Ông Lê Công Minh, Giám đốc cảng Sài Gòn cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2009 đến nay, cảng đã bốc dỡ hơn 6 triệu tấn hàng (tăng 43% so với cùng kỳ 2008). Đặc biệt, vào trung tuần tháng 4, lượng tàu vào cảng lên tới 50 tàu.
Trong khi đó, khả năng tiếp nhận tàu, bốc xếp của cảng có hạn với 25 tàu tại cầu cảng và các bến phao. Hiện tại, cảng có 29 tàu đang làm hàng và 13 tàu chờ vào cảng dẫn tới tình trạng quá tải.
Một nguyên nhân khác được lãnh đạo cảng Sài Gòn lý giải cho việc tàu chờ cầu là cơ cấu mặt hàng đến cảng có thay đổi. Nếu trước đây tàu vào cảng là hàng bao, container, sắt, thép… thì những tháng đầu năm qua, 80% lượng hàng đến cảng là mặt hàng xá (hơn 3 triệu tấn, tăng gần 4 lần năm 2008) gồm khoai mì lát, cát (xuất khẩu), cám, thức ăn gia súc (nhập khẩu)… Trước tình hình trên, cảng Sài Gòn thừa nhận công tác tổ chức tiếp nhận tàu, xếp dỡ, đóng bao, giao nhận… còn nhiều thiếu sót nên chưa đáp ứng kịp tình hình gia tăng hàng hóa hiện nay.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng quá trình bốc dỡ hàng hóa khiến họ bị lỗ vì hao hụt quá cao, nhất là mặt hàng cám, thức ăn gia súc. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, tỉ lệ hao hụt cám trung bình lên tới 1,4%.
Ông Minh cho biết, các tàu hàng cám thường giao nhận hàng xá bằng giám định mớn nước. Cách tính này còn nhiều kẽ hở nên thường có sự chênh lệch giữa số lượng hàng thực tế với con số giám định (nhất là hàng từ tàu giao thẳng xuống sà lan).
Hơn nữa, không ít lần cảng Sài Gòn phát hiện một số trường hợp gian lận của các phương tiện thủy như: thay đổi kết cấu hầm hàng, dùng đăng kiểm giả, bơm nước lacanh…; ngay cả nhận hàng bằng đường bộ cũng xảy ra tình trạng cố tình gian lận qua cân bởi các chủ xe, tài xế nhận hàng.
CHƯƠNG IV: