnh lý kết hợp 2. Siêu âm hệ tiết niệu Siêu âm chẩn đoán các bệnh tiết niệu rất có giá trị sau chụp XQ 2.1 Siêu âm thận đánh giá: - Vị trí, kích thước, số lượng sỏi(phía sau sỏi là bóng cản âm) - Kích thước thận, độ dày nhu mô thận - Có thể thấy tính chất dịch trong bể thận: máu cục, máu tụ quanh thận, vùng nhu mô tổn thương tụ máu - Gián tiếp đánh giá chức năng thận khi siêu âm Doppler đánh gái dòng nước tiểu phun từ lỗ NQ vào bàng quang, siêu âm Doppler màu đánh giá dòng tưới máu nhu mô thận - Mức độ giãn đài bể thận: chia mức độ giãn thận làm 3 hay 4 độ tùy quan điểm. Thường lâm sàng chi 3 mức độ: + Thận giãn độ 1: cổ đài thận có ổ dịch rỗng âm, đỉnh các tháp thận và một phần xoang thận có vẻ hội tụ vào vùng trung tâm xoang thận. Bể thận có đường kính trước sau >3cm, độ dày nhu mô thận ít đổi + Thận giãn độ 2: Đường kính trước sau bể thận vượt quá đường kính trước sau của thận, độ dày nhu mô thận giảm + Thận giãn độ 3: xuất hiện hình ảnh nhiều ổ dịch chiếm một phần hay toàn bộ hố thắt lưng thận, không thấy rõ cấu trúc thận bình thường nữa. Nhu mô chỉ còn là một lớp mỏng - Mức độ giãn rộng của niệu quản 2.2 Siêu âm bàng quang Để siêu âm BQ được chính xác trước khi SA cần cho BN nhịn tiểu để bàng quang căng đầy nước tiểu SA BQ cho biết: - Kích thước, số lượng sỏi trong BQ [...]... đoán xác định sỏi tiết niệu có thể làm đối với sỏi BQ và sỏi niệu quả 5 Chẩn đoán sỏi tiết niệu bằng dụng cụ - Que nong thẳng để nong kiểm tra sỏi ở miệng sáo, niệu đạo trước - Que nong cong( Benique) dùng để nong niệu đạo sau, kiểm tra sỏiniệu đạo sau và BQ Dùng que nong thăm dò qua niệu đạo thấy dấu hiệu chạm sỏi khi sỏi nằm trong BQ hay niệu đạo - Dùng que nong Benique kiểm tra niệu đạo sau hay... dẫn vào niệu đạo + Thì 2: Đưa ống thông và dương vật về vị trí 12h(song song đường giữa bụng) đẩy ống thông vào tới niệu đạo tầng sinh môn + Thì 3: Kéo thẳng dương vật và dựng đứng dương vật và ống thông, đưa ống thông về vị trí 6h, để ống thông tự chui vào niệu đạo qua cơ thắt ngoài + Thì 4: Di động dương vật và ống thông xuống vị trí song song với đùi, ống thông vượt qua niệu đạo sau vào BQ (niệu đạo... chiếm 50-60% chiều cao của cả xạ đồ - Thì bài tiết: đường biểu diễn thoải hơn thì mạch máu kéo dài 3-5phút Đoạn này cho biết chức năng bài tiết - Thì bài tiết: xạ đồ bắt đầu gảim 5-10 phút đầu gảim nhanh sau đó giảm từ từ Đoạn này cho biết chức năng bài xuất - PP này trực tiếp cho biết mức lọc cầu thận và mức độ lưu thông đường tiểu ở từng bên thận(chức năng bài tiết và bài xuất của thận của từng thận) . Sỏi tiết niệu SỎI TIẾT NIỆU 1. Giải phẫu hệ tiết niệu 2. Hệ tiết niệu bao gồm: 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo 3. 1.1 định sỏi tiết niệu có thể làm đối với sỏi BQ và sỏi niệu quả 5. Chẩn đoán sỏi tiết niệu bằng dụng cụ - Que nong thẳng để nong kiểm tra sỏi ở miệng sáo, niệu

Ngày đăng: 26/01/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w