1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa sự vận DỤNG của SINH VIÊN TRONG VIỆC GIỮ gìn và PHÁT HUY bản sắc văn hóa dân tộc

21 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa. Sự Vận Dụng Của Sinh Viên Trong Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc
Tác giả Dương Bảo Dy
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Thanh Lương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 171,06 KB

Nội dung

Vậndụng cách tiếp cận địa lý - lịch sử, những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam kết tinhthành quả lao động, đấu tranh hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, gồm:Nền văn hóa h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA SỰ VẬN DỤNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

HỌC PHẦN: 2111POLI2005- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 1 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA SỰ VẬN DỤNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

HỌC PHẦN: 2111POLI2005- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Dương Bảo Dy

Mã số sinh viên: 46.01.751.031

Lớp học phần: 2111POLI200551

Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Thanh Lương

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 1 năm 2022

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 4

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 4

1.1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 4

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa 8

CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 12

2 Sự Vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay 12

2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới 12

2.2 Sự vận dụng bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên trong xã hội hiện nay 13

2.3 Sinh viên cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 14

2.4 Trách nhiệm của sinh viên đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa 15

2.5 Biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 15

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam chính là đặc điểm nổi bật, thuộc tính riêng của nềnvăn hóa khi ta đặt nó so sánh với các nền văn hóa khác trong khu vực và quốc tế Vậndụng cách tiếp cận địa lý - lịch sử, những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam kết tinhthành quả lao động, đấu tranh hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, gồm:Nền văn hóa hình thành từ nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước ở miền sông nước vàbiển đảo; đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống; đậm tính cộng đồng, tự trị của vănhóa làng xã; thấm đậm, bao trùm tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia - dân tộc; đề cao nữquyền; trọng nông, xa rừng, nhạt biển; đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng; nền văn hóa

mở, thích ứng và tiếp biến hài hoà các nền văn minh nhân loại Hồ Chí Minh, nhà vănhóa kiệt xuất - danh nhân văn hóa thế giới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho nhândân Việt Nam và cho nhân loại, là điểm hội tụ những giá trị cao đẹp nhất trong lịch sửhàng ngàn năm văn hiến - văn minh của dân tộc Việt Nam; là biểu tượng cao đẹp nhấtcủa văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, là điển hình của sự kết hợp hài hòa giữa đạo lýcủa dân tộc với tinh hoa của nhiều dòng văn hóa Đông - Tây Đã nhận thức rất rõ mốiquan hệ giữa dân tộc và bản sắc dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vôgiá; là linh hồn của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước vớibao biến cố thăng trầm của lịch sử; được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cảdân tộc Việt Nam Chính vì vậy nó là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quákhứ, hiện tại và tương lai của dân tộc Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn

đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc Đâycòn là trách nhiệm nghĩa vụ của thế hệ trẻ, đặc biệt là những sinh viên đã và đang ngồitrên ghế nhà trường, họ được xem là lực lượng nòng cốt trong việc duy trì nên văn hóanước nhà

Trang 6

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Phân tích làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa Từ đó có những liên hệ đến tráchnhiệm của sinh viên và sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với văn hóa truyền thống mà ông cha ta để lại

3 Đối tượng nghiên cứu

Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về nền văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Và trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo tồn và duy trì nên văn hóa nước nhà

4 Phạm vi nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí về văn hóa cùng sự vận động logic đổi mới trong văn hóa từ xửa đến nay Từ đó nêu cao tinh thần gìn giữ và tiếp thu nền văn hóa hiện đại, vận dụng vào nền văn hóa nước nhà của thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên ngày nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, diễndịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, vănbản, chú giải học Bài luận còn dựa vào vốn kiến thức đã học, tài liệu giáo trình sẵn có,thông qua các buổi học trực tuyến

6 Kết cấu của đề tài

Tiểu luận gồm 2 chương, kết luận và Tài liệu tham khảo

Trang 7

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn

hóa kiệt xuất Việt Nam trong Nghị quyết 24C/18.6.5 của Khóa họp 24 Đại Hội đồng

UNESCO từ ngày 20-10-1987 đến ngày 20-11-1987

Cống hiến của Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc sáng tạo văn hóavăn nghệ, xác lập hệ thống quan điểm về văn hóa và xây dựng nền văn hóa mới ViệtNam Cả cuộc đời Người chú trọng chống giặc dốt, phát triển văn hóa, nâng cao dân trí.Nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương kết hợp những truyền thống tốt đẹp của vănhóa dân tộc được phát triển và nâng cao với tinh hoa văn hóa của nhân loại, thấm nhuầnsâu sắc chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính Người cho rằng, phải làmcho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân, đi vào cuộc sống mới; văn hóa phải sửa đổi thamnhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ; văn hóa phải làm thế nào cho mọi người dân ViệtNam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởnghạnh phúc mà mình nên được hưởng

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.

1.1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 1.1.1 Định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hóa

Khái niệm “văn hóa” có nội hàm phong phú và ngoại diện rất rộng Theo Hồ Chí Minh,văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng Người viết: “Vì lẽsinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngônngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụcho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinhhoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu

cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.458.)

Trang 8

Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi,văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo;

xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lựccủa sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi

*Phương thức tiếp cận

Chủ tịch Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:

1) Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người; 2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượngtầng;

3) Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn

mù chữ, biết đọc biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi); 4) Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”

Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy người xuấphát từ phạm trù ‘sinh tồn’ để kiến giải phạm trù văn hóa Người coi văn hóa là kết quảtổng hợp đúc kết từ mọi hình thức sinh hoạt của loài người khi phải thích ứng với mọinhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn

 Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong một bối cảnh thời gian

và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho nhiệm

vụ giải phóng dân tộc Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng Từ sau Cáchmạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh có bàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa làkiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội

1.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác.

*Quan hệ giữa văn hóa và chính trị: Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đềphải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Ngày 24.11, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, dẫn lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh“Văn hóa soi đường cho quốc dân

Trang 9

đi”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, lâu nay, vị trí của văn hóa chưa được nhận thức đầy đủ “Văn hóa nói lên bản sắc của dân tộc Văn hóa còn, dân tộc còn”, ông nhấn mạnh (Báo Thanh Niên “Văn hóa còn, dân tộc còn”).

Văn hóa ngang hàng với chính trị kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống

và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, được coi trọng như nhau

Trong quan hệ với chính trị: Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức

là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa

"Chính trị" trong ngôn ngữ phương Tây (Politic) là "khoa học và nghệ thuật giành, giữ vàthực thi quyền lực" ở phương Đông, bản thân từ “chính trị” trong nguyên nghĩa đã bao hàm ý cai trị, quản lý đất nước, xã hội hướng theo chính đạo Các-Mác đã quan niệm rằngcon người khi sinh ra trước hết phải sống, phải lo đáp ứng những yêu cầu tối thiểu có tính sinh học, sau đó mới quan tâm đến những vấn đề của khoa học, triết học, chính trị (Tạp chí điện tử học viện báo chí và tuyên truyền, “Mối quan hệ giữa văn hóa và chính trịtrong tư tưởng Hồ Chí Minh)

*Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế: Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh giải thích rằng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của xã hội

có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được

Đời sống xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội Khái quát khoa học đó cho thấy tất cả tầm rộng lớn và sâu sắc của văn hóa, từ đó dẫn đến nhiều khía cạnh lý luận cùng những kết luận thực tiễn hết sức quan trọng Xã hội đứng hai chân trên hai

“nền tảng”, nếu chỉ có một nền tảng thì xã hội không thể đứng vững

Văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Tóm lại,

Trang 10

sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại, mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa.

*Quan hệ giữa văn hóa và xã hội: Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội,

từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Văn học, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn không thể phát triển được

Một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá sự phát triển của xã hội là văn hóa Điều này được Đảng và Nhà nước ta khẳng định trong đường lối, chính sách phát triển coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, xác định các định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020 là phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là xây dựng, bồi đắp đạo đức, lối sống, trí tuệ, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội và ý thức chấp hành pháp luật trong thế hệ trẻ (Tỉnh ủy Khánh Hòa, “Tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát triển của xã hội”)

*Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại: Bản sắc văn hóa dân tộc

là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam

Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ Về nội dung, đó là lòng yêunước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Về hình thức, cốt cách vănhóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ

Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất - danh nhân văn hóa thế giới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho nhân dân Việt Nam và cho nhân loại, là điểm hội tụ những giá trị cao

Trang 11

tượng cao đẹp nhất của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, là điển hình của sự kết hợp hài hòa giữa đạo lý của dân tộc với tinh hoa của nhiều dòng văn hóa Đông - Tây Đã nhậnthức rất rõ mối quan hệ giữa dân tộc và bản sắc dân tộc Người chỉ rõ: ''mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính của mình trong nghệ thuật'', phải ''chú ý phát huy cốt cách dân tộc'' Và Người nhắc nhở cần phải tránh 2 thái độ: tiếp thu một cách máy móc hoặc phủ định hoàn toàn ''vốn cũ Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người luôn gạn đục khơi trong trong tiếp thu truyền thống văn hóa, trong xây dựng thuần phong mỹ tục của dân tộc

Với Hồ Chí Minh, việc bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là rất cần thiết, là việc phải làm, nên làm, nhưng quan trọng hơn lại là việc biết vận dụng và phát triển những bản sắc ấy vào cuộc sống Đó chính là cách tốt nhất để bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Ở Hồ Chí Minh luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại Theo Người, mọi hiện đại, tiên tiến đều bắt nguồn từ truyền thống tết đẹp Từ tầm nhìn của mộtnhà văn hóa lớn Người luôn nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên phải biết quýtrọng vốn cổ dân tộc, ''dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam''

Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu là toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh Tiêu chí tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

1.2.1 Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

Văn hóa là mục tiêu: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Như vậy, cùng với chính trị, kinh

tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng

Trang 12

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu – nhìn một cách tổng quát – là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho một xã hội phát triển bền vững với ba trụ cột là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường Chúng ta có thể nhận thức ở những mức độ khác nhau trong di sản Hồ Chí Minh về các mục tiêu của Chương trình nghị sự XXI1, một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững.Liên quan đến vai trò quan trọng của văn hóa trong quá trình phát triển của đất nước, Đảng luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực phát triển kinh tế xã hội.

Lĩnh vực văn hóa luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo đầu tư phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng Văn hóa từng bước trở thành nền tảng vững chắc của

xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước Tuy nhiên, sự phát triển văn hóa hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, bất cập, nảy sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết Bộ trưởng khẳng định, xây dựng văn hóa, pháttriển con người chính là mục đích cuối cùng của mọi sự phát triển (Cổng thông tin điện

tử Thừa Thiên Huế, “ Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển”)

Văn hóa là động lực : Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển Di sản Hồ Chí Minhcho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động lực vật chất

và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực Tất cả quy tụ ở conngười và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa

Nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thểnhận thức ở các phương chủ yếu diện sau:

 Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ

1 Chương trình nghị sự XXI được 189 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào thàng 9 năm 2000 có 8 mục tiêu cụ thể: (1) Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực; (2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học; (3) Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ ; (4) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; (5) Tăng cường sức khỏe bà mẹ; (6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; (7) Bảo đảm bền vững

Ngày đăng: 15/03/2022, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w