Tiểu luận cao học đảng cầm quyền nội dung, phương thức cầm quyền của đảng cộng sản việt nam

21 18 2
Tiểu luận cao học đảng cầm quyền   nội dung, phương thức cầm quyền của đảng cộng sản việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Đã hơn 80 năm kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, và cũng là hơn 80 năm Đảng quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Nhưng chỉ sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, Đảng ta mới chính thức trở thành Đảng cầm quyền, và từ đó cho tới nay, trở thành lực lượng duy nhất thực hiện lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội Từ khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ chính trị của mình Đảng đã lãnh đạo thành công Nhà nước và toàn xã hội thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Đảng cũng đã và đang lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, đảm bảo công bằng xã hội tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử kể trên, sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập Đặc biệt nguy hiểm khi những bất cập và hạn chế đó, đang từng ngày làm giảm hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hạ thấp hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, kỳ vĩ Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đưa đất nước ta phát triển không ngừng, hội nhập ngày càng sâu và rộng đối vơi các quốc gia trên thế giới Quá trình đó đã đem lại cho đất nước nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn, thách thức, đe dọa ảnh hưởng đến thắng lợi cuối cùng của cách mạng Việt Nam Đòi hỏi Đảng ta phải có những 1 bước đi đúng đắn, để lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo nhân dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Do đó vấn đề cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới càng được chú trọng nghiên cứu hơn bao giờ hết Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề, tôi xin chọn nghiên cứu: “Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam” làm đề tài kết thúc học phần: “Chính trị học” Chương 1: QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN – NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG 1.1 Quan niệm chung về Đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản cầm quyền 1.1.1 Quan niệm chung về Đảng cầm quyền 1.1.1.1 Khái niệm Đảng chính trị Có nhiều định nghĩa khác nhau về đảng chính trị, ở đây tác giả đưa ra một khái niệm chung nhất: Đảng chính trị là một thiết chế tổ chức quy tụ những người có chung lợi ích và khuynh hướng tư tưởng nhằm vươn tới quyền lực chính trị để hiện thực hóa lợi ích cũng như khuynh hướng tư tưởng đó trên quy mô toàn xã hội Mục tiêu của đảng chính trị trước hết là giành quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó cho các mục tiêu lợi ích của đảng Khi giành được quyền lực nhà nước, đảng đó trở thành đảng cầm quyền Ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý trí của chính quyền và xã hội Trong xã hội dân chủ, đảng chính trị phải là đảng hợp pháp: được pháp luật thừa nhận về tổ chức và hoạt động chính trị theo khuôn khổ của pháp luật 1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của Đảng cầm quyền Khái niệm: Đảng cầm quyền là đảng chi phối được quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực và bộ máy nhà nước để làm cho đường lối, mục tiêu, chính sách của đảng được thực hiện trên quy mô toàn xã hội Đặc điểm của đảng cầm quyền: 2 Thứ nhất, Nói tới đảng cầm quyền tức là nói tới vị thế của đảng trong sự so sánh với các đảng chính trị khác – những đảng không cầm quyền Thứ hai, Đảng cầm quyền là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của bộ máy nhà nước để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi chính sách quốc gia Thứ ba, Đảng cầm quyền là đảng lãnh đạo người của mình trong bộ máy nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển của đảng thông qua các chính sách của Nhà nước 1.1.2 Quan niệm chung về Đảng Cộng sản cầm quyền Đảng Cộng sản cầm quyền là đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội, quy tụ sức mạnh của toàn bộ dân tộc để làm cho quan điểm của Đảng giữ vai trò chỉ đạo đối với toàn xã hội, mục tiêu của Đảng được thực hiện bằng sứ mệnh của toàn bộ dân tộc và vai trò đó được xác định trong Hiến pháp Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và toàn xã hội, chịu trách nhiệm đối với mọi thành công và thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước, đây là kênh đặc biệt, là ưu thế của đảng cầm quyền và nó mạng lại hiệu quả cao nhất Đảng lãnh đạo là để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, đây là thước đo sự trưởng thành của Đảng 1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền 1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản cầm quyền Tư tưởng về Đảng Cộng sản cầm quyền là một trong những nội dung quan trọng được chủ nghĩa Mác – Lênin đề cập đến Tuy nhiên ở thời kỳ Mác và Ăngghen thì do giai cấp vô sản trong thực tế chưa giành được chính quyền và chưa có một nhà nước của mình, nên các ông chưa có điều kiện đề cập đến và có những quan điểm cụ thể về vấn đề này Chỉ đến đầu thế kỷ XX, trong 3 những điều kiện mới, kế thừa những di sản tư tưởng, quan điểm cơ bản của Mác - Ăngghen, Lênin đã phát triển và có những luận điểm sâu sắc về vấn đề cầm quyền của Đảng Cộng sản (Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga, Đảng Bônsêvích Nga) Trong nhiều bài nói, bài viết của mình, Lênin đã nhiều lần sử dụng những thuật ngữ, khái niệm như “đảng cầm quyền”, “đảng chấp chính”, “đảng lãnh đạo”… Theo ông, đảng cầm quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo nhà nước hay đảng lãnh đạo nhà nước khi đã cầm quyền Trong mối quan hệ giữa đảng và nhà nước Lênin đặc biệt nhấn mạnh đến việc phải phân định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của đảng và nhà nước Bên cạnh đó, Lênin cũng chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản Nga cầm quyền tức là Đảng không chỉ lãnh đạo Nhà nước mà là lãnh đạo cả xã hội, và việc nhất thể hóa một số bộ phận, hoặc cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính quyền, sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của cả Đảng và chính quyền Theo Lênin, điều quan trọng là phải nhận thức sâu sắc rằng, Đảng có chức năng lãnh đạo, còn nhà nước có chức năng quản lý hành chính Nội dung cầm quyền, lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với nhà nước thể hiện chủ yếu và trước hết ở việc đảng xác định các mục tiêu mang tính chất định hướng trong các chủ trương, đường lối, cương lĩnh, nghị quyết của mình Trong các chủ trương, đường lối, cương lĩnh, nghị quyết của mình, đảng còn phải xác định cả những nhiệm vụ cho đảng và nhà nước Việc xác định các nhiệm vụ của đảng và nhà nước trong các cương lĩnh, nghị quyết của đảng cần phải có sự định hướng vào các nhiệm vụ cấp thiết và mấu chốt Tức là cần xác định các nhiệm vụ trọng yếu và phải tập trung vào giải quyết chúng Theo quan điểm của Lênin, trong nội dung lãnh đạo của đảng đối với nhà nước, đảng không nên đề ra các nhiệm vụ quá chi tiết, nội dung giải quyết công việc quá cụ thể Đảng chỉ cần định ra các phương hướng, nhiệm vụ chung về các mặt và nguyên tắc chung về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước 4 Về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh: - Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước bằng việc đề ra các chủ trương, đường lối, cương lĩnh, chỉ thị, nghị quyết của đảng - Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước thông qua các tổ chức Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng trong bộ máy nhà nước - Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra - Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước thông qua công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước 1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền Trong bản di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Với tư cách là đảng cầm quyền, vấn đề đảng lãnh đạo chính quyền được Hồ Chí Minh coi là một nguyên tắc để đảm bào nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Những quan điểm chủ yếu sau đây của Hồ Chí Minh thể hiện nguyên tắc đó: - Mục tiêu sự lãnh đạo của Đảng là đảm bảo cho nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân - Trong quá trình lãnh đạo Nhà nước, Đảng cần phải chú ý bảo đảm cho bộ máy chính quyền cũng như cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh - Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp: theo Hồ Chí Minh, yêu cầu đầu tiên trong sự lãnh đạo của đảng cầm quyền là phải đề ra được đường lối, chủ trương đúng đắn Đường lối đó phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước; vận động, thuyết phục 5 các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các phong trào cách mạng biến chủ trương, đường lối thành hiện thực Khi đề cập đến vấn đề mối quan hệ giữa Đảng với dân trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người nhấn mạnh phải chú ý các vấn đề: - Đảng phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để xây dựng chế độ mới Một đảng cầm quyền chân chính đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động thì mặc nhiên, đảng đó phải thường xuyên lấy nguồn gốc sức mạnh từ chính nhân dân - Đảng phải vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng dưới nhiều hình thức, bao gồm đóng góp ý kiến cho Đảng, nhất là trong việc xây dựng đường lối chủ trương của Đảng - Đảng phải tìm cách nâng cao dân trí cho nhân dân, đây là trách nhiệm của Đảng - Đảng không được theo đuôi quần chúng, mà phải tuyên truyền giác ngộ quần chúng, làm cho nhân dân giác ngộ cách mạng, sẵn sàng đem sức mình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng - Đảng phải xác định rõ trách nhiệm của mình: vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Về việc xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh theo Hồ Chí Minh, điều đó thể hiện ở nhiều nội dung: từ bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong xây dựng đường lối, chiến lược và sách lược, đến xây dựng tổ chức, bộ máy của Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn cách mạng 1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng 1.3.1.Về nội dung cầm quyền của Đảng 6 Với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của đất nước Nội dung cầm quyền của Đảng xác định vị trí cầm quyền của Đảng, thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của Đảng trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời kỳ nhất định, và trong từng lĩnh vực cụ thể, trong mối quan hệ quyền lực cụ thể với Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân Nội dung cầm quyền của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng cầm quyền, từ việc xác định mục tiêu chính trị của Đảng và dân tộc, cho đến nội dung thực hiện mục tiêu chính trị đó; nó bao quát toàn bộ các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của đất nước Thứ nhất, Trong lĩnh vực chính trị: việc hoạch định đường lối chính trị là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng Để cầm quyền, lãnh đạo, Đảng có trách nhiệm xác lập thể chế chính trị - xã hội của đất nước trên các mặt: cơ cấu tổ chức chính trị - xã hội, cơ chế vận hành xã hội và những điều kiện đảm bảo cho hai vấn đề trên Thứ hai, Trong lĩnh vực kinh tế: nội dung trọng tâm là việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Đây được xem là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Một vấn đề có tính quyết định là phải đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất bằng con đường CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Thứ ba, Trong lĩnh vực xã hội: Đảng phải phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các quan hệ xã hội lãnh mạnh, bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội, phát triển con người, xây dựng một xã hội văn minh con người hạnh phúc Thứ tư, Trong lĩnh vực văn hóa: trên nền tảng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng phải định hướng xây dựng một nền văn hóa chính trị nói chung và văn hóa cầm quyền của Đảng nói 7 riêng Văn hóa chính trị của Đảng, đến lượt mình, nó chỉ đạo việc lựa chọn mục tiêu, lý tưởng chính trị; nó quy định đường lối, nội dung chiến lược phát triển đất nước Thứ năm, Trong quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là lực lượng của nhân dân: Đảng nắm Nhà nước bằng cách hóa thân vào Nhà nước, đưa người vào giữ các chức vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, lãnh đạo các cơ quan đó vận hành theo chủ trương, đường lối của mình Bằng phương thức cầm quyền, lãnh đạo của mình, Đảng làm cho các cơ quan nhà nước vận hành đúng và có hiệu quả theo chức năng, trách nhiệm của mình Đảng cầm quyền thành công là ở chỗ lãnh đạo vì nhân dân, lãnh đạo một cách dân chủ, theo pháp luật, đảm bảo khoa học 1.3.2 Về phương thức cầm quyền của Đảng Phương thức cầm quyền của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng vận dụng để sử dụng Nhà nước, tác động vào Nhà nước và bằng Nhà nước nhằm thực hiện các nội dung cầm quyền, đạt mục tiêu cuối cùng của Đảng Phương thức cầm quyền của Đảng cũng có nghĩa là Đảng xây dựng tổ chức, thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện vai trò cầm quyền của mình Các phương thức cầm quyền của Đảng đối bao gồm: Thứ nhất, Lãnh đạo thông qua các quan điểm, cương lĩnh chiến lược, các đường lối, chủ trương, điều lệ, chỉ thị và các nghị quyết khác của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội Thứ hai, Lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng thành các quyết định của cơ quan công quyền Nhà nước căn cứ vào Nghị quyết của Đảng để cụ thể hóa thành kế hoạch phát triển kinh tế xac hội, các đạo luật, các nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy khác, nhằm thực hiện nghị quyết trong thực tiễn Thứ ba, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến cơ sở 8 Thứ tư, Đảng đưa người của Đảng vào những vị trí chủ chốt trong bộ máy quyền lực nhà nước Đảng đào tạo những đảng viên của Đảng thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có chuyên môn giỏi, có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng để giới thiệu ứng cử bầu vào các cơ quan quyền lực dân cử và giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước Thứ năm, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua công tác kiểm tra của các tổ chức đảng Nội dung của công tác kiểm tra là kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành nghị quyết của Đảng Thứ sáu, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua tính tiền phong gương mẫu của đảng viên Thứ bảy, Đảng cầm quyền, lãnh đạo bằng việc lấy dân làm gốc, dựa vào sức dân, phát huy tối đa và hiệu quả sức mạnh của nhân dân Điều đó nói lên mục tiêu của Đảng là vì nhân dân mà cầm quyền Thứ tám, Đảng cầm quyền trên cơ sở trí tuệ, khoa học và nghệ thuật Đó là sự cầm quyền khéo léo, nhạy bén, linh hoạt đảm bảo sự kết hợp thực tế và các sự kiện cụ thể Toàn bộ các phương thức cầm quyền của Đảng chủ yếu được thực hiện thông qua sự lãnh đạo (với cách hiểu thuật ngữ lãnh đạo như ở nước ta hiện nay) là nhằm thể chế hóa ý chí của Đảng thành hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước và lãnh đạo các tổ chức thực hiện ý chí đó Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ 2.1 Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn trước đổi mới (1945 – 1986) Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành Đảng cầm quyền từ sau thành công của cuộc cách mạng Tháng tám năm 1945 Từ đây Đảng lãnh đạo toàn diện đối với nhà nước và xã hội Đảng chịu trách nhiệm về mọi thành công và thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 9 Do hoàn cảnh lịch sử đặc thù, sau khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam lại phải lãnh đạo cả dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ kéo dài 30 năm đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc mà Cách mạng Tháng Tám đã mang lại; tiếp đó Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đáng thắng hao cuộc chiến tranh biên giới phí Bắc và Tây Nam của Tổ quốc Kể từ đây, Đảng đã chuyển sang lãnh đạo trong điều kiện hòa bình trên phạm vi cả nước Hoàn cảnh đặc biệt nêu trên đã có tác động rất lớn tới năng lực và phẩm chất cầm quyền của Đảng cả về mặt tích cực và tiêu cực Mặt tích cực là qua thực tiễn đấu tranh gay go, quyết liệt đó, bản lính chính trị của Đảng được rèn luyện, được thử thách, tạo thành sự kiên định vững vàng của Đảng ngay cả trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp đó Đi vào xây dựng đất nước trong hòa bình, điều kiện có nhiều thuận lợi hơn, chính bản lĩnh có được trong hoàn cảnh khó khăn đó đã giúp Đảng ta vượt qua những khó khăn thử thách phần nào ít gay gắt hơn thời chiến Về mặt hạn chế là Đảng ta tích lũy được một lượng kiến thức phong phú, kinh nghiệm dồi dào về nội dung và phương thức cầm quyền phù hợp với thời chiến; khi sang thời bình, những kinh nghiệm đó, những hiểu biết đó, phương thức cầm quyền đó tuy là vô cùng quý báu, nhưng việc máy móc áp dụng chúng trong khi tình hình thực tiễn đã thay đổi lại là nguy cơ lớn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả cầm quyền của Đảng Để giành lấy thắng lợi trong chiến tranh, phương thức cầm quyền của Đảng ta chủ yếu là lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện Đảng quyết định từ chủ trương, đường lối chiến lược cho đến những vấn đề cụ thể, bảo đảm cho chủ trương, đường lối của Đảng được thực hiện thống nhất, khẩn trương và nghiêm ngặt Phương thức đó là đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh và đã đem lại hiệu quả thiết thực Sau khi kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước nhà thống nhất, cả nước đi lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng đã ý thức rõ 10 sự cần thiết phải có sự thay đổi căn bản trong phương thức cầm quyền Đại hội lần thứ IV của Đảng (năm 1976) đã khẳng định rằng: sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm cao nhất cho chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước XHCN Vì vậy, bảo đảm tốt sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một điều kiện quyết định để tăng cường sức mạnh của Nhà nước, nâng cao hiệu lực của Nhà nước Mặt khác, Đảng không thể lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp xây dựng CNXH, nếu không có Nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân thể hiện tập trung ở Nhà nước, được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của Nhà nước Thông qua Nhà nước, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển xã hội Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trước hết là nâng cao năng lực của Đảng trong việc xây dựng, kiện toàn, sử dụng và phát huy Nhà nước – một công cụ sắc bén nhất để tổ chức, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước được nâng cao là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên trình độ và năng lực cầm quyền của Đảng 2.2 Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn đổi mới (từ 1986 đến nay) 2.2.1 Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa Như Lênin đã khẳng định: chinh trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, và nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng thuộc phạm trù chính trị, do vậy cũng do kinh tế quy định Trong nền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu xã hội đơn nhất dưới hai hình thức là toàn dân và tập thể, vận hành trong cơ chế kế hoạch hóa tuyệt đối, phương thức cầm quyền của Đảng cũng khó tránh khỏi tình trạng quan liêu hóa, tập trung cao độ Giờ đây, khi đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự đa dạng hóa chế độ sở hữu, hình thức và thành phần kinh tế, lấy sự điều tiết của thi trường làm căn cứ cơ bản, thị trường đóng vai trò là cơ sở 11 để kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân… thì phương thức cầm quyền của Đảng không thể như cũ được, đòi hỏi ở Đảng sự kiên định, sự năng động, nhạy bén, đồng thời có sức đề kháng cao trước những tiêu cực của kinh tế thị trường tác động vào nội bộ hàng ngũ mình 2.2.2 Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Có một số nguyên tắc trong nhà nước pháp quyền XHCN cần được chú ý và bảo đảm, đó là: Thứ nhất, trong nhà nước pháp quyền thì pháp luật giữ vai trò tối thượng Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội không loại trừ một ai đều phải tuân thủ pháp luật và đặt mình dưới pháp luật Thứ hai, tính ổn định của quy trình đưa ra các quyết định chính trị Sự ổn định này hết sức cần thiết để bảo vệ hệ thống khỏi sự toan tính của các cá nhân Thứ ba, tính có thể quy trách nhiệm Trong nhà nước pháp quyền, người được giao quyền và trách nhiệm luôn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đó là trách nhiệm cá nhân Sở dĩ như vậy là vì, một cách tự nhiên, ai cũng muốn mình có nhiều quyền lực nhất, nhưng lại ít phải chịu trách nhiệm nhất Thứ tư, tính minh bạch Nhà nước pháp quyền sẽ mất đi ý nghĩa của nó nếu thiếu sự minh bạch trong các hoạt động của nhà nước Nếu không phát triể theo hướng minh bạch, các điều luật có thể sẽ được thực hiện một cách hoàn toàn khác so với mục đích mà chúng được thiết kế để đạt tới Từ những đặc trưng của bản thân đối tượng lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng cũng phải có sự điều chỉnh theo các hướng sau; Một là, tạo cơ sở khoa học cho các chính sách của Đảng Để tăng tính thuyết phục cho các định hướng cho các chính sách của Đảng, thì sự hợp lý của các chính sách (hay tính khoa học hiểu theo nghĩa rộng) vẫn là cơ sở quan trọng nhất của sức thuyết phục cho mọi chính sách cũng như tính chính đáng đối với sự cần quyền của Đảng Do vậy, muốn giành được lòng tin của người 12 dân, muốn lãnh đạo các đảng viên của mình, trươc hết Đảng phải xây dựng được một đội ngũ các nhà khoa học thực sự để thực hiện các công việc đó Hai là, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cần được chính đáng hóa thông qua hệ thống thể chế pháp lý Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua cương lĩnh, đường lối, chính sách chứ không can thiệp vào công việc cụ thể của Nhà nước Đảng phải biến cương lĩnh, đường lối, chính sách của mình thành pháp luật của Nhà nước chứ không phải tự mình chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Nhà nước Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước sẽ được quy về vấn đề căn bản nhất là thể chế hóa chính sách của mình và thực hiện chúng thông qua người của Đảng trong bộ máy nhà nước 2.2.3 Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội Trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng thì dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình này Nhờ sự phát triển của nền dân chủ, ý thức và yêu cầu dân chủ của nhân dân, của các tổ chức và các thiết chế xã hội ngày càng được nâng cao; sự tự ý thức về vị thế đích thực của mình trong sự phát triển của xã hội cũng như trong mối tương quan với các tổ chức, các thiết chế khác ngày một sâu sắc Mọi sự áp đặt dù từ phía nào đều bị lên án, bị khước từ Mọi sự bao biện, làm thay đề khó được chấp nhận Định hướng lãnh đạo phải biến thành sự tự định hướng từ chính nhân dân và các tổ chức của nhân dân Đảng lãnh đạo không có nghĩa là Đảng ra mệnh lệnh, chỉ thị cho nhân dân, buộc nhân dân thực hiện Sự lãnh đạo của Đảng phải được thực hiện bằng cách tự mình đến với nhân dân, bàn bạc với nhân dân để thực hiện nhu cầu chính đáng và hợp pháp của nhân dân Dân chủ hóa xã hội đòi hỏi phải dân chủ hóa phương thức cầm quyền của Đảng Điều đó không thể đạt được nếu Đảng không đổi mới phương thức cầm quyền của mình 13 2.2.4 Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang được triển khai trên quy mô toàn thế giới Trong mức độ nhất định, cuộc cách mạng đó cũng đang diễn ra ở nước ta với nội dung và hình thức thích hợp Dù muốn hay không, những thành quả của cuộc cách mạng này đã và đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vào mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động lãnh đạo và quản lý Cách mạng khoa học – công nghệ vừa đòi hỏi vừa tạo tiền đề để thực hiện khoa học hóa, hiện đại hóa phương thức lãnh đạo của Đảng Khoa học hóa, hiện đại hóa phương thức cầm quyền của Đảng là một nhân tố đảm bảo tính hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng Để khoa học hóa, hiện đại hóa phương thức cầm quyền của Đảng, chúng ta phải khắc phục phương thức cầm quyền cũ mang nặng tính thủ công, thô sơ, sự vụ, kinh nghiệm chủ nghĩa… của thời kỳ trước đang còn tồn tại ở những lúc những nơi nhất định trong hoạt động lãnh đạo của Đảng ta Đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng theo hướng khoa học hóa, hiện đại hóa đã trở thành một tất yếu khách quan ở nước ta trong điều kiện hiện nay Chương 3: ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 3.1 Đổi mới nội dung, phương pháp cầm quyền của Đảng là một yêu cầu tất yếu, khách quan Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, đó là sự lựa chọn khách quan của lịch sử, là sứ mệnh vinh quang và nặng nề của Đảng được nhân dân giao phó Điều đó chứng tỏ sức mạnh và uy tín của Đảng, tạo ra những điều kiện mới, những phương tiện mới, công cụ mới để Đảng thực hiện mục tiêu, lý tưởng Là Đảng duy nhất cầm quyền nên mọi vấn đề từ cương lĩnh, đường lối chiến lược, sách lược đến chủ trương chính sách cụ thể của Đảng đều có thể thảo luận, tranh luận rộng rãi trong Đảng và lấy ý kiến nhân dân Đảng Cộng sản 14 Việt Nam không có lợi ích nào khác là phấn đấu cho lợi ích của dân tộc Vì vậy, đường lối, chính sách của Đảng chẳng những được thảo luận rộng rãi trong Đảng, mà còn có thể đưa ra cho toàn thể nhân dân thảo luận trước khi Đảng quyết định Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc…, đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết Đối với nhân dân, Đảng có thể cùng nhân dân thảo luận, bàn bạc thì không lý gì ngay trong nội bộ Đảng lại không thể phát huy dân chủ để thảo luận và quyết định Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, là một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng phải lo từ việc lớn đến việc nhỏ, đến cả tương, cà, mắm muối cho dân; nếu dân đói, dân rét, dân dốt… thì không chỉ Chính phủ có lỗi mà Đảng cũng có lỗi V.I.Lênin đòi hỏi Đảng phải “liên hệ với quần chúng Sống trong lòng quần chúng Biết tâm trạng quần chúng Biết tất cả Hiểu quần chúng Biết đến với quần chúng Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng” Việc Đảng biết, hiểu nguyện vọng của quần chúng để lãnh đạo các cơ quan, cán bộ đảng và nhà nước giải quyết mọi công việc cũng là Đảng vì lợi ích của nhân dân, giúp nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước và toàn xã hội Nhưng, mặt trái của tình trạng một Đảng độc tôn cầm quyền là dễ chủ quan, tự mãn, kiêu ngạo, đặc quyền, đặc lợi, quan liêu, xa rời nhân dân… Bệnh quan liêu trong quản lý nhà nước, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân với quan liêu trong nội bộ Đảng gắn liền với nhau, trên thực tế là một Đã quan liêu, mất dân chủ ngay trong nội bộ Đảng thì khó có thể dân chủ với nhân dân Đây chính là nguy cơ thoái hóa, biến chất lớn nhất của Đảng cầm quyền, nhất là của những người nắm quyền lực Trong tiến trình đổi mới, Đảng đã nhiều lần nhấn mạnh đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là điều kiện quan trọng nhất để tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho sự lãnh đạo của Đảng có chất lượng và hiệu quả hơn, đồng thời làm cho sự quản lý và điều hành của Nhà nước có hiệu quả, pháp luật được tôn trọng, quyền làm chủ của 15 nhân dân được phát huy Như vậy, việc xây dựng và hiện thực hóa các quá trình dân chủ trong xã hội tùy thuộc trước hết ở phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Tuy nhiên, tiến trình đổi mới đó là cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị quyết liệt, là những vấn đề không đơn giản, nó liên quan đến tư duy chính trị, truyền thống chính trị, đến cả hệ thống các thể chế chính trị đã từng tồn tại máy chục năm với những suy nghĩ, cách làm, thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức, suy nghĩ, hành động, thói quen của người nắm quyền, liên quan đến nhiều nhóm lợi ích, rất khó thay đổi một cách căn bản, tức thời, trong đó không loại trừ lực cản từ các lợi ích Với những thuận lợi và khó khăn đó, việc đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng, để trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán là vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ ta 3.2 Một số giải pháp cơ bản đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng 3.2.1 Đổi mới quá trình hoạch định đường lối chính sách của Đảng Thứ nhất, Nhận thức lại nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng một cơ chế ra quyết định theo hướng dân chủ hóa và khoa học hơn Thứ hai, Xây dựng cơ chế bảo vệ quyền của thiểu số, và rộng hơn là bảo vệ lợi ích của thiểu số trong cơ chế “phục tùng đa số” Đối với quy trình ra chính sách của Đảng, chúng ta cần lưu ý phải: - Đưa ra các quy định về hệ thống thông tin, quyền được thông tin và thảo luận, xem xét những vấn đề có tầm quan trọng; - Xây dựng hệ thống giám sát rộng rãi của mọi người dân và mọi tổ chức xã hội khác đi đôi với các quy định trách nhiệm hợp lý và rõ ràng; - Tổ chức kiểm tra, đánh giá vừa khách quan, vừa đầy đủ thông tin 3.2.2 Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng Thứ nhất, cần coi trọng việc nghiên cứu lý luận trong công tác tư tưởng, trong đó lấy các tiêu chí khoa học, khách quan làm trọng tâm 16 Thứ hai, trong các tiêu chí khoa học này, lấy sự công khai, minh bạch và phản biện độc lập là các tiêu chí hàng đầu Đòi hỏi này tất yếu phải gắn với việc mở rộng tự do ngôn luận và kiểm soát tính xây dựng tức trách nhiệm xã hội trong tranh luận Thứ ba, có sự chủ động trong việc phát triển các tổ chức xã hội, hoặc các tổ chức tương tự để thông qua hoạt động thực tế, đề cao và tuyên truyền cho các giá trị đã được nghiên cứu và thống nhất trong lãnh đạo 3.2.3 Đổi mới công tác cán bộ của Đảng 3.2.3.1 Về công tác đào tạo cán bộ Sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực này chính là nhằm làm cho quá trình đào tạo trở nên hiệu quả và thiết thực hơn, theo đó, đối với từng nội dung cụ thể, Đảng cần có sự đổi mới trong cách chỉ đạo Cụ thể: Thứ nhất, Về nội dung đào tạo: cần bao quát kiên thức cơ bản cho học viên, trang bị phương pháp luận khoa học, tư duy lý luận, năng lực tổ chức, tổng kết thực tiễn, khả năng ững dụng lý luận một cách sáng tạo hiệu quả… Thứ hai, Đổi mới phương pháp đào tạo, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, sử dụng các phương tiện, công cụ giảng dạy hiện đại; lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; nâng cao năng lực tự giác trong học tập, tự học tự đào tạo là chủ yếu; gắn lý luận với thực tiễn Thứ ba, Sắp xếp lại về cơ cấu và vị trí tổ chức cho thích hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ sở đào tạo các cấp Xem xét lập mới một số trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước cho một số bộ, ngành hiện nay còn thiếu Thứ tư, Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tiếp thu, học tập kinh nghiệm của nước ngoài 3.2.3.2 Về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ Thứ nhất, Trao quyền hạn gắn với trách nhiệm cá nhân Đã đến lúc chúng ta cần thay cơ chế “lãnh đạo tập thể” bằng cơ chế giao việc cụ thể cho đầu mối chịu trách nhiệm 17 Thứ hai, Tạo ra một cơ chế tuyển dụng công chức theo nguyên tắc “mở” và cạnh tranh, công khai và minh bạch Thứ ba, Minh bạch hóa việc bổ nhiệm cán bộ Thứ tư, Phân công một cách rõ ràng giữa chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước đối với công tác cán bộ 3.2.4 Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát quyền lực trong nội bộ Đảng Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần xây dựng một hệ thống kiểm tra, giám sát đủ mạnh để kiểm soát các chức danh quyền lực trong Đảng nhằm ngăn chặn hiện tượng lạm dụng quyền lực của những người có chức, có quyền theo nguyên tắc: Tất cả các chức danh quyền lực trong Đảng đều nằm dưới sự giám sát quyền lực của các tổ chức cụ thể, không một cá nhân, một tổ chức nào của Đảng nằm ngoài sự giám sát này Đồng thời, cần thiết phải xây dựng một chế độ trách nhiệm cá nhân rõ ràng theo phương thức: chức vụ càng cao, trách nhiệm cá nhân càng lớn; quyền lực càng lớn càng phải được kiểm soát chặt chẽ Để cơ quan kiểm tra, giám sát quyền lực trong Đảng có đủ thẩm quyền, có vị thế độc lập và khách quan trong việc giám sát quyền lực trong Đảng, tổ chức này cần phải: Được sự ủy quyền rộng rãi của toàn Đảng (hay ít nhất là của Đại hội Đảng), điều này đảm bảo tính độc lập, cũng như tính trách nhiệm của các cơ quan này; Các thành viên của tổ chức này phải được lựa chọn một cách kỹ lưỡng và dân chủ, đảm bảo chất lượng cả về phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn, uy tín; Tổ chức này được thiết kế sao cho có thể loại trừ được những mâu thuẫn về lợi ích cũng như mâu thuẫn về chức năng của tổ chức Đây có thể được xem là một khâu đột phá trong tổ chức Đảng 3.2.6 Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử Thứ nhất, Đổi mới nhận thức về vấn đề bầu cử: trước tiên, cần nhận thức rằng, bầu cử là phương thức để người dân thực hiện sự ủy quyền cho người đại diện và bằng hành vi bầu cử, người dân cũng có thể tước bỏ quyền lực của những người không đủ năng lực, hoặc tha hóa, biến chất và tìm được những người có đức, có tài để ủy thác quyền lực, để thay mặt họ quản lý nhà 18 nước và xã hội Trong bối cảnh của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, quyền công dân và quyền con người ngày càng được khẳng định và bảo đảm như ở nước ta hiện nay, thì địa vị chính danh của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước chỉ có thể có được bằng cách Đảng “hóa thân” vào Nhà nước thông qua các cuộc bầu cử dân chủ Thứ hai, Dân chủ hóa quá trình đề cử ứng cử viên trong Đảng: trong điều kiện hiện nay, Đảng cần áp dụng những phương thức lực chọn ứng cử viên thực sự tự do, dân chủ, giúp cho Đảng có thể “sàng lọc”, lựa chọn được các ứng cử viên có khả năng nhất tranh cử vào Quốc hội Thứ ba, Tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng cử viên: giữa các đảng viên trong nội bộ Đảng; giữa các ứng cử viên do Đảng đề cử với các ứng cử viên ngoài Đảng Thứ tư, Chống gian lận, hình thức trong bầu cử: muốn thực hiện được điều này chúng ta cần: tăng cường giáo dục ý thức công dân, sớm trang bị cho học sinh những kiến thức giúp cho họ có ý thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ công dân của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, tình hình trong nước và trên thế giới có những chuyển biến quan trọng, tạo ra không ít những thời cơ đối với Đảng nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung, đồng thời cũng đan xen cả những nguy cơ và thách thức không thể xem nhẹ Để có thể thực hiện tốt sứ mệnh cầm quyền và hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo của mình trong bối cảnh quốc tế cũng như trong nước là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, Đảng cần tiếp tục đổi mới cả về nội dung và phương thức cầm quyền của mình Muốn vậy, trước hết Đảng phải tăng cường tính chính đáng cho sự cầm quyền của mình, để làm được điều này, Đảng phải tiếp tục mở rộng và phát 19 huy dân chủ, nhằm khơi dậy sức sáng tạo trong Đảng và trong nhân dân, thực hiện cầm quyền trên cơ sở của pháp luật và theo pháp luật, nâng cao năng lực cầm quyền để đạt hiệu xuất cao Các chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra cần phải tuân thủ một quy trình: “khoa học - công khai - dân chủ - tập trung” Đảng cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mình và của Nhà nước, tránh “lấn sân” làm thay công việc của Nhà nước Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua cương lĩnh, đường lối, chứ không can thiệp vào công việc cụ thể của Nhà nước, vì vậy Đảng cần biến cương lĩnh, nghị quyết của mình thành pháp luật của Nhà nước, thông qua Nhà nước Nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế, Đảng ta cần cơ cấu lại mô hình tổ chức bộ máy của mình cả theo chiều dọc và chiều ngang Kiên quyết đấu tranh có hiệu quả chống lại tình trạng tham nhũng, quan liêu Từ đó củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam- http://www.cpv.org.vn: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị 2 GS TS Nguyễn Văn Huyên, Chính trị học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009 3 GS TS Nguyễn Văn Huyên: Đảng Cộng sản cầm quyền nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 20 4 GS.TS Đỗ Hoài Nam: Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 5 PGS, TSKH Phan Xuân Sơn, Các chuyên đề bài giảng chính trị học (dành cho cao học chuyên Chính trị học), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010 6 Tạp chí Xây dựng Đảng - http://www.xaydungdang.org.vn: Một số vấn đề về Đảng cầm quyền và công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới 7 Tạp chí Xây dựng Đảng - http://www.xaydungdang.org.vn: Để xứng đáng là một đảng cầm quyền, vì lợi ích toàn dân tộc 8 http://www.baomoi.com: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 9 Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam- http://www.cpv.org.vn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền 21 ... ? ?Nội dung, phương thức cầm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam? ?? làm đề tài kết thúc học phần: “Chính trị học? ?? Chương 1: QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN – NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG... vụ giai đoạn cách mạng 1.3 Quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam nội dung, phương thức cầm quyền Đảng 1.3.1.Về nội dung cầm quyền Đảng Với tư cách Đảng cầm quyền, Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân... dân chủ hóa phương thức cầm quyền Đảng Điều khơng thể đạt Đảng không đổi phương thức cầm quyền 13 2.2.4 Nội dung, phương thức cầm quyền Đảng điều kiện phát triển vũ bão cách mạng khoa học – công

Ngày đăng: 09/03/2022, 16:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan