Trong quá trình hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp ta thấy các chiphí luôn phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.Các chi phí mà chúng ta nhận thấy đó là chi
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta ngày nay được cả thế giới biết đến không chỉ vì là một dântộc có truyền thống đấu tranh bất khuất và kiên cường trong đánh giặc mà cònđang có nền kinh tế phát triển đi lên rất mạnh mẽ và đầy tiềm năng Xuất phát từmột đất nước đi lên sau 30 năm chiến tranh rồi lại trải qua những năm nền kinh
tế nước ta thực hiện theo công tác kế hoạch hoá tập trung đã kìm hãm năng lựcsản xuất của nước nhà Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đã
và đang tăng tốc phát triển đi lên dần hoà nhập với sự phát triển chung của nềnkinh tế thế giới Điều này được thể hiện qua việc chúng ta xoá bỏ nền kinh tếtập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp
đó là sự chủ động ra nhập các khối và các tổ chức kinh tế chính trị như:ASEAN, AFTA…và mới đây nhất là tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đãkhẳng định sự hội nhập đầy đủ của Việt Nam với thế giới Đây là điều kiệnthuận lợi cho đất nước nói chung và các doanh nhiệp nói riêng, đồng thời cũng
là một thách thức to lớn bởi sự trênh lệch về trinh độ công nghệ, nguồn vốn,trình độ quản lý Trước cơ hội và thách thức để phát triển hiện nay đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải làm thế nào để tồn tại và phát triển đi lên trong môi trường
mà sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay? Đây là vấn đề nan giải với cả nền kinh
tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm hướng đi và lời giải chomình
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển các doanh nghiệpmuốn giành được chiến thắng thì phải thực hiện tốt 3 vấn đề sau đây: Hiệu quảsản xuất, hoạt động quản trị kinh doanh và chi phí Trong đó tiết kiệm chi phí
mà tiết kiệm chi phí kinh doanh là vấn đề thiết thực và lành mạnh nó khôngnhững mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, ngoài ra xét trên khía cạnh toàn xãhội thì nó còn tiết kiệm cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả lao động xã hội …thúc đẩy một sự cạnh tranh lành mạnh Vì thế hiện nay, việc nỗ lực cắt giảm chiphí đã trở thành một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh bởihiệu quả của việc sử dụng chi phí kinh doanh quyết định đến sự thành bại củadoanh nghiệp trước sự cạnh tranh ngay gắt hiện nay của các công ty đặc biệt làcác công ty nước ngoài
Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để tiết kiệmđược chi phí kinh doanh? Đây là thách thức của không riêng công ty nào và tạicông ty Cổ Phần Vận Tải Sơn Dương nơi em đang thực tập cũng không ngoại
lệ Qua quá trình thực tập ở công ty trên tinh thần học hỏi và phát huy những nổlực của cán bộ công nhân viên của công ty trong công tác tiết kiệm chi phí, cùngvới những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cho em nhận thấyrằng vấn đề về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng Vì vậy,
em xin mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Chi phí kinh doanh và một số
giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại công ty Cổ Phần Vận Tải Sơn Dương” nhằm mở rộng và ứng dụng những kết quả nghiên cứu có thể đi sâu
vào thực tiễn hoạt động của công ty
Trang 2Chuyên đề được viết dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng cộng với các lý luận cơ bản của các môn : Kinh tế chính trị, Thống
kê, Tài chính, Kế toán…
Nội dung của chuyên đề nghiên cứu gồm :
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chi phí kinh doanh của doanh nghiệptrong nền kinh tế hiện nay
Chương 2: Những khảo sát thực tế tại công ty Cổ Phần Vận Tải SơnDương
Chương 3: Một số giải pháp đề suất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tạicông ty Cổ Phần Vận Tải Sơn Dương
Do còn hạn chế kiến thức và thời gian thực tập cũng như nghiên cứu nênchuyên đề không thể tranh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ýcủa các thầy cô và tập thể lãnh đạo công ty để em hoàn thiện đề tài nghiên cứu
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô Lê Thị Kim Nhung và tậpthể lãnh đạo công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
Trang 3CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN NAY.
1 KHÁI NIỆM VÀ PHẠM VI CỦA CHI PHÍ KINH DOANH.
1.1 Khái niệm về chi phí kinh doanh.
a Khái niệm về chi phí kinh doanh:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày nay hoạt động của các doanhnghiệp ngày càng đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất,thương mại, dịch vụ, xây lắp …nhằm cung cấp và thoả mãn tối đa nhu cầu của
xã hội và mang lại lợi nhuận cho các đơn vị kinh tế tham gia Tuy vậy, cácdoanh nghiệp dù ở loại hình nào thì hoạt động kinh doanh muốn thực hiện đượccũng phải bỏ ra chi phí để thực hiện Đây là những khoản chi phí phục vụ hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp ta thấy các chiphí luôn phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.Các chi phí mà chúng ta nhận thấy đó là chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí trảlương cho cán bộ công nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vậnchuyển bốc dở, thuế giá trị gia tăng …Vậy chi phí kinh doanh là gì?
Đứng dưới góc độ khác nhau thì chi phí được hiểu theo nhiều cách khácnhau nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế và nguồn bù đắp ta có thể chia chi phíkinh của doanh làm ba nhóm chủ yếu là chi phí đầu tư dài hạn, chi phí phúc lợi
và chí phí kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó, chi phí đầu tư dài hạn đượchiểu là những khoản chi phí phát sinh cần thiết để tạo ra các yếu tố của quá trìnhkinh doanh theo mục tiêu nhằm phục vụ cho những phương hướng kinh doanhtrong tương lai của doanh nghiệp Nhóm chi phí này bao gồm các khoản như:chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩmmới, chi phí cho việc ứng dụng thiết bị công nghệ mới, chi phí mua thêm thiết
bị máy móc mới, chi phí đào tạo cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.Chúng được trang trải từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Tiếp theo,
là các khoản chi phí phúc lợi xã hội, đây là những khoản chi phí cho việc họctập văn hoá, thể dục thể thao, chi cho thăm quan nghĩ mát, chi cho trợ cấp khókhăn cho người lao động …và nó được bù đắp từ quỹ khen thưởng phúc lợi củadoanh nghiệp Cuối cùng, là nhóm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Kháchoàn toàn với hai nhóm chi phí trên, nhóm chi phí này có ý nghĩa rất quan trọng
và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp Nếu hainhóm trên phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp thìnhóm chi phí này lại phục vụ cho sư tồn tại và phát triển hiện tại của doanhnghiệp nó gắn liền với quá trình chi trả và tiêu phí các nguồn lực, tất cả cáckhoản chi trả và các khoản phí tổn về vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tốkhác đã tiêu dùng cho hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định
Trang 4Vậy, chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao
phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định và được bù đắp bởi chính doanh thu của thời kỳ đó.
Chi phí kinh doanh bao gồm hai bộ phận cấu thành: Chi phí kinh doanhhàng hoá và dịch vụ, chi phí hoạt động tài chính Chi phí kinh doanh hàng hoá
và dịch vụ là những hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạtđộng kinh doanh hàng hoá và dịch vụ Chi phí hoạt động tài chính là những chiphí thực hiện các hoạt động tài chính như liên doanh liên kết, cho vay và đi vayvốn…
Nhóm chi phí này bao gồm toàn bộ các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếpphục vụ cho hoạt động kinh doanh trong kỳ và nó được bù đắp từ thu nhập củadoanh nghiệp trong kỳ đó Tuy nhiên ta không nên nhầm lẫn rằng chi tiêu màdoanh nghiệp bỏ ra là chi phí kinh doanh vì chi phí kinh doanh phải là nhữngchi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập trongmột thời kỳ đó và được bù đắp bằng chính thu nhập tạo ra từ chi phí đó
Nói một cách tổng quát thì chi phí kinh doanh là biểu hiện những hao phílao động cá biệt mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ, chính vì vậy nó là căn cứ
để xác định số phải bù đắp của doanh nghiệp và nó là nhân tố ảnh hưởng trựctiếp đến lợi nhuận Do đó, nếu công tác quản lý chi phí không hợp lý, khôngđúng với bản chất sẽ gây ra việc giảm lợi nhận Điều này được thể hiện rõ quaphương trình sau :
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần - Chi phí kinh doanh
Giả sử rằng doanh thu thuần là cố định thì việc hạ thấp chi phí kinh doanh
là biện pháp tối ưu nhất để tăng lợi nhuận trước thuế Từ đây, ta nhận thấy vấn
đề cần quan tâm của các nhà quản trị tài chính đó là: Làm thế nào để luôn kiểmsoát được chi phí kinh doanh nghiệp để chi phí bỏ ra được sử dụng một cách tối
ưu và có hiệu quả nhất
b Đặc điểm Chi phí kinh doanh trong ngành giao thông vận tải.
Đối với các doanh ngiệp dịch vụ đặc biệt là các doanh nghiệp thuộcnghành giao thông vận tải việc quản lý chi phí có sự phức tạp và khó khănriêng Nguyên nhân là do quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng cùng diễn ramột lúc nên sản phẩm của doanh nghiệp dịch vụ có tính vô hình, không bảoquản dự trữ được Ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao thông vận tảicông cộng chi phí chiếm tỷ trọng lớn là những chi phí nhiên liệu, khấu hao, tiềnlương Nó khác các doanh nghiệp dịch vụ thuộc diện sản xuất, chế biến như : ănuống công cộng, may mặc…thì chi phí về nguyên liệu chính là chiếm tỉ trọngcao Điều này cho ta thấy, việc quản lý chi phí trong các doanh nghiệp dịch vụvận tải cần phải linh hoạt, chú ý quản lý tốt các trang thiết bị phục vụ kháchhàng, xây dưng các định mức nhiên liệu phù hợp, cải tiến phương pháp phục vụ,nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật và tinh thần phục vụ
Trang 5Ngoài ra, sản phẩm được tạo ra là vô hình, sản xuất đồng thời là tiêu thụ
và không có dự trữ, không có sản phẩm dở dang Nghành giao thông vận tảiluôn là ngành tạo lập cơ sở cho mọi hoạt động khác phát triển Nên nó mangtính xã hội càng làm cho hoạt động và quản lý chi phí thêm khó khăn và phứctạp
1.2 Phạm vi chi phí kinh doanh
Kể từ khi bước vào nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đã có đượcmôi trường phát triển và vươn lên tuy vậy với sự hội nhập ngày càng đầy đủ vớinền kinh tế thế giới cũng đưa các doanh nghiệp vào tình thế phải cạnh tranh gaygắt với nhau mà mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Tuy vậy, một thực tế hiện nay
là các doanh nghiệp luôn cố tình che dấu lợi nhuận thực tế bởi lợi nhuận đồngnghĩa với trách nhiệm nộp thếu vào ngân sách nhà nước, vì vậy xu hướng chung
để đạt được điều đó là tại các doanh nghiệp trên sổ sách họ kê khai chi phí tăngcao Tình trạng này có ở rất nhiều nước trong đó có Việt Nam do đó buộc nhànước phải ban hành các văn bản quy phạm cụ thể về phạm vi chi phí kinh doanhphù hợp để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và tăng nguồn thu cho ngân sách nhànước Tuy phạm vi chi phí là rất đa dang và phức tạp, nó lại thường mang đặcđiểm riêng của từng nghành, vì vậy phạm vi chi phí mà Bộ Tài Chính ban hành
đã cố gắng phản ánh đúng bản chất kinh tế đã là một nổ lực rất lớn khi mà cácvăn bản của nước ta phần lớn đều chưa hoàn thiện và sửa đổi liên tục
Trong một thời kỳ nhất định có thể nhận thấy rằng có rất nhiều loại chitiêu bằng tiền bằng vật chất khác không phải là chi phí của doanh nghiệp trongthời kỳ đó, yêu cầu cơ bản nhất của việc xác định đúng đắn phạm vi chi phíkinh doanh là phải tập hợp đầy đủ, chính xác kịp thời các chi phí phát sinh trong
kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong
kỳ đó Về nguyên tắc, chi phí kinh doanh được bù đắp từ doanh thu của doanhnghiệp trong kỳ Theo chế độ hiện hành phạm vi chi phí kinh doanh được quyđịnh như sau :
-Chi phí về vật tư ( Nguyên liệu, vật liệu, động lực ): Biểu hiện bằng tiềncủa nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực đã sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong kỳ
-Chi phí tiền lương: Bao gồm toàn bộ tiền lương tiền công và các khoảnchi phí có tính chất lương trả cho người lao động
-Các khoản trích nộp theo quy định hiện hành của Nhà Nước như: Bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
-Khấu hao tài sản cố định: Đó là số tiền trích khấu hao tài sản cố định củadoanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳhoạch toán
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân bênngoài doanh nghiệp về các dịch vụ mà họ đã cung cấp theo yêu cầu của doanhnghiệp như chi phí vận chuyển, điện nước, chi phí kiểm toán, chi phí quảng cáo,hoa hồng đại lý, uỷ thác, môi giới…
Trang 6-Chi phí bằng tiền khác như thếu muôn bài, thếu tài nguyên, nhà đất, phícầu đường, chi phí tiếp dân…
-Chi phí dự phòng là các khoản trích dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá,
nợ khó đòi được hạch toán vào chi phí trong kỳ của doanh nghiệp theo quyđịnh
-Chi phí phát sinh từ các hoạt động tài chính như: Chi phí trả lãi tiền vay,thuê tài sản, mua bán chứng khoán, liên doanh - liên kết, chiết khấu thanh toántrả cho người mua khi họ thanh toán tiền hàng hoá - dịch vụ trước hạn và cácchi phí hoạt động tài chính khác
Vậy chi phí chỉ được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp khi
nó trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp và được bù đắp bằng doanh thu của kỳ đó Ngoài ra, theo yêu cầucủa chế độ hoạch toán và chế độ quản lý của nhà nước chi phí phòng cháy chữacháy, phòng chống bão lụt, dân quân tự vệ …cũng được tính vào chi phí kinhdoanh
Các khoản chi phí không thuộc phạm vi chi phí kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm:
-Chi phí đầu tư dài hạn của doanh nghiệp như: Chi xây dựng cơ bản, muasắm tài sản cố định, đào tạo dài hạn, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệnhóm chi phí này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp,nên không phải là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
- Chi phúc lợi xã hội như văn hoá, thể thao, y tế, vệ sinh, tiền thưởng, ủng
hộ nhân đạo…nó được bù đắp bằng nguồn quỹ trong doanh nghiệp
-Các khoản chi phí liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nhưng do lỗi chủ quan của doanh nghiệp không đượctính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí hao hụt định mức,tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chậm nộp thuế, chi phí trả lãi tiền vayquá hạn, chi phí giao dịch tiếp khách vượt quy định…
Khi đã xác định được phạm vi chi phí kinh doanh thì doanh nghiệp còncần lưu ý:
-Các khoản chi phí không được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ nhưsau: Những khoản chi phí trích trước vào chi phí mà thực tế không phát sinh,những khoản chi phí không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ, các khoảnchi do nguồn khác đài thọ…
-Những khoản không được ghi vào chi phí kinh doanh như: Những thiệthại trong kinh doanh như thiên tai, hoả hoạn, động đất…được chính phủ tài trợhoặc cho phép ghi giảm vốn hoặc đã được bên gây thiệt hại bồi thường hoặccông ty bảo hiểm bồi thường
* Ý nghĩa kinh tế của việc xác định phạm vi chi phí:
-Đối với doanh nghiệp: Làm căn cứ để doanh nghiệp làm công tác kếhoạc hoá, tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và xác định đúng chi phí đã bỏ ra.Ngoài ra, làm căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, phân tích, đánh giá công tácquản lý chi phí của doanh nghiệp, tìm ra được các biện pháp tốt nhất nhằm giảmchi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 7- Đối với nhà nước: Làm cở sở để nhà nước kiểm tra các hoạt động quản
lý chi phí nói riêng và quản lý sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp,tính toán chính xác các khoản nộp thuế ngân sách nhà nước đặc biệt là thuế thunhập doanh nghiệp
2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ KINH DOANH.
2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế.
Các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là để phục vụ cho các hoạt độngkinh doanh, trong các hoạt động kinh doanh ta có thể chia ra từng công đoạn.Theo nội dung kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ việchình thành sản phẩm đến việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra nhữngchi phí như: Nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, lương công nhân, dịch
vụ mua ngoài và các khoản chi bằng tiền khác để hoạt động kinh doanh có thểthực hiện Những khoản chi phí đó cụ thể như sau
*Chi phí nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu sau quá trình gia côngchế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm Tuy nhiêntrong quá trình sản xuất nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩmmua ngoài để tiếp tục chế biến
Nguyên vật liệu phụ là những nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợtrong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi hìnhdáng màu, sắc mùi vị hay dùng để bảo quản phục vụ cho hoạt động của các tưliệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức trong doanhnghiệp Vật liệu phụ ở đây bao gồm: Dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, tẩy…
Nhiên liệu bao gồm những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quátrình sản xuất kinh doanh như xăng dầu, khí đốt, than đá
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại chi phí nguyên vật liệu thành chiphí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu gián tiếp Chi phínguyên vật liệu trực tiếp phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính vànguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạosản phẩm hay thực hiện dịch vụ Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp là những loạivật liệu được sử dụng để kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng thêm chấtlượng của sản phẩm cũng như vẻ đẹp của sản phẩm để sản phẩm có thể tồn tại
và cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại trên thị trường hoặc để tạocho quá trình sản xuất được thuận lợi Giá trị của nguyên vật liệu bao gồm cảchi phí thu mua, vận chuyển, bảo quản và hao hụt định mức trong quá trình vậnchuyển
Đối với doanh nghiệp dịch vụ chi phí vật liệu bao gồm cả chi phí muangoài và các công cụ không nhỏ thuộc về tài sản cố định, phụ tùng thay thế muangoài để thay thế sửa chữa tài sản cố định
Tóm lại, chi phí nguyên vật liệu là bộ phận cấu thành nên giá của sảnphẩm kinh doanh vì vậy việc phân biệt chi phí nguyên vật liệu giúp công tác kế
Trang 8hoạch chi phí, quản lý chi phí tiết kiệm tránh lãng phí, giúp cho doanh nghiệp
có thể thực hiện việc hạ giá thành sản phẩm
*Chi phí nhân công.
Chi phí công nhân bao gồm tiền lương chính, lương phụ của người laođộng, công nhân viên trong doanh nghiệp do quỹ tiền lương của doanh nghiệpchi trả và khoản bảo hiểm xã hội tính theo tỷ lệ % theo quy định trên cơ sở tiềnlương được hưởng
Tiền lương được tính theo lương cấp bậc, chức vụ, theo ngạch bậc lươngtheo quy định 26/CP của chính phủ hoặc tiền lương tính theo kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp có thể là lương khoántheo doanh thu, khoán theo khối lượng hàng hoá tiêu thụ, lượng thời gian Tùytừng doanh nghiệp khác nhau mà các hình thức trả lương khác nhau cho phùhợp với tình hình và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp dịch vụ như công ty vận chuyển thì việc áp dụngtheo hình thức khoán theo khối lượng hàng hoá vận chuyển, kết hợp với chế độtiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng say làm việc
Lương tháng là tiền lương trả cho công nhân viên theo tháng hoặc theobậc lương đã sắp xếp, người hưởng lương sẽ nhận được tiền lương theo cấp bậc
và các khoản phụ cấp nếu có Lương này là tiền lương trả cho người lao độngtheo mức lương tháng và số ngày làm việc trong tháng và được tính:
Hình thức trả lương theo thơi gian đơn giản dễ tính, ít tốn thời gian tínhtoán và chi phí phát sinh khác song hình thức trả lương này lại không khuyếnkhích người lao động tăng năng suất công việc
Bên cạnh chế độ tiền lương, thưởng được hưởng trong quá trình sản xuấtkinh doanh người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảohiểm y tế, bảo hiểm xã hội…trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng…Các quỹ này hình thành một phần do người lao động đóng góp và phầncòn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Quỹ bảo hiểm y tếđược hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương cấp bậc
và các khoản phụ cấp của người lao động trên thực tế phát sinh trong tháng.Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20 % trên trên cơ sở quỷlương của doanh nghiệp trong đó 15 % là do đơn vị chủ sử dụng lao động nộp
và được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, còn 5 % trên lương là dongười lao động đóng góp và được trích trừ vào lương tháng của người lao động
Trang 9Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu trong trường hợp người lao động ốmđau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí…quỹ này do cơ quanbảo hiểm xã hội quản lý Vì vậy, theo pháp luật quy định thì công ty phải kýhợp đồng lao động và trình lên sở lao động thương binh và xã hội để làm căn cứlập sổ bảo hiểm xã hội Sổ này ghi mức đóng góp của người lao động trong suốtthời gian lao động và làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội sau này Hàngquý doanh nghiệp phải thanh toán với công ty bảo hiểm một lần về số bảo hiểmchi tại doanh nghiệp và số bảo hiểm phải nộp theo quy định hiện hành.
Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản khám chữabệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản…quỹ này được hìnhthành bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của ngườilao động thực tế phát sinh trong tháng Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 3%trong đó 2 % tính vào chi phí kinh doanh và 1 % tính trừ vào lương của ngườilao động
Quỹ kinh phí công đoàn được dùng để hổ trợ cho người lao động duy trìcác hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp nhằm giúp đỡ nhau phát triểnchuyên môn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Hiện nay doanhnghiệp được phép trích 2% trên cơ sở quỹ lương tính vào chi phí
Như vậy, tổng cộng 3 quỹ trên doanh nghiệp được phép trích 25 % trêntổng quỹ lương trong đó tính vào tính vào chi phí của doanh nghiệp là 19 % vàtrừ vào lương của người lao động 6 % Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch vàthực hiện việc tổ chức lao động tiết kiệm và hợp lý hơn để nâng cao năng suấtlao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
*Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Trong quá trình bảo quản và sử dụng tài sản cố định luôn bị hao mòn.Hao mòn là do sự giảm dần giá trị tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sảnxuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên và do tiến bộ khoa học kỹ thuật …căn cứvào nguyên nhân gây ra sự hao mòn đó người ta chia tài sản cố định thành haomòn hữu hình và hao mòn vô hình Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất,
do quá trình sử dụng tài sản cố định hoặc những bộ phận chi tiết của chúngkhông còn giữ nguyên trạng thái ban đầu mà bị hư hỏng dần, giá trị sử dụng củachúng giảm theo thời gian
Hao mòn vô hình là do tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật pháttriển dẫn đến năng suất lao động tăng lên, giá thành sản xuất giảm xuống Từ đótrên thị trường xuất hiện những tài sản cố định mới tuy có cùng thông số kỷthuật nhưng giá bán lại thấp hơn hay có thông số kỷ thuật tiến bộ hơn nhưng giábán lại không cao hơn…Nói chung hao mòn vô hình liên quan đến sự mất giácủa tài sản cố định và không liên quan đến hao mòn vật chất của nó vì thế cónhững tài sản cố định do chậm đem ra sử dụng đã bị hao mòn vô hình
Khi tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì sự chuyểndịch giá trị hao mòn của nó vào chi phí của đối tượng sử dụng tài sản cố định vàđược gọi là khấu hao Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệthống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử
Trang 10dụng của tài sản cố định Tuy nhiên không phải bất cứ tài sản cố định nào cũngđược phép trích khấu hao mà chỉ có những tài sản cố định liên quan đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì mới được phép trích khấu hao, mức trích khấu haođược hoạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Chi phí khấu hao là khoản tiền trích ra do tài sản cố định bị hao mòntrong quá trình sử dụng, dùng để tái sản xuất tài sản cố định của đơn vị theo đặcđiểm của việc hình thành và sử dụng quỹ khấu hao
Nguyên giá tài sản cố định được lấy làm căn cứ để tính khấu hao và nó làtoàn bộ lượng giá trị đã đầu tư vào tài sản cố định tính đến thời điểm tài sản cốđịnh chính thức phục vụ sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí thực tế đã chi ra
để có được tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định vào hoạt động bìnhthường như giá mua, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử gồm tài sản cố địnhmua ngoài và tài sản cố định thuê tài chính
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là do quy định của nhà nước
về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và theo yều cầu quản lý củadoanh nghiệp Phương pháp khấu hao phải đảm bảo được yêu cầu thu hồi vốnđầy đủ và phù hợp với đặc điểm từng nghành kinh tế Trong thực tế, phần giá trịhao mòn (hay phần giá trị tài sản cố định được phân bổ) được ghi nhận trong chiphí sản xuất kinh doanh hay giá trị sản phẩm dịch vụ được tạo ra được coi làmột yếu tố chi phí và được gọi là chi phí khấu hao tài sản cố định Bộ phận chiphí này thể hiện dưới hình thái tiền tệ và được gọi là tiền khấu hao Sau khi sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ số tiền khấu hao được tích luỹ lại và trởthành nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp Khi chưa có nhu cầu đầu tư tàisản cố định, nguồn vốn được thu hồi bằng việc khấu hao tồn tại dưới hình thái
là một bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp và được sử dụng linh hoạt.Ngoài ra, nguồn vốn khấu hao còn được dùng chi phí cho hoạt động sửa chữalớn để khôi phục lại giá trị hao mòn, việc thực hiện sửa chữa lớn có thể dodoanh nghiệp tiến hành hoặc thuê ngoài
Từ đó, doanh nghiệp phải xác định được khoản khấu hao hợp lý vừa đảmbảo thu hồi vốn nhanh vừa đảm bảo mức chi phí đó không làm đội mức chi phícủa doanh nghiệp lên làm ảnh hưởng tới tổng chi phí của doanh nghiệp và ảnhhưởng tới lợi nhuận Chi phí khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp sảnxuất chiếm tỷ trọng lớn và cần thực hiện quản lý tốt
* chi phí dịch vụ mua ngoài.
Là các khoản chi phí mua ngoài phục vụ cho doanh nghiệp như chi phíthêu ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thêu kho, tiền bốc vác, vận chuyểnhàng hoá để tiêu thụ, hoa hồng cho các đại lý và cho nhận uỷ thác xuất nhậpkhẩu, chi phí lãi vay…
Chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định ở đây là hoạt động thuê sửachữa nhỏ tài sản cố định của doanh nghiệp và mang tính thường xuyên Đây làtoàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê sửa chữa và chi phí mua các phụkiện vật liệu thay thế sửa chữa Chi phí thuê ngoài do hai bên thoả thuận trước
Trang 11và thực hiện khi doanh nghiệp không có chức năng sửa chữa hoặc khi điều kiệnkhông cho phép doanh nghiệp tự sửa chữa như khoảng cách, kỷ thuật, conngười…
Cước phí vận chuyển là khoản chi trả cước phí vận chuyển thuê ngoài vàtoàn bộ chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội, khấu hao, nhiên liệu cho phươngtiện vận chuyển chuyên dùng của doanh nghiệp các phương tiện vận chuyểnthuê ngoài thì doanh nghiệp phải trả tiền cho chủ phương tiện
Chi phí bốc dở, khuân vác là khoản chi phí thuê công nhân bốc dở, khuânvác hàng hoá lên phương tiện vận chuyển hoặc sang phương tiện vận chuyểnkhác
Các chi phí vận tải khác là số tiền chi phí thuê bao bì, bến bãi tạm thời,tiền thuê đò phà, các khoản chi phí cần thiết khác để bảo quản hàng hoá trongquá trình vận chuyển, chi phí này theo tỷ lệ phần trăm cước phí vận chuyển
Chi phí hoa hồng là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho tập thể hoặc
cá nhân bán hàng đại lý cho doanh nghiệp Trong doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ vận tải thì chi phí hoa hồng là khoản tiền doanh nghiệp trả cho người môigiới của doanh nghiệp Khoản hoa hồng này có thể tính bằng % trên giá bánhoặc tính phần trăm trên hợp đồng thêu xe hoặc theo thoả thuận giữa doanhnghiệp với đại lý, môi giới
Tiền thuê kho, thuê bãi có thể tính theo ngày thuê cũng có thể tính theodiện tích mặt bằng thuê, thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên cho thuê
Chi phí lãi vay là khoản chi phí doanh nghiệp phải trả cho việc huy độngvốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả vay ngắn hạn
và vay dài hạn
Như vậy, đối với doanh nghiệp thì chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷtrọng vừa phải song nhiều khoản kho hoạch toán, doanh nghiệp cần phân loại rõràng từng khoản chi phí để quản lý tốt tránh lãng phí thất thoát, giảm giá thànhsản phẩm
* Chi phí bằng tiền khác.
Là khoản chi ngoài các khoản chi ở trên, phát sinh trong quá trinh kinhdoanh của doanh nghiệp như chi phí tiếp khách, quảng cáo, hội nghị, đồ dùngvăn phòng…khoản chi phí này thực tế phát sinh tại mọi doanh nghiệp và không
có định mức cụ thể để quản lý
Các khoản chi phí như vệ sinh quét dọn, quãng cáo, tiếp khách và giaodịch góp phần mang lại cho doanh nghiệp uy tín, thương hiệu và có thể là cáchoạt động kinh tế trong tương lai, chi phí này ngày càng trở nên cần thiết đốivới doanh nghiệp trong thời kinh tế hiện nay Chi phí giới thiệu hàng hoá nhưhội trợ, triển lãm, khuyến mại thúc đẩy doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá nângcao lợi nhuận
Trong doanh nghiệp thì khoản chi phí này không có định mức cụ thểngười quản lý phải quản lý khoản chi phí này phù hợp để vừa giảm chi phí,không lãng phí song không ảnh hưởng đến công việc thường xuyên của doanhnghiệp mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp
Trang 122.2 Phân loại theo sự biến đổi của chi phí so với sự biến đổi doanh thu
Chi phí của doanh nghiệp bỏ ra nhằm mang lại doanh thu và lợi nhuận,căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí kinh doanh và doanh thu đạt được hay mức
độ hoạt động của doanh nghiệp, có thể chia chi phí thành hai loại là chi phí bấtbiến và chi phí khả biến
* Chi phí bất biến (hay chi phí cố định).
Chi phí bất biến là những chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi của quy mô sản xuất kinh doanh (hay doanh thu) của doanh nghiệp bao gồm các chi phí như: Chi phí khấu hao tài
sản cố định( theo thời gian), chi phí tiền lương trả cho cán bộ công nhân viênquản lý, chi phí thuê tài sản, văn phòng, chi phí lãi vay phải trả, chi phí bãodưỡng máy móc thiết bị…
Tổng định phí của doanh nghiệp thường không thay đổi nhưng định phítính cho một đơn vị sản phẩm đạt được thì thay đổi, nếu mức kết quả đạt đượccao thì định phí cho một đơn vị giảm xuống và ngược lại, tổng định phí khôngbiến đổi trong hạn mức giới hạn nhất định khi vượt qua mức đó thì định phí sẽthay đổi Căn cứ vào mối quan hệ của định phí đối với mức hoạt động ta có thểchia định phí làm hai loại:
- Định phí bắt buộc: Là khoản chi phí không thể thay đổi được của doanhnghiệp dù doanh nghiệp có hoạt động hay không doanh nghiệp vẫn phải trảkhoản chi phí này, chi phí thường liên quan đến cơ sở hạ tầng của doanh nghiệpnhư chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí trả tiền thuê đất, thuê văn phòng,chi phí lãi vay, lương quản lý…đây là loại chi phí mà doanh nghiệp không thể
bộ phận chủ yếu trong chi phí của doanh nghiệp nên trong công tác quản lý và
kế hoạch doanh nghiệp cần tính toán giảm tối đa định phí có thể theo hướng dàihạn
*Chi phí khả biến( hay chi phí biến đổi).
Trang 13Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi trực tiếp theo sự thay của doanh thu hay quy mô sản xuất, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chiphí dịch vụ được cung cấp như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, lương theosản phẩm…
Tổng chi phí khả biến của doanh nghiệp luôn thay đổi theo hướng thayđổi của doanh thu, khi doanh thu tăng thì đồng nghĩa với tổng chi phí tăng lên
và ngược lại, trên lý thuyết thì biến phí có thể giảm tới không đó là khi doanhnghiệp không hoạt động
Căn cứ vào mối quan hệ giữa biến phí và doanh thu hay mức độ hoạtđộng của doanh nghiệp ta chia biến phí thành:
- Biến phí tỷ lệ là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biếnđộng của mức độ sản xuất kinh doanh như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phílương công nhân trực tiếp theo sản phẩm…
- Biến phí cấp bậc là các khoản chi phí có thể thay đổi khi mức hoạt độngcủa doanh nghiệp thay đổi rỏ rệt, đột biến vượt qua một giới hạn nào đó, biếnphí này sẻ không thay đổi khi mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi ítnhư tiền thuê phương tiên vận tải quy định như sau: 20triệu/tháng nếu chạy dưới20.000 km/tháng nếu lớn hơn 20.000 km/tháng tính theo luỹ tiến 500km phải trả
50 nghìn đồng…
Trên thực tế, trong doanh nghiệp không phải lúc nào chi phí cũng có thểphân chia rỏ rệt như trên có những chi phí vừa mang tính chất của định phí vừamang tính chất của biến phí như chi phí điện, chi phí điện thoại…do vậy việcphân chia chỉ mang tích tương đối Nhưng việc phân chia này giúp doanhnghiệp thấy được xu hướng biến đổi cửa từng chi phí theo quy mô kinh doanh,
từ đó doanh nghiệp có thể xác định sản lượng hoà vốn cũng như quy mô kinhdoanh hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất
Tỷ trọng về chi phí khả biến và chi phí bất biến luôn thay đổi khi khốilượng sản phẩm lao vụ tăng lên Hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướngtăng chi phí cố định lên với lý do trong nền kinh tế thị trường để cạnh tranh tốtdoanh nghiệp phải mua sắm trang thiết bị hiện đại, điều này đồng nghĩa với đầu
tư thiết bị máy móc tăng làm cho chi phí cố định tăng lên
Hiện nay, xu hướng tăng dần tỷ trọng chi phí cố định so với chi phí biếnđổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển lâu dài và cơ bản của doanhnghiệp Nhưng khi chi phí cố định tăng cao hơn chi phí biến đổi thì khi nhàquản trị lập kế hoạch chi phí dễ bị động và có ít sự lựa chọn và giải pháp có thểquyết định cũng như hoạt động tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp cũng khóthực hiện
2.3 Phân loại theo các khâu kinh doanh.
Các khâu kinh doanh trong doanh nghiệp gồm có sản xuất, tiêu thụ vàcông tác quản lý các hoạt động đó, để thực hiện điều đó doanh nghiệp phải bỏ rachi phí Phân loại theo cách này ta chia chi phí thành : Chi phí sản xuất, chi phítiêu thụ và chi phí quản lý
* Chi phí sản xuất.
Trang 14Phân loại chi phí theo tiêu thức này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanhnghiệp được chia thành các yếu tố như sau:
- Nguyên liệu chính mua ngoài: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chínhdùng vào sản xuất mà doanh nghiệp phải mua từ bên ngoài, bao gồm muanguyên vật liệu, chi phí vận chuyển về kho, hao hụt định mức
- Vật liệu phụ mua ngoài bao gồm các loại nhiên liệu như than, củi, điện,dầu nhờn…mua từ bên ngoài dùng cho sản xuất của doanh nghiệp
- Tiền lương bao gồm lương chính lương phụ của cán bộ, công nhân viêntrong doanh nghiệp
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là số tiền tính theo tỷ lệ quy định trênquỹ lương của doanh nghiệp trợ cấp mất sức lao động, hưu trí, ốm đau, tainạn… của công nhân
- Khấu hao tài sản cố định là số tiền khấu hao những tài sản cố định dùngtrong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Các chi phí khác bằng tiền bao gồm những chi phí về tiền mặt mà theotính chất kinh tế thì không thể sắp xếp vào các yếu tố kể trên như tiền công tácphí, chi phí nước…
Chi phí sản xuất là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm vàcũng là bộ phận chi phí chủ yếu trong doanh nghiệp việc xác định rỏ từng bộphận cấu thành để quản lý tốt tránh lãng phí và có thể thực hiện tốt việc hạ giáthành sản phẩm
* Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Trong sản xuất hàng hoá của nền kinh tế thị trường thì việc tiêu thụ sảnphẩm đối với các doanh nghiệp là hết sức quan trọng Khối lượng lượng hànghoá tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định đến quy mô sản xuất kinh doanh
và lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm
và mở rộng thị trường tiêu thụ doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí cần thiết
Chi phí tiêu thụ sản phẩm bao gồm chi phí liên quan trực tiếp đến tiêu thụsản phẩm và chi phí cho việc mở rộng thị trường và nâng cao khả năng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp
Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm là những chi phí trực tiếp liên quanđến việc tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong quá trình chuyển sản phẩm từ doanhnghiệp tới tay người mua gồm chi phí:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản và bộ phận bánhàng như kho tàng, cửa hàng, phương tiện vận chuyển bốc dở hàng hoá
-Chi phí đóng gói sản phẩm là những chi phí bao gói sản phẩm thànhtừng lô, từng kiện để bảo quản và thuận tiện trong chuyên chở
- Chi phí vận chuyển sản phẩm đến tay người mua
- Chi phí bảo quản sản phẩm kể từ xuất kho gửi đi bán, chi phí mua ngoàinhư chi phí bốc dở ở nơi sân ga bến cảng, thuê kho bãi, hoa hồng đại lý bánhàng, hoa hồng uỷ thác xuất nhập khẩu…
Những chi phí trên đây là những chi phí mà doanh nghiệp có thể phải trảhoặc do người mua trả do thoả thuận hai bên trong đàm phán ký kết hợp đồng
Trang 15Khi doanh nghiệp phải thanh toán tiền vận chuyển thì việc lựa chọn hình thứcvận chuyển phù hợp có thể làm doanh nghiệp giảm bớt chi phí đặc biệt là trongbuôn bán xuất nhập khẩu Chi phí tiêu thụ trong doanh nghiệp dịch vụ được tínhtrực tiếp hoặc phân bổ cho khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
Chi phí nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm là những chi phí choviệc nghiên cứu thị trường, chi phí cho việc đàm phán ký kết hợp đồng và cácchi phí khác nhằm mở rộng thị trường
- Chi phí cho công tác điều tra, nghiên cứu thị trường gồm chi phí thuthập thông tin, phân tích thông tin…giúp cho công việc ra quyết định kinhdoanh
- Chi phí cho đàm phán ký kết hợp đồng, việc đàm phán ký kết hợp đồng
có thể tự doanh nghiệp thực hiện khi đó chi phí đàm phán gồm chi phí đi lại, ăn
ở, công tác phí còn khi nhờ môi giới doanh nghiệp mất chi phí môi giới
- Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hội trợ triển lãm nhằm mởrộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gồm các chi phí như thuê quảncáo, chi phí thuê triển lãm, chi phí thực hiện tiếp thị khuyến mại và chi phí vềhàng tiếp thị khuyến mại, tặng kèm…
Chi phí tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định việc tiêu thụ sản phẩmđược tiến hành tốt hay không Trong các yếu tố cấu thành nên chi phí tiêu thụsản phẩm có nhiều yếu tố khó định mức vì vậy việc quản lý chi phí tiêu thụ cầnthực hiện tốt tránh lãng phí và không ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sảnphẩm
* Chi phí quản lý.
Chi phí quản lý của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ laođộng sống và lao động vật hoá phát sinh ở bộ máy quản lý của doanh nghiệp.Đây là chỉ tiêu tương đối quan trọng đối với các doanh nghiệp nó phục vụ cho
bộ máy điều hành hoạt động của doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệpbao gồm :
- Chi phí nhân viên quản lý: Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả chocán bộ công nhân viên quản lý như tiền lương, phụ cấp và các khoản tính theolương
- Chi phí đồ dùng văn phòng là toàn bộ chi phí về đồ dùng văn phòngxuất dùng như giấy, bút, mực…sửa chữa cho tài sản cố định, công cụ, dụng cụ,
đồ dùng trong quản lý
- Chi phí khấu hao ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là chi phí về nhữnghao mòn của tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý như văn phòng làm việcphương tiện, máy móc, thiết bị truyền dẫn…
- Chi phí bằng tiền khác như điện, nước, điện thoại
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bộ phận gián tiếp của chi phí kinh doanh,
tỷ trọng của bộ phận này trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lýsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16Ngoài các mục chi phí ở trên trong doanh nghiệp còn các khoản chi phíthường xuyên sau:
- Chi phí dự phòng như chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí
dự phòng phải thu khó đòi và khoản chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán
- Chi phí cho hoạt động tài chính như mua cổ phiếu, đầu tư chứng khoán,chi phí cho vay vốn, chi phí để vay vốn
Tóm lại, nếu phân loại chi phí kinh doanh một cách hợp lý và khoa học sẽ
có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp thuận lợi choquá trình kiểm soát các chi phí phát sinh Phân loại chi phí theo các tiêu thứckhác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí, xác định hướng phấn đấu tiếtkiệm chi phí kinh doanh và đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận
3 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHI PHÍ KINH DOANH.
Để đánh giá, phân tích đầy đủ tình hình thực hiện chi phí của doanhnghiệp các nhà quản trị cần sử dụng một loạt các chỉ tiêu có quan hệ với nhau
mà qua đó chúng ta có thể phản ánh được những tính chất cơ bản và quan trọngnhất của quá trình thực hiện chi phí Mục đích của các chi tiêu sẽ giúp cho cácnhà quản trị hạn chế tối đa tính chất định tính khi đề ra các mục tiêu mà cố gắnglượng hoá cụ thể bằng những con số sẽ giúp cho người thực hiện xác định đượccông việc cần thực hiện, để thực hiện mục tiêu đã đề ra Các chỉ tiêu vừa phải dểtính dể hiểu và thể hiện tổng quát
3.1 Tổng chi phí kinh doanh.
Tổng chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ chi phíkinh doanh phát sinh trong kỳ được kết chuyển (phân bổ) cho hàng hoá dịch vụ
đã tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.Tổng chi phí kinh doanh được xác địnhtrên cơ sở tính toán và tổng hợp từng khoản mục chi phí cụ thể, việc này phảidựa vào việc tính toán và xác định từng khoản mục chi phí thực tế đã phát sinh
và phù hợp
Tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá- dịch vụ tiêu thụ trong kỳđược tính bằng công thức:
F =Fdk+ Fps - FckTrong đó:
F: Là tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêu thụtrong kỳ
Fdk: Là số dư chi phí kinh doanh đầu kỳ
Fps: Là tổng chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ
Fck: Là tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ.Tổng chi phí kinh doanh là một số tuyệt đối tính bằng tiền phản ánh quy
mô của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bù đắp từ doanh thucủa doanh nghiệp trong kỳ hạch toán Song chưa phản ánh được trình độ sử
Trang 17dụng các nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh là thấp haycao Để khắc phục điều này ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh.
3.2 Tỷ suất chi phí kinh doanh:
Nếu tổng chi phí kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh về chiều rộng mức độ
bỏ ra của chi phí trong kỳ thì chỉ tiêu tỷ suất chi phí lại phản ánh về chiều sâu,chất lượng sử dụng chi phí của doanh nghiệp Nhìn vào chỉ tiêu tổng chi phíkinh doanh, doanh nghiệp sẽ thấy được tổng cộng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để
có được doanh thu trong kỳ, còn chỉ tiêu tỷ suất chi phí có thể đánh giá đượchiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng điềukiện hoặc so với kỳ gốc, đây là chỉ tiêu tương đối và được tính bằng tỷ lệ phầntrăm (%) của chi phí trên doanh thu bán hàng thể hiện bằng công thức:
F/ = M F x 100
Trong đó:
F/ : Là tỷ suất chi phí kinh doanh trong kỳ ( tính bằng %)
F : Là tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêuthụ trong kỳ
M : Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mối qua hệ giữa tổng mức chi phí kinh doanh vớidoanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong kỳ Nó phản ánh cứ 100 đồng doanhthu thì có bao nhiêu đồng chi phí cần bỏ ra để có được doanh thu đó Nếu doanhnghiệp nào có tỷ suất chi phí kinh doanh thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp đókinh doanh có hiệu quả, trình độ tổ chức, quản lý chi phí nói chung là tốt bởi tỷsuất chi phí thấp sẽ dẫn tới tỷ lệ lợi nhuận cao Vì thế tất cả các doanh nghiệpđều tìm mọi biện pháp để hạ thấp tỷ suất chi phí kinh doanh của doanh nghiệpmình
3.3 Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh ( ký hiệu là ∆F / ).
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ kinhdoanh giữa kỳ so sánh với kỳ gốc Mốc chênh lệch này được phản ánh bằngcông thức sau:
∆F/ = F/
1 - F/ 0
0 : Là tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc
Đối với doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà tachọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù hợp Ta có thể chọn kỳ gốc là kỳ kế hoặccòn kỳ so sánh là kỳ thực hiện hay kỳ gốc là số thực hiện của năm trước còn kỳ
so sánh là số thực hiện của năm sau để đánh giá sự thay đổi về số tuyệt đối của
Trang 18tỷ suất chi phí qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay sự yếu kém trong công tác quản
lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp: Nếu ∆F/ nhỏ hơn không hay nói cáchkhác tỷ suất chi phí của kỳ nghiên cứu nhỏ hơn kỳ gốc chứng tỏ doanh nghiệp
có cố gắng trong việc hạ thấp tỷ suất chi phí nên việc tổ chức thực hiện chi phíkinh doanh tốt Ngược lại nếu ∆F/ lớn hơn không chứng tỏ việc tổ chức chi phíkinh doanh của doanh nghiệp là kém đi Tuy nhiên, ∆F/ bằng không ta khó cóthể kết luận được việc quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp là tốt hơnhay kém đi Vì vậy, để kết luận được chính xác ta cần xem xét đến các chỉ tiêutiếp theo
3.4 Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí( T F’ ).
Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ (%) giữa mức tăng giảm tỷ suất chi phí với
tỷ suất chi phí kỳ gốc Qua tốc độ nhanh hay chậm của tỷ suất chi phí kinhdoanh giữa hai thời kỳ ta có thể thấy rỏ hơn được tình hình phấn đấu giảm chiphí của kỳ nào hay doanh nghiệp nào là tốt hơn
Công thức biểu hiện tốc độ tăng hay giảm tỷ suất chi phí như sau:
TF’ =
100 '
Trong đó:
TF’ : Là tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh
∆F/ : Là mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh
F/
0 : Là tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc
Nếu như qua chỉ tiêu mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh mớichỉ xác định được độ lớn của phần tỷ suất tăng hay giảm thì chỉ tiêu tốc độ tănggiảm tỷ suất cho ta thấy rỏ quá trình tăng giảm trên là nhanh hay chậm Qua đó,nhà quản lý sẽ nhận biết được sự thành công hay thất bại của việc phấn đấugiảm chi phí kinh doanh vì trong một số trường hợp giữa hai thời kỳ của doanhnghiệp hoặc giữa hai doanh nghiệp có cùng điều kiện so sánh đều có mức độ hạthấp chi phí là như nhau nhưng tốc độ tăng hoặc giảm như nhau, trong trườnghợp này doanh nghiệp hay kỳ nào đó có tốc độ giảm nhanh hơn thì được đánhgiá là tốt hơn và ngược lại
3.5 Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí : ( ký hiệu là ∆F ).
Chỉ tiêu này cho biết với mức doanh thu trong kỳ và mức giảm (hoặctăng) tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp tiết kiệm ( hoặc lãng phí ) là bao nhiêu ?Mức độ này được biểu hiện bằng công thức sau:
1
'
M F
Trong đó:
∆F : Là số tiền tiết kiệm ( hay lãng phí ) của doanh nghiệp
M1 : Là doanh thu tiêu thụ hàng hoá dịch vụ kỳ so sánh
∆F/ : Là mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí
Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ hơn về mức độ hạ thấp chi phí kinh doanhbằng cách chuyển số tương đối (%) thành số tuyệt đối Từ đó, các nhà quản trịtài chính sẽ được cụ thể việc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh sẽ mang lại bao
Trang 19nhiêu đồng lợi nhuận Bằng việc đem so sánh chi phí của hai kỳ với nhau trongmối quan hệ với doanh thu đã mang lại hiệu quả thật sự trong công tác quản lýchi phí kinh doanh.
3.6 Hệ số sinh sinh lợi của chi phí kinh doanh ( ký hiệu là H ).
Hệ số sinh lợi của chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối
quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh thương mại trong mộtthời kỳ nhất định biểu hiện bằng công thức :
H F P
Trong đó :
H : Là hệ số sinh lợi của chi phí kinh doanh
P : Là tổng lợi nhuận đạt được trong thời kỳ kinh doanh
F : Là tổng chi phí kinh doanh trong kỳ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, nó thể hiện mức sinh lợi của chi phí đã bỏ ra: Cứ mộtđồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nguận Nếu hệ
số sinh lợi của doanh nghiệp nâng cao ( H càng lớn ) thì chứng tỏ khả năng kinhdoanh của doanh nghiệp là tốt hay nói các khác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
đã được sử dụng có hiệu quả và ngược lại nếu hệ số sinh lợi của doanh nghiệpthấp ( H nhỏ ) chứng tỏ khả năng kinh doanh của doanh nghiệp kém
Nhìn chung, tất cả các chỉ tiêu đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Dovậy, để phân tích đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh một cáchtoàn diện cần phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu này với nhau để rút ra được kếtluận tổng quát, chặt chẽ và chính xác Từ đó, đề ra những quyết định hay đánhgiá sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp
4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ KINH DOANH 4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh :
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu ảnh của rấtnhiều yếu tố từ môi trường bên trong và bên ngoài, doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì phải biết kết hợp hài hoà giữa các nhân tố Môi trường bêntrong bao gồm các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp còn môi trường bênngoài bao gồm các nhân tố khách quan của doanh nghiệp Do đó việc phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh tức là phân tích các tác động củacác nhân tố từ môi trường bên trong và bên ngoài đến chi phí của doanh nghiệp
4.1.1 Nhân tố khách quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên trong và ngoài doanh nghiệp,nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Bởi vậy, thay vì việc cố gắng tácđộng làm thay đổi các nhân tố này doanh nghiệp nên tìm mọi biện pháp để thíchnghi với chúng Các nhân tố này luôn ảnh hưởng tới doanh nghiệp theo haichiều hướng tích cực và tiêu cực Vậy làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực vàthúc đẩy mặt tích cực của nó? muốn hiểu rõ hơn về điều này ta phải tìm hiểuthêm về các nhân tố thuộc về môi trường khách quan sau đây:
Trang 20*Ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến chi phí kinh doanh.
Để tiến hành kinh doanh doanh nghiệp phải lấy từ môi trường bên ngoàinhững yếu tố đầu vào như : Nguyên vật liệu, lao động, vốn …tuy nhiên đối vớidoanh nghiệp thì đây là yếu tố đầu vào còn trên góc độ thị trường thì chúng lại
là hàng hoá và là đầu ra của các doanh nghiệp khác Vì thế, đã là hàng hoá thi
nó đều phải chịu tác động của quy luật thị trường như cung cầu, quy luật giá cả.Mặt khác trong quá trình sản xuất thì giá cả các yếu tố đầu vào sẽ được kếtchuyển vào giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra Ngoài ra, còn một bộphận các yếu tố đầu vào khác kết chuyển vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp
và chi phí bán hàng Bởi vậy, khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng thì chi phí củadoanh nghiệp cũng tăng tương ứng và ngược lại khi giá cả các yếu tố đầu vàogiảm thì chi phí của doanh nghiệp cũng giảm tương ứng Doanh nghiệp khôngthể tác động vào giá cả trên thị trường và doanh nghiệp phải tìm cách thích nghivới nó bằng nhiều cách như: Tìm kiếm nguồn hàng rẻ hơn từ nơi khác, giảmthiểu chi phí lưu kho lưu bãi của nguyên vật liệu, giảm thiểu chi phí muahàng…
* Ảnh hưởng của mức lưu chuyển hàng hoá tới chi phí kinh doanh
Trong doanh nghiệp mức lưu chuyển hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn tớichi phí kinh doanh theo chiều tỷ lệ nghịch, tức là nếu mức lưu chuyển hàng hoádịch vụ tăng thì chi phí dịch vụ của doanh nghiệp có xu hướng giảm và ngượclại nếu mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ giảm thì chi phí tăng Vậy nguyênnhân là do đâu?
Xét theo tính chất biến đổi của chi phí thì nếu mức lưu chuyển hàng hoátăng thì mức doanh thu sẽ tăng do hàng hoá dịch vụ bán ra nhiều hơn làm chotổng chi phí biến đổi tăng nhưng chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm do tốc
độ tăng của chi phí biến đổi nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu khiến cho tỷsuất chi phí kinh doanh giảm đi và doanh nghiệp có thể hạ thấp được chi phí.Ngoài ra, khi mức lưu chuyển hàng hoá tăng thì tổng chi phí cố định không đổicũng góp phần vào việc giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm được làm ra.Ngược lại mức lưu chuyển giảm cũng đồng nghĩa với việc giảm doanh thu củadoanh nghiệp và làm cho chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm được làm ra tăng.Khi đó doanh nghiệp còn bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh khiến chi phí cơ hội tănglên, chi phí trả cho việc sử dụng vốn cũng tăng do tốc độ thu hồi vốn chậm vốn
Sự ảnh hưởng của nhà nước hay môi trường kinh tế vĩ mô là sự ảnhhưởng, tác động đến doanh nghiệp bằng các đường lối pháp luật về kinh doanh,
Trang 21luật tài chính và các văn bản có tính pháp quy dưới luật Hệ thống này ràngbuộc về mặt pháp lý và tác động trực tiếp đến quá trình tổ chức quản lý sản xuấtkinh doanh Nhà nước đóng vai trò hướng dẩn, kiểm soát và điều tiết ở tầm vĩ
mô, tạo lập hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động Các doanhnghiệp phải tuân thủ chế độ quản lý kinh tế của nhà nước như: chế độ tiềnlương, tiền công…và là chỗ dựa cho công tác quản lý chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp bởi căn cứ vào chế độ kế toán – tài chính mà nhà nước đã quyđịnh các doanh nghiệp tiến hành việc áp dụng vào công tác phân tích, kiểm tra,hoạch toán đúng, đủ chi phí Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các doanh nghiệpViệt Nam đã chứng minh rằng hệ thống pháp luật thiếu và không đồng bộ gâycản trở lớn cho mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp làm cho chi phí củadoanh nghiệp tăng lên rất bất hợp lý, đồng thời làm cho tăng chi phí quản lý lênkhông cần thiết Mặt khác hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế do nhà nước
bố trí bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, bến cảng kho tàng dể thấy rõ nhómnày tác động rất mạnh đến chi phí như chi phí vận chuyển, bảo quản, thuê khobãi Nếu việc bố trí đó khoa học hợp lý thì sẻ giúp các doanh nghiệp giảm chiphí, còn khi việc bố trí không hợp lý thiếu khoa học thì quá trình kinh doanh sẽphát sinh thêm các khâu trung gian, tăng thời gian lưu chuyển làm tăng chi phícủa doanh nghiệp
*Ảnh hưởng của mức sống, trình độ và tập quán đến chi phí kinh doanh.
Sau nhà nước thì nhân tố khách quan cần phải nói đến những ảnh hưởngđến chi phí của doanh nghiệp là phong tục tập quán thói quen của khách hàng
…Trước khi sản xuất ra một mặt hàng nào đó, điều đầu tiên doanh nghiệp phảitính đến xem nó có thể được chấp nhận và có thể được tiêu dùng hay không? Dovậy, muốn bán được thì doanh nghiệp phải nghiên cứu về tập quán, thói quen,phong tục và liệu sản phẩm đó phù hợp với sức tiêu dùng của xã hội không, cóthể được hoan nghênh hay tẩy chay đối với một mặt hàng Yếu tố này có thểlàm cho doanh nghiệp thất bại hoặc thành công trong kinh doanh khi mà chi phí
bỏ ra có thể được bù đắp và tăng uy tín của doanh nghiệp khi thành công cònkhi thất bại không được thị trường chấp nhận doanh nghiệp không thu hồi đượcvốn, chi phí bỏ ra mà còn đánh mất cả uy tín
Mức sống của con người tăng lên, trình độ phát triển của xã hội cũng làyếu tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp Yếu tố này làm cho giá cả củasức lao động tăng lên dẩn đến chi phí của doanh nghiệp tăng lên, có thể thấy rõđiều này tác động đến mọi doanh nghiệp, trong điều kiện hiện nay việc bảo vệmôi trường sống của con người cũng tác động mạnh đến chi phí của doanhnghiệp khi mà yêu cầu này càng được quy định chặt chẽ hơn
*Ảnh hưởng của trình độ phát triển khoa học công nghệ và việc áp dụng khoa học công nghệ.
Đây là nhân tố quan trọng tác động chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nhiềunghành công nghệ mới ra đời và được áp dụng vào sản xuất kinh doanh làm
Trang 22tăng năng suất lao động xã hội, giảm tiêu hao vật tư, vì vậy các doanh nghiệp cónhiều điều kiện đổi mới công nghệ trang thiết bị máy móc, thay thế nguyênnhiên, vật liệu từ đó giảm được chi phí sản xuất kinh doanh.
Nói tóm lại, nhân tố khách quan là yếu tố mà các doanh nghiệp không thểcải tạo được mà chỉ có thể thích nghi Ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp cóchung và đến chi phí nói riêng theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực Songđây là nhân tố mà tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế đều gặpphải vì vậy doanh nghiệp phải biết khai thác triệt để những thời cơ, giảm thiểucác mặt tiêu cực góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh, là cơ hội để các doanhnghiệp thành công hay thất bại
…sẽ làm cho tốc độ tiêu thụ kém, làm tăng chi phí trong lưu thông như chi phíbảo dưỡng, bảo quản…và chi phí lãi vay dẫn đến tổng chi phí cũng sẽ tăng lêntương ứng Về hình thức ảnh hưởng nay là do cơ cấu nghành hàng, mặt hàngnhưng nguyên nhân sâu xa ở đây chính là sự hợp thị hiếu hay mức độ phù hợpvới nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp đối vớingười tiêu dùng mà các mặt hàng kinh doanh là do chính những quyết định kinhdoanh tạo dựng nên
*Ảnh hưởng của yếu tố con người và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đây là hai yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và cũng là nhân tố có tác động lớn đến chi phí kinh doanh Nói đếnyếu tố con người là nói đến trình độ, khả năng, tư cách đạo đức của người côngnhân và nhà quản lý, vì vậy ý thức tiết kiệm của mỗi nhân viên và các nhà lãnhđạo trong doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh mẻ nhất chi phí kinh doanh Nếunhân viên kém, các nhà lãnh đạo quản lý lỏng lẻo, chi tiêu lãng phí sẽ khiến chochi phí kinh doanh nói riêng và chi phí của toàn doanh nghiệp nói chung biến đổitheo chiều hướng xấu và ngược lại nếu ý thức tiết kiệm của nhân viên, các nhàlãnh đạo cao, trình độ quản lý tốt, chặt chẽ, hạn chế tối đa được các chi tiêukhông cần thiết, tránh được những lãng phí sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệpcải thiệt rỏ rệt theo chiều hướng tốt Còn nói đến các yếu tố kỷ thuật là nói đếncác yêu tố máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện truyền dẫn…cơ sở kỷ thuậtcàng được nâng cao thì năng suất lao động càng tăng, chất lượng hàng hoá dịch
Trang 23vụ sản xuất ra ngày càng được cải tiến từ đó tiết kiệm chi phí tiền lương, chi phísửa chữa, chi phí nguyên vật liệu hao phí…và làm thúc đẩy tiêu thụ giảm đượcchi phí bán hàng tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn…Chi phí kinh doanh giảm.
*Ảnh hưởng của năng suất lao động.
Năng suất lao động của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chi phí tiềnlương trả cho người lao động dể thấy rõ điều nay qua chế độ trả lương khoándoanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao động càng cao thì chi phí tính trênmột đồng doanh thu sẽ giảm xuống vì vậy với một doanh thu không thay đổi,năng suất lao động tăng lên làm chi phí tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩmgiảm xuống và ngược lại Yếu tố năng suất lao động là kết quả của nhiều quátrình nhưng trong đó quan trọng là quá trình quản lý sử dụng lao động và quátrình đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp Tổ chức quản lý, sử dụng lao độngtại doanh nghiệp tác động mạnh đến năng suất lao động Nếu doanh nghiệp tuyểnchọn lao động tốt và tổ chức lao động khoa học hợp lý, chế độ thưởng phạt đúngđắn sẽ kích thích người lao động cải tiến, phát huy sáng kiến trong sản xuất kinhdoanh thì năng suất lao động tăng lên và ngược lại Ngoài ra, nếu doanh nghiệpquan tâm đổi mới công nghệ phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp thìtạo ra tiền đề cho năng suất lao động tăng lên
*Ảnh hưởng của trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh và chi phí, tài chính.
Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tác động mạnh đến quátrình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp: Lựa chọn địa bàn hoạt động, nghành,mặt hàng, dich vụ kinh doanh, lựa chọn phương pháp, giải pháp trong đầu tưtrong sản xuất kinh doanh tốt nhất đảm bảo cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quảcao làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển tốt, tăng được doanh thu,tăng được sức cạnh tranh, uy tín trên thị trường và ngược lại hiệu quả đầu tưthấp lãng phí chi phí và giảm sức cạnh tranh và uy tín
Trình độ quản lý tài chính tốt, giúp doanh nghiệp tổ chức huy động vốnhợp lý và sử dụng vốn hiệu quả cao, tăng nhanh được vòng quay của vốn, tăngdoanh thu, đồng thời giảm được các chi phí liên quan đến dự trữ hàng hoá, từ đótiết kiệm được chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
Trình độ quản lý chi phí tốt còn giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời cácchi phí phát sinh không cần thiết cho hoạt đông sản xuất kinh doanh ở tất cả cáckhâu kinh doanh và loại bỏ chúng nhằm tiết kiệm được chi phí cho doanhnghiệp Ngược lại, nếu các hoạt động quản lý không tốt sẽ làm tăng chi phí củadoanh nghiệp
*Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan khác.
Ngoài các nhân tố chủ quan ở trên, trong thực tế doanh nghiệp còn chịuảnh hưởng của rất nhiều nhân tố chủ quan khác như: Văn hoá của doanh nghiệp,việc tổ chức mạng lưới cung ứng hàng hoá…đây cũng là các nhân tố ảnh hưởngkhông nhỏ đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và nếu như doanh nghiệp
Trang 24biết kết hợp hài hoà giữa chúng, phát huy mặt tích cực và giảm tiêu cực củachúng thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ đạt mục tiêu giảm chi phí.
Trong việc tìm kiếm nguồn hàng cung ứng doanh nghiệp luôn đóng vaitrò chủ động Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về khả năng tài chính cũngnhư uy tín của nhà cung ứng bởi thái độ ứng xử của họ sẽ có ảnh hưởng lớn đếnquá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai Trong thực tế,việc tìm kiếm nguồn hàng từ các nơi sản xuất và việc đa dạng hoá các bạn hàng
sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được các khoản chi phí rủi ro như: Sản xuất
bị ngừng trệ do các yếu tố đầu vào thiếu, mất cơ hội kinh doanh, mất uy tín…Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn hàng từ các nơi sản xuất khác sẽ giúp doanhnghiệp giảm chi phí trung gian
Văn hoá trong doanh nghiệp thể hiện qua môi trường làm việc được tạo
ra trong doanh nghiệp Với môi trường làm việc hoà đồng cạnh tranh lành mạnhgiúp cho cán bộ công nhân viên thoải mái trong công việc yêu quý và gắn bóvới công việc hơn khi đó sự sáng tạo và hăng say trong công việc làm năng suấtlao động tăng lên, ý thức tiết kiệm phân đấu đưa doanh nghiệp đi lên sẻ ảnhhưởng gián tiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, khi môitrường văn hoá trong doanh nghiệp không tốt ý thức công việc kém mọi ngườikhông hăng say công hiến vì doanh nghiệp các hoạt động này gián tiếp tác độngđến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp như hao phí sản xuất kinh doanh tănglên năng suất giảm…Hiện nay, phong trào đơn vị văn hoá, khu phố văn hoá …
và doanh nghiệp văn hoá đang được thực hiện rộng khắp vì người ta nhận thấyđược những mặt tích cực của nó mang lại cho họ
Nói tóm lại, những nhân tố chủ quan tác động đến chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát và cải tạo được và nó cũng là yếu tốtạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau, nó có thể trở thành thếmạnh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp biết vận dụng tốt các nhân tố này mộtcách khoa học và phù hợp với điều kiện doanh nghiệp từ đó tạo ra sự chủ độngtrước đối thủ cạnh tranh
4.2 Các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với mọi doanh nghiệp việc hạ thấp chi phí kinh doanh là điều rất cầnthiết nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và càng không thể dểdàng tìm ra một hệ thống các giải pháp chung cho mọi doanh nghiệp Bởi vì,mỗi doanh nghiệp đều có môi trường kinh doanh khác nhau, điều kiện thực tếkhác nhau Do vậy, các nhà quản trị tài chính phải nhạy bén và có năng lực để
có thể vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp sao cho phù hợp với thực tếcủa doanh nghiệp mình Qua nghiên cứu người ta đã tìm ra được một số giảipháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận
4.2.1 Làm tốt công tác marketing.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được bắt đầu từ phòngmarketing và kết thúc cũng ở phòng marketing Điều đó, đã nói lên phần nào sựquan trọng của công tác marketing, nghiên cứu thị trường Trên góc độ nào đó,
Trang 25ta có thể hiểu rằng công tác marketing là công việc tìm hiểu, nghiên cứu, dựđoán nhu cầu của thị trường để doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội kinhdoanh trong tương lai Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu,thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng phong phú không có giới hạn.Chính vì thế, bất kể doanh nghiệp nào nếu không tổ chức tốt công tác marketingđiều đó có nghĩa là không nắm bắt được hay nắm bắt chậm nhu cầu của kháchhàng thì mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ không đượcngười tiêu dùng chấp nhận Nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cơ phá sản sẽ làđiều không tránh khỏi.
Tôn chỉ của các doanh nghiệp ngày nay đó là “Chỉ kinh doanh những cái
mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh những gì mình có” Ngược lại,nếu hoạt động marketing càng có hiệu quả bao nhiêu tức là chất lượng chủngloại và giá cả mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất ra càng gắn vớinhu cầu của người tiêu dùng bao nhiêu thì tương lai mặt hàng đó càng tiêu thụtốt bấy nhiêu Ở đây, tiêu thụ nhanh, tốt đồng nghĩa với việc tăng doanh thu,tăng lợi nhuận, giảm chi phí huy động vốn, giảm chi phí kinh doanh…Về lâudài góp phần đẩy mạnh uy tín của doanh nghiệp tạo tiền đề cho việc mở rộngquy mô, phát triển sản phẩm
4.2.2 Cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Ngày nay, việc cải tiến phương thức kinh doanh, không ngừng nâng caochất lượng phục vụ khách hàng là điều rất quan trọng góp phần thúc đẩy quátrình tiêu thụ hàng hóa Dường như điều đó là điều không liên quan đến việcgiảm chi phí nhưng nếu sét đến nguyên nhân sâu xa thì nó góp phần không nhỏbởi trong xã hội hiện nay, người tiêu dùng không đơn thuần chỉ mua hàng hoádịch vụ mà họ còn tiêu dùng cả hàng hoá tinh thần đó là thái độ cung cách phục
vụ của nhân viên bán hàng Ngoài ra họ còn là người quảng cáo rất có hiệu quảcho sản phẩm của doanh nghiệp Điều này giúp ta hiểu rỏ rằng không phải ngẫunhiên mà tổng thu nhập từ dịch vụ trong tông sản lượng kinh tế quốc dân củacác nước tiên tiến chiếm tỷ trong cao nhất Giờ đây người bán hàng không chỉđơn thuần đóng vai trò là người giao hàng và nhận tiền từ khách hàng mà họcòn là nhân viên tư vấn giúp khách hàng lựa chọn hàng hoá phù hợp với sởthích, túi tiền của người tiêu dùng đồng thời người bán hàng còn là người hướngdẩn cách thức sử dụng cũng như tiến hành bão dưỡng nếu khách hàng yêu cầuđiều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được sự hài lòng và thoả mãn của kháchhàng, làm cho họ trở thành khách hàng truyền thống của doanh nghiệp Thêmvào đó, sẽ thúc đẩy bán hàng tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá, suy giảm phẩmchất, hạ thấp được chi phí kinh doanh
4.2.3 Áp dụng các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật.
Trong thời đại thông tin hiện nay sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được tínhbằng ngày, bằng giờ máy móc thiết bị sản xuất liên tục thay đổi, dần dần thaythế cho những lao động năng nhọc của con người thêm vào đó là những nhiên
Trang 26liệu, nguyên liệu, năng lượng mới ra đời thay thế cho những nguyên liệu truyềnthống tự nhiên đang dần cạn kiệt Càng ngày, vai trò của khoa học kỹ thuật vàcông nghệ càng được coi trọng việc áp dụng các thành tựu mới một cách mau lẹcho phép các doanh nghiệp hạ thấp chi phí kinh doanh tăng nhanh sản lượng điđôi với việc hạ giá thành sản phẩm, giảm bớt lượng lao động dùng vào sản xuất
do áp dụng tự động hoá
Do đó, trong hoạt động kinh doanh vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp làtuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình mà nắm bắt thời cơ đểứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào kinh doanh, góp phần giảmbớt chi phí kinh doanh
4.2.4 Tận dụng tối đa khả năng phục vụ của cơ sở vật chất trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp sản xuất cơ sở vất chất kỷ thuật chủ yếu là tài sản cốđịnh như thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ, nhà xưởng Vì vậy, việc bảodưỡng và sử dụng khai thác tốt công xuất phục vụ của chúng làm tăng năng suấtlao động, tiết kiệm được chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp Việc khai tháchết khả năng làm việc của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanhchính là việc phát triển kinh doanh theo chiêu sâu của doanh nghiệp, giúp tậndụng được mọi nguồn lực sẵn có Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần có nhữngbiện pháp thưởng phạt vật chất nhằm kích thích khả năng sáng tạo ngăn ngừatình trạng lãng phí, hư hỏng thất thoát nguyên vật liệu của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp thương mại dich vụ thì cơ sở vật chất chủ yếu
là các cửa hàng kho tang, các phương tiện vận tải, các công cụ phục vụ việc bảoquản và tiêu thụ hàng hoá…Do đó, việc khai thác lại phụ thuộc vào yếu tố chủquan của doanh nghiệp, yếu tố mùa vụ …
Vì vậy, để tận dụng hết khả năng phục vụ của chúng doanh nghiệp có thể
đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, kết hợp với việc cho thuê kho tàng, công cụ,dụng cụ, đồ dung… Phương pháp này là phương pháp hạ thấp chi phí có hiệuquả nhất chi phí đối với các doanh nghiệp thương mại
4.2.5 Tổ chức tốt việc cung ứng cho hoạt đông sản xuất kinh doanh.
Trong giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm
tỷ trọng lớn nhất Vì thế, nếu thực hiện tốt việc giảm giá mua của chúng là tốtnhất tốt nhất giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành Khi nghiên cứu
về nguồn cung ứng, doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng cung ứng hàng hoá
về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm mà bạn hàng hay nhà cung cấp cóthể đáp ứng được Ngoài ra, nếu không kể đến yếu tố chất lượng thì giá cả củanguyên vật liệu, phương thức thanh toán và thời hạn giao hàng là những điểm
mà doanh nghiệp chú trọng nhất Sau khi đã lựa chọn nhà cung cấp thì việc tiếpđến của doanh nghiệp là việc tổ chức mạng lưới thu mua sao cho phù hợp vớiđiều kiện nguồn hàng, điều kiện mua Trong cung ứng, sau khi đã thu mua hànghoá thì khâu quan trọng kế tiếp là dự trữ Dự trữ đảm bảo cho hàng hoá bán rađược liên tục, sản xuất không bị gián đoạn, mở rộng lưu thông Tuy nhiên, việc
Trang 27xác định đúng khối lượng cần dự trữ là một điều rất khó khăn đối với tất cả cácdoanh nghiệp bởi nếu mức dự trữ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp vừa trực tiếp tiếtkiệm được chi phí vừa giảm được chi phí do vốn sản xuất kinh doanh ứ đọng,tránh được việc giảm một các tương đối chi phí do doanh thu giảm vì không đủhàng để bán ra.
4.2.6.Tổ chức hợp lý, khoa học đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Để tổ chức, sử dụng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp một cách hợp
lý thì trước hết phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng Đây là nhiệm vụ quản trị quantrọng vì vậy mà các nhà quản trị giỏi thường hiếm khi uỷ nhiệm toàn bộ côngtác này cho cấp dưới bởi nếu việc tuyển dụng thực hiện tốt tức là người đượctuyển dụng phù hợp với doanh nghiệp và có năng lực thực sự thì kết quả manglại rất lớn và lâu dài đối với doanh nghiệp ngược lại việc tuyển dụng không thựchiện tốt thì kết quả sau nay sẽ khó đạt được mục tiêu kinh doanh của doanhnghiệp …ngày nay việc tuyển dụng lao động theo quan điểm giao lưu đối thoạicởi mở, tăng cường tiếp xúc, thể hiện được tính tự chịu trách nhiệm và khả năngtrong công việc Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành việc đàotạo cho nhân viên giúp họ nâng cao trình độ và tay nghề bắt kịp với sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật trên thế giới
Tóm lại, việc tổ chức hợp lý khoa học đội ngũ lao động trong doanhnghiệp góp phần phát huy hết năng lực sáng tạo của người lao động, nâng caohiệu quả trong kinh doanh góp phần vào giảm chi phí chìm như không sử dụnghết năng lực người lao động do bố trí không hợp lý công việc hoặc bố trí côngviệc cho người không đủ năng lực có thể làm tăng chi phí cơ hôi trong kinhdoanh, chi phí do dư thừa và hao phí…
4.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra kết hợp với các biện pháp nhằm khuyến khích tiết kiệm.
Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện ranhững tham ô lãng phí của từng khâu, từng bộ phận khi doanh nghiệp quan tâmđến những khoản chi phí có tính nhạy cảm cao như hao hụt trong định mức, chiphí tiếp khách, liên hoan, hội nghị…đó là những khoản chi nếu nhà quản trịkhông quan tâm sẻ rất dễ lãng phí Vì vậy, phải xây dựng các các định mức phùhợp và thường xuyên kiểm tra nhưng việc kiểm tra cũng không thể ngăn ngừahết những rò rỉ, thất thoát ở đây chỉ có tinh thần tiết kiệm của cán bộ công nhânviên toàn doanh nghiệp mới có thể chống lãng phí tốt
Do đó, ngoài các quy định, định mức doanh nghiệp cần có những biệnpháp nhằm khuyến khích lao động thực hiện tiết kiệm việc thực hiện không chỉ
là khẩu hiệu bắt công nhân phải thực hiện chống lãng phí mà cần phải thực hiệncác biện pháp kết hợp giữa tuyên truyền với các biện pháp khuyến khích bằngvật chất mới có thể tạo nên sự thành công trong công tác này
Tóm lại, ta có thể nhấn mạnh rằng việc hạ thấp chi phí của doanh nghiệp
là điều rất quan trọng với doanh nghiệp nhưng vấn đề là làm thế nào để giảmcho đúng mà không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp
Trang 28và có tiết kiệm thì doanh nghiệp mới mong tìm kiếm lợi nhuận, lợi thế trongcạnh tranh.
4.3 Ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp.
Đối vối tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ Dù hình thức sở hữu cánhân hay tập thể và hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào trong nền kinh tế thì mụctiêu duy nhất và cũng là mục tiêu cuối cùng của chúng cũng đều là lợi nhuậnmới nuôi sống nổi các doanh nghiệp đó Chính vì thế, lợi nhuận luôn là điềukiện sống còn của các doanh nghiệp
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các doanhnghiệp đều thuộc về nhà nước và nhà nước sẽ điều khiển hoạt động của chúngbằng một loạt những chỉ tiêu pháp lệnh và không cần biết rằng các doanhnghiệp đó thực sự làm ăn có lãi hay không Vì vậy, vào thời gian này các doanhnghiệp không quan tâm gì đến chi phí kinh doanh của mình bởi nếu có thua lỗ
đã có nhà nước chịu
Ngày nay, trước sự mở cửa đất nước và sự chuyển hướng của nền kinh tế
từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệpnhà nước dần mất hẳn sự bao cấp của nhà nước nên phải tự mình điều tiết hoạtđộng kinh doanh, tự bù lỗ và tự tìm kiếm lợi nhuận Nhưng lợi nhuận khôngphải thứ dể tìm kiếm bởi trong cơ chế thị trường mọi người đều có quyền bìnhđẳng, tự do hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật Điều này cónghĩa là bất kỳ ai đều có quyền thử vận may và họ có thể thành công hoặc thấtbại bởi trong công việc kinh doanh luôn chứa đựng các thời cơ và rủi ro và cũng
có thể sự thành công của doanh nghiệp này được đổi bằng sự thất bại của doanhnghiệp khác Do vậy, sự cạnh tranh để giành lấy lợi nhuận giữa các doanhnghiệp diễn ra hết sức tàn khốc Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn lao vào cuộccạnh tranh để tìm khoản thu dôi ra so với số chi phí đã bỏ ra, nó là khoản thunhập dôi ra của doanh nghiệp sau khi đã bù đắp đủ số chi phí đã bỏ ra nên conđường tìm kiếm việc tăng lợi nhuận có hiệu quả nhất là việc giảm thiểu chi phí
Có thể nói, đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuậncủa doanh nghiệp nên nó là vấn đề trước tiên mà doanh nghiệp phải suy nghĩđến trước khi ra quyết định có hay không thực hiện một thương vụ kinh doanh
Các doanh nghiệp ngày nay rất chú trọng đến khách hàng họ thường đề ranhững khẩu hiệu vì khách hàng như: “Khách hàng là thượng đế” hay “Kháchhàng luôn luôn đúng”…bởi họ đã nhận thức được một cách sâu sắc rằng chínhkhách hàng chứ không phải ai khác mới là người nuôi sống bản thân doanhnghiệp họ Bằng việc họ chấp nhận hay không chấp nhận mặt hàng kinh doanhcủa doanh nghiệp sẽ quyết định sự tồn vong của nó Do vậy, trong điều kiệnkinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì sự cạnh tranh quyết liệt nhất là sựcạnh tranh trong bán, tức là cạnh tranh để giành giật khách hàng vậy điều gìkhiến cho khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ củadoanh nghiệp này chứ không phải của doanh nghiệp khác? trên thực tế có nhiềunhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng nhưng cácyếu tố quan trọng nhất vẩn là giá cả, chất lượng của hàng hoá (chất lượng ở đây
Trang 29bao gồm chất lượng hàng hoá và chất lượng dịch vụ sau bán) Trong trường hợphàng hoá có cùng chất lượng sẽ chọn hàng hoá nào rẻ hơn và ngược lại, trongtrường hợp hàng hoá có giá cả như nhau thì người mua sẽ lựa chọn hàng hoá cóchất lượng tốt hơn Rất khó để phân định rõ rằng yếu tố nào là quan trọng hơngiá cả hay chất lượng trong việc ra quyết định của khách hàng bởi nó phụ thuộcvào tập quán tiêu dùng, tâm lý của từng cá nhân và mức độ thu nhập của mỗikhách hàng.
Đứng trước góc độ doanh nghiệp khách hàng của nó có thể là nhóm, một tậphợp hay cũng có thể là rất nhiều các tập khách hàng Chính vì vậy, để dành giậtkhách hàng doanh nghiệp không thể lựa chọn mục tiêu theo đuổi của mình làgiá cả hay chất lượng mà doanh nghiệp phải tìm cách thoả mãn tối đa nhu cầucủa khách hàng với chi phí thấp nhất điều đó tức là doanh nghiệp phải biết kếthợp hài hoà giữa chất lượng và giá cả để thoả mãn khách hàng của mình Nhưvậy, chi phí là nhân tố đứng đằng sau không hiện ra nhưng lại mang tính chấtquyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ra, việc
hạ thấp chi phí kinh doanh còn mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi íchkhác như:
Nâng cao thu nhập và lợi nhuận, tăng tích luỹ thúc đẩy quá trình tái sảnxuất mở rộng góp phần tăng lương cho người lao động giúp họ ổn đinh cuộcsống yên tâm trong lao động là điều kiện giúp doanh nghiệp tăng trưởng và pháttriển bền vững xét trên phạm vi toàn xã hội việc giảm thiểu các chi phí khôngcần thiết sẽ góp phần tiết kiệm chi phí và vốn của nền kinh tế là điều kiện tăngtích luỹ cho đất nước và là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động từ đó ổnđịnh và cải thiện đời sống của nhân dân Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp hạthấp chi phí kinh doanh không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cắt xéntuỳ tiện các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp tối ưu nhấttrong quá trình sử dụng chi phí cho phép tiết kiệm tối đa trên giá thành sảnphẩm mà vẩn đảm bảo chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường
CHƯƠNG 2.
KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
SƠN DƯƠNG.
Trang 301 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải Sơn Dương.
Công ty là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp
và các quy định hiện hành khác của nhà nước dưới hình thức cổ phần
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SƠN DƯƠNG
- Tên giao dịch đối ngoại: Son Duong transport joint stock company
- Tên viết tắt: Son Duong Jsc
- Trụ sở công ty: Bãi xe đoàn 8, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai,
Hà Nội
- Điện thoại: 04 861 7576 fax: 04 861 7576
Công ty được thành lập theo luật doanh nghiệp Việt Nam với giấy phépđăng ký kinh doanh số 0102006257 cấp ngày 06/09/2000 Công ty được thànhlập dưới hình thức loại hình doanh nghiệp cổ phần và lấy tên giao dịch chínhthức là công ty cổ phần vận tải Sơn Dương
Trong quá trình hình thành và phát triển với vốn chủ sở hữu ban đầu 800triệu đồng huy động dưới hình thức cổ phần với mệnh giá 100.000 (vnd/cổphiếu) tổng số cổ phiếu là 8000, loại hình cổ phiếu phổ thông Cùng với đà pháttriển chung của đất nước tháng 6 năm 2006 công ty đã phát hành thêm cổ phầnnhằm huy động tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp đưa vốn của doanhnghiệp lên 4 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm 320.000 cổ phần mới Từchổ ban đầu công ty chỉ cố 5 xe ô tô vận tải đến nay doanh nghiệp đã trang bịđược đội xe với 29 xe ôtô các loại
Công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ liên quanđến vận tải vì vậy cùng với sự phát triển của đất nước sự giao thương ngày càngtăng lên của nền kinh tế, xã hội là cơ hội, và thách thức cho doanh nghiệp kinhdoanh và phát triển đi lên, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, đãm bảo và ngàycàng nâng cao cuộc sống cho cán bộ công nhân viên
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty.
- DÞch vô b¶o dìng sửa ch÷a « t«
- Bu«n b¸n m¸y mãc vËt t thiÕt bÞ vËn t¶i
- Đ¹i lý vËn t¶i, xÕp dì, vËn chuyÓn hµng ho¸ trong níc
- Bu«n b¸n hµng n«ng, thuû s¶n
- DÞch vô m«i giíi, xóc tiÕn th¬ng m¹i
Trang 31* Nhiệm vụ:
- Đối với bản thõn doanh nghiệp:
+ Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, tăng năng suất lao động, điềuchỉnh giá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt nhu cầu thị tr -ờng và xây dựng phơng án kinh doanh có hiệu quả
+ Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật chất
kỹ thuật
+ Kinh doanh có lãi và từng bớc tích luỹ nhằm mở rộng thị trờng kinhdoanh
- Đối với nhà nước và người lao động:
Hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nớc, chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần đối với nhân viên Bồi dỡng, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên để
đáp ứng tình hình mới của thị trờng
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh của cụng ty.
Do đặc điểm của hoạt động vận tải hàng hoá và dịch vụ thơng mại phục
vụ hoạt động đi lại của nhân dân, phục vụ cho hoạt động sản xuất và xây dựngcủa tất cả các thành phần kinh tế, ngoài ra phục vụ cho tiêu dùng vì vậy đốitượng của hoạt động kinh doanh là nhu cầu đi lại, nguyên vật liệu, máy móccông cụ và hàng tiêu dùng…địa bàn hoạt động trên toàn quốc.địa bàn hoạt động trên toàn quốc
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua, bêncạnh những thuận lợi đạt đợc cũng gặp phải nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranhcủa các đơn vị kinh doanh trong và ngoài ngành, nguyên vật liệu đầu vào liêntục tăng cao nh giá xăng dầu, phụ tùng, xăm lốp Trớc tình hình đó, công ty đã
đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh, tiết kiệm chi phí kinhdoanh nhằm đảm bảo cho công ty làm ăn có lợi nhuận, bảo toàn vốn
1.3 Cơ cấu bộ mỏy quản lý và bộ mỏy kế toỏn của cụng ty.
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ mỏy quản lý.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Căn cứ vào
điều kiện hoạt động kinh tế, tổ chức bộ máy của công ty đợc tổ chức theo sơ đồdưới đõy:
Chú thích:
- Hội đồng thành viờn: Là những thành viờn gúp vốn thành lập cụng ty,hội đồng thành viờn là người hoạch định những chiến lược kinh doanh dài hạncủa doanh nghiệp và quyết định nhõn sự lảnh đạo của cụng ty như giỏm đốc vàphú giỏm đốc cụng ty
- Giám đốc công ty: Là ngời trực tiếp điều hành và quản lý mọi hoạt động
của công ty, đại diện cho công ty trớc các cơ quan Nhà nớc, các đối tác và cácbên thứ ba về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty trong khuôn khổ
điều lệ của công ty Ngoài ra, Giám đốc công ty còn có một số quyền hạn vànhiệm vụ khác đợc ghi cụ thể trong “ Quy chế nội bộ về quản lý công ty”
- Phó Giám đốc: Là ngời giúp việc cho giám đốc, do hội đồng thành viên
ký quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc là ngời luôn thờng trực tại công ty để
điều hành công việc hàng ngày, có thể ký một số loại giấy tờ thuộc quyền hạncủa mình do sự uỷ quyền của Giám đốc Chịu trỏch nhiệm quản lý chung tỡnhhỡnh của đội xe, tỡnh hỡnh hoạt động của cỏc phũng ban, tham mưu cho giỏmđốc trong hoạt động lónh đạo Cụng ty