1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN LÝ LUẬN CỦA MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. LIÊN HỆ THỰC TIỄN.

23 605 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 261,19 KB

Nội dung

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc giathành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tp Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TPHCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN CỦA MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN

GVHD: Ths Ninh Bá Vinh Lớp: Sáng thứ 4, tiết 3-4 Nhóm sinh viên thực hiện: MSSV

Lương Trần Quốc Thống 19131132 Phan Nhật Thùy Trang 20132162

Võ Văn Trãi 20132121

Võ Thị Việt Trinh 20132039

Huỳnh Võ Gia Tuyền 20126215

Học kì II, tháng 06/2021

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm: ………

KÝ TÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu của đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA MÁC- LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1 Khái niệm và nguyên nhân hình thành độc quyền 3

1.1.1 Khái niệm độc quyền 3

1.1.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền 3

1.2 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường 4

1.2.1 Tác động tích cực của độc quyền 4

1.2.2 Tác động tiêu cực của độc quyền 5

1.3 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản6 1.3.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước 7

1.3.2 Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước 7

1.3.3 Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐỘC QUYỀN 10

2.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền điện ở nước ta hiện nay: 10

2.1.1 Chính sách của nhà nước 10

2.1.2 Nhà máy hoạt động chậm tiến độ: 10

2.1.3 Mất cân bằng cung cầu: 11

2.1.4 Phụ thuộc quá nhiều vào thủy điện: 12

2.2 Thực trạng độc quyền điện ở nước ta hiện nay: 12

2.2.1 Độc quyền trong sản xuất: 13

2.2.2 Độc quyền trong truyền tải và phân phối: 13

2.2.3 Độc quyền trong định giá: 14

Trang 4

2.3 Giải pháp khắc phục tình trạng độc quyền ở nước ta 14

2.3.1 Mục tiêu của việc khắc phục tình trạnh độc quyền điện của EVN ở nước ta hiện nay : 14

2.3.2 Giải pháp khắc phục tình trạng độc quyền điện ở nước ta hiện nay 15

a Xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam 15

b Giảm sự phụ thuộc vào thuỷ điện 15

PHẦN KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho tới năm 1986 đã chuyển sang kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vàoxuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc giathành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương, ASEAN,…Kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của chínhphủ đặt biệt là về vấn đề độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn nhiềuvấn đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ

mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế nước này, cộng với việc điềuhành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn nềnkinh tế Và do những nguyên nhân sâu xa do những tác động như là sự phát triển lựclượng sản xuất của khoa học – công nghệ xuất hiện những lĩnh vực và ngành nghề mới

mà tư nhân không muốn, không thể và không được phép kinh doanh, quy mô và phạm

vi tổ chức sản xuất kinh doanh lớn đòi hỏi có những thể chế điều hành trên phạm vinền kinh tế, nhu cầu mở rộng kinh tế đối ngoại (tài trợ, ký hiệp định, vận động hànhlang) Yêu cầu giải quyết câc mâu thuẫn kinh tế - xã hội, chống phá phong trào cáchmạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa

Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về độc quyền trong nền kinh tế thị trường,tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trườnghiện nay, để có thể vận dụng nó khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế và phát

triển đất nước Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “Lý luận của Mác Lênin về

độc quyền trong nền kinh tế thị trường từ đó liên hệ đến thực tiễn” làm đề tài nghiêncứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bên cạnh những lợi nhuận khổng lồ khi các doanh nghiệp độc quyền về kinh tếthì có những hạn chế rất lớn, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia,

Trang 6

qua đó chúng ta nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin để có thể chỉ rõ ra nhữngcái hạn chế cần khắc phục cũng như tuyên truyền cho mọi người để người dân có thểnâng cao tầm nhận thức về nền kinh tế thị trường độc quyền và sẽ có những quyết địnhđúng đắn trong quá trình đầu tư của cá nhân hay doanh nghiệp Từ đó sẽ thúc đẩy kinh

tế thị trường trong nước đi lên, và sẽ có những phát triển vượt bậc

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những cơ sở lý luận của giáo trìnhđang học kết hợp với tình hình kinh tế ở Việt Nam hiện tại cũng như nền kinh tế thếgiới từ đó rút ra những nhận định, đánh giá, nghiên cứu số liệu, tham khảo quan điểmkinh tế học của các nhà quản trị hiện đại

4 Kết cấu của đề tài

Tiểu luận gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo Tên củacác chương nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Lý luận của Mác - Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Thực trạng độc quyền ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục tìnhtrạng độc quyền

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA MÁC- LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Khái niệm và nguyên nhân hình thành độc quyền

1.1.1 Khái niệm độc quyền

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen dự báorằng: Tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sảnxuất đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền Độc quyền là sự liên minh giữacác doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hànghóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao Hay ởkhía cạnh khác, như P.Samuelson khi bàn về độc quyền: “Độc quyền là hiện tượng cáchãng cam kết lại, thỏa thuận cùng nhau quy định mức giá và sản phẩm làm ra, chianhau thị trường hoặc cùng nhau vạch ra quyết định kinh doanh.”

1.1.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức độc quyền xuất hiện ở các nước tư bảnchủ nghĩa Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, việc sử dụng nguồn năng lượng mớicùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trênquy mô lớn Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lậpcác công ti độc quyền Chính vì vậy, nhiều tổ chức độc quyền ra đời bởi các nguyênnhân chủ yếu:

Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.

Dưới tác động của những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển của lực lượng sảnxuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những thành tựu đó của cuộc các mạngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Điều đó dẫn đến việc đòi hỏi các doanhnghiệp cần phải có số vốn lớn mà mỗi doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được Vì vậy,các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành cácdoanh nghiệp có quy mô lớn

Hai là, do cạnh tranh Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh.

Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những

Trang 8

quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệp quả hơnthôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc bị đào thải khỏi cuộc chơi Trong trường hợpcực đoan nhất, nếu tất cả doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánhbại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thươngtrường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền giống như V.I.Lênin

đã khẳng định: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này,khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn đến độc quyền.”

Ba là, do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng Toàn bộ thế giới tư

bản chủ nghĩa phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi cuộc khủng hoảngkinh tế lớn năm 1873 Các doanh nghiệp quy mô lớn vẫn tồn tại, tuy nhiên, họ phảithúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất để có thể tiếp tục phát triểnđược Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy việc tậptrung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đờicủa các tổ chức độc quyền Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện mới có thể ấn định giá

cả độc quyền mua, độc quyền bán để thu lợi nhận độc quyền cao Giá cả độc quyền làgiá cả áp đặt trong mua và bán hàng hóa Do chiếm được vị trí độc quyền về sản xuất

và tiêu thụ hàng hóa nên các tổ chức độc quyền áp đặt được giá cả độc quyền

2 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Trang 9

phẩm Độc quyền khiến doanh nghiệp mất mọi động lực để đổi mới hoặc cung cấp cácsản phẩm "mới và cải tiến" Một nghiên cứu năm 2017 của Cục nghiên cứu kinh tếquốc gia cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư ít hơn dự kiến kể từ năm 2000

do sự cạnh tranh giảm sút Điều đó đúng với các công ty cáp cho đến khi các ăng-tenđĩa vệ tinh và dịch vụ phát trực tuyến phá vỡ sự nắm giữ của họ trên thị trường

Độc quyền tạo ra lạm phát Vì họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn, họ sẽ tăngchi phí cho người tiêu dùng Nó được gọi là lạm phát do chi phí đẩy Một ví dụ điểnhình về cách thức hoạt động của nó là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ 12 quốcgia xuất khẩu dầu trong OPEC hiện kiểm soát giá 46% lượng dầu sản xuất trên thếgiới Khó khăn trong việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới với các sảnphẩm tương tự

2.1.2 Tác động tiêu cực của độc quyền

Một nhà sản xuất lớn (hoặc kết hợp nhiều công ty) có đủ khả năng tài chính và

kỹ thuật để nghiên cứu, phát triển và triển khai các công nghệ mới để giảm chi phí sảnxuất Các công ty độc quyền, do quy mô của họ, có khả năng chống lại các biến động

cơ hội trong ngành hoặc toàn bộ thị trường, trước các cuộc khủng hoảng tài chính vàkinh tế, v.v

Đôi khi một sự độc quyền là cần thiết Nó đảm bảo phân phối nhất quán một sảnphẩm hoặc dịch vụ có chi phí trả trước rất cao Một ví dụ là các tiện ích điện và nước.Việc xây dựng các nhà máy điện hoặc đập mới rất tốn kém, vì vậy điều hợp lý là chophép các nhà độc quyền kiểm soát giá để trả cho các chi phí này

Chính phủ liên bang và địa phương quy định các ngành công nghiệp này để bảo

vệ người tiêu dùng Các công ty được phép đặt giá để thu lại chi phí của họ và lợinhuận hợp lý Người đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel ủng hộ lợi ích của sự độcquyền sáng tạo Đó là một công ty "rất giỏi trong những gì nó làm mà không công tynào khác có thể cung cấp một sự thay thế chặt chẽ." Họ cung cấp cho khách hàngnhiều sự lựa chọn hơn "bằng cách thêm các danh mục hoàn toàn mới cho thế giới."Ông tiếp tục nói, "Tất cả các công ty thành công đều khác nhau: Mỗi người kiếmđược độc quyền bằng cách giải quyết một vấn đề của riêng mình Tất cả các công tythất bại đều giống nhau: Họ thất bại trong việc thoát khỏi cạnh tranh" Ông đề nghị cácdoanh nhân tập trung vào "Công ty có giá trị nào không ai xây dựng?"

Trang 10

Cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng như cạnh tranh đảm bảo điềuchỉnh giữa cung và cầu hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi cóhiệu quả nhất; tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu

và công nghệ sản xuất; cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập,cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hìnhthành thu nhập không tương ứng với năng suất và là động lực thúc đẩy đổi mới Có thểthấy, tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi theo từng thời kì Tùytheo từng thời kì, tùy theo việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chức năng, người taxây dựng mô hình chính sách cạnh tranh khác nhau

Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường Khi cung một mặt hàngnào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảmxuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kĩthuật, phương thức quản lí và hạ được giá bán sản phẩm mới có thể tồn tại Với ýnghĩa đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, côngnghệ tiên tiến trong sản xuất Cạnh tranh buộc các chủ thể kinh doanh luôn luôn quantâm đến việc cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và phương thức quản lí nhằm nângcao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và trên cơ sở đó, hạ giá bán của hàng hóa.Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả,đồng thời có doanh nghiệp bị phá sản Đối với xã hội, phá sản doanh nghiệp khônghoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển sang chonhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng một cách hiệu quả hơn Vì vậy, phá sản khôngphải là sự hủy diệt hoàn toàn mà là sự hủy diệt sáng tạo Việc duy trì doanh nghiệpkém hiệu quả còn gây ra nhiều lãng phí cho xã hội hơn là phá sản

3 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

Sự thống trị và bành trướng sức mạnh của độc quyền tư nhân trong nền kinh tế tưbản chủ nghĩa, một mặt thúc đẩy nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển,mặc khác, kìm hãm và đe dọa tới sự ổn định của chế độ chính Sự phát triển của lựclượng sản xuất, trong tình hình đó, thúc đẩy trình độ độc quyền lên trạng thái cao hơn– độc quyền nhà nước.Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản có các đặc trưngkinh tế chủ yếu sau:

Trang 11

3.1.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá minh cá nhân của các ngânhàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng vàcông nghiệp với chính phủ: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hômnay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”.Sự kết hợp về nhân sự được thực hiệnthông qua các đảng phái Chính các đảng phái này đã tạo cho tư bản độc quyền một cơ

sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dưng đội ngũ công chức cho bộmáy nhà nước

Đứng đằng sau các đảng phái này là lực lượng có quyền lực rất hùng hậu, đóchính là các hội chủ xí nghiệp đọc quyền, như: Hội công nghiệp toàn quốc Mỹ, TổngLiên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh Liênbang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tổng liên đoàn công thươngAnh, …Chính cách Hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn,

là chỗ dựa cho nhà nước tư sản Các Hội chủ này hoạt đông thông qua các đảng pháicủa giai cấp tư sản, cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự vàđường lối chính trị, kinh tế của các đảng, tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước

ở các cấp Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới gọi chúng là “nhữngchính phủ đằng sau chính phủ” , “một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực” của chínhquyền Thông qua các Hội chủ, một mặt của các đại biểu của các tổ chức độc quyềntham gia vào bộ máy nhà nước với cương vị khác nhau Mặt khác, các quan chức vànhân viên chính phủ được “cài cấm” vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữnhững chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự hoặc trở thành con người đỡ đầucho các tổ chức độc quyền Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo

ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhànước từ trung ương đến địa phương

3.1.2 Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước

Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tưbản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duytrì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữunhà nước tăng lên mà còn sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và độc

Ngày đăng: 08/03/2022, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Uu và nhước điểm ảnh hướng đến các nền kinh tếhttps://www.saga.vn/doc-quyen-uu-nhuoc-diem-va-anh-huong-den-cac-nen-kinh-te~45997 Link
3.Tổng quan về cạnh tranh và kiểm soát độc quyềnhttps://vie.agromassidayu.com/chto-takoe-monopolizaciya-i-kak-ona-vliyaet-na-ekonomiku-a-296658 Link
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia , Hà Nội, năm 2019 Khác
5. Thực trạng độc quyền tại Việt Nam hiện nay - Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (luanvan.co) Khác
6. Độc quyền điện ở việt nam- thực trạng và giải pháp - Tài liệu, Luận văn, Giáo trình, Truyện đọc (xemtailieu.net) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w