1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thực phẩm miền Bắc

37 393 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 120,89 KB

Nội dung

Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế tất yếu, là đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Để t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là xu thế tất yếu, là đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta Để thực hiện tốt mục tiêu của hạch toán kinh tế của mỗi doanh nghiệp là kinh doanh phải có lãi thì đòi hỏi phải có một

bộ máy và cơ chế quản lý kinh tế

Kế toán là một công cụ quản lý quan trọng, thu thập, xử lý và cung cấp toàn bộ các thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị nhằm mục đích kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị Cùng với sự phát triển của sản xuất, kế toán luôn được đổi mới phát triển từ đơn giản đến phức tạp đáp ứng với yêu cầu thông tin ngày càng cao của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi Nước ta đã tiến vào hội nhập kinh tế thế giới và kinh tế khu vực Quan hệ kinh tế buôn bán giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ Trong mấy năm vừa qua nước ta đã ban hành sửa đổi bổ sung nhiều chính sách về kinh tế như là ra một số chuẩn mực kế toán mới, ra chính sách kinh tế tài chính về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tổ chức kế toán khoa học và hợp

lý là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vậy phải đánh giá một cách toàn diện công tác kế toán, qua đó tìm ra các biện pháp cụ thể để tổ chức công tác kế toán ngày càng bám sát cao hơn yêu cầu của thực tế

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất để đánh giá chất lượng công tác của doanh nghiệp Chúng là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ, phát triển về mặt kĩ thuật sản xuất, về tổ chức sản xuất, về năng suất lao động của doanh nghiệp Chúng

Trang 2

phản ánh tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp

Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu tất yếu và luôn là một trong những vấn đề hàng đầu mà doanh nghiệp quan tâm Công ty thực phẩm miền Bắc đã xác định đúng mức quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Do vậy trong công tác kế toán luôn thực hiện đúng nguyên tắc

Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường viện Đại học Mở Hà Nội cùng các anh chị phòng kế toán của Công ty thực phẩm miền Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài viết này

Trang 3

I TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ

1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Việc tổ chức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của hạch toán kế toán trong một tổ chức, một đơn vị do bộ máy kế toán đảm nhiệm Do vậy, cần thiết phải tổ chức hợp lí bộ máy kế toán trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng thông tin

Tổ chức bộ máy kế toán là việc tập hợp đồng bộ các cán bộ kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công việc kế toán trong từng phần hành cụ thể.Trong bộ máy kế toán, mỗi nhân viên kế toán phần hành đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao Quan

hệ giữa các lao động kế toán phần hành là quan hệ ngang, có tính chất tác nghiệp, không phải quan hệ trên dưới có tính chất chỉ đạo

Tổ chức bộ máy kế toán phải được hình thành trên cơ sở mô hình tổ chức hạch toán kế toán, phù hợp với khối lượng công tác kế toán đã được xác định

và yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý

Sơ đồ bộ máy kế toán

Kế toán trưởngPhó phòng kế toán

Trang 4

Phòng kế toán công ty bao gồm: 1 kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán và

12 kế toán viên Tại mỗi đơn vị cơ sở trực thuộc hạch toán đầy đủ đều có

bộ phận hạch toán riêng

 Kế toán trưởng:

Chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hệ thống kinh tế trong công ty Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty về hoạt động tài chính

 Một phó phòng phụ trách công tác đầu tư:

Theo dõi quyết toán xây dựng cơ bản, khảo sát thị trường nắm bắt tình hình bán hàng của công ty với các khách hàng và đôn đốc việc thu hồi nợ

 Một phó phòng tổng hợp số liệu khai thuế :

Trang 5

Kiểm tra số liệu báo cáo quyết toán của các cơ sở, lập báo cáo quyết toán toàn công ty, theo dõi kịp thời về số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có tại công ty.

 Kế toán tổng hợp:

Kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

mà các nhân viên hoàn ứng để đưa vào sổ sách, tập hợp các bảng kê để lên các báo cáo quyết toán của bộ phận văn phòng công ty, tổng hợp các bảng kê

để lên báo cáo quyết toán của bộ phận văn phòng công ty, tổng hợp chi phí và phân bổ chi phí cho các ngành hàng

 Kế toán bán hàng: Căn cứ và các hoá đơn bán hàng để ghi báo cáo bán hàng, kê khai thuế ,vào sổ chi tiết công nợ

 Kế toán thanh toán:

Vừa theo dõi việc thanh toán với bên ngoài, vừa theo dõi việc thanh toán trong nội bộ công ty

 Kế toán thanh toán với các đơn vị nội bộ:

Theo dõi việc mua và bán hàng hoá , đối chiếu với các đơn vị cơ sở trực thuộc về tình hình vay vốn, hoàn trả vốn vay và phân bổ chi phí cho các đơn

vị trực thuộc

 Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ :

Trang 6

Tổng hợp chi phí tiền lương và các khoản phải trích theo lương của toàn công ty và phân bổ chi phí cho các ngành hàng.

Bộ phận kiểm tra kế toán:

Kiểm tra tính hợp pháp của hệ thống chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bộ phận này hoạt động như bộ phận kiểm toán nội bộ, có nhiệm vụ chấn chỉnh công tác kế toán

 Hình thức tổ chức công tác kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, hình thức kế toán sử dụng là hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

Theo hình thức tổ chức kế toán đó, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng tài vụ của Công ty từ khâu đầu đến khâu cuối: tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ và kiểm tra kế toán Tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ

bố trí nhân viên quản lý làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ lĩnh nguyên vật liệu đưa vào sản xuất để đảm bảo chính xác khách quan số liệu

2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ cho nên hệ thống sổ

kế toán của công ty bao gồm:

_ Sổ kế toán tổng hợp: các nhật ký chứng từ (Nhật ký chứng từ số 1,2,5,7,8) các bảng kê (Bảng kê số 1,2,3,4,8,9), các bảng phân bổ (Bảng phân bổ số 1,2) _ Sổ chi tiết các TK 152,153,154,621,622

Sơ đồ hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ:

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Bảng kêNKCTThẻ và sổ kế toán chi tiết

Trang 7

Sổ cáiBảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ

a) tên chứng từ

Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ tiền lương, BHXH và bản báo số liệu chi tiết của tài khoản tiền mặt,TGNH, tiền vay, tạm ứng thanh toán với người bán để vào các bảng kê:

- bảng kê số 4" tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng'

- bảng kê số 5" tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí đầu tư XDCB

Lấy số liệu từ 2 bảng kê đó để vào NKCT số 7: tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp

Sổ cái TK 621, 622, 627Bảng kê số 4,5

Trang 8

NKCT số 7NKCT liên quan số 1,2,5Chứng từ gốc và bảng phân bổ

Báo cáo tài chính

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc bảng kê, sổ chi tiết:

Từ bảng tổng hợp xuất CCDC, NVL trong kỳ hạch toán kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NVL, CCDC cuối tháng

Từ bảng tổng hợp CCDC, NVL , bảng phân bổ tiền lương, bảng khấu hao TSCĐ kế toán lập bảng kê số 4, số 5

Khi các nghiệp vụ chi phí phát sinh liên quan đến kế toán tiền mặt, TGNH, căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi tiền mặt, tiến hành định khoản trên phiếu chi và tập hợp chúng vào NKCT số 1,2,5

Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 4, 5,vào bảng NKCT số 7

Từ số liệu của các bảng NKCT lên sổ cái các tài khoản 621, 622, 627

Từ NKCT số 7, bảng kê số 4,5 ; sổ cái các tài khoản 621, 622, 627 kế toán lập báo cáo tài chính

3) Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng:

Trang 9

Chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số

1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của bộ tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ và quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của bộ tài chính quy định sửa đổi bổ sung và thay thế một phần chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 1177/TC/QĐ/ CĐKT nói trên, chế độ kế toán doanh nhiệp vừa và nhỏ được áp dụng cho tất

cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cả nước( trừ doanh nghiệp nhà nước)

Chế độ kế toán ban hành theo quyết định này gồm hệ thống tài khoản kế toán , hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ và chế độ sổ kế toán

 Hệ thống tài khoản kế toán :

hệ thống tài khoản áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm 44 tài khoản tổng hợp trong bảng cân đối kế toán được chia làm 9 loại và 8 tài

khoản ngoài bảng cân đối kế toán

- Loại 1: tài sản lưu động

- Loại 2: tài sản cố định

- Loại 3 : nợ phải trả

- Loại 4: nguồn vốn chủ sở hữu

- Loại 5: doanh thu

- Loại 6 : chi phí sản xuất kinh doanh

- Loại 7: thu nhập khác

- Loại 8: chi phí khác

- Loại 9: xác định kết quả kinh doanh

- Loại 0: tài khoản ngoài bảng

 Chế độ chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ này bao gồm 5 chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu lao động và tiền lương

- Chỉ tiêu hàng tồn kho

- Chỉ tiêu bán hàng

Trang 10

- Chỉ tiêu tiền tệ

- Chỉ tiêu tài sản cố định

Chế độ chứng từ quy định trình tự luân chuyển chứng từ, từ khâu lập( hoặc tiếp nhận) chứng từ, kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán cho đến lưu trữ, bảo quản và huỷ chứng từ

 Chế độ báo cáo tài chính:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải lập các báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán

- Kết quả hoạt động kinh doanh

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng cân đối tài khoản

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ đôí với ngân sách nhà nước để nộp cho cơ quan thuế

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên

Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên thì doanh nghiệp sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng TK 631 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, còn TK 154 chỉ dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Doanh nghiệp tuỳ đặc điểm hoạt động sản xuất mà mở chi tiết TK 631 theo từng đối tượng chịu chi phí đã xác định

 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuếXác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra- thuếGTGT đầu vào

Trong đó :

Trang 11

Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của hàng hoá, x thuế suất thuế

Dịch vụ chịu thuế bán ra hàng hoá, DV đó

II KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT

1 Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

a) khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác mà Doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định

b) Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của các Doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán chi phí sản xuất cần thiết phải tổ chức phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định Trong doanh nghiệp có thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau:

 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

Theo cách phân loại này, căn cứ vào hoạt động tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí Mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó như thế nào Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố sau:

- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu

- Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất

- Yếu tố Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương

- Yếu tố khấu hao TSCĐ

- Yếu tố Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Yếu tố Chi phí khác bằng tiền

Trang 12

 Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng chi phí (Phân loại chi phí theo khoản mục)

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ cùng các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT

- Chi phí sản xuất chung : gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên

 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành

Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù

có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ

 Phân loại chi phí sản xuất theo cách thức kết chuyển chi phí

Theo cách thức kết chuyển này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kì

Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua

Chi phí thời kì là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kì nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kì mà chúng phát sinh

b) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Trang 13

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Lựa chọn chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và hạch toán nội bộ cũng như hạch toán kinh doanh của toàn doanh nghiệp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều nội dung, công việc khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau.

Mục đích của việc phân bổ chi phí là tạo ra những sản phẩm của phân xưởng, bộ phận khác nhau theo quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Do đó các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo các yếu tố , khoản mục chi phí theo những phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Như vậy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định những phạm vi giới hạn mà chi phí cần tập hợp Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất cần dựa trên những căn cứ cơ bản sau:

- Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ, kĩ thuật sản xuất sản phẩm

+ Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất

+ Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp hơn:

phức tạp kiểu chế biến liên tục, đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc từng giai đoạn công nghệ

- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu phân xưởng thì tập hợp chi phí theo kiểu phân xưởng hoặc theo sản phẩm

- Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm: doanh nghiệp thuộc loại hình đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng sản phẩm, từng công trình , hạng mục công trình Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng loạt hàng hoặc từng đơn đặt hàng

Trang 14

- Căn cứ vào yêu cầu quản lý , khả năng trình độ quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí.

- Nếu trình độ hạch toán cao thì đối tượng tập hợp chi phí càng cụ thể chi tiết Ngoài ra còn căn cứ điạ điểm phát sinh chi phí mục đích công dụng và yêu cầu tính giá thành để xác định đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp

2 Kế toán chi tiết chi phí sản xuất

a) Chứng từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất

- Chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Đơn vị: Công ty thực phẩm miền bắc PHIẾU XUẤT VẬT TƯ Mẫu 4- VT

chú

Yêu cầu

Thực xuất

Cộng thành tiền: Xuất ngày 01 tháng 10 năm 2005

Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho

Trang 15

Bảng phân bổ nguyên vật liệu

Công ty thực phẩm miền bắc BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆUPhòng TVKT Tháng 10/2005

Trang 16

Ngày 1/11/1995 của BTCNợ:

Có:

Họ tên người giao hàng: Phùng Quang Minh

Theo bản kiểm nghiệm số 02 ngày 20/10/2005

ĐV tính

Số lượng

Đơn giá Thành tiền

Theo CT

Thực nhập

Trang 17

nhận của kế toán

Chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty thực phẩm miền bắc BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH

Trang 18

Nợ Có

TK334

Lương chính

Cộng TK334TK622- CPNCTT 119755000 119755000 22753450

Kế toán chi phí định khoản

- Bút toán phản ánh lương phải trả NCTT

Nợ TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp 119.755.000

Có TK 334- phải trả công nhân viên 119.755.000

- Bút toán phản ánh khoản trích BHXH theo lương cấp bậc thợ:(1441.333.333 x 0,19=21.200.000)

Nợ TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp 21.200.000

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân bổ nguyên vật liệu - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thực phẩm miền Bắc
Bảng ph ân bổ nguyên vật liệu (Trang 15)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w