Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
162,5 KB
Nội dung
QUY CHẾHOẠTĐỘNGCỦABAN KIỂM SOÁT
Công ty cổphần XYZ
–––––––––––––––––––––––––––
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Chức năng củaBankiểm soát.
1) Bankiểmsoát là cơ quan có thẩm quyền thay mặt Đại hội đồngcổđông (ĐHĐCĐ)
giám sát Hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành Công ty.
2) Bankiểmsoát chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao, cụ thể là trong kiểm tra, giám sát tính hợp lý, hợp pháp trong việc quản lý, điều
hành hoạtđộng kinh doanh; việc thực hiện các quychế quảm lý nội bộ đã được ban hành của
Công ty; việc ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính; việc thực hiện kế toán quản trị nhằm
bảo vệ lợi ích của Công ty và cổđôngcủa Công ty.
3) Bankiểmsoáthoạtđộng độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc Công ty và sẽ báo
cáo với ĐHĐCĐ
Điều 2. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Bankiểm soát.
Thành viên Bankiểmsoát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1) Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm
thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị,
em ruột của thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc và người quản lý khác.
3) Thành viên Bankiểmsoát không được giữ các chức vụ quản lý Công ty. Thành
viên này cũng không được là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không
phải là thành viên hay nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán
các báo cáo tài chính của Công ty.
4) Thành viên Bankiểmsoát không nhất thiết phải là cổđông hoặc người lao động
của Công ty.
CHƯƠNG II
1/10
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Tổ chức củaBankiểm soát.
1) Bankiểmsoátcó từ ba đến năm thành viên. Các thành viên củaBankiểmsoát do
Đại hội đồngcổđông bầu. Nhiệm kỳ củaBankiểmsoát không quá năm (05) năm. Thành viên
Ban kiểmsoátcó thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
2) Bankiểmsoát phải có hơn một nữa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có
ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Thành viên này không phải là
nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân
viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của
công ty.
3) Các thành viên Bankiểmsoát bầu một người trong số họ là Trưởng Bankiểm soát.
Quyền và nhiệm vụ của Trưởng Bankiểmsoát do Điều lệ Công ty quy định.
4) Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Bankiểmsoát nhiệm kỳ
mới chưa được bầu thì Bankiểmsoát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm
vụ cho đến khi Bankiểmsoát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
Điều 4. Quyền hạn và nhiệm vụ củaBankiểm soát.
Ban kiểmsoátcó quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 Luật Doanh
nghiệp và Điều lệ Công ty, chủ yếu là các quyền hạn và nhiệm vụ sau đây :
1 Bankiểmsoát thực hiện giám sát HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều
hành Công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2 Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạtđộng kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài
chính,
3 Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng
của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm
của Công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường
niên.
4 Xem xét sổ kế toán và các tàiliệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều
hành hoạt độngcủa Công ty, bất cứ khi nào xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của
ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu củacổđông hoặc nhóm cổđông sở hữu trên 10% tổng số cổphần
phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng.
2/10
5 Khi có yêu cầu củacổđông hoặc nhóm cổđông sở hữu trên 10% tổng số cổphần
phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng, Bankiểmsoát thực hiện việc kiểm tra trong
thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể
từ ngày kết thúc kiểm tra, Bankiểmsoát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu
kiểm tra đến HĐQT và cổđông hoặc nhóm cổđôngcó yêu cầu.
Việc kiểm tra củaBankiểmsoát không được cản trở hoạtđộng bình thường của
HĐQT, không gây gián đoạn việc điều hành hoạtđộng kinh doanh của Công ty.
6 Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ
chức quản lý, điều hành hoạtđộng kinh doanh của Công ty.
7 Khi phát hiện có thành viên HĐQT hoặc Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của
người quản lý Công ty quy định tại Điều 119 Luật Doanh nghiệp thì phải thông báo ngày bằng
văn bản với HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải
pháp khắc phục hậu quả.
8 Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ Công ty và quyết
định của ĐHĐCĐ.
9 Bankiểmsoátcó quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện nhiệm vụ được giao.
10 Bankiểmsoátcó thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết
luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ.
Điều 5. Quyền được cung cấp thông tin củaBankiểm soát.
1) Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên HĐQT và các tàiliệu kèm theo
phải được gởi đến thành viên Bankiểmsoát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với
thành viên HĐQT.
2) Báo cáo của Tổng Giám đốc trình HĐQT hoặc tàiliệu khác do Công ty phát hành
được gởi đến thành viên Bankiểmsoát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành
viên HĐQT.
3) Thành viên Bankiểmsoátcó quyền tiếp cận các hồ sơ, tàiliệucủa Công ty lưu giữ
tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và
nhân viên của Công ty làm việc.
4) HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy
đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tàiliệu về công tác quản lý, điều hành và hoạtđộng kinh
doanh của Công ty theo yêu cầu củaBankiểm soát.
Điều 6. Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Bankiểm soát.
1. Trưởng Bankiểmsoát chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ và quyền hạn củaBankiểm soát.
3/10
2. Tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Bankiểmsoát để thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao. Trưởng Bankiểmsoát triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp củaBan
kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ cho các thành viên Bankiểm soát.
3. Lập kế hoạch thực hiện nghiệp vụ kiểmsoát theo chương trình công tác quý, năm
thông báo cho HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty; lập và ký các báo cáo về công tác giám sát,
kiểm tra, sau khi đã tham khảo ý kiến của HĐQT để trình lên ĐHĐCĐ.
4. Chủ trì công tác giám sát, kiểm tra và các công tác khác thuộc chức năng củaBan
kiểm soát.
5. Thông báo kịp thời các phát hiện yếu kém về hệ thống kiểmsoát nội bộ, về tuân thủ
các qui định pháp lý liên quan đến hoạtđộngcủa Công ty đến Tổng Giám đốc Công ty để có
biện pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo Công ty hoạtđộngcó hiệu quả và tuân thủ pháp
luật.
6. Phát hiện và thông báo kịp thời cho HĐQT và Tổng Giám đốc về những hoạtđộng
không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp, thua lỗ của Công ty và những khiếm khuyết trong
quản lý tài chính của bộ máy điều hành Công ty.
7. Thay mặt Bankiểmsoát ký, gởi HĐQT các văn bản liên quan đến hoạtđộngcủaBan
kiểm soát.
9. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác kiểm tra giám sát hoạt động
của Công ty do ĐHĐCĐ giao.
Điều 7. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Bankiểm soát.
1. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Trưởng bankiểm soát.
2. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Trưởng bankiểmsoát và trước ĐHĐCĐ về kết quả
kiểm tra, kiểmsoát do cá nhân thực hiện, với tư cách là thành viên BKS.
3. Khi phát hiện các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt
động của Công ty phải đưa ra các kiến nghị và biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời báo cáo xin
ý kiến chỉ đạo của Trưởng bankiểm soát.
4. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra khi chưa được Trưởng bankiểmsoát và HĐQT
cho phép.
5. Khi cần có quyết định tập thể, các thành viên củaBankiểmsoát phải tham gia và
chịu trách nhiệm về các ý kiến tham gia trong cuộc họp củaBankiểmsoát để thống nhất
những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát.
Điều 8. Nguyên tắc hoạtđộngcủaBankiểm soát.
1. HoạtđộngcủaBankiểmsoát phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, thực hiện
đúng pháp luật nhà nước, nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT
4/10
2. Trong quá trình giám sát, kiểm tra, các thành viên củaBankiểmsoát không được
làm ảnh hưởng đến hoạtđộng bình thường của Công ty, không can thiệp vào những công việc
ngoài phạm vi trách nhiệm được giao.
3. Khi phát hiện những vụ việc đang xảy ra có biểu hiện sai nguyên tắc, chế độ qui
định, làm thiệt hại đến vốn và tài sản nhà nước thì thành viên Bankiểmsoát báo cáo xin ý kiến
chỉ đạo kịp thời của Trưởng banBankiểmsoát để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trường
hợp không tìm được biện pháp điều chỉnh tốt hơn thì Trưởng bankiểmsoátcó trách nhiệm
báo cáo Chủ tịch HĐQT và thông báo cho Giám đốc Công ty. Nếu thấy cần thiết thì Trưởng
ban Bankiểmsoát kiến nghị HĐQT cho thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra và
nội dung kiểm tra do Trưởng bankiểmsoát đề xuất và trình HĐQT quyết định.
4. Bankiểmsoát không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được HĐQT
đồng ý. Thành viên Bankiểmsoát phải chịu trách nhiệm trước HĐQT nếu cố ý bỏ qua hoặc
bao che những việc làm vi phạm Pháp luật, Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, Điều lệ và
Quy chếcủa Công ty.
5. Bankiểmsoát không được cung cấp hồ sơ tàiliệucủa Công ty cho các cơ quan bên
ngoài khi chưa được HĐQT đồng ý.
Điều 9. Chế độ làm việc và các cuộc họp củaBankiểm soát.
9.1 Chế độ làm việc củaBankiểmsoát :
1. Bankiểmsoát làm việc theo chế độ tập thể, kết hợp với chế độ trách nhiệm của từng
thành viên. Thành viên Bankiểmsoát được chủ độngkiểm tra theo nhiệm vụ đã được Trưởng
ban phân công. Thành viên Bankiểmsoát phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao trước
Trưởng bankiểmsoát và trước ĐHĐCĐ.
2. Giám sát là một biện pháp kiểm tra chủ yếu được Bankiểmsoát thực hiện thường
xuyên nhằm ngăn ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các vi phạm Điều lệ, Quychế tổ chức và
hoạt độngcủa Công ty.
Có 2 hình thức giám sát:
a- Giám sát gián tiếp: Thông qua các tài liệu, báo cáo, các dự thảo do Công ty gửi đến
và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, Bankiểmsoátkiểm tra đối chiếu với các
qui định của nhà nước, Điều lệ và Quychếcủa Công ty. Nếu phát hiện có sự sai lệch, vi phạm
các qui định về quản lý tài chính của nhà nước, thua lỗ, Bankiểmsoát phải có ý kiến để đề
nghị HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty xem xét và có sự điều chỉnh cho phù hợp.
b- Giám sát trực tiếp: Theo sự phân công của Trưởng bankiểm soát, các thành viên Ban
kiểm soát được trực tiếp làm việc với các Bộ phận nghiệp vụ của Công ty để giám sát tại chỗ
việc chấp hành các qui định của nhà nước, Điều lệ và Quychếcủa Công ty; sau đó báo cáo
Trưởng bankiểmsoát để Trưởng Bankiểmsoát kiến nghị HĐQT những vấn đề cần sửa đổi,
bổ sung hoặc thông báo cho Tổng Giám đốc Công ty xem xét điều chỉnh hoạtđộng cho phù
hợp và có hiệu quả.
5/10
3. Kiểm tra định kỳ: Cuối niên độ kế toán, sau khi Báo cáo tài chính của Công ty đã
được một tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán theo qui định của pháp luật , Bankiểmsoát
thẩm định báo cáo tài chính trước khi báo cáo được chuyển trình HĐQT thông qua và
ĐHĐCĐ phê chuẩn. Việc thẩm định được hiểu là việc xem xét tính hợp lý, hợp lệ của báo cáo
theo các quy định pháp luật hiện hành.
4. Kiểm tra đột xuất: Đối với những việc cần kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm sai sót
giúp Công ty khắc phục kịp thời, Trưởng bankiểmsoát quyết định thời điểm và nội dung kiểm
tra, sau khi tham khảo ý kiến của HĐQT và thông báo cho Tổng Giám đốc.
5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trưởng Bankiểmsoátcó trách nhiệm thông tin
đầy đủ, kịp thời và thường xuyên trao đổi ý kiến với Chủ tịch HĐQT về các vấn đề có liên
quan đến công tác giám sát, kiểm tra.
6. Trường hợp đối tượng kiểm tra chưa nhất trí với nội dung kết luận củaBankiểmsoát
thì được ghi rõ ý kiến của mình trong biên bảnkiểm tra để Trưởng bankiểmsoát thông báo
cho HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty.
7. Các nội dung kiến nghị củaBankiểmsoát trước khi trình ĐHĐCĐ cần được trao đổi,
thống nhất ý kiến với HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty và trước đó phải được đưa ra lấy ý
kiến tập thể trong Bankiểmsoát và kết luận theo đa số. Mỗi thành viên Bankiểmsoátcó
quyền bảo lưu ý kiến của mình trong báo cáo củaBankiểm soát.
9.2 Các cuộc họp củaBankiểmsoát :
1. Trưởng Bankiểmsoát triệu tập và chủ trì các cuộc họp củaBankiểm soát. Trường
hợp vắng mặt, Trưởng Bankiểmsoát ủy quyền cho một thành viên Bankiểmsoát thay mặt
chủ trì, giải quyết các công việc củaBankiểm soát. Cuộc họp củaBankiểmsoát được coi là
hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên Bankiểmsoátcó mặt.
2. Các cuộc họp củaBankiểmsoát gồm :
a. Cuộc họp thường kỳ : Bankiểmsoát họp định kỳ ít nhất mỗi quý một lần. Cuộc họp
này có thể được tổ chức trước cuộc họp thường kỳ của HĐQT để Bankiểmsoátsoát xét kết
quả triển khai thực hiện các công việc thuộc chức trách của mình và chuẩn bị các ý kiến sẽ
được trình bày tại cuộc họp thường kỳ của HĐQT.
b. Các cuộc họp bất thường : Các cuộc họp bất thường củaBankiểmsoát được tiến
hành theo đề nghị của :
- Chủ tịch HĐQT hoặc
- Ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên HĐQT hoặc
- Trưởng Bankiểmsoát hoặc
- Ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Bankiểmsoát hoặc
- Tổng Giám đốc.
6/10
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị Bankiểm
soát họp bất thường của một trong các đối tượng nêu trên, Trưởng Bankiểmsoát phải triệu tập
và tiến hành cuộc họp.
4 Các cuộc họp củaBankiểmsoát sẽ được tiến hành ở địa chỉ đã đăng ký của Công ty
hoặc ở bất cứ mơi nào khác mà Bankiểmsoát thấy thuận tiện.
5. Cuộc họp Bankiểmsoát được tiến hành sau 6 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày Thông
báo mời họp được gởi đến các thành viên Bankiểm soát. Thông báo mời họp do Trưởng Ban
kiểm soát ký tên, phải ghi rõ chương trình họp, và trong trường hợp cần thiết có kèm theo các
tài liệucó liên quan dến vấn đề sẽ được thảo luận tại cuộc họp củaBankiểm soát.
6. Mỗi thành viên Bankiểmsoát tham dự cuộc họp Bankiểmsoát sẽ có một phiếu biểu
quyết tại cuộc họp. Nếu thành viên Bankiểmsoátcó lý do chính đáng không thể tham dự cuộc
họp thì có thể ủy quyền biểu quyết của mình bằng văn bản cho một thành viên Bankiểmsoát
khác, nhưng không thể ủy quyền cho người không phải là thành viên Bankiểm soát.
7. Thành viên Bankiểmsoátcó quyền lợi liên quan đến vấn đề được đưa ra Bankiểm
soát quyết định sẽ không được phép tham gia biểu quyết đối với vấn đề đó, đồng thời cũng
không được nhận ủy quyền của thành viên Bankiểmsoát khác để tham gia biểu quyết vấn đề
đó.
8. Quyết định củaBankiểmsoát được thông qua nếu được trên 50% số thành viên
Ban kiểmsoátcó quyền tham gia biểu quyết dự họp chấp thuận. Trường hợp số phiếu ngang
nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Trưởng Bankiểmsoát hoặc thành
viên Bankiểmsoát được Trưởng Bankiểmsoát ủy quyền chủ tọa cuộc họp trong trường hợp
Trưởng Bankiểmsoát vắng mặt.
9 Trường hợp Bankiểmsoát lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định về
một vấn đề thì quyết định được coi là có giá trị tương đương với một quyết định được thông
qua bởi các thành viên Bankiểmsoáttại một cuộc họp được triệu tập và tổ tổ chức thông
thường.
Điều 10. Các mối quan hệ củaBankiểm soát.
10.1. Quan hệ với cổđông :
- Bankiểmsoát báo cáo hoạtđộngcủa mình cho ĐHĐCĐ tại các cuộc họp thường
niên. Báo cáo hoạtđộngcủaBankiểmsoát trình ĐHĐCĐ phải tối thiểu có các nội dung sau :
a. HoạtđộngcủaBankiểm soát;
b. Tổng kết các cuộc họp củaBankiểmsoát và các quyết định củaBankiểm soát;
c. Kết quả giám sát tình hình hoạtđộng và tài chính của Công ty;
d. Kết quả giám sát đối với thành viên HĐQT, thành viên Ban Giám đốc và các cán bộ
quản lý khác;
7/10
đ. Báo cáo đánh giá sự phối hợp hoạtđộng giữa Bankiểmsoát với HĐQT, Ban Giám
đốc và cổ đông.
- Bankiểmsoát thực hiện việc kiểm tra đột xuất khi nhận được yêu cầu từ cổđông hoặc
nhóm cổđông sở hữu trên 10% tổng số cổphần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu
tháng và có báo cáo gởi cổđông phù hợp với quy định tại Điều lệ Công ty.
10.2. Quan hệ với Hội đồng quản trị :
- HĐQT chịu sự giám sát củaBankiểmsoát đối với việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trong các cuộc họp HĐQT, Chủ tịch HĐQT hoặc người triệu tập họp phải gởi Thông báo mời
họp và các tàiliệu kèm theo đến các thành viên Bankiểmsoát như đối với các thành viên
HĐQT. Thư ký của HĐQT phải bảo đảm rằng toàn bộ bản sao các thông tin tài chính, các
thông tin khác cung cấp cho các thành viên HĐQT và bản sao các biên bản họp HĐQT sẽ phải
được cung cấp cho các thành viên Bankiểmsoát vào cùng thời điểm chúng được cung cấp cho
các thành viên HĐQT.
- HĐQT được quyền đề nghị Bankiểmsoát thực hiện kiểm tra hoặc tham gia cùng với
đoàn kiểm tra, kiểmsoátcủa HĐQT.
- Bankiểmsoát thông qua HĐQT kết quả kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ định kỳ
hàng quý hoặc đột xuất. Bankiểmsoát phải kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu
tháng và hàng quý trước khi các báo cáo này được đệ trình HĐQT.
- Các báo cáo tình hình hoạtđộng hàng năm của Công ty, báo cáo đánh giá công tác
quản lý của HĐQT chuẩn bị trình lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên phải được gởi cho
Ban kiểmsoát trước ngày tổ chức Đại hội ít nhất 5 (năm) ngày làm việc để thẩm định.
- Bankiểmsoát thông báo cho HĐQT và tham khảo ý kiến của HĐQT về các vấn đề
được nêu trong báo cáo củaBankiểmsoát trườc khi trình lên ĐHĐCĐ.
10.3. Quan hệ với Tổng Giám đốc Công ty :
- Ban Tổng Giám đốc Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát củaBankiểmsoát đối với
việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Các báo cáo Tổng Giám đốc gởi HĐQT thì đồng thời gởi cho Bankiểm soát.
- Tổng Giám đốc chỉ đạo các Bộ phận nghiệp vụ của Công ty cung cấp đầy đủ thông
tin, tàiliệu và những phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán theo yêu cầu củaBan
kiểm soát.
- Tổng Giám đốc có trách nhiệm thực hiện những kiến nghị củaBankiểmsoát hoặc báo
cáo với HĐQT những điểm không thống nhất với các kiến nghị và thực hiện theo ý kiến chỉ
đạo của HĐQT, đồng thời thông báo cho Bankiểmsoát biết những ý kiến chỉ đạo này.
- Tổng Giám đốc cần thông báo cho Bankiểmsoát khi có những thay đổi trong hệ
thống kiểm tra, kiểmsoát nội bộ tại Công ty hoặc các thông tin, các quyết định, kế hoạch sản
xuất kinh doanh có tính chất nhạy cảm có thể tác động đến tâm lý của các cổ đông.
8/10
Điều 11. Thù lao và các lợi ích khác của các thành viên Bankiểm soát.
Thù lao và lợi ích khác của thành viên Bankiểmsoát được thực hiện theo quy định sau
đây :
1) Các thành viên Bankiểmsoát được trả thù lao theo công việc và được hưởng các
lợi ích khác theo quyết định của ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ quyết định tổng mức thù lao và ngân sách
hoạt động hàng năm củaBankiểmsoát căn cứ vào số ngày làm việc dự tính, số lượng và tính
chất của công việc và mức thù lao bình quân hàng ngày của thành viên.
2) Thành viên Bankiểmsoát được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch
vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân
sách hoạtđộng hàng năm củaBankiểmsoát đã được ĐHĐCĐ chấp thuận, trừ trường hợp
ĐHĐCĐ có quyết định khác.
3) Thù lao và chi phí hoạtđộngcủaBankiểmsoát được tính vào chi phí kinh doanh
của Công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan
và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của Công ty.
Điều 12. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Bankiểm soát.
1) Thành viên Bankiểmsoát bị niễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trướng hợp sau đây :
a. Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Bankiểmsoát theo quy định tại
Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty như được nêu tại Điều 2 củaQuychế này.
b. Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường
hợp bất khả kháng.
c. Có đơn xin từ chức.
d. Các trường hợp khác được quy định trong Điều lệ Công ty.
2) Ngoài các trường hợp được quy định trên đây, thành viên Bankiểmsoátcó thể bị
miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của ĐHĐCĐ.
3) Trường hợp Bankiểmsoát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ
gây thiệt hại cho Công ty thì HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ để xem xét và miễn nhiệm Bankiểm
soát đương nhiệm và bầu Bankiểmsoát mới thay thế
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13 : Các thuật ngữ sử dụng trong Quychế này có cùng nghĩa như được quy định
tại Điều 1 Điều lệ Công ty. Trong trường hợp có sự khác nhau về nghĩa của các thuật ngữ
trong Quychế này và Điều lệ Công ty thì nghĩa của thuật ngữ được quy định tại Điều lệ sẽ
được áp dụng.
9/10
Điều 14 : Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quychế này, nếu phát sinh nhu cầu sửa đổi, bổ sung Quychế
cho phù hợp với các quy định mới của pháp luật có liên quan, phù hợp với yêu cầu đổi mới
hoạt độngcủaBankiểmsoát thì các thành viên Bankiểmsoátcó thể đề xuất các nội dung cần
bổ sung, sửa đổi để Trưởng Bankiểmsoát xem xét và quyết định.
Trong trường hợp các quy định tại Điều lệ Công ty có liên quan đến Bankiểmsoát thay
đổi thì các nội dung có liên quan được quy định trong Quychế này sẽ phải được sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với sự thay đổi trong Điều lệ.
Quyết định sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan trong Quychế này sẽ có hiệu lực
thi hành khi được đa số các thành viên Bankiểmsoát chấp thuận, và có sự đồng thuận của các
thành viên HĐQT sau khi được tham khảo ý kiến. Trưởng Bankiểmsoátcó trách nhiệm công
bố các nội dung củaQuychế được sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày
các nội dung sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành.
Điều 15 : Hiệu lực thi hành.
Bản Quychế này gồm 3 chương, 16 điều khoản, được các thành viên Bankiểmsoát
Công ty Cổphần XYZ nhất trí thông qua tại cuộc họp Bankiểmsoát tổ chức ngày tháng
năm
Quy chế này áp dụng cho tất cả các nhiệm kỳ củaBankiểm soát.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và được áp dụng trong Công ty.
Điều 16 : Điều khoản thi hành
Các thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, BanKiểm soát, Trưởng các Phòng, Ban,
Trung tâm, Bộ phận công tác và các chức danh có liên quan được nêu trong Quychế này có
trách nhiệm triển khai thực hiện Quychế này.
Trưởng Bankiểmsoátcó trách nhiệm ký và công bố Quychế này.
Tp.HCM, ngày tháng năm
Ý KIẾN ĐỒNG THUẬN TM. BANKIỂM SOÁT
CỦA HĐQT CTY CP XYZ CTY CP XYZ
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRƯỞNG BANKIỂM SOÁT
CHỦ TỊCH
10/10
. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT
Công ty cổ phần XYZ
–––––––––––––––––––––––––––
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Chức năng của Ban kiểm soát.
1) Ban. Hoạt động của Ban kiểm soát;
b. Tổng kết các cuộc họp của Ban kiểm soát và các quy t định của Ban kiểm soát;
c. Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài