Văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống việt nam và những biến đổi trong giai đoạn hiện nay Văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống việt nam và những biến đổi trong giai đoạn hiện nay Văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống việt nam và những biến đổi trong giai đoạn hiện nay Văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống việt nam và những biến đổi trong giai đoạn hiện nay
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN
Văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam và những biến đổi trong giai đoạn hiện
nay
Tiểu luận môn: Cơ sở văn hóa
Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Hà Nội, 2021
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN
Đề tài: Văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam và những biến đổi trong giai đoạn hiện nay
Giảng viên: Bùi Thị Như Ngọc Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Văn hóa phát triển k40
Mã sv: 2055350033
Hà Nội, 2021
Trang 3A Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trang 4Khái niệm nhà ở trong tiếng Anh là “house”, Pháp “maison” hay Ý là
“casa” đều có mục đích chung là dùng để chỉ một thực thể vật chất làm nơi cư ngụ của con người; trong đó, kiến trúc luôn được liên kết với những vấn đề về bản sắc thị giác và bản sắc văn hóa Đối với người Việt, nhà ở không chỉ là thứ che mưa, che nắng, mà còn là biểu chưng của tinh thần gia tộc, là “đình miếu” của con cháu thờ phụng tổ tiên, là một hình thức tư hữu tài sản có màu sắc tôn giáo Vì vậy, kiến trúc nhà ở Việt Nam thường gắn liền với văn hóa bản sắc người Việt
2 Tình hình nghiên cứu.
Cho đến nay những vẫn đề nghiên cứu về kiến trúc nhà ở truyền thống của Việt Nam vẫn luôn là đề tài đáng chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Trong đó
Trang 5kiến trúc nhà ở truyền thống như một nét đẹp văn hóa của Việt Nam, thể hiện tinh thần dân tộc và cái tôi mỗi cá nhân, mỗi vùng miền trong việc xây nhà dựng cửa Luận văn tiến sĩ Khuất Tân Hưng làm về “Mối quan hệ giữa văn hóa-kiến truc trong nhà ở vùng Đông Bắc Bộ” (2007) đã nghiên cứu và tiếp cận hóa-kiến trúc nhà ở dân gian từ góc độ văn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống cũng như sự biến đổi trong giai đoạn ngày nay Hay một số tác phẩm nghiên cứu về nhà ở của các dân tộc thiểu số từ các thế kỷ trước, như “ Việt điện U linh” của Lý Tế Xuyên thế kỷ XIV, “Lĩnh Nam Chích quái” của Vũ Quỳnh và Kiều Phú thể ký XV, Tất cả đều nhắc đến một vấn đề chúng nhất là nét đẹp của văn hóa truyền thống nhà ở
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là về vấn đề kiến trúc nhà ở truyền thống ở Việt Nam
Từ đó nhìn nhận đến những biến đổi của kiến trúc nhà ở hiện tại
Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích nêu trên có những nhiệm vụ như sau: nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề lí luận cơ bản về nền kiến trúc nhà ở truyền thống; đưa ra những phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hơn cách nhìn nhận về kiến trúc nhà ở xưa và nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính là kiến trúc nhà ở truyền thống việt Nam và liên hệ đến kiến trúc nhà ở hiện tại
Phạm vi nghiên cứu là kiến trúc nhà được hình thành từ những giai đoạn trong lịch sử, kiến trúc nhà ở đặc trưng và riêng biệt của từng kiểu gia đình, từng vùng miền, ; nghiên cứu sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Vì đối tượng nghiên cứu ở đây là kiến trúc nhà ở truyền thống nên cơ sở lý luận sẽ dựa trên tiến trình lịch sử và sự phát triển hình thành của nó để nghiên cứu vấn đề trên
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử và logic, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa, Thông qua đó những vấn đề có liên quan đến đề tài được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực theo những nội dung cụ thể trong bài tiểu luận
6 Kết cấu đề tài
Trang 6Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài tiểu luận được chia làm 3 chương: Chương 1 là lịch sử kiến trúc nhà ở Việt Nam; Chương 2 là kiến trúc nhà ở Việt Nam truyền thống; Chương 3
là những biến đổi trong kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện nay
B.Nội dung
Chương 1 Lịch sử kiến trúc nhà ở Việt Nam
1.1 Sơ lược kiến trúc nhà ở Việt Nam
Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, mầm mống của sự tạo ra các không gian sống của con người đã bắt đầu từ 4000 năm nay Lịch sử kiến trúc Việt Nam được tính từ thời kỳ khởi dựng đất nước, thời kỳ vua Hùng (trước
207 TCN) với nền văn hóa Văn Lang- Âu Lạc Với trình độ kỹ thuật đúc đồng nổi tiếng- thời kỳ văn hóa Đông Sơn Thời kỳ này, qua các di tích khảo cổ, đặc biệt là trên mặt trống đồng Ngọc Lũ còn ghi lại nét sinh hoạt thời xưa và những kiểu loại nhà sàn Đó là những kiến trúc truyền thống lâu đời phù hợp với môi trường thiên nhiên của đất nước
Sau đó trải qua hàng nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, nền văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn tuy những di sản kiến trúc trên mặt đất từ thế kỷ X trở về trước đến nay đã không còn Tuy nghiên vẫn có những dấu ấn rõ nét cua nền kiến trúc cổ Việt còn để lại cho đến đời nay phải kể
từ đời Lý, đời Trần, đời Hồ, đời Tây Sơn, đời Nguyễn
Với bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa dựng nước và giữ nước; người Việt Nam luôn gắn liền với văn hóa nông nghiệp lúa nước mà trong đó, giá trị vật chất quan trọng, luôn được đề cao là đất đai và nhà cửa Với đặc trưng văn hóa đó, người Việt xưa rất quan trọng trong việc kế thừa trong gia đình Một là
kế thừa tôn thống ( trên tế tự tổ tiên, dưới lưu truyền huyết thống) Hai là kế thừa di sản, tức là của cải, tài sản mà người đi trước để lại Với những quan điểm đó, nhiệm vụ gia đình đối với xã hội Việt xưa là rất nặng nề Vì vậy mà việc xây nhà dựng cửa của một gia đình luôn được người Việt xem là việc quan trọng Bởi vậy mà ngày xưa ông bà ta thường có câu “ Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Cả ba việc đấy thật là khó thay”
1.2 Kiến trúc nhà ở Việt Nam thời phong kiến
Sang xã hội phong kiến sự phân hóa xã hội và giai cấp ngày càng sâu
sắc Nhà ở lúc này đã có sự cách biệt lớn giữa những người nông dân tự do sống bằng kinh tế nông nghiệp định cai, định cư và tầng lớp cai trị quan lại, vua chúa
Trang 7Nhà ở của vua chúa thống trị thường là những lâu đài, trang trại được xây dựng phòng kiên cố với những thành lũy, hào sâu kín cổng cao tường Các công trình đều có cấu trúc một hệ khung kết cấu gỗ chịu lực, kích thước không gian của nhà cũng vừa đủ cho việc sử dụng
Thời kỳ này cũng hình thành được một số các đô thị cổ Trong đô thị cổ lại
có thành cổ, khu thị dân, chợ và hệ thống các công trình tôn giáo tín ngưỡng Các phố phường trong đô thị được hình thành và quản lý tương tự với các làng
xã và được ngăn bởi các cổng ngõ Kiến trúc nhà ở buôn bán nên chủ yếu được xây thành các nhà hình ống chủ yếu là 1 tầng và kèm gác lửng Hạ tầng kỹ thuật
đô thị còn rất sơ lược
Về quần thể dân cư nói chung vẫn phân chia làm 2: nhà của người giàu và người nghèo Người nghèo thì lợp tranh, vách đất, nền đất, kèo cột làm bằng tre nứa Nhìn chung chỉ ở mức tạm thời chứ khó có thể chống đỡ với những yếu tố thiên nhiên như mưa bão, gió rét Người nào khá hơn thì làm nhà bằng gỗ, mái lớp rạ, cỏ tranh, vách bằng bùn nhào rơm, nền đất hoặc lát gạch Như vậy phần nào tạo sự kiên cố cho ngôi nhà Người giàu thì sẽ có khả năng xây nhà bằng gỗ xoan hay gỗ có chạm trổ, điêu khắc, mái lớp ngói, tường gạch, nền gạch Như vậy dù cùng là nhà ở nhưng tùy vào từng điều kiện cá nhân mà nhà được xây lên lại mang những đặc điểm khác nhau, nhìn vào ngôi nhà đang ở có thể phân chia được kinh tế, thứ bậc, giai cấp của chủ nhà
Chương 2 Kiến trúc nhà ở Việt Nam truyền thống
2.1 Khái quát chung
Trong quá trình xây dựng, bằng sự khéo léo của bàn tay và khối óc, con người đã tạo nên không gian sống thích nghi với điều kiện tự nhiên Mỗi công trình nhà ở đều phản ảnh khả năng hiểu biết của con người về mối quan hệ giữa hình dạng và chức năng Các hình dạng có sẵn trong tự nhiên luôn là kiểu mẫu
lý tưởng Vì vậy vậy kiến trúc nhà ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc, đậm nét của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Từ đó hình thành nên kiến trúc bản địa
Có thể thấy người Việt thường chọn những vùng đồng bằng nhiều bùn, nước thích hợp cho điều kiện trồng trọt, chăn nuôi và sử dụng các vật liệu sẵn có trong tự nhiên Tất cả những nhà này thường được bố trí quay về hướng Nam phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam Trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, vai trò của nhà phố trong thời gian qua đã tạo thành nét đặc trưng riêng của kiến trúc thành thị Việt Đây là loại hình nhà cửa tư duy linh hoạt, thiết thực với người dâng, vừa dùng làm mục đích cư trú còn có thể kinh doanh sinh lời
Trang 82.2 Đặc điểm cơ bản của ngôi nhà Việt truyền thống
a Không gian cộng đồng
Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xết trong một bối cảnh sinh hoạt chung
của làng, nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thể hòa đồng Những bức tường ngăn cách giữa nhà và đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo nên môi trường khép kín cho từng hộ gia đình, nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả cộng đồng làng
b Môi trường sống cân bằng sinh thái
Người Việt sau hàng nghìn năm tồn tại và phát triển đã tạo ra cho mình một
môi trường sống cân bằng với sinh thái Trong khuôn viên nhà ở truyền thống mỗi gia đình thường có các thành phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn tược, ao
cá, chỗ chăn nuôi gia súc gia cầm, sân phơi phóng, hàng rào chắn, cổng chính Người nông dân đã biết bố cục trong khuôn viên gia đình thành một chuỗi khép kín Tức là họ đã biết cân bằng, hài hòa môi trường sống để tạo thế ổn định chung Trong đó 3 yếu tố “con người- đất- nước” là các yếu tố tạo nên cân bằng sinh thái trong nhà ở người Việt, phù hợp với điều kiện địa lý nước ta là vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Trong khuôn viên như vậy, người nông dân đã tự tạo cho mình một cuộc sống “tự cung, tự cấp”
c Bố cục tổng thể- bố cục các gian nhà
Bố cục ngôi nhà Việt truyền thống thường được thiết kế theo hai kiểu, đó là:
Bố cục nhà hình thước thợ (tức là nhà chính và nhà phụ) và bố cục hình chữ Môn ( tức là nhà chính nằm giữa hai bên có 2 căn nhà phụ-1 để chứa lương thực
và 1 để làm nhà bếp) Ngoài ra còn nhiều kiểu nhà khác nhưng không được phổ biến như: Nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ công,
Bố cục các gian nhà thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính và nhà phụ có sân nước, thường không phân chia ra các phòng nhỏ như phương Tây Theo người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1,3,5 hay 7 gian cùng với 2 chái, ít nhà xây
số gian chẵn
Số lượng gian và chất liệu để xây nhà tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường xung quanh nơi gia đình ấy sinh sống Ngôi nhà người Việt được xây theo kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính thường được đặt làm nơi thờ cúng và tiếp khách
d Nơi thờ cúng tổ tiên
Trang 9Người Việt quan niệm “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”, nên gian chính được
xem như bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu và chỉn chu Một số nhà gian chính được trạm khắc hoa văn trên các cột, kèo cân xứng hai bên Trong ngôi nhà phần được quan tâm hơn cả chính là bàn thờ vì dân ta chịu ảnh hưởng chủ yếu của Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng nên bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, xung quanh được trang hoàng bằng các hoành phi câu đối, nếu gia cảnh của chủ nhà có khiêm nhường đi chăng nữa thì bàn thờ cũng luôn được đặt vào nơi trang trọng, uy nghiêm nhất của căn nhà
2.3 Kiến trúc nhà ở Việt Nam qua từng vùng miền
a Miền Bắc
Thông thường nhà ở dân gian miền Bắc được xây dựng kiểu hai mái với mặt
bằng bố cục đối xứng và số gian lẻ (3,5,7), bao gồm 3 gian giữa và 2 gian buồng nằm về hai phía của gian giữa Phía trước nhà thường có thêm một hàng hiên chạy dài suốt chiều ngang mặt đứng Bên trong nhà, giữa gian giữa và hai gian buồng được ngăn cách bởi vách ngăn bằng gỗ, mặt hướng ra gian giữa được chạm trổ công phu Phía trong cùng của gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên Không gian hai bên và phía trước của bàn thờ được đặt các bộ phản hoặc bàn ghế để tiếp khách hoặc chỗ ngủ của chủ nhà
b Miền Trung và miền Nam
Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở miền Trung và miền Nam là
tổng thể nhà ở bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề Trong đó nhà trên là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và nhà dưới là không gian dành cho sinh hoạt thường nhật Tại miền Trung, nhà trên và nhà dưới thường được bố cục vuông góc với nhau và cùng hướng về sân phơi phía trước nhà Ngược lại tại miền Nam, nhà trên và nhà dưới được bố cục thẳng hàng với nhau theo chiều ngang hoặc dọc Giữa nhà trên và nhà dưới thường được nối với nhau bằng nhà cầu
Đa số các nhà được xây dựng với hình thức bốn mái có đầu hồi
2.4 Những đặc trưng cơ bản của kiến trúc nhà ở truyền thống Việt
Nam
Thứ nhất, thể hiện tính dân tộc cao Tính dân tộc là tính chất xuyên suốt và
luôn được đề cao của người dân Việt Nam Từ thời cha ông ta dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay tính dân tộc đó vẫn ngày một nâng cao để nói lên niềm
tự hào và tự tôn dân tộc Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, điều này khiến cho kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam cũng trở nên muôn hình muôn vẻ
Trang 10Thứ hai, bố cục hài hòa, cân xứng Hầu hết nhà ở truyền thống Việt Nam đều được xây dựng nằm trong bối cảnh hài hòa giữa con người- đất- nước bao quanh, tạo nên một tổng thể nhiều nhưng không hề rối mắt, ngược lại rất thống nhất, ổn định
Thứ ba, sử dụng vật liệu địa phương là chủ yếu Nhà ở thường được xây dựng bằng những vật liệu địa phương để tăng thêm tính truyền thống Những vật liệu rất gần gũi với đời sống nhân dân như tre, gò, đá, gạch, ngói, đều được vận dụng trở thành vật liệu xây nhà rất kiên cố, vững chắc
Chương 3 Những biến đổi trong kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện nay
Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là nơi hưởng thụ những thành tựu khoa học- kỹ thuật hiện đại do xã hội cung cấp với đầy đủ những tiện nghi của văn minh đô thị mới Nhà ở- tổ ấm gia đình ngày nay không chỉ ở mô hình thu hẹp như nhà ở truyền thống, mà mở rộng thêm không gian, phòng ốc để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về cả vật chất lẫn tinh thần
3.1.Phân loại nhà ở hiện nay
a Nhà ở nông thôn
Mô hình nhà ở nông thôn vẫn còn gắn liền với đồng ruộng- nơi sản xuất chủ
yếu của gia đình người lao động nông nghiệp Quy mô nhà ở sẽ vẫn còn những hạn chế về chất lượng hiện đại, kỹ thuật xây dựng và điều kiện vệ sinh môi trường Muốn có một nền kiến trúc nông thôn mới thì chúng ta cần phải phấn đấu để cải tạo mẫu nhà hiện tại phù hợp hơn với nếp sống thời đại mới, mô hình văn minh văn hóa mới
b Nhà cao tầng, biệt thự thành phố
Nhà ở cao tầng, biệt thự thành phố là loại nhà ở gia đình độc lập, xây dạng
nhà ống hoặc nhà sân vườn (điều kiện cao hơn), chủ yếu phục cho người thành phố có thu nhập kinh tế và đời sống cao hơn Riêng về biệt thự thường là nhà ở dành cho những người có điều kiện thu nhập cao Ở nhiều quốc gia, nhà ở xây dạng biệt thự thường không nằm trong trung tâm thành phố, mà xây dựng ở ngoại thành hoặc những khu nghỉ mát Song tại Việt Nam, tỷ lệ ấy là không đáng kể
c Nhà ở liền kề