Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
165,5 KB
Nội dung
"Bộ máyquảnlýcủa TP HCMdùđãrấtcốgắngsongquá tải, không đủ khả
năng đảm đương khối lượng công việc quá lớn. Thành phố có 6 triệu dân,
trong khi cán bộquảnlý môi trường chỉ 40 người, kinh phí mỗi năm 2,5 tỷ
đồng" - Giám đốc Sở KHCN&MT Đào Văn Lượng lý giải cho sự chậm triển
khai nhiều dự án môi trường.
- TPHCMcó trên 28.000 cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ. Hầu hết nước thải của
các khu công nghiệp không được xử lý trước khi đổ ra kênh rạch. Sở KHCN&MT
đã có những biện pháp cụ thể nào để khắc phục thực trạng này?
- TPHCMđã xây dựng nhiều dự án lớn như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhằm
tập trung toàn bộ nước thải sinh hoạt về một nơi để xử lý. 6 hệ thống kênh rạch
trong thành phố đều phải thực hiện phương án trên.
Ngày 16/1, Ban chỉ đạo công tác
di dời cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trường TPHCMđã
có công văn yêu cầu 32 đơn vị
sản xuất thải nước vào kênh
Tham Lương phải báo cáo kế
hoạch và biện pháp xử lý nước
thải trong thời gian chuẩn bị di
dời trước ngày 15/2. Nếu sau
thời gian nêu trên mà vẫn chưa
có báo cáo, Ban chỉ đạo sẽ kiến
nghị UBND TPHCM ra quyết
định tạm đình chỉ hoạt động sản
xuất của đơn vị.
Ban này cũng đãcó công văn đề
nghị Bộ Công nghiệp cử đoàn
công tác phối hợp làm việc để
thống nhất phương án giải quyết
ô nhiễm môi trường của các đơn
vị nằm dọc kênh Tham Lương . Đó
là các doanh nghiệp: Dệt Thắng
Lợi, Dệt Thành Công, Dầu
Tường An, Dầu Tân Bình, Công
ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam.
Vừa qua thành phố có chương trình lớn là di dời 931 nhà máy, cơ sở sản xuất
nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm và đến cuối năm 2002 phải hoàn thành cơ
bản. Cụ thể, thành phố đang quy hoạch một khu phía bắc để đưa các nhà máy,
cơ sở không gây ô nhiễm nhiều ra địa điểm này. Còn các cơ sở gây ô nhiễm
nặng phải di dời xa hơn. Kế hoạch này được tiến hành rất quyết liệt. Ngoài ra,
trong chương trình giảm thiểu ô nhiễm, thành phố đã cho 17 doanh nghiệp vay
vốn, có đơn vị lập dự án vay đến 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước
thải.
Tuy nhiên, phải thấy rằng chuyển một chỗ ở đã khó huống hồ di chuyển một
doanh nghiệp với hàng trăm công nhân và máy móc thì khó đến mức nào. Vừa
di chuyển lại vừa phải kết hợp đổi mới công nghệ, đồng nghĩa với việc phải có
vốn. Vốn ở đâu? Đây là vấn đề nan giải nhất cho các doanh nghiệp.
- TPHCM nằm trong lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Đây là nguồn nước cấp
chính cho dân cư trong khu vực lẫn phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng. Làm sao để
bảo vệ nguồn nước này?
- Thành phố đã chủ động tổ chức dự án để phối hợp với 11 tỉnh thành trong khu
vực giải quyết ô nhiễm. Lãnh đạo các tỉnh thành đã thống nhất thành lập Uỷ ban
lâm thời quảnlý nguồn nước lưu vực này. Sở KHCN&MT TPHCMđã biên soạn
rất kỹ chương trình, mục tiêu, kinh phí cho dự án và đã trình Bộ. Tuy nhiên, một
năm trôi qua mà Uỷ ban vẫn chưa ra đời. Chúng tôi phải kêu cứu vì trên lưu vực
Sài Gòn - Đồng Nai hiện nay có 12 triệu dân sinh sống, riêng TPHCMđã chiếm
6 triệu, lại sống ở hạ lưu, nơi vốn hứng chịu toàn bộ nguồn nước ô nhiễm.
- Theo ông, trách nhiệm của ngành môi trường như thế nào?
- Trách nhiệm chính là ở chúng tôi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là bộ
máy quảnlýdùđãrấtcốgắngsongquá tải, không đủ khả năng quảnlý một khối
lượng công việc quá lớn. Lực bất tòng tâm. Xin nêu ví dụ so sánh thành phố ta
với thành phố Đại Liên (thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc - nơi được Liên Hợp
Quốc xếp hạng xanh và sạch nhất khu vực). Đại Liên có 4,5 triệu dân, có 240
cán bộquảnlý môi trường, mỗi năm kinh phí dành cho công tác này trên 100 tỷ
nhân dân tệ. Chương trình di dời gồm 120 doanh nghiệp được thực hiện trong 5
năm, 225 doanh nghiệp trong 10 năm. Trong khi ở TPHCMcó 6 triệu dân, cán
bộ quảnlý môi trường chỉ vẻn vẹn 40 người, mỗi năm kinh phí chi cho công tác
này là 2,5 tỷ đồng mà đến cuối năm 2004 phải hoàn thành việc di dời cơ bản 931
doanh nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt, Trưởng khoa môi trường ĐH Văn Lang: "Thành phố chỉ đang di
dời ô nhiễm".
Ngoại trừ khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, Tân Tạo, Lê Minh Xuân và một số nhà máy
lớn, hầu hết các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất đều xả nước thải không qua xử
lý vào môi trường. Việc xử lý nước thải công nghiệp vẫn chưa có định hướng rõ ràng. Việc di
dời các nhà máy không quy hoạch thực chất là đang di dời ô nhiễm, tạo nên các điểm ô
nhiễm mới. Chưa giải quyết được tận gốc vấn đề này là do hệ thống quảnlý yếu kém và
ngày càng yếu kém so với thực tế phát triển đô thị, xã hội. Việt Nam lại đang quảnlý theo
kinh nghiệm là chính chứ không phải theo khoa học. Hãy đi tận gốc và nhìn tận ngọn, chúng
ta không thiếu tiền để giải quyết các vấn đề môi trường.
Quan li moi truong : luc bat tong tam
Hạch toán Quảnlý Môi trường
Ngày đăng: 15/09/2009
Hạch toán Quảnlý Môi trường (EMA) rất rộng. EMA không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất để hạch toán dòng nguyên liệu và năng lượng cũng như hạch toán chi phí môi trường nhằm
nhận dạng và giảm thiểu các chi phí môi trường ẩn, EMA còn sử dụng để đánh giá mức độ bền
vững về mặt kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình trang trại, cũng như có thể sử dụng
EMA một cách rộng rãi hơn để đánh giá quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội
EMA được thảo luận chính thức đầu tiên trên diễn đàn quốc tế vào năm 1998 tại phiên họp thường kỳ của
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Phát triển bền vững. Kể từ đó đến nay, EMA đã được phổ biến tạirất
nhiều quốc gia và đã áp dụng tại hàng trăm doanh nghiệp trên thế giới. Một vài dự án liên quan đến EMA
tiêu biểu trên thế giới có thể kể như:
Dự án "Tiếp cận về mối liên quan giữa giảm thiểu chất thải và chi phí môi trường" do Bộ Nông nghiệp, Lâm
nghiệp, Môi trường và Quảnlý nguồn nước Áo (AFEW) quản lý; Dự án "Sáng kiến Hạch toán Môi trường" do
Cục Môi trường (Vương quốc Anh) quản lý; Dự án "Hướng dẫn về quảnlý chi phí môi trường" do Cục Môi
trường - Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn phóng xạ (CHLB Đức) quản lý; Dự án "Thúc đẩy tích
hợp Hạch toán Môi trường và các hệ thống báo cáo" do Cục Môi trường Nhật Bản (JEA) quản lý; Dự án
"Hạch toán Môi trường" do Văn phòng Ngăn ngừa ô nhiễm và độc hại (US EPA OPPT) - Cục Bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ quản lý; Dự án "Hạch toán quảnlý môi trường" do Bộ Môi trường Ôxtrâylia quản lý; Dự án
"Chuyển giao công nghệ liên quan đến môi trường tại lưu vực sông Danube" do Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) quảnlý
Trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Dự án "Hạch toán Quảnlý Môi trường cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Đông Nam Á" EMA-SEA tại 4 nước Thái Lan, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam từ tháng 11/2003
đến tháng 08/2007. Cơquantài trợ Dự án là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức, cơquanquảnlý và
điều hành dự án là Tổ chức Xây dựng Năng lực quốc tế (InWent). Các đối tác chính củadự án là Trung tâm
Quản lý bền vững (CSM), đối tác khu vực là Hội Bảo vệ Môi trường châu Á (ASEP) và các đối tác phối hợp ở
các quốc gia. Dự án tập trung vào việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng EMA cho các doanh nghiệp và các
tổ chức liên quantại các nước để sau khi kết thúc dự án có thể nhân rộng việc nghiên cứu và phổ biến EMA
cho các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững. Cách đây
khoảng 5 năm, tại Việt Nam, EMA mới ở giai đoạn khởi đầu áp dụng và phổ biến.
Dự án EMA-SEA "Hạch toán Quảnlý Môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á" là Dự án
đầu tiên phổ biến EMA tại Việt Nam. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam là đối tác quốc gia củaDự án này.
Phương án tiếp cận củaDự án EMA-SEA tại Việt Nam cũng như tại Thái Lan, Inđônêxia, Philippin bao gồm 6
bước như sau: Hội thảo thông tin; Dự án EMA điển hình tại các doanh nghiệp; Xây dựng tàiliệu đào tạo; Hội
thảo đào tạo EMA và đào tạo EMA quamáy tính; Đào tạo giảng viên EMA; Phổ biến EMA. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa như hiện nay, áp lực kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ phải tối thiểu hóa các chi
phí sản xuất, mà còn phải chú ý đến các yêu cầu về sử dụng hợp lýtài nguyên để giảm thiểu chất thải. Cần
nhận thức được rằng việc giảm thiểu chất thải sẽ cho phép doanh nghiệp thu được các khoản tiết kiệm hay
các khoản doanh thu môi trường.
Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính là doanh nghiệp đạt được yêu
cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã
hội. Như vậy, với phương pháp luận tiếp cận có hệ thống của EMA và những lợi ích mà nó mang lại, EMA rõ
ràng là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu này.
Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (MDG)
Hội nghị Cấp cao về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) sẽ
khai mạc vào ngày mai (25 tháng 9 năm 2008) tại Trụ sở LHQ ở New York. Một nửa thời
gian đã trôi qua so với thời hạn đề ra và đã thu được khá nhiều kết quả, song tất cả các
bên vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa và với một tinh thần hết sức khẩn trương để có
thể đạt được các MDG vào năm 2015. Hội nghị này sẽ là diễn đàn để các nhà lãnh đạo trên
thế giới đánh giá tiến độ, xác định những việc chưa làm được cũng như cam kết thực
hiện những việc làm cụ thể, cung cấp nguồn lực và đưa ra cơ chế nhằm rút ngắn khoảng
cách và đẩy nhanh tốc độ thực hiện. Nhân dịp này, Tờ Tin tức Việt Nam (VNS) có cuộc
phỏng vấn với Ông John Hendra, Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam.
Theo Báo cáo MDG toàn cầu 2008 của LHQ, giá lương thực gia tăng trên toàn thế giới sẽ
làm cho 100 triệu người nữa lâm vào cảnh nghèo cùng cực. Ông có cho rằng tình trạng
nền kinh tế Việt Nam đi xuống đã làm cho số người nghèo ở Việt Nam tăng lên?
Tuy vẫn cần nghiên cứu thêm để có thể đánh giá chính xác tác động của tình trạng giá lương
thực cao và tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay đối với mức nghèo đói ở Việt Nam, song dường như
tình trạng bất ổn về kinh tế vĩ mô hiện nay đang làm nảy sinh những dạng bất bình đẳng mới về
mặt xã hội và làm tăng số người nghèo, ít ra trong thời gian trước mắt. Tỷ lệ lạm phát cao, và
đặc biệt giá lương thực cao, lại càng ảnh hưởng nhiều tới các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhất
là ở các khu vực thành thị nơi hầu hết mọi người phải mua các mặt hàng lương thực cho tiêu
dùng hằng ngày. Ở thành thị, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn do tỷ lệ lạm phát cao đang hạn
chế các hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân và, như vậy, làm giảm cơ hội tạo công ăn việc
làm - vốn là một trong những yếu tố chính đã mang lại thành công to lớn cho Chính phủ trong
việc giảm nhanh tỷ lệ nghèo trước đây.
Mặc dù kết quả tổng thể mà Việt Nam đạt được trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ (MDG) vẫn rất ấn tượng, song giờ đây có những thách thức thực sự đối với việc
đảm bảo cho những hộ gia đình của Việt Nam đã thoát nghèo sẽ không bị tái nghèo. Trong bối
cảnh đó, điều hết sức phấn khởi là Chính phủ vẫn coi vấn đề an sinh xã hội là phần không thể
thiếu trong tám biện pháp chính sách hiện đang triển khai. Theo LHQ, điều hết sức quan trọng là
Chính phủ Việt Nam tiếp tục ưu tiên giải quyết tác động tiêu cực của tình hình kinh tế vĩ mô hiện
nay đối với người nghèo.
Ở khu vực nông thôn Việt Nam, tác động được coi là tích cực của việc tăng giá một số sản phẩm
nông nghiệp đối với thu nhập hộ gia đình ở nông thôn thường bị đánh đổi bởi mức giá cao tương
tự của các hạng mục vật tư nông nghiệp chính. Trong khi hiện tượng nghèo đói ở Việt Nam ngày
càng tập trung nhiều hơn ở các vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số, thì tình trạng bất ổn của
nền kinh tế vĩ mô đã làm xuất hiện những cụm nghèo mới ở các khu vực đô thị và ven đô cũng
như trong các bộ phận lớn dân cư nông thôn, bao gồm cả những người lao động tự do, lao động
không có việc làm ổn định và tiểu nông.
Tuy sự trợ giúp trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xoá đói Giảm nghèo và
Chương trình 135 hiện nay có ý nghĩa quan trọng, song vẫn cần thực hiện một số biện pháp
chính sách khác, cụ thể như sau:
• Trong thời gian trước mắt, cần tiếp tục tập trung vào các hoạt động có mục tiêu, đối
tượng rõ ràng để giải quyết tình trạng nghèo đói. Điều quan trọng là vừa qua để thực hiện mục
tiêu này, Việt Nam đã tiến hành những biện pháp cụ thể nhằm giúp cho 61 huyện nghèo nhất đẩy
nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo, nâng chuẩn nghèo cho phù hợp với mức tăng lạm phát và, kể
từ tháng sau trở đi, tăng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội và lương hưu cho một số nhóm đối tượng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề quan trọng cần ưu tiên quan tâm. Đặc biệt, dân di cư nghèo
sinh sống ở các khu vực thành thị mà không đăng ký cư trú dường như là đối tượng bị tác động
nặng nề nhất, vì sự trợ giúp xã hội trong khuôn khổ các chương trình mục tiêu quốc gia và các
cơ chế bảo trợ xã hội khác đều căn cứ vào đăng ký hộ khẩu, và điều đó đã cản trở những người
dân di cư này tiếp cận với mọi hình thức trợ giúp xã hội chính thức.
• Về trung và dài hạn, quan điểm của chúng tôi là Chính phủ cần tiếp tục xây dựng một hệ
thống an sinh xã hội mang tính toàn diện, hiện đại và phục vụ cho mọi đối tượng dân cư nhằm
đảm bảo thực hiện sự trợ giúp một cách công bằng và liên tục ở Việt Nam. Mặc dùcó thể rất khó
thực hiện được các biện pháp cải cách như vậy vào giai đoạn này, song chúng tôi đề nghị Chính
phủ không loại bỏ nội dung này ra khỏi chương trình cải cách của mình nhằm đảm bảo cho công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam mang tính công bằng về bền vững mặt xã hội.
Theo Ông, còn tồn tại những thách thức gì mà Việt Nam phải tiếp tục giải quyết để đạt
được các MDG vào năm 2015?
Tiến độ thực hiện các MDG của Việt Nam đã được dư luận rộng rãi đánh giá là nhanh và ấn
tượng. Thành công của công cuộc đổi mới và thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong
hai thập kỷ qua là những tấm gương điển hình.
Song chúng ta cần nhận thức rõ rằng vẫn còn nhiều thách thức nghiêm trọng phải giải quyết. Về
các MDG, cần thực hiện tốt hơn nữa Mục tiêu số 6 về HIV/AIDS, vì hiện nay córất ít dấu hiệu
cho thấy dịch bệnh này sẽ bị chặn đứng và đẩy lùi vào thời hạn đề ra. Cần phải tăng cường quy
mô của các hoạt động phòng chống nhằm tránh hiện tượng HIV/AIDS từ chỗ tập trung ở một số
đối tượng trở thành một dịch bệnh lây lan trong dân chúng, mà điều này đã xảy ra ở một số tỉnh
của Việt Nam. Cần tiếp tục chú ý mở rộng phạm vi thực hiện các biện pháp can thiệp đối với tất
cả các nhóm đối tượng chính có nguy cơ cao hơn và điều phối các hoạt động đối phó đa ngành
mạnh mẽ hơn ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Để trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2010, Việt Nam cần phải tiếp tục phấn
đấu đạt được các MDG ở từng tỉnh/thành phố và từng xã/phường. Dân cư ở các vùng sâu, vùng
xa và miền núi, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, giờ đây chiếm tỷ lệ ngày càng cao
trong số người nghèo; tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến; gần 1/3 số trẻ em hiện
nay bị suy dinh dưỡng, và các kế hoạch quốc gia còn dự báo rằng tỷ lệ trẻ em Việt Nam không
đủ dinh dưỡng vẫn ở mức 1/5 ngay cả khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình.
Mặc dù Việt Nam gần đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, song vẫn cần phải nỗ lực rất
nhiều để ngăn chặn tình trạng bỏ học của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái ở những vùng nghèo
nhất và các vùng dân tộc thiểu số; cũng cần phải mở rộng phạm vi tiếp cận với giáo dục trung
học và đại học chất lượng cao. Việc cung cấp đại trà các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và tránh thai
cũng như các thông tin có liên quan hiện vẫn còn là thách thức. Tuy Việt Nam đã đạt được
những kết quảquan trọng trong lĩnh vực y tế, song hiện tượng người dân phải trả tiền túi cho
giáo dục và đặc biệt là các dịch vụ y tế gia tăng, kèm theo tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay, là
thách thức nghiêm trọng đối với việc đảm bảo công bằng xã hội và xây dựng một hệ thống chăm
sóc sức khoẻ công bằng, hiệu quả và phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Một điều
đáng lo ngại nữa là Việt Nam sẽ không đạt được một số chỉ tiêu về vệ sinh môi trường nông
thôn, và cần phải quan tâm nhiều hơn tới tình trạng bất bình đẳng giới về cơ hội kinh tế và
khoảng cách về tiền công lao động giữa nam giới và phụ nữ.
Cuối cùng, thách thức là làm sao duy trì những kết quảđã đạt được trong quá trình thực hiện các
MDG. Như chúng ta biết, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
bởi sự biến đổi khí hậu. Hậu quảcủa hiện tượng mực nước biển dâng cao cùng với thiên tai
ngày càng xảy ra thường xuyên hơn và có sức tàn phá lớn hơn có thể xoá sạch những thành
quả mà nhiều địa phương đã đạt được trong quá trình thực hiện các MDG cho đến thời điểm
này. Để duy trì những kết quảđã đạt được, Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên việc phòng tránh, giảm
nhẹ và đối phó có hiệu quả các biến cố, bất luận về kinh tế, môi trường hay dịch bệnh kể cả
dịch cúm gia cầm.
Hướng tới tương lai, Ông có những khuyến nghị bổ sung gì và theo Ông, Liên Hợp Quốc
sẽ có vai trò gì trong việc giúp Chính phủ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các MDG?
Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện tám giải pháp chính sách -
được coi như các biện pháp can thiệp ngắn hạn - nhằm kìm hãm tốc độ lạm phát và ổn định tình
hình kinh tế vĩ mô. Rất hoan nghênh Chính phủ Việt Nam vừa quađã tiến hành các biện pháp
thắt chặt chính sách tiền tệ và ngân sách, và Chính phủ cần tiếp tục đi theo hướng đó. Như đã
đề cập, để thực hiện công việc đó, Chính phủ cũng cần tìm ra phương tiện hiệu quả nhất để tiếp
cận với người nghèo và những người dân Việt Nam có nguy cơ bị tái nghèo.
Thời gian tới, Chính phủ cũng cần tăng cường tập trung giải nhiều vấn đề bất cập mang tính chất
căn bản về cơ cấu trong lĩnh vực quản trị kinh tế - xã hội mà đã bộc lộ rõ qua tình hình kinh tế vĩ
mô hiện nay. Nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp của Việt Nam đòi hỏi phải quản lý, điều tiết
tốt hơn các thị trường và các ngành, giám sát hiệu quả hơn các hoạt động ngân hàng, tăng
cường tính minh bạch và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, qua đó có thể giải
phóng kinh phí để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu được ưu tiên về y tế và chính sách xã hội.
Nói chung, cần tiếp tục thực hiện chương trình cải cách nhằm đảm bảo sự tham gia bình đẳng
của toàn thể nhân dân Việt Nam trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và xây
dựng kế hoạch cụ thể cho việc thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí
hậu.
Cuối cùng, với tư cách là tập thể các cơquan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và thông qua sáng
kiến cải cách “Một LHQ” hiện nay, chúng tôi đang nỗ lực tăng cường vai trò tham gia đóng góp
của Liên Hợp Quốc về các mặt chính sách, tuyên truyền/vận động và quy chế để giúp Việt Nam
giải quyết nhiều thách thức nêu trên. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi phấn đấu phát huy tối
đa những lợi thế so sánh của LHQ cụ thể là tính vô tư/khách quan; khả năng tiếp cận với kiến
thức chuyên môn và tập quán/kinh nghiệm hay của quốc tế; khả năng tập hợp/huy động nhằm
hỗ trợ một cách hiệu quả nhất cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam thực hiện trọn vẹn các MDG
cũng như hoàn thành các mục tiêu và nguyên tắc của Tuyên bố Thiên niên kỷ.
Trung tâm báo chí
• Thông cáo báo chí
• Bài phát biểu
• Tin chính
• Tiêu điểm
• Sự kiện sắp tới
• Videos
• Photo Galleries
Báo cáo chi tiết về tình hình môi trường ở Việt Nam
09/20/2002 - Tin tức chung
Hà Nội (TTXVN 18/9/2002)
Một bản báo cáo chi tiết về tình hình môi trường ở Việt Nam và những thách thức đối với Việt
Nam trong việc quảnlý và bảo vệ môi trường, đã được Ngân hàng thế giới công bố sáng 18/9 tại
Hà Nội.
Báo cáo này do Ngân hàng thế giới và Cục môi trường Việt Nam phối hợp soạn thảo với sự hỗ trợ
của Cơquan phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida).
Bằng việc phân tích một cách chặt chẽ và có hệ thống các dữliệu về môi trường, báo cáo đã đưa
ra một bức tranh tổng quan về chất lượng môi trường, sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên
và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triền bền vững. Theo báo cáo, trong 5 thập kỷ qua, diện
tích che phủ rừng của Việt Nam đã giảm từ 43% xuống còn 29%, gây sói mòn đất, mất cân bằng
sinh thái và khu hệ sinh sống làm cho nhiều loài động, thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt
chủng. Việc gia tăng dân số nhất là ở khu vực thành thị đã dẫn đến tình trạng không quảnlý
được rác thải, ô nhiễm nước và không khí gia tăng. Việc khai thác quá mức và sự phá hủy các
giải san hô, rừng ngập mặn ven biển đã làm giảm sản lượng đánh bắt hải sản.
Báo cáo cũng nêu ra một số hướng giải quyết nhằm hạn chế tình trạng này như tạo điều kiện và
khuyến khích người dân thay đổi thói quen, đồng thời vận động họ tham gia vào việc bảo vệ môi
trường; nâng cao hiệu quả thế chế; cải tiến việc thu thập, phân tích và lưu giữ số liệu môi trường
một cách có hệ thống, để tăng tính chính xác kịp thời, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các
chính sách về môi trường; thúc đẩy trao đổi thông tin và nâng cao năng lực của cán bộ môi
trường.
Theo Thứ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Phạm Khôi Nguyên, báo cáo đã giúp
các nhà quảnlý môi trường Việt Nam nhận diện được những vấn đề cần ưu tiên cấp bách, làm
cơ sở cho các nhà quảnlý môi trường Việt Nam hoạch định chính sách môi trường Việt Nam
trong 10 năm tới. Báo cáo là phương tiện tốt để nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn
đề môi trường và tạo sự đồng tâm trong công chúng về vấn đề này, đồng thời là cơ sở để Ngân
hàng thế giới và các nhà tài trợ hợp tác với Việt Nam trong vấn đề này.
[...]... biến đổi của thời tiết Đây là lĩnh vực ưu tiên thứ nhất và UNEP kêu gọi các nước quản lý và bảo tồn các hệ sinh thái này như các vùng đệm Các hệ sinh thái này cũng như các nguồn lợi mà chúng cung cấp cho nhân loại là tài sản kinh tế vô giá Nghiên cứu mới được các nhà khoa học LHQ công bố khẳng định lượng khí thải CO2 tương đương với 50% lượng khí thải của khu vực giao thông vận tải toàn cầu đã được... hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệm nhiên liệucó thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của nhiều nước), tính ràng buộc trong các cơ chế hợp tác chưa cao, việc đánh giá tác động, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả đỏi hỏi đầu tư lớn và công nghệ phức tạp Tư liệu dịch: Các vấn đề toàn cầu BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: 30 NĂM TIẾN BỘCỦA HOA KỲ Tạp chí điện tử củaBộ Ngoại giao Hoa Kỳ Các vấn đề toàn cầu, tháng... xóa đói giảm nghèo và nâng cao hiệu quả quản lýcủa chính quyền địa phương thông qua việc bảo tồn và cải thiện quản lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó có việc kiểm soát nạn khai thác gỗ trái phép và săn bắt, mua bán động vật hoang dã Hoa Kỳ cũng cam kết trợ giúp các quốc gia khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong việc đáp ứng các nhu cầu về năng lượng của người dân, phát triển kinh tế và giải... Johannesburg, Nam Phi, Hoa Kỳ đã đi đầu trong những nỗ lực quốc tế nhằm đạt được sự ưu tiên đối với vấn đề phát triển bền vững Hoa Kỳ đãđã dành gần 1 tỷ đô-la cho sáng kiến Nước sạch cho người nghèo nhằm thực hiện mục tiêu của Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc trong việc giảm một nửa tỷ lệ dân số thế giới bị thiếu nước sạch vào năm 2015 Trong thời gian hai năm rưỡi, sự hợp tác này đã giúp nâng cao dịch... tới, thậm chí là trong cả thế kỷ XXI Nhiều đánh giá cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối hòa bình và an ninh của thế giới là rất lớn, khó lường, lâu dài, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố quốc tế Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất, không thể đối phó một cách hiệu quả đối... chi phối, kiểm soát các nguồn tài nguyên thiết yếu của thế giới có chiều hướng gay gắt hơn có thể dẫn tới đối đầu về quân sự liên quan đến việc phân bố lại các nguồn lực của thế giới Biến đổi khí hậu cũng có thể làm thay đổi hình thái tập hợp lực lượng quốc tế (do thay đổi về cơ cấu địa chính trị và phân bổ nguồn lực thế giới) Nhiều ý kiến cho rằng, trong vài thập kỷ tới, tài nguyên sẽ được sử dụng như... nay Đãcó 9 nước trên thế giới sẵn sàng tham gia REDD với các biện pháp và các chế độ giám sát, kiểm chứng, bảo vệ để đảm bảo hiệu quảcủa chương trình không chỉ về kinh tế và thời tiết mà còn cả trong cuộc sốngcủa các cộng đồng dân cư Thực hiện REDD, mỗi năm Inđônêxia có thể thêm thu nhập tới 1 tỷ USD nếu nạn phá rừng giảm đi 50% Lĩnh vực ưu tiên thứ 3 là thực hiện công nghệ sạch Nghiên cứu của UNEP... những tài sản vô giá đó là bầu trời trong xanh ở các thành phố lớn, các sông hồ mà chúng ta có thể bơi lội và các công viên quốc gia, các rừng cây xanh và các khu vực tự nhiên hoang dã Chúng ta có thể lại thấy biểu tượng của quốc gia, con đại bàng đầu bạc, đang làm tổ ngay trong khu vực có bán kính 35 cây số xung quanh thủ đô của Hoa Kỳ Phong trào môi trường cận đại ở Hoa Kỳ bắt đầu với sự ra đời của. .. đầu tiên trên thế giới Trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm của chúng ta trong 30 năm qua với các quốc gia khác trên thế giới, chúng ta đã nhận thấy rằng không khí và nguồn nước sạch cũng như hệ thống sinh thái phồn thịnh đóng vai trò nền tảng và là mục tiêu chung mà tất cả các quốc gia hướng tới Chúng ta cũng thấy rằng các vấn đề môi trường không thuộc trách nhiệm riêng của một quốc gia nào và Trái... nhà phân tích chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Có thể dễ dàng nhận thấy, tại nhiều diễn đàn của Liên hợp quốc, hợp tác Á-Âu, ASEAN , trong các định hướng, ưu tiên đối ngoại và hợp tác quốc tế của tân Tổng thống Mỹ Barack Obama, của Liên minh châu Âu (EU) và của nhiều quốc gia khác, vấn đề biến đổi khí hậu luôn dành được sự quan tâm lớn Dưới góc độ chính trị - an ninh, biến . " ;Bộ máy quản lý của TP HCM dù đã rất cố gắng song quá tải, không đủ khả
năng đảm đương khối lượng công việc quá lớn. Thành phố có. những nguyên nhân chủ yếu là bộ
máy quản lý dù đã rất cố gắng song quá tải, không đủ khả năng quản lý một khối
lượng công việc quá lớn. Lực bất tòng tâm.