doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản
Đa dạng hóa mặt hàng và các hình thức xuất khẩu
Theo các chuyên gia, con số 880 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản chưa phản ánh đúng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như nhu cầu thị trường. Bài toán đặt ra hiện nay là ngoài 120 thị trường sẵn có, các doanh nghiệp cần phải khai thác tốt hơn nữa các thị trường như Mỹ, Nhật, Đức…, đồng thời phải mở rộng ra những thị trường tiềm năng như Canada, Nga và các nước Đông Âu.
Việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường còn tránh được nhiều vấn đề bất trắc có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.
Liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp
Liên kết đang trở thành một xu hướng trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp chỉ có liên kết với nhau mới có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, có nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng xuất khẩu. Mặt khác, quá trình liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề nguyên liệu sản xuất. Liên kết cũng là một xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp còn nhỏ bé của Việt Nam trước những đơn hàng lớn của nước ngoài, nhất là các nhà nhập khẩu lớn từ Nhật.
Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về xuất khẩu thủy sản cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tạo nên sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ bị đào thải.