3.2.1. Phía nhà nước
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO WTO
Đó chính là những khác biệt trong các quy định về chính sách thuế, các khoản lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, cạnh tranh, thương mại nhà nước và các giải pháp để giải quyết tranh chấp… Hơn nữa, thị trường Nhật Bản là thị trường đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hoá, giá cả và thị hiếu khách hàng. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam cần tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp, và cụ thể đó là :
- Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật đã lỗi thời, bất cập.
Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về kinh phí cũng như nguồn nhân lực phức tạp và tốn kém. Bên cạnh đó việc phối hợp chặt chẽ của các ngành là không thể thiếu, bao gồm việc rà soát, đối chiếu, so sánh các cam kết trong hiệp định Việt Mỹ với các văn bản hiện hành sao cho thống nhất và phù hợp.
- Tiếp tục hoàn thiện Luật thương mại năm 2005 theo hướng ngày càng mở rộng và hoàn thiện quy chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu rõ ràng, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Đảng và Nhà
- Hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài nhằm tăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ta trong việc xuất khẩu.
- Ban hành mới và sửa đổi các luật xuất khẩu, phù hợp với lịch trình giảm thuế đối với hàng hoá theo và tiến trình của WTO.
3.2.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại
Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường cũng như thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Do vậy Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề này.
Cụ thể, thông qua Thương vụ của Việt Nam tại Nhật, Bộ Thương mại phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất của hàng hoá. Bộ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng sản xuất, xây dựng chiến lược xuất khẩu cho riêng mình.
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là việc thành lập thêm và tăng cường vai trò của các hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP . Trước hết cần tạo cơ sở pháp lý và những chế tài cần thiết để các hiệp hội có thể hoạt động hợp pháp và có hiệu quả. Hiệp hội sẽ là cơ quan thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản trên thị trường Nhật Bản. Từ đó, hiệp hội sẽ có cơ sở để tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu sang thị trường này. Thường xuyên cùng các doanh nghiệp trong nước tiến hành tổ chức những ngày hội trợ ở trong nước, đây sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp VIệt Nam có thể giới thiệu sản phẩm
trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản cũng cần thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến của hiệp hội, thường xuyên giữ liên hệ với hiệp hội để có thể tiếp nhận thông tin mới một cách nhanh chóng và có những hướng điều chỉnh phù hợp nhằm tăng cường xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật, tăng kim ngạch, tăng thị phần là mục tiêu quan trọng của hiệp hội.
3.2.2. Phía các doanh nghiệp
3.2.2.1. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu tại Nhật cho các sản phẩm thủy sản của mình các sản phẩm thủy sản của mình
Thị trường Nhật Bản là thị trường chuẩn mực quốc tế về mọi vấn đề trong đó có vấn đề về đăng ký bản quyền cũng như bảo hộ thương hiệu. Việc nhanh chóng đăng ký thương hiệu nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tránh được những rủi ro về tranh chấp thương hiệu trên thị trường này, từ đó có thể cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp khác cả trong và ngoài nước, bởi nếu hàng nhập khẩu vào thị trường Nhật mà vi phạm bản quyền nhãn hiệu thì ngay lập tức những lô hàng đó sẽ bị giữ lại, gây tổn thất lớn hơn doanh nghiệp.
3.2.2.2. Sử dụng có hiệu quả hệ thống Internet phục vụ cho hoạt động xuất khẩu khẩu
Thương mại điện tử tuy mới xuất hiện nhưng đang phát triển rất nhanh và có tiềm năng lớn. Thương mại điện tử có nhiều điểm ưu việt hơn và thực sự là một công cụ mới cho chiến lược đẩy mạnh hàng xuất khẩu. Việc áp dụng thương mại điện tử giúp giảm thiểu tối đa các chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp từ việc nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng và thanh toán tiền hàng. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là phải chuẩn bị đầy đủ về vốn ngoại ngữ cũng như yếu tố kỹ thuật công nghệ thông tin… sẵn sàng hội nhập vào thị trường thế giới.
Hiện nay, hệ thống mạng internet đã trở thành một kênh phấn phối quan trọng và hiệu quả nhất, thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với những công nghệ hiện đại ở nước ngoài, cũng như có thể giới thiệu hàng của mình tới những nhà nhập khẩu nước ngoài. Việc quan trọng là doanh nghiệp cần có những chương trình hỗ trợ cho nhân viên có cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng Internet, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thiết kế một Webside riêng, webside này sẽ là nơi doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới những nhà nhập khẩu nước ngoài. Thông qua mạng Internet, doanh nghiệp cũng có thể thu thập thông tin về thị trường, thông tin về người tiêu dùng…
3.2.3. Tăng cường nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng
Kinh doanh trong cơ chế thị trường là kinh doanh theo nhu cầu khách hàng. Bởi vậy, phải thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị hiếu thông qua tài liệu báo chí, qua hội trợ triển lãm, qua mạng Internet, thông qua quan sát hành vi mua sắm của khách du lịch tại các thành phố lớn, trong khách sạn hay thông qua mạng lưới đại lý hoặc người quen đang học tập, công tác tại nước ngoài, qua sự giới thiệu của sứ quán Việt Nam tại Nhật bản, qua thông tin của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các cơ quan xúc tiến khác.
3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin
Thị trường thủy sản Nhật là thị trường có xu hướng tiêu dùng đa dạng và nhanh chóng thay đổi. Vì vậy, việc thành lập trụ sở hay văn phòng ở Nhật là rất cần thiết, đây sẽ là cơ quan tìm kiếm thông tin trực tiếp tại thị trường này, nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu sản phẩm mới ở đây, cũng như những phản hồi về sản phẩm của công ty. Thường xuyên truyền đạt những thông tin về thị trường và sản phẩm về công ty ở trong nước để từ đó công ty có những chiến lược mới để chinh phục thị trường. Mặt khác, thông qua trụ sở đặt ở Nhật mà doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nhà nhập
khẩu ở đây cũng như có thể nhanh chóng giới thiệu sản phẩm mới của mình và thuận tiện trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu.
Mặt khác, việc thành lập các hiệp hội về Thủy sản ở Việt Nam cũng hết sức cần thiết, đặc biệt cần có hiệp hội của những nhà xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đây sẽ là tổ chức thu thập thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. Với một hiệp hội mà thành viên của nó bao gồm toàn những người trong cùng một lĩnh vực thì quá trình cập nhật thông tin của nhau sẽ rất nhiều và có độ chính xác cao. Đây cũng là nơi mà các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác để cùng nhau chia sẻ một đơn hàng lớn cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác để có đơn đặt hàng.
Các phương tiện truyền thông, ti vi, đài báo, mạnh Internet.... cũng là những kênh mà doanh nghiệp có thể thu thập thông tin.
3.2.3.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Thông tin là rất nhiều, việc thu thập thông tin cũng có vẻ đơn giản. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây không pẩi chỉ thu thập thông tin rồi bỏ đó hay chỉ dựa vào nhưng thông tin đó là đủ. Điều quan trọng hơn, là các doanh nghiệp phải có một quá trình sàng lọc những thông tin được thu thập, có cách thu thập thông tin hiệu quả, phải có quá trình phân tích thông tin và cuối cùng là cho ra đời những chiến lược dựa trên cơ sở những thông tin đó.
Để làm được điều đó, việc cần làm là doanh nghiệp nên xây dựng một bộ phận chuyên ngành. Đây là một bộ phận có trách nhiệm lựa chọn những cách thu thập thông tin hiệu quả phù hợp với doanh nghiệp, sàng lọc các thông tin do các bộ phận bên ngoài thu thập đưa về, và quan trọng hơn cả là phải có khả năng phân tích để biến những thông tin tạp nham đó thành những cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo ra ưu thế cho mình trên thị trường Nhật.
Việc tuyển chọn những con người làm việc trong bộ phận này cũng cần đặc biệt chú ý. Họ nhất định phải là những người giỏi chuyên môn sản xuất và có tính sáng tạo, họ phải là những người am hiểu về sản phẩm của công ty, am hiểu về thị trường thủy sản Nhật và thị hiếu tiêu dùng của người dân, có khả năng phân tích những dữ liệu đơn giản thành những con số có lợi cho công ty.
3.2.4. Đa dạng mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành
Mỗi doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn cho mình một mẫu mã hàng hóa chuyên biêt , tránh bị nhầm lẫn với các mẫu mã đã tồn tại hoặc những mẫu mã đã đăng ký độc quyền tại nước sở tại . Qua đó phải biết tổ chức những chương trình nhằm nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp nói riêng và của ngành Thủy sản Việt nam nói chung trên trường quốc tế
3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn luôn là đòi hỏi tất yêu cho mỗi doanh nghiệp xuất khẩu . Mỗi doanh nghiệp cần tự tìm cho mình bài toán về chi phí và sản xuất , qua đó ấn định giá thành , đầu tư tái sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Ngoài ra , nhà nước cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với cac tiêu chuẩn quốc tế .Yếu tố quyết định để người tiêu dùng ở các nước lựa chọn một sản phẩm chế biến không chỉ là chất lượng hay mẫu mã mà còn là xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Đây là xu hướng của người tiêu dùng thế giới, đối tượng chính của sản phẩm thủy sản Việt Nam và cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu....
3.2.6. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm - nâng cao khả năng cạnh tranh năng cạnh tranh
3.2.6.1. Đảm bảo nguyên liệu, giảm chi phí gia tăng do giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng vào có xu hướng tăng
Trước mắt, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp chế ,xuất khẩu thủy sản và các địa phương liên quan, bằng mọi cách mở rộng thị trường, tăng cường khả năng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phát triển chế biến mạnh hơn nữa, đi đôi với sử dụng tiết kiệm;
Về lâu dài, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách đầu tư thỏa đáng, đẩy nhanh tốc độ nuôi trồng thủy sản nhầm đản bảo nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp .
Song song với công tác quy hoạch, cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và áp dụng công nghệ mới vào nuôi trồng .
Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến nông, nhất là khuyến ngư cơ sở đối với các xã vùng sâu, vùng xa nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh tăng năng .
Các bộ, ngành liên quan sớm có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, nhất là doanh nghiệp công nghiệp chế biến và nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Trong chính sách cần xác định rõ hỗ trợ của Nhà nước, có thể hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ con giống .
Các giải pháp định hướng khái quát nêu trên nhằm từng bước giải quyết vấn đề nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ phát triển bền vững, hiệu quả.
3.2.6.2. Tận dụng tối đa các lợi thế
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang có những thuận lợi rất lớn để có thể giảm giá hàng xuất khẩu, nhưng điều cần thiết là
tranh với đối thủ. Không nên quan niệm, dựa vào những lợi thế đó mà ỷ lại. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ là thành viên của WTO , do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn nữa.
Một lợi thế khác nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào và đội ngũ lao động đông đảo với giá rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên lợi dụng những ưu thế này để tạo ra khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong tương lai ưu thế về lao động giá rẻ sẽ không con là yếu tố quyết định, mà yếu tố then chốt là công nghệ nuôi bắt , chế biến thủy sản.
Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng trên thực tế 3 giải pháp này phải tiến hành đồng thời. Các doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng một giải pháp cụ thể nào đó, bởi như thế là thất bại. Cần phải chú trọng cùng một lúc tới cả 3 chỉ tiêu trên, tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể mà tầm quan trọng của từng chỉ tiêu là khác nhau.
3.2.7. Tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm
Tích cực tham gia các buổi hội trợ giới thiệu sản phẩm. Hội trợ là nơi gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần có một cách nhìn đúng về hoạt động này, thường xuyên tham gia các cuộc hội trợ để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
Ở Nhật, hội chợ diễn ra quanh năm, là nơi các nhà sản xuất và nhập khẩu hoặc đại lý phân phối của các nhà nhập khẩu thường trưng bày, giao dịch, bán buôn sản phẩm cho cho những người bán lẻ. Hội chợ thương mại Nhật là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp đến tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trước khi tham gia hội chợ, doanh nghiệp phải nghiên cứu xác định hội chợ phù hợp với ngành hàng sản xuất của mình và liên hệ với nhà tổ chức làm các thủ tục đăng ký, thuê gian hàng, chuẩn bị chu đáo hàng hóa và tài liệu quảng cáo về sản
đến thăm quan gian hàng có thể là các nhà nhập khẩu, các chủ cửa hàng bán lẻ lớn nhỏ khác nhau nên khả năng đặt hàng của họ cũng rất khác nhau. Tùy từng khách hàng và số lượng hàng khách yêu cầu để đàm phán điều chỉnh giá cả cũng như các điều kiện sao cho phù hợp. Đặc biệt, tại hội chợ tối kỵ việc bán lẻ trao tay trực tiếp hàng hóa cho khách thăm quan.
Hội chợ vừa là nơi giới thiệu sản phẩm, vừa cho đối tác thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp của mình.