DIỄN TẢ QUY TRÌNH HÀNG BAO:

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG NHÀ RỒNG KHÁNH HỘI (Trang 25 - 30)

THEO LUẬT HÀNG HẢ

2.1.DIỄN TẢ QUY TRÌNH HÀNG BAO:

2.1.1. Tại hầm tàu:

●Khi tàu cập cảng,sau khi nắp mở hầm hàng được mở và cho thông gió hầm hàng.Công nhân dưới hầm hàng phân thành nhiều nhóm,mỗi nh1om gồm có 2 người có sức khỏe như nhau,mỗi nh1om lấy ở 1góc hàng tạo nên nhiều điểm lấy hàng,hàng lấy giữa hầm ra xung quanh theo lớp,không moi sâu quá 5bao (đối với hàng bao)

● Lập mã hàng bằng sling(dây nilông ,dây dứa),tải trọng cho phép mỗi dây 1,5 tấn,dây được đấu nối với nhau tạo thành 1dây liền kín.dây được đặt ở vị trí tương đối bằng phẳng,đọan nối của dây phải đặt phìa dưới mã hàng,xếp từng bao theo chồng ngay ngắn.số bao tùy thuộc vào trọng lượng bao và tải trọng cho phép của dây(thông thường khoảng 25-30 bao\dây,5 lớp 6 hàng.hai mã liền nhau cho 1kéo

●Cách xếp bao:công nhân có thể sử dụng 3cách buộc mã hàng để xếp hàng(mối buộc đại hàn,mối xiết và mối cánh bướm)thông thường sử dụng cách sau:công nhâ xếp các bao chồng vào 1 nhánh dây,sau khi xếp khoảng5 lớp 3 hàng (15bao),thì bắt chéo nhau phải nằm ở phía dưới và sát với chồng hàng vừa xếp.sau đó căng dây xếp chồng khác nhưng lúc này cả 2 nhánh dây đều nằn dưới bao hàng cách nhau từ 200-400m và cách đều 2 đầu của bao hàng.sau khi đã xếp 3 chồng còn lại của mã hàng (15bao) thì luồn đầu dây phần thứ nhất với phần vừa xếp tạo thành tai treo móc cẩu

2.1.2. Thao tác cẩu hàng:

● Sau khi mã hàng thành lập xong,người đánh tín hiệu cho cần trục đưa bộ móc cẩu thích hợp xuống hầm hàng(bộ móc nét).

● Công nhân móc tai treo móc cẩu mã hàng vào bộ móc nét trên cẩu trục.cần trục căng cáp để kiểm tra,nếu mã hàng không được thắt chặt do dây không dồb khít thì dùng 1 thanh gỗ đập nhẹ vào các bao hàng ở phía dưới có 1 nhánh dây để nó tụt xuống thắt chặt dây lại

● Khi cấu hàng phải từ từ ,tránh va lắc. thành lập mã hàng ở nhiều điểm không ảnh hưởng đến việc lập các mã hàng sau đó

● Khi mã hàng đã được hạ thấp cách sàn phương tiện chuyên chở (xe ôtô.xà lan cập mạn…) khỏang 0.4m và mã hàng đã ổn định,không xoay lắc,côngnhân mới vào đẩy vào vị trí chất xếp.

● Khi làm việc với ôtô mỗi xe bố trí từ 2 trở lên,để khiêng các bao vào vị trí chất xếp và chỉnh lại ngay ngắn vị trí trên xe.

● Khi làm việc với ghe va xà lan,bố trí 5 đến 10 người,cứ 2 người 1 nhóm thao tác chuyển hàng vào nơi xếp,sau đó móc dây để cẩu về nơi lập mã hàng.

● Khi làm việc với xe nâng hoặc xe thớt, khi cần trục đặt ổn định mã hàng xuống mâm hoặc thớt xe chuyển tải,2 công nhân giữ chặt dây tại mối xiết,tháo dây khỏi móc cẩu,bẻ gập dây khóa không cho mã hàng bị sút đổ trong quá trình vận chuyển

2.1.4. Tại kho:

● Công nhân chia thành từng nhóm ,mỗi nhóm 4 người xếp hàng cho mâm chuyển tảiở đống hàng.Nhóm 4 người dỡ hàng từ mâm lên ôtô.

● Xếp hàng theo từng hàng từng dãy,xếp cách tường kho(khỏang 0.5- 0.7m)đầu các bao hướng vào đống hàng,trước khi xếp phải kê lót cẩn thận để đảm bảo chất lượng hàng hóa.trong kho xếp hàng không quá 5 bao,chồng nọ tiếp trồng kia tạo thế bậc thang để nâng dần độ cao xếp hàng.

2.1.5. Xếp hàng xuống tàu hoặc xà lan : (hàng được tập kết từ ôtô xuống xà lan)

● Do xà lan có mạn khô (mạn nổi) không cao lắm do vậy ôtô được bố trí vuông góc với cầu cảng,bánh xe sau cách mép cầu khỏang 0.4-0.5m.Để đảm bảo an tòan cho ngừoi và hàng hóa,pjía sau giữa gầm xe ôtô và xà lan giăng lưới an tòan.Nếu mép cảng không có gờ chắn thì phải dùng các khúc gỗ lớn chèn bánh xe lại,xe ôtô phải tắt máy và chèn thắng tay.

● Bố trí 2 công nhâ trên xe ôtô kéo các bao hàng phía sau xe thả xuống hầm và xà lan.Chú ý khi đứng trên nắp bửng phía sau xe phải chú ý sợi xích đảm bảo an toàn.Khi 1 phần bao hnàg được thả xuống xà lan,tạo 1 khoảng trống trên phía sau xe ,tiếp tục bố trí thêm công nhân để chuyển các bao cho ngay ngắn.Lưu ý công nhân không được đứng ở vị trí nơi các bao hàng thả xuống.Để các bao hàng không bị rách vỡ,khi thả phải nhẹ nhàng.

● Không tiến hành xếp dỡ khi trời mưa

● Không dùng móc móc vào thân bao khi chất xếp hàng hóa ● Không kéo lê tên mặt đất,sàn xe

● Khi chất xếp ngoài trời phải kê lót cao ráo,bao che kín đáo,chắc chắn 2.1.7. An toàn lao động:

a. Kiểm tra công cụ xếp dỡ trước khi công tác

b. Xe ở vị trí xếp dỡ phải tắt máy,kéo thắng tay và tài xế ra khỏi cabin c. Trong điều kiện hai xe đậu sát nhau,công nhân không được bước qua lại

giữa 2 xe và không đứng giang 2 chân giữa 2 xe để làm hàng d. Không xếp quá số bao đã quy định .

e. Việc lấy hàng bao phải từ trên xuống,không moi ngag giữa chồng bao. f. Chỉ đóng hầm hàng khi không còn người dưới hầm.

g. Khi cần trục đang hoạt động khôn gđi lại bên dưới vùng nguy hiểm của cần trục.

h. Sau khi xuống ca phải kiểm tra bảo quản công cụ mag hàng đúng quy định

 Lưu ý:

 Tùy theo cần cẩu tàu hoặc cần cẩu bờ dùng để xếp dỡ hàng,việc bố trí các xe ôtô có thể được xếp vuông góc hoặc song song cầu cảng.

 Khoảng cách 2 xe đậu gần nhau tùy theo tầm với của cần cẩu tại cảng,theo sự bố trí của trực ban hiện trường.

Điều 47. An toàn, trật tự, vệ sinh trên tàu thuyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tất cả các loại tàu thuyền phải ghi rõ tên hoặc số hiệu, nơi đăng ký theo quy định.

2. Thuyền trưởng của tàu thuyền có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Ngoài thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền giới

thiệu mới được lên tàu khi neo đậu trong vùng nước cảng biển; đối với tàu nước ngoài còn phải có Giấy phép xuống tàu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm về việc để những người không có trách nhiệm lên tàu.

4. Khi tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển, cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;

b) Nạo ống khói hoặc xả khói đen;

c) Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong làm nhiễm bẩn môi trường;

d) Bơm xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc hại khác;

đ) Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng; e) Để bừa bãi các trang thiết bị, tài sản ở trên mặt cầu cảng;

g) Gõ rỉ, sơn tàu làm nhiễm bẩn môi trường;

h) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được Cảng vụ hàng hải cho phép;

i) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh - chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;

k) Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng.

Điều 48. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu

1. Tàu thuyền khi hoạt động trong cảng phải thực hiện chế độ đổ rác, bơm xả nước bẩn và nước dằn tàu theo quy định và chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải. 2. Doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ vệ sinh tàu thuyền tại cảng phải bố trí phương tiện để tiếp nhận rác thải, nước bẩn từ tàu thuyền và được thu phí dịch vụ theo quy định.

Điều 49. Hoạt động thể thao và diễn tập quân sự

Việc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao, diễn tập quân sự và các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được tiến hành sau khi Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận bằng văn bản.

Điều 50. Vận chuyển người, hàng hóa và hoạt động nghề cá trong vùng nước cảng biển.

1. Tàu thuyền vận chuyển người, hàng hóa ở trong vùng nước cảng biển phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong vùng nước cảng biển tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cho phép.

Điều 51. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền

1. Trước khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ hàng hoá, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền, thuyền trưởng có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết về bảo đảm an toàn hàng hải, bảo hộ lao động và phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định có liên quan của pháp luật.

2. Thuyền trưởng chỉ được phép cho đóng nắp hầm hàng hoặc cho người xuống hầm hàng sau khi đã kiểm tra và bảo đảm chắc chắn không có tình trạng bất trắc xẩy ra.

3. Trong quá trình làm hàng, nếu phát hiện thấy những dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều hành hoạt động bốc dỡ hàng hoá phải đình chỉ ngay công việc để xử lý.

4. Khi xẩy ra tai nạn lao động ở trên tàu, thuyền trưởng phải nhanh chóng tổ chức cấp cứu người bị nạn, tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả phát sinh tiếp theo và phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 52. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng

1. Giám đốc doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động đối với lực lượng bảo vệ cảng, phù hợp với quy định có liên quan của pháp luật và điều kiện thực tế tại cảng do doanh nghiệp mình quản lý, khai thác.

2. Căn cứ yêu cầu quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng, hải quan tại cảng biển được sử dụng cổng cảng để phục vụ nhiệm vụ của mình sau khi đã thoả thuận với doanh nghiệp cảng.

3. Tất cả mọi người, phương tiện khi được phép vào hoạt động trong vùng đất cảng phải chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG NHÀ RỒNG KHÁNH HỘI (Trang 25 - 30)