Kế toán tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thực phẩm miền Bắc (Trang 31 - 37)

3) Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.

3.4.Kế toán tính giá thành sản phẩm

Sau khi tập hợp chi phí sản xuất xong kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

- Giá thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản phẩm hàng hoá đó, là phạm trù kinh tế khách quan đồng thời có đặc tính chủ quan trong một giới hạn nhất định.

- Giá thành còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế. Để xem xét quản lý giá thành người ta căn cứ vào chỉ tiêu hạ giá thành.

b). Đối tượng tính giá thành tại Công ty thực phẩm miền bắc

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty (trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng có sự tách biệt về mặt thời gian, quy trình sản xuất ngắn, khép kín) kế toán Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng chi phí. Điều đó có nghĩa: đối tượng tính giá thành của Công ty là từng loại sản phẩm.

c). Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành

Cuối tháng sau khi đã tập hợp được đầy đủ các chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm, kế toán mới tiến hành tính giá thành sản phẩm. Như vậy, kỳ tính giá thành của Công ty là tháng. Đơn vị tính giá thành được sử dụng tại Công ty là đồng/kg.

d). Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Giá thành sản phẩm tại Công ty được tính theo ba khoản mục chi phí: _ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

_ Chi phí nhân công trực tiếp _ Chi phí sản xuất chung

Các khoản mục chi phí trên thực tế phát sinh bao nhiêu thì đều được tập hợp để tính giá thành sản phẩm .

Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm thường áp dụng: - Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo.

Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục theo công thức:

Tổng giá thành = SPDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPDD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành

Khối lượng sản phẩm hoàn thành - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn vị đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của phân xưởng có liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, với cùng một loại nguyên vật liệu đưa vào sử dụng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là

==

toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính được giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Tổng số sản phẩm gốc ( kể cả quy đổi ) Giá thành đơn vị sản phẩm Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi Từng loại sản phẩm gốc sản phẩm từng loại Tổng giá thành = SPDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPDD cuối kỳ

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Phương pháp này áp dụng khi trên cùng một công nghệ sản xuất kết quả thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, phẩm chất, kích cỡ khác nhau. Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.

Để tính được giá thành, trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường được lựa chọn là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch. Sau đó, tiến hành tuần tự theo các bước sau:

_ Tính tổng giá thành từng quy cách với giá thành đơn vị định mức hoặc giá thành đơn vị kế hoạch theo từng khoản mục.

_ Tính tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu chuẩn phân bổ.

_ Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ của cả nhóm sản phẩm và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của các nhóm sản phẩm.

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm =Giá thành kế hoạch đơn vị x tỷ lệ chi phí Từng loại sản phẩm từng loại

Tỉ lệ chi phí = x 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp tính giá thành theo định mức

Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tiến hành như sau: x

_ Tính giá thành định mức sản phẩm: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính giá thành định mức. Tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc có thể tính luôn cho sản phẩm.

_ Xác định số chênh lệch (CL) do thay đổi định mức (ĐM): Do giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức cần phải tính toán lại theo định mức. Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước).

_ Tính giá thành thực tế sản phẩm:

Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong DNSX. Các DNSX dựa trên cơ sở lý luận này để áp dụng vào doanh nghiệp mình một cách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

e).Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau:

- Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.

- Chi phí sản xuất trong thời kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn dang dở cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan tới chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản

xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.

Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm có thể hạ xuống hoặc tăng lên. Vì vậy quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.

Công ty Thực phẩm miền Bắc PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 10 năm 2005

Tên thành phẩm: dầu ăn Sản lượng: 214.724 kg TT Khoản mục Tồn đầu kỳ CPSX trong kỳ Tồn cuối kỳ Giá bán 1 NCLC 1271120000 32480593 951435475 2 NV LP 11100000 7910000 87553388 3 CPNCTT 359,5 61870640,5 4 BHXH,YT 62,4 10743937,6 5 CPSXC 909 156450214 Cộng 128222000 0 332716924 1268053655 Ngày 30 tháng 10 năm 2005 Người lập biểu

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ nội dung thực tập nghiệp vụ" Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm "tại Công ty thực phẩm miền bắc.

Qua thời gian nghiên cứu em thấy rằng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác đầy đủ các chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội dung doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp cho họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời đối với các hoạt động của doanh nghiệp.

Cùng với việc nghiên cứu về công tác hạch toán thực tế ở công ty thực phẩm miền bắc em đã hiểu thêm nhiều về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý trong doanh nghiệp. Thông qua bài viết này em mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán doanh nghiệp.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh trường Viện Đại Học Mở Hà Nội cùng toàn thể cán bộ phòng tài vụ ở Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này .

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thực phẩm miền Bắc (Trang 31 - 37)