1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại kho bạc nhà nước tỉnh lào cai

135 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI ĐỨC CẢNH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁNBỘ, CÔNG CHỨC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TỈNH LÀO CAINGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNgười hướng dẫn: TS MAI VIỆT ANH

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, Luận văn: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức tại Kho bạc Nhà nước Tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2021

Tác giả luận vănBùi Đức Cảnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hành thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức tại Kho bạc Nhà nước Tỉnh Lào Cai”.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các phòng ban vàcác thầy cô giáo Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã giảng dạy và tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, làm luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo TS Mai Việt Anh - người đã trực tiếphướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các đồng chí Trưởng phòng, Phóphòng, các đồng chí cán bộ, công chức cùng toàn thể người lao động trong Kho bạcNhà nước Lào Cai đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp củathầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình làm luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2021

Tác giả

Bùi Đức Cảnh

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa của luận văn 3

5 Cấu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC 5

1.1 Cơ sở lý luận về Cán bộ công chức và cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước 5

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.1.2 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức 7

1.1.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ công chức 9

1.2 Chất lượng cán bộ công chức 11

1.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức Nhà nước 11

1.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước 16

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước 24

1.3.1 Yếu tố khách quan 24

1.3.2 Yếu tố chủ quan 27

1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc Nhà nướccủa một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm đối với KBNN Lào Cai 28

1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức ở KBNN Thừa Thiên - Huế 28

1.4.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nướctỉnh Thái Nguyên 30

Trang 6

1.4.3 Một số bài học về nâng cao chất lượng cán bộ công chức đối với Kho bạc

Nhà nước Lào Cai 34

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin 36

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 38

2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 38

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 39

2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu cán bộ công chức 39

2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh công tác nâng cao chất lượng cán bộ công chức 39

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ công chức 40

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁNBỘ CÔNG CHỨC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LÀO CAI 43

3.1 Khái quát chung về Kho bạc Nhà nước Lào Cai 43

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 43

3.1.2 Chức năng 44

3.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Lào Cai 44

3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Lào Cai 46

3.1.5 Giới thiệu khái quát về đội ngũ cán bộ công chức của Kho bạc Nhà nước LàoCai 47

3.2 Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của Kho bạc Nhànước Lào Cai 53

3.2.1 Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức 53

3.2.2 Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng cán bộ công chức 57

3.2.3 Công tác thanh tra, giám sát 83

3.3 Ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc Nhà nướcLào Cai của đối tượng khảo sát 863.4 Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước

Trang 7

Lào Cai 92

3.4.1 Kết quả đạt được 92

3.4.2 Những hạn chế 94

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 95

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨCÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LÀO CAI 98

4.1 Quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai 98

4.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạcNhà nước Lào Cai 101

4.2.1 Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ côngchức 101

4.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực Kho bạc Nhà nước 102

4.2.3 Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực 104

4.2.4 Sử dụng cán bộ, công chức cần gắn với chuyên môn 106

4.3 Một số kiến nghị 107

4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 107

4.3.2 Kiến nghị đối với Kho bạc nhà nước 108

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 113

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

CN, XD Công nghiệp, xây dựng

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 9

Bảng 3.5 Số lượng CBCC được tuyển dụng giai đoạn 2018-2020 59

Bảng 3.6 Số lượng công chức KBNN Lào Cai theo chức danh 62

Bảng 3.7 Số lượt công chức được đào tạo hàng năm tại KBNN Lào Cai 64

Bảng 3.8: Trình độ học vấn của cán bộ công chức giai đoạn 2018 - 2020 66

Bảng 3.9: Chuyên ngành đào tạo của cán bộ công chức tính đến năm 2020 68Bảng 3.10: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ tại KBNN Lào Cai 70

Bảng 3.11 Trình độ quản lý nhà nước KBNN Lào Cai đến tháng 12 năm2020 71

Bảng 3.12 Thu nhập bình quân công chức KBNN Lào Cai giai đoạn 2018 2020 77

-Bảng 3.13 -Bảng hỗ trợ công tác phí trong nước 78

Bảng 3.14 Bảng hỗ trợ chi phí điện thoại di động 79

Bảng 3.15 Một số khoản chi phí phúc lợi hiếu, hỷ của KBNN Lào Cai năm2020 79

Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả đánh giá công chức tại KBNN Lào Cai 82

Bảng 3.17: Đánh giá về trình độ kỹ năng và phẩm chất của cán bộ công chức 88

Trang 10

Bảng 3.18: Đánh giá về chất lượng cán bộ công chức 89Bảng 3.19 Đánh giá của khách hàng tới giao dịch tại KBNN đối với côngchức của KBNN 91

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu CBCC theo nhiệm vụ đảm nhận 49Biểu đồ 3.2 Cơ cấu CBCC theo giới tính 51Biểu đồ 3.3: Trình độ học vấn của cán bộ công chức giai đoạn 2018 – 2020 67Biểu đồ 3.4 Chuyên ngành đào tạo của cán bộ công chức tính đến năm 2020

69Biểu đồ 3.5 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ tại KBNN Lào Cai 70

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy của KBNN Lào Cai 47Sơ đồ 3.2: Hoạch định nguồn nhân lực của KBNN Lào Cai 53

Trang 11

Căn cứ Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hànhChương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, Thủtướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án: “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, côngchức”, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh công tác quản lý đội ngũ CBCC từ trungương đến địa phương Trong tiến trình đổi mới đất nước, hệ thống Kho bạc Nhànước (KBNN) được thành lập và nhanh chóng trở thành công cụ sắc bén trong quảnlý mọi hoạt động thu chi Ngân sách Nhà nước.

Tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai, trong những năm gần đây cùng với sự pháttriển kinh tế xã hội, công tác quản lý hoạt động cán bộ công chức đã đạt được nhiềukết quả cao, đội ngũ cán bộ công chức được xây dựng cả về số lượng và chất lượng,từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong Kho bạc nhà nước Tuy nhiên, việc xâydựng và phát triển cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai đang đặt ranhiều vấn đề mới cần quản lý tốt để thích ứng tốt hơn, hiệu quả cao hơn Công tácnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai vẫncòn hạn chế như việc đánh giá cán bộ, bố trí cán bộ còn chủ quan, còn nặng nềvề cơ cấu, đào tạo chưa gắn với quy hoạch, quản lý cán bộ chưa chặt chẽ, tập hợpvà phát huy sức mạnh của đội ngũ cán bộ chưa cao phần lớn đội ngũ cán bộ côngchức KBNN Lào Cai hiện nay đã lớn tuổi, đa số chưa qua các lớp đào tạo chính quyvề tài chính công cũng như các kiến thức bổ trợ cần thiết như tin học, ngoại ngữ(Toàn KBNN Lào Cai số lượng các chuyên viên chính còn quá thấp chỉ chiếm 4% vàchưa có chuyên viên cao cấp; có 4 người có bằng đại học ngoại ngữ và 165 người cóvăn bằng chứng chỉ

Trang 12

ngoại ngữ tiếng Anh B và hoặc tương đương trở lên) đội ngũ cán bộ trẻ kế cận tuycó khả năng tiếp cận quy trình mới nhanh nhạy song lại thiếu kinh nghiệm và chưađáp ứng được nhu cầu thay thế khi các cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu hoặc phải luânchuyển công việc theo quy định Việc sắp xếp, bố trí cán bộ chưa được hợp lý.Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức chưađược quan tâm một cách thiết thực và hiệu quả điều này ảnh hưởng lớn tớikết quả hoạt động của KBNN Lào Cai như trong việc kiểm soát, kiểm tra,giám sát việc sử dụng vốn đầu tư chưa cao; Hồ sơ, thủ tục phục vụ công táckiểm soát chi chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, gây tình trạng lãng phí, thấtthoát…

Nhằm thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2018 củaHội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếptổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả Trongđó, các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vịthuộc KBNN, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, vì vậy phântích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và đề xuất các giải pháp đểnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại kho bạc Nhà Nước của tỉnh làmột vấn đề trọng tâm.

Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai” làm luận văn thạc sỹ chuyên

Trang 13

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạcnhà nước Lào Cai.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ công chức; các tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũCBCC Trong đó gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Khobạc nhà nước Lào Cai.

Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ nghiên cứu số liệu thứ cấp trong 3 năm2018-2020, điều tra số liệu sơ cấp trong tháng 6 năm 2020.

Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai.

4 Ý nghĩa của luận văn

4.3 Đóng góp về ứng dụng

Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để tham mưu cho lãnh đạo KBNNLào Cai trong hoạch định chiến lược và đưa ra các chính sách về công tác cán bộ vàhoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong giai đoạn tới; là tài liệu thamkhảo quan trọng cho các nghiên cứu có liên quan.

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông chức nhà nước;

Trang 14

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tạiKBNN Lào Cai;

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại KBNN Lào Cai.

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘINGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC

1.1 Cơ sở lý luận về Cán bộ công chức và cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

Ở những quốc gia tồn tại nhiều đảng chính trị (có đảng cầm quyền và đảngđối lập) thì công chức được hiểu là những người giữ công vụ thường xuyên trongcác cơ quan nhà nước, được xếp vào ngạch, bậc công chức được hưởng lương từngân sách nhà nước Còn ở những nước chỉ có một đảng duy nhất, đảng lãnh đạonhà nước và xã hội thì quan niệm công chức không chỉ gồm những chủ thể nêu trên,mà còn cả những đối tượng tương tự, nhưng lại làm việc tại các tổ chức của đảng, tổchức chính trị -xã hội Vì vậy, không thể có một định nghĩa chung duy nhất về công

Trang 16

chức cho tất cả các quốc gia Quan niệm về công chức gắn liền với yếu tố chínhtrị và đời sống chính trị - xã hội có tính quyết định chế độ công vụ và quan niệmcông chức.

Ở Việt Nam theo Luật 52/2020/QH, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật cán bộ, công chức và luật viên chức, trong điều 1, sửa đổi bổ sung điều 4 cóchỉ rõ: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhândân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, côngnhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” (Luật CBCCsửa đổi, 2008)

Từ khái niệm công chức, có thể hiểu về công chức KBNN Việt Nam nhưsau: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và giao đảm trách và thực hiện mộtcông vụ thường xuyên trong KBNN Việt Nam, dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nướcvà pháp luật quy định; Được xếp vào ngạch công chức; Được phân loại theo trìnhđộ; Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công vụ trong KBNN là công việc, hoạt động thường xuyên của KBNNnhằm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước, quản lý thu chi và cânđối thu chi ngân sách Nhà nước, để đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Nhànước và Phát triển Quốc gia.

1.1.1.3 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, nó mang tính chất định tính và khóđịnh lượng, chúng ta không thể cân đo đong đếm được.

Theo từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là: “Cái tạo nên phẩm chất, giátrị của mỗi con người, một sự vật, một sự việc” Đây là cách đánh giá một conngười, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, cái tính độc lập của nó.

Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBCC, cóthể hiểu chất lượng của đội ngũ CBCC là khả năng của mỗi CBCC khi thực hiệncông việc được giao, hay khả năng tiềm ẩn trong mỗi CBCC được hình thành doquá trình học tập, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng của bản thân.

Trang 17

Chất lượng đội ngũ CBCC được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của đội ngũCBCC, là những quy định cụ thể các yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất đạođức… của những người CBCC theo những tiêu chí nhất định đối với từng ngànhnghề riêng biệt.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định: “Chất lượng củacán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực công tác, thể hiện ở kếtquả hoàn thành nhiệm vụ” Cụ thể hơn, có thể quan niệm: Chất lượng đội ngũ côngchức hiện nay là tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những thuộc tínhđặc trưng, bản chất của đội ngũ cán bộ về mặt con người và các mặt hoạt động, quyđịnh và phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộtrong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế.

1.1.1.4 Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Nâng cao chất lượng CBCC là quá trình nâng cao trình độ đào tạo, nâng caokiến thức chuyên môn cho CBCC, làm tăng mức độ hiểu biết về chính trị, xã hội,tính tự giác, tính kỷ luật, thái độ, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm, tínhthích ứng, của CBCC đối với công việc (Đặng Thị Hồng Hoa, 2016).

Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước yêu cầu chất lượng đối với CCVC ngàycàng cao, đòi hỏi người CCVC không những có trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩnCCVC mà còn phải gương mẫu, đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, có tinh thầnkỷ luật rất cao, có tư duy khoa học, lý luận sắc bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịutrách nhiệm, luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng, có kỹ năng tốt trong việc kếthợp tri thức khoa học, kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn một cách nhạy bén, linh hoạt,đồng thời luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, phápluật của Đảng và Nhà nước Nâng cao chất lượng của CBCC nhằm giúp cho họhoàn thành nhiệm vụ và tổ chức nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.

1.1.2 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức

- Đội ngũ CBCC là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có nhiệm vụhoạch định các chính sách, đưa các chính sách và thực hiện đường lối chính sáchcủa Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn, tiếp thu nguyện vọng của nhân dân, nắmbắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ánh kịp thời với cấp trên, giúpĐảng và Nhà nước đề ra được những chủ trương chính sách sát với thực tiễn.

Trang 18

- Là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng caohiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, là một trong những nguồn lựcquan trọng trong việc thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước.

- Là đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tếcủa đất nước, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển KT - XH, tổ chứcquản lý nhà nước và kiểm tra; là những người trực tiếp tạo môi trường, điều kiện vềsử dụng công cụ kinh tế, thực lực kinh tế để tác động, quản lý, điều tiết nền kinhtế thị trường.

- Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập quốc tế,vai trò của đội ngũ CBCC càng trở nên quan trọng, bởi các lý do sau đây:

+ Kinh tế xã hội phát triển toàn diện khiến cạnh tranh trên thị trường thêmquyết liệt, đòi hỏi càng nhiều phương án, quyết định quản lý và sự lựa chọn phươngán tối ưu càng khó khăn, phức tạp hơn.

+ Sự tác động của quá trình quản lý đối với thực tiễn trong điều kiện mớicàng trở nên quan trọng Các quyết định quản lý sâu sắc, lâu dài, có thể đem lại hiệuquả lớn nhưng cũng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng Do đó, đối với công chứchành chính nhà nước cần phải có trách nhiệm cao về chất lượng, về tính khoa họctrong các quyết định quản lý.

+ Sự tăng nhanh khối lượng tri thức và độ phức tạp của cơ cấu tri thức, trongđó có tri thức kinh tế và quản lý kinh tế hiện đại, đặc biệt sự xuất hiện của hệ thốngthông tin mới, gồm cả thông tin quản lý đã và đang được mở rộng, đòi hỏi đội ngũcông chức hành chính nhà nước phải có khả năng, trình độ để xử lý thông tin.

+ Hệ thống quản lý (gồm cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, bộ máy quản lý)phải đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường cũng đòi hỏi đội ngũ công chức hànhchính nhà nước phải đổi mới về kiến thức, nghiệp vụ, kĩ năng quản lý và nâng caotrách nhiệm của mình.

CBCC ngành KBNN có một số đặc điểm chung như một số ngành kinh tếkhác Tuy nhiên, do đặc thù của công việc, nhân lực KBNN còn có các đặc điểmkhác biệt sau: Một là, nhân lực KBNN có phẩm chất, lập trường vững vàng Hai là,nhân lực KBNN nắm chắc các kiến thức về pháp luật, các quy định liên quan, cũng

Trang 19

như các kiến thức chuyên môn về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chínhnhà nước và kiến thức về kế toán.

1.1.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ công chức

Đội ngũ cán bộ công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổchức Cán bộ công chức là thành viên, là phần tử cấu thành của tổ chức bộ máy.Cán bộ công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt độngcủa tổ chức Hiệu quả hoạt động trong tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động củatổ chức Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ Cán bộcông chức có trình độ, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết, có trách nhiệm với côngviệc được giao sẽ làm cho cơ quan, đơn vị hoạt động tốt, dẫn đến bộ máy nhà nướchoạt động nhịp nhàng; cán bộ công chức trình độ quản lý yếu kém, năng lực hạnchế, quan liêu, cửa quyền, sẽ làm cho bộ máy tê liệt (Trần Thanh Bình, 2019)

Cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức trong hệ thống kho bạcnói riêng có vai trò rất quan trọng Do KBNN là cơ quan kiểm soát thu chi ngânsách nhà nước Tầm ảnh hưởng của KBNN ở cấp vĩ mô và vi mô, có tác độnglớn tới kinh tế xã hội Chính vì vậy cán bộ công chức ở Kho bạc Nhà Nước vàKBNN các cấp là những người quyết định tới việc tổ chức huy động và sử dụngnguồn tiền ngân sách, đảm bảo việc ổn định thu chi ngân sách nhà nước và hoạtđộng của nền tài chính quốc dân.

Những năm vừa qua cũng đã chỉ ra rằng sự thành công hay thất bại của Đảngtrong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào chínhsách tài khóa nói chung và hoạt động của KBNN nói riêng Tầm quan trọng của độingũ cán bộ công chức KBNN quyết định khả năng hiện thực hóa đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tài chính; là người trực tiếp tổ chứcthực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, cũng như tiến hành tổ chức, triểnkhai các hoạt động tài chính ở cấp trung ương và địa phương.

Cán bộ công chức KBNN có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt độngquản lý điều hành nền tài chính quốc gia Các cán bộ công chức KBNN là người đạidiện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước ở trung ươngvà cơ sở; Kiểm tra việc thực hiện thu chi ngân sách, phát hiện các dấu hiệu vi phạm

Trang 20

trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, ngừng cung cấp ngân sách và trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, giải quyết phù hợp.

Ngoài những vị trí, vai trò trên cán bộ công chức kho bạc còn có vị trí, vaitrò thể hiện những phương diện sau đây:

- Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hành dự toán thu – chi củangân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là một trong những lĩnh vực quan trọnghàng đầu của quốc gia, việc thực hiện việc thu chi đều phải dựa vào cơ quan thuế vàkho bạc Những cán bộ công chức kho bạc là những người có vai trò trong việc đônđốc, kiểm tra và thúc đẩy việc thu – chi ngân sách nhà nước, phối hợp với các cơquan khác như chi cục thuế, ngân hàng thương mại để đối chiếu số liệu, phối hợp,xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện thu chi ngân sách nhà nước Đồng thờicán bộ công chức KBNN còn đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình, chính xác, kịpthời cho các đơn vị sử dụng ngân sách, phục vụ các đơn vị đến giao dịch để đảmbảo dòng vốn của nhà nước được luân chuyển đúng, đủ và kịp thời.

Đảm bảo điều hành ngân quỹ có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chi NSNN: Việctriển khai ngân sách nhà nước không phải chỉ do một cơ quan, một trụ sở mà là từhệ thống các KBNN từ trung ương tới địa phương.Việc chi ngân sách nhà nước chocác mục tiêu chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản gồm rất nhiều các hạng mụckhác nhau, việc quản lý cũng không đơn giản như quản lý tài chính của một doanhnghiệp Chính vì vậy đội ngũ cán bộ công chức kho bạc có vai trò hết sức quantrọng trong việc điều hành ngân quỹ này được hiệu quả.

Đảm bảo công tác tham mưu, phân tích, dự báo và phát triển ứng dụngchuyên môn: Kho bạc nhà nước ngoài nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi ngânsách nhà nước, cũng có chức năng hỗ trợ, chủ động tham mưu đề xuất về cơ chếchính sách liên quan tới tài chính nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quátrình thực hiện nhiệm vụ Và để thực hiện tốt được nhiệm vụ này, không có gì kháchơn là cần có một đội ngũ cán bộ công chức đam mê công việc, hiểu rõ vấn đề vàđề xuất những vấn đề phù hợp.

Đảm bảo công tác thanh kiểm tra được thực hiện đều đặn, đảm bảo tuyệtđối an toàn cho kho quỹ Cũng như nhiều định chế tài chính khác, công tác kiểm

Trang 21

tra luôn là công tác cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối chokho quỹ Việc kiểm tra được thực hiện thông qua chứng từ sổ sách, số liệu trênmáy tính, Tuy nhiên nhân tố trực tiếp thực hiện công tiếp này chính là các cán bộcông chức của KBNN Vì vậy đội ngũ cán bộ công chức có vị trí số 1 trong côngtác thanh kiểm tra của KBNN.

1.2 Chất lượng cán bộ công chức

1.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức Nhà nước

Chất lượng cán bộ công chức phải được nhận diện trên hai bình diện:

Một là, chất lượng của từng cán bộ công chức, cụ thể là: Phẩm chất chính trị,

đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng của từngcán bộ công chức là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ cán bộ côngchức.

Hai là, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức với tính cách là một chỉnh

thể, thể hiện cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý về sốlượng và độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn vị và lĩnhvực hoạt động của đời sống xã hội.

Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng cán bộ công chức không bao gồmmột mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống được kết cấu nhưmột chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng cán bộ công chức (đây là yếu tố tiênquyết, cơ bản nhất), cho đến cơ cấu số lượng nam nữ, độ tuổi, cùng với việc bồidưỡng, giáo dục, phân công, quản lý kiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm cácnguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhân dân.

Có thể khái quát khái niệm chất lượng đội ngũ CBCC trong cơ quan hànhchính Nhà Nước như sau: Chất lượng cán bộ công chức trong cơ quan hành chínhNhà Nước là tổng hòa các yếu tố: thể lực, thái độ, kỷ luật lao động, kiến thức, kỹnăng chuyên môn của đội ngũ CBCC nhằm đạt được mục tiêu phát triển bản thâncũng như mục tiêu hoạt động chung của cơ quan hành chính Nhà Nước.

Như vậy, bên cạnh những yếu tố bên ngoài tác động tới chất lượng đội ngũCBCC trong cơ quan hành chính nhà nước và bản thân người CBCC thì cơ quanhành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiến tạo, bồi dưỡngvà nâng cao các yếu tố cấu thành nên chất lượng của đội ngũ CBCC Điều này được

Trang 22

thực hiện từ khâu xác định tiêu chuẩn, chức danh để bổ nhiệm, tuyển dụng đến côngtác bố trí, sử dụng, đào tạo, phát triển cũng như những hoạt động tạo động lực làmviệc cho đội ngũ CBCC (Đặng Thị Hồng Hoa, 2016)

Dựa trên khái niệm chất lượng đội ngũ CBCC trong cơ quan hành chính nhànước đã được đưa ra, luận văn xây dựng 04 tiêu chí, nhóm tiêu chí đánh giá chấtlượng đội ngũ CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước như sau:

a Tiêu chí về thể lực

Thể lực hay thể chất bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp mà còn là sự dẻodai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh của niềm tin và ý trí, là khả năng vận độngcủa trí lực Mọi lao động, dù là lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có thểlực tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn,biến tri thức thành sức mạnh vật chất Yếu tố thể lực của người lao động dược hìnhthành và phát triển bằng con đường di truyền, nuôi dưỡng và luyện tập, rèn luyệnthân thể.

Hiện nay, yêu cầu về thể lực đã được đưa vào nội dung tuyển dụng lao độngcác đơn vị kinh tế cũng như bổ nhiệm, tuyển dụng CBCC ở các cơ quan hành chínhnhà nước, tuy nhiên, tiêu chí đánh giá thường chưa rõ ràng.

b Các tiêu chí về kiến thức, trình độ, năng lực:

Kiến thức: kiến thức bao gồm những dữ liệu, thông tin, sự mô tả, hay kỹnăng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục Kiến thức có 2 dạng tồn tạichính là kiến thức n và kiến thức hiện:

Kiến thức hiện là những kiến thức được giải thích và mã hóa dưới dạng vănbản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời,nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác.Đây là những kiến thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thườngđược tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.

Kiến thức là những kiến thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạngkiến thức này thường trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và chuyển giao,thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng Nó khôngthể “mã hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao, mà người ta chỉ có thể cóbằng cách tự mình luyện tập.

Trang 23

Tuy nhiên, kiến thức chỉ là sức mạnh tiềm tàng, nó chỉ biến thành sức mạnhkhi và chi khi nó được tổ chức thành một kế hoạch hành động và nhằm thẳng vàomột mục đích đã xác định Cả về lý luận và thực tiễn cho thấy, việc nắm bắt kiếnthức đã cần, nhưng việc tổ chức áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn còn cần hơn.Bởi vậy, những yêu cầu quan trọng đối với CBCC là:

Được trang bị kiến thức cơ bản cần thiết cả về khoa học tự nhiên và xã hộinhân văn;

Được học và biết cách thu thập, tiếp tục phát triển kiến thức theo mục tiêu xác

Trang 24

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đượchiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện quanhững cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ Nếu không cótrình độ chuyên môn, việc thực thi chức trách, nhiệm vụ sẽ bị hạn chế, hiệu quảquản lý ngân sách nhà nước sẽ thấp Ngoài ra, ngày nay trong thời đại công nghệ4.0, để học tập, áp dụng tốt kiến thức, trình độ vào công tác thì một yếu tố hết sức quan trọng nữa đó là trình độ ngoại ngữ, tin học của mỗi CBCC.

Trình độ lý luận chính trị:

Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của cán bộ côngchức nói chung và cán bộ công chức KBNN nói riêng Cán bộ công chức có lậptrường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì quá trìnhcông tác sẽ được thực hiện theo đúng định hướng phát triển của đất nước.

Kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thunhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế Kỹ năng nghề nghiệp bao giờ

Trang 25

cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyết định,kỹ năng phối hợp, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng Thanh tra, kiểm tra, kỹ năng tuyêntruyền - hỗ trợ, kỹ năng quản lý, kiểm soát thu chi ngân sách, kỹ năng soạn thảo vănbản Đây là sản phẩm của quá trình tư duy kết hợp với việc tích luỹ kinh nghiệmthông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, công tác.

Kỹ năng chuyên môn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng côngchức khi thực thi nhiệm vụ Công chức cần có những kỹ năng nhất định để thực thinhiệm vụ Tuy nhiên, có những kỹ năng cần thiết cho mọi công chức và có nhữngkỹ năng không thể thiếu đối với một nhóm công chức nhất định phụ thuộc vào tínhchất công việc mà họ đảm nhận Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành cácnhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm công chứckhác nhau Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng nghề nghiệpđối với công chức có thể chia thành các nhóm sau:

+ Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành, thực hiện và kiểm tra cácchính sách, các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích vàđánh giá thông tin quản lý.

+ Nhóm kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tiếp.

+ Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng bố trílịch công tác, kỹ năng thuyết trình.

Tất cả các kỹ năng nêu trên đều chịu ảnh hưởng quan trọng của trình độchuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của người cán bộ côngchức trong quá trình thi hành công vụ Bởi vậy, đây là nội dung phức tạp trong quátrình đánh giá công chức, dễ gây nhầm lẫn với trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

c Các tiêu chí về đạo đức, phong cách, phẩm chất chính trị:

- Đạo đức công vụ: Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩnmực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quanhệ với nhau và quan hệ với xã hội Đạo đức công vụ là đạo đức của người CBCC,phản ánh mối quan hệ giữa CBCC với công dân, tổ chức, đồng nghiệp trong hoạtđộng công vụ Nó được xã hội đánh giá về hành vi thái độ, cách ứng xử của CBCCkhi thi hành công vụ.

Trang 26

Đạo đức của CBCC khi thi hành công vụ rất khó xác định bằng những tiêuchí cụ thể Dư luận xã hội đánh giá các biểu hiện đạo đức của CBCC qua sự tánthành hay không tán thành, ca ngợi hay phê phán hoạt động của người CBCC, tínnhiệm hay không tín nhiệm Sự tán thành, tín nhiệm hay phê phán đó luôn gắn vớimục tiêu xã hội, lợi ích của toàn dân và tính nhân văn Tuy nhiên, sự đánh giá cụthể còn phụ thuộc vào các yếu tố chi phối hành vi trong công vụ như: hành vi đó cóđúng pháp luật không? Hiệu quả cao không? Thể hiện thái độ ứng xử đúng mựckhông? Hành vi đó “có lý” và “có tình” không?

- Phẩm chất chính trị: CBCC phải là những người có tinh thần yêu nước sâusắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước.

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC trong cơ quan hành chínhnhà nước, còn có nhiều tiêu chí khác, trong đó, quan trọng nhất là tiêu chí: Mức độhoàn thành nhiệm vụ của CBCC.

d Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCC

Đó là khả năng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của người CBCC trênthực tế so với yêu cầu đặt ra của cơ quan hành chính nhà nước Các yêu cầu đặt racó thể được quy định rõ ràng thông qua các bảng mô tả công việc đối với từng vị tríCBCC hay theo kế hoạch công tác được giao mỗi năm, được cụ thể hoá bằng kếhoạch công tác tháng, ngày hoặc cũng có thể được đánh giá thông qua ý kiến chủquan của người cán bộ quản lý thông qua kinh nghiệm thực tế cũng như một số tiêuchuẩn, cụ thể:

Nhiệm vụ được đưa ra để đánh giá bao gồm cả chương trình, kế hoạch côngtác hàng năm và các nhiệm vụ đột xuất Hiện nay theo quy định quy định, nếu cánbộ CBCC trong ngành Tài Chính nếu hoàn thành khối lượng công việc dưới 70%hoặc để chậm tiến độ có thể bị phân loại là không hoàn thành nhiệm vụ.

Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ còn được thể hiện ở tính sángtạo của cán bộ CBCC trong thực hiện nhiệm vụ Cụ thể, muốn được đánh giá làhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ buộc phải có ít nhất một đề tài, sáng kiến, giải pháp

Trang 27

đem lại hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình, phải hoàn thành 100%nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng vàhiệu quả; Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;

Tuy vậy, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ công chức cũng phụthuộc ý chí chủ quan của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị Các ý kiến góp ýcủa tập thể, cấp ủy đảng, đoàn thể, nơi cư trú… chỉ mang tính chất tham khảo.Quyền quyết định đánh giá và phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp dưới,kể cả cấp phó sẽ phải do chính người đứng đầu quyết định và chịu hoàn toàn tráchnhiệm về quyết định đánh giá, phân loại của mình.

Do đó, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền chi tiết hóa cácnội dung đánh giá cho phù hợp với đặc thù của từng cơ quan, đơn vị mình, bảo đảmđánh giá sát, đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân do mình phụtrách, quản lý.

Đối với lực lượng cán bộ lãnh đạo, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệmvụ gắn trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người lãnh đạo, quảnlý với kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình lãnh đạo, quản lý,phụ trách Việc đánh giá lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơquan, tổ chức, đơn vị mà mình được giao lãnh đạo, quản lý Theo đó, mức độ hoànthành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệmvụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

1.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước

1.2.2.1 Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Nâng cao chất lượng CBCC gắn liền với tổ chức, với việc sắp xếp con ngườivào những vị trí nhất định rong bộ máy tổ chức, để đảm bảo cho quá trình hoạt độngcó hiệu quả của tổ chức, cả trong hiện đại và tương lai Nâng cao chất lượng CBCCthường là nguyên nhân của thành công hay thất bại của một tổ chức Do đó yêu cầuhết sức quan trọng của công tác này là xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng độingũ cán bộ công chức, tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất: Xây dựng chiến lược phát triển CBCC.

Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ lâu đời và được bắt nguồn từ quân sự,

Trang 28

sau đó nó đã thâm nhập vào các lĩnh vực khác Đến nay nó đã thâm nhập vào hầuhết các lĩnh vực KT-XH cũng như đời sống của con người: chiến lược khoa học -kỹ thuật, chiến lược kinh tế, chiến lược dân số môi trường, chiến lược về con người.Như vậy, có thể hiểu chiến lược phát triển của ngành hay tổ chức nào đó một cáchchung nhất là: “việc ấn định các nhiệm vụ và hệ thống các mục tiêu dài hạn, lựachọn đưa ra kế hoạch có tính chất toàn cục, chính sách phù hợp với xu thế biếnđộng của môi trường, phối hợp tối ưu các nguồn lực để giành thắng lợi trong cạnhtranh và đạt được mục tiêu đề ra”.

Đối với KBNN, để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển chung củaNgành, thì việc xây dựng chiến lược phát triển CBCC là một yêu cầu cấp thiết và làđòi hỏi khách quan Chiến lược phát triển CBCC sẽ đề ra những định hướng và mụctiêu phát triển, từ đó giúp cho Ngành phát triển bền vững và hiệu quả, tạo cơ sởquan trọng để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch.

Thứ hai, xây dựng quy hoạch phát triển CBCC.

Có thể coi quy hoạch phát triển CBCC là một hoạt động đa chiều và hướngtới một thể thống nhất trong tương lai Nó liên quan đến các yếu tố như chiến lược,mục tiêu, nhiệm vụ của KBNN Quy hoạch cũng đề cập đến sự lựa chọn mộtchương trình hành động với nhiều phương án đặt ra Quy hoạch phát triển CBCCcũng có thể coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc một phương pháp) đểhướng tới tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp cho sự pháttriển CBCC của Ngành Khi xây dựng quy hoạch, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Nguyên tắc xây dựng quy hoạch CBCC: xây dựng quy hoạch phát triểnCBCC phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển KT- XH của đất nước vàchiến lược phát triển KBNN; bảo đảm huy động tối đa nguồn lực KBNN; bảo đảmtính khả thi, cân đối giữa cung và cầu CBCC; bảo đảm công khai trong quá trình lậpvà công bố quy hoạch.

Nội dung quy hoạch phát triển CBCC: phải xác định vị trí, vai trò và lợi thếcủa KBNN; phân tích, đánh giá khả năng phát triển KBNN; dự báo các chỉ tiêu vàluận chứng các phương án phát triển CBCC.

Như vậy, quy hoạch phát triển CBCC có thể đựơc coi là một hoạt động đa

Trang 29

chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai Quy hoạch cũng đề cậpđến sự lựa chọn một chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra Quyhoạch phát triển CBCC cũng có thể coi là việc xây dựng trước một kế hoạch(hoặc một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huốngtương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơhội “sẵn có nhất” cho sự phát triển.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch phát triển CBCC.

Kế hoạch hoá là một quá trình chuẩn bị các chương trình phát triển tương laitrên cơ sở cân nhắc mọi yếu tố đã, đang và sẽ tác động đến phát triển của tổ chức đểtừ đó có thể lựa chọn những hoạt động thích hợp Các nhà xây dựng kế hoạch tưvấn cho các nhà quản lý và chính các nhà quản lý tham gia tích cực trong quá trìnhkế hoạch hoá để tạo ra một kế hoạch tổng thể, toàn diện cho sự phát triển của tổchức Đó là quá trình rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động.

Kế hoạch phát triển CBCC là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu CBCC,đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, các hoạt động nhằm bảo đảmcho tổ chức luôn có đủ nhân sự với các phẩm chất, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu củacông việc một cách có hiệu quả cao.

Như vậy, công tác kế hoạch hoá là một quy trình cho các hoạt động tươnglai, do đó những con số, số liệu đưa ra không mang tính cứng nhắc là những điềuchỉ ra trước để tổ chức đưa ra các giải pháp có thể xảy ra trong tương lai Tổ chứcphải suy nghĩ, tìm kiếm các biện pháp giải quyết khó khăn để từ đó đưa ra đườnglối phát triển theo các mục tiêu mong muốn thông qua các hành động hợp lý dựatrên các kiến thức của tổ chức, xây dựng các kế hoạch cụ thể để hoàn thiện kế hoạchtổng thể là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý tác nghiệp.

Như vậy, kế hoạch phát triển CBCC là xác định nhu cầu CBCC trong từnggiai đoạn phát triển (kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), từ kế hoạch tuyểndụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho từng vị trí công tác nhằm đảm bảo cho NHluôn có đủ CBCC với thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng tốt, đáp ứngđược đòi hỏi ngày càng cao của công việc.

Trang 30

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức* Tuyển dụng đội ngũ CBCC

Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ- CPngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý côngchức, căn cứ để tuyển dụng công chức là yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉtiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức Cơ quan sử dụng công chức có tráchnhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệtđể làm căn cứ tuyển dụng công chức Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xâydựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phêduyệt và tổ chức tuyển dụng công chức Việc tuyển dụng công chức được thực hiệnthông qua thi tuyển, xét tuyển hoặc tiếp nhận đối với một số trường hợp đặc biệttrong tuyển dụng công chức, tùy theo mục tiêu và đối tượng cũng như công việc cầntuyển Nguồn cho tuyển dụng CBCC có thể là bên trong (bên trong bộ máy hànhchính địa phương) hay bộ phận nhân lực tài giỏi bên ngoài, có nguyện vọng làmviệc và cống hiến cho nhân dân Việc tuyển chọn cần phải bám sát nhu cầu chọn lựacủa nhà nước, yêu cầu hoạt động của cơ quan làm việc Các quy trình tuyển chọncần phải tuân thủ yếu tố: minh bạch, rõ ràng, cơ hội chia để cho tất cả các đối tượngphù hợp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “con ông cháu cha” Các quy trình,yêu cầu tuyển chọn phải rõ ràng, đảm bảo mọi người có thể hiểu được nó Trongquá trình tuyển dụng, cần phải chú ý các yếu tố công bằng và minh bạch.

Như vậy, tuyển dụng CBCC là việc lựa chọn và chấp nhận một người tựnguyện gia nhập hệ thống công vụ sau khi đã xác nhận người đó có đủ tiêu chuẩnvà điều kiện theo quy định của pháp luật để bổ nhiệm vào một ngạch công chứctheo tiêu chuẩn chuyên môn nhất định của vị trí công việc cần tuyển Tuyển dụngcông chức là để giao giữ một chức trách nhất định hay để bổ nhiệm vào một ngạchcông chức nào đó, để thi hành nhiệm vụ được Nhà nước trao cho công chức, do vậyviệc tuyển dụng công chức phải cẩn trọng Các văn bản quy phạm pháp luật vềtuyển dụng công chức hiện hành có Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị địnhsố 24/2010/NĐ-CP; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụhướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (Thông tư số 13/2010/TT-BNV);

Trang 31

Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV và các văn bản quy phạm phápluật có liên quan khác quy định.

* Bố trí sử dụng đội ngũ CBCC

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC cũng là một trong những nội dung củaviệc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Với bất cứ nhân lực, nếu không được sửdụng một cách hợp lý, được đặt vào đúng vị trí phát huy sở trường của mình sẽ khómà có tâm lý cống hiến vì công việc, tâm lý thỏa mãn trong công việc dẫn đến chấtlượng làm việc giảm sút Việc sử dụng và bố trí đội ngũ CBCC phải thỏa mãnnhững yêu cầu như sau:

Sử dụng đội ngũ CBCC vì mục đích chung, cần tìm hiểu rõ chuyên ngànhriêng, chuyên môn riêng của từng vị trí chức vụ cán bộ để có thể sắp xếp vàocông việc cùng chuyên môn Việc sử dụng đội ngũ CBCC không chỉ là làmcông việc thường ngày mà còn góp phần làm cầu nối giữa nhân dân và cơ quanquản lý nhà nước.

Sử dụng đội ngũ CBCC dựa trên những nhận định khách quan về côngviệc, những ưu điểm cũng như nhược điểm của đội ngũ CBCC mà bố trí, sắpxếp công việc sao cho phát huy được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm củađội ngũ CBCC.

* Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBCC

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBCC nói chung là nhiệm vụ thường xuyên,dài hạn mới mong có thể thay đổi trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, đạo đứclàm việc của đội ngũ CBCC Trong tình hình kinh tế - chính trị- văn hóa xã hộiđang thay đổi từng ngày, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBCC là tất yếu nhằmthực hiện quá trình đổi mới đất nước theo hướng CNH, HĐH, hòa vào xu thế củathế giới Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và nhu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địaphương, cấp Ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cụ thể, phù hợp vớitừng chức danh, ngạch, bậc Có hai phương thức:

Quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; chútrọng đào tạo chuyên sâu sau đại học để có đội ngũ trí thức giỏi trên từng ngành,

Trang 32

lĩnh vực, nhất là những ngành, lĩnh vực có yêu cầu cao trong hội nhập quốc tế Việcđào tạo và bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc sử dụng CBCC, tránh tình trạng đàotạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ.

Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo thích hợp, từ cơ sở vật chất đến độingũ giáo viên có kiến thức sâu rộng, có cả kinh nghiệm thực tế trong ngành Đàotạo, bồi dưỡng nhiều mặt và trọn vẹn, từ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹnăng lãnh đạo đến kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý Nộidung chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cũng như các cấp phải luôn luôn đượcđổi mới, cập nhật liên tục theo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội mới Các kiếnthức và kỹ năng có được phải phù hợp, thiết thực với công việc mà CBCC đang làmtrên lĩnh vực, địa bàn của họ để đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả,không xa rời thực tế.

* Đánh giá và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBCC

Đánh giá CBCC là hoạt động công vụ được thực hiện từ phía cơ quan, đơnvị, tổ chức, người sử dụng CBCC, tập thể lao động nhằm xem xét chất lượng CBCCdựa trên cơ sở thực tiễn công tác của người CBCC và yêu cầu nhiệm vụ được cơquan, đơn vị, tổ chức đề ra đối với CBCC.

Đánh giá đúng CBCC thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác,hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, tạo điều kiện cho công chứcphát huy được sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không bỏsót nhân lực chất lượng, chọn nhầm nhân lực kém chất lượng.

Đánh giá CBCC để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độchuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện được giao Kết quả đánh giá là căn cứ đểbố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiệnchính sách đối với CBCC.

Theo Luật cán bộ công chức năm 2008 thì đánh giá công chức dựa vào cácnội dung sau:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

Trang 33

nớ; -

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phongvà lề lối làm việc;

Trang 34

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;- Thái độ phục vụ nhân dân.

Ngoài ra đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nộidung sau đây:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;- Năng lực lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Việc đánh giá CBCC được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quyhoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.

Khi đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, tính lịch sử - cụ thể;trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dânchủ; công khai đối với cán bộ, công chức được đánh giá Phát huy đầy đủ tráchnhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thướcđo chủ yếu trong đánh giá CBCC.

Đánh giá CBCC được coi là tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâukhó và yếu nhất, khó nhất là đánh giá cái “tâm” và cái “tầm” và bản lĩnh chínhtrị của người CBCC.

Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cần đổi mới cơ bản chính sáchđãi ngộ về vật chất đối với CBCC Căn cứ vào từng loại CBCC, vào trình độ, sốlượng, chất lượng và hiệu quả công tác của mỗi CBCC mà đảm bảo các chế độ tiềnlương, phụ cấp, điều kiện và phương tiện làm việc, nhà ở phù hợp, đảm bảo choCBCC có điều kiện học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ và năng lực làm việc Tiềnlương của CBCC phải thật sự trở thành thu nhập cơ bản của CBCC Tiền lương phảiđủ đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động của CBCC.

1.2.2.3 Công tác thanh tra, giám sát

Thanh tra, giám sát kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế,sai phạm về chuyên môn, quy trình, công tác quản lý đối với mỗi đội ngũ CBCC cóvai trò quan trọng.

Trang 35

Thanh tra, giám sát đội ngũ CBCC là cơ sở để đào tạo và sử dụng hợp lýđội ngũ, tạo ra động lực mạnh mẽ, động viên đội ngũ CBCC cống hiến sức lực, trítuệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Thanh tra, giám sát nhận xét đội ngũ CBCCthiếu chính xác dẫn đến sử dụng đội ngũ CBCC một cách tùy tiện, không hợp lý,làm mất động lực phấn đấu của từng cá nhân Do đó, việc Thanh tra, giám sát độingũ CBCC phải được thực hiện thống nhất với phương pháp đúng đắn, khoa học.

Để Thanh tra, giám sát đúng, phải đặt đội ngũ CBCC trong các mối quanhệ cụ thể Đó là mối quan hệ với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, nhiệm vụ, hoàn cảnh, điều kiện làm việc Đánh giá, nhận xét độingũ CBCC phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm, dân chủ, công khai; đốitượng được đánh giá phải được biết những ý kiến nhận xét của cấp có thẩm quyềnđối với bản thân mình, nếu cần có thể được đối thoại, chất vấn.

Nội dung thanh tra tập trung vào công tác tiếp nhận, tuyển dụng côngchức, viên chức như: Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp nhận, tuyển dụng côngchức, viên chức và tổ chức thi tuyển, xét tuyển để tuyển dụng cán bộ; việc thựchiện nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác tiếp nhận,tuyển dụng, việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận, tuyển dụng công chức,viên chức.

Kiểm tra công tác đánh giá công chức, viên chức và người lao động như:Việc thực hiện nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại; cụ thểhóa tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá; thẩm quyền và trách nhiệm đánhgiá, phân loại; trình tự, thủ tục đánh giá hàng năm; trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, khi kết thúc thời hạnluân chuyển, biệt phái.

Trong công tác quy hoạch, kiểm tra việc rà soát, thẩm định cán bộ trước khiđưa vào quy hoạch; điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín cán bộ, côngchức, viên chức trước khi quy hoạch; việc quy hoạch gắn với luân chuyển, đào tạo,bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ cũng kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,trong đó có việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và theo

Trang 36

chức danh; bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng;chuẩn hóa trình độ, kiến thức cho công chức, viên chức đương chức và cán bộ, côngchức, viên chức dự nguồn trong quy hoạch; việc thực hiện chế độ học tập, bồidưỡng hàng năm đối với công chức, viên chức.

Trong công tác bổ nhiệm cán bộ, chú trọng vào việc thực hiện nguyên tắc,trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thi tuyểnđể bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý; điều kiện, tiêu chuẩn; trình tự, thủ tụcbổ nhiệm.

Cùng với đó, kiểm tra công tác điều động, luân chuyển; việc phân công,phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (gồm trách nhiệmcủa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân người đứng đầu trong phân công, phâncấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức,viên chức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp khi xảy ra vi phạm); kiểm tra công tácbảo vệ chính trị nội bộ; việc thực hiện chính sách về lương, thưởng, khen thưởng vàkỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; việc bổ nhiệmngạch, nâng ngạch, rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị củacán bộ, công chức, viên chức…

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước

1.3.1 Yếu tố khách quan

* Chính sách đối với cán bộ công chức ngành Kho bạc Nhà nước

Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ công chức ngành KBNN là mộtbộ phận của chế độ, chính sách cán bộ công chức nói chung, được thể hiện trongcác văn bản của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằmđiều chỉnh quá trình hoạt động, quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũcán bộ công chức phù hợp với các tính chất công việc, đặc điểm chuyên ngành củacơ sở.

Theo quy định hiện hành chế độ, chính sách cán bộ công chức bao gồm:- Chính sách về tiêu chuẩn, tuyển dụng cán bộ công chức.

- Chính sách về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.- Chính sách bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ.

Trang 37

- Chính sách luân chuyển, điều động cán bộ.

- Chính sách đãi ngộ cán bộ công chức (tiền lương, phụ cấp, chế độ hưu, bảohiểm xã hội,…).

- Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công chức.

Trong rất nhiều nội dung có liên quan đến chế độ, chính sách cán bộ côngchức thì chính sách về tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối vớiđội ngũ cán bộ công chức ngành kho bạc cũng là một nội dung quan trọng vì chế độchính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội Chế độ,chính sách có thể là động lực thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, nhiệt tình, tráchnhiệm của mỗi người, nhưng ngược lại cũng có thể kìm hãm hoạt động, giảm sựnhiệt tình, sáng tạo của mỗi người.

- Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ công chức hiện nay vẫn cònthấp Hệ thống chính sách vẫn chưa đồng bộ Các Bộ Ngành chức năng cần căn cứvào điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của cán bộ công chức nhất là ở những vùngmiền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, tham mưu cho Chính phủ quy định chế độ,chính sách cho phù hợp.

* Sự phát triển kinh tế, xã hội

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CBCC của địa phương.Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhândân, hoàn thiện xã hội hàng hóa… Các chỉ số của kinh tế như mức thu nhập bìnhquân, giá cả, lạm phát, sức mua, mức sống…

Thu nhập bình quân của dân cư địa phương: Thu nhập bình quân của khudân cư ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn CBCC Thu nhập bình quân củađịa phương tăng khi đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn CBCC và ảnh hưởng đếnchất lượng CBCC Thu nhập bình quân cao sẽ tạo điều kiện để CBCC nâng cao điềukiện sống, nâng cao năng lực bản thân qua các chương trình đào tạo Ngoài ranguồn CBCC cũng có nhiều cơ hội hơn để học tập kỹ năng chuyên môn nghiệp vụtrước khi đăng ký tuyển dụng vào các đơn vị.

Giá cả và lạm phát: giá cả và lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngtham gia các chương trình đào tạo của CBCC CBCC sẽ tham gia các chương trình

Trang 38

đào tạo nếu giá cả của các chương trình đào tạo đó hợp lý Nếu lạm phát cao và kéodài sẽ ảnh hưởng đến đời sống của CBCC khi đó họ không thể tham gia các chươngtrình đào tạo.

Mức sống, dịch vụ phục vụ sức khỏe của khu dân cư: Mức sống của khu dâncư cao sẽ tạo nên mặt bằng phát triển dân trí cao từ đó nâng cao nhận thức củaCBCC Các dịch vụ phát triển sẽ là điều kiện tiên quyết để CBCC phát triển vănhóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Những chính sách về quản lý xã hội, quản lý kinh tế, chính sách phân phốiđặc biệt là chính sách trả công lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn Chúng có thểkìm hãm, triệt tiêu hoặc đẩy mạnh nhiều lần những yếu tố tốt của chất lượng CBCC.Nếu trả công đúng theo chất lượng và hiệu quả của lao động sẽ khuyến khích họctập và rèn luyện để nâng cao kỹ năng, kiến thức Ngược lại, chế độ phân phối bìnhquân sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo của CBCC.

Sự phát triển kinh tế ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, cũng ảnh hưởngrất lớn tới chất lượng CBCC: Sự phát triển kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu ngànhkinh tế, tỷ trọng các ngành kinh tế trong xã hội Sự phát triển của kinh tế sẽ tạo điềukiện nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện mức sống, cải thiện đời sốngsinh hoạt của người dân tức là gián tiếp nâng cao chất lượng nguồn CBCC.

* Chất lượng đào tạo chung

Chất lượng cán bộ công chức kho bạc hình thành chủ yếu thông qua hoạtđộng đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng về quản lý tàichính, quản lý ngân sách nhà nước làm cho cán bộ công chức trở thành người cónăng lực theo tiêu chuẩn nhất định.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức kho bạc nhà nước là làm cho đội ngũnày có được những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, bao gồm: trình độ,kiến thức về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực hiểu biết, nhận thứcsự việc, phân tích, tổng hợp tình hình; có năng lực điều hành, quản lý, thực thi tốtchức năng, nhiệm vụ của mình; có kinh nghiệm thực tế, có khả năng lý luận nhấtđịnh, nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra những phương hướng, kế hoạch và đưara các giải pháp đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Trang 39

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh đó có những thời cơ, thuậnlợi mới nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức mới, nhiệm vụ chính trị rấtnặng nề, phức tạp Cung cấp nguồn tài chính, đảm bảo cho đầu tư phát triển đấtnước là rất cần thiết Vì vậy đội ngũ cán bộ công chức nói chung, CBCC KBNN nóiriêng cũng phải có năng lực đáp ứng được yêu cầu mới đó Muốn vậy đội ngũ cánbộ công chức đòi hỏi phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, có trình độchuyên môn nghiệp vụ, có năng lực thực tiễn, để góp phần thực hiện mục tiêu màĐảng và Nhà nước đã đề ra.

1.3.2 Yếu tố chủ quan

* Quan điểm của bộ máy lãnh đạo KBNN

Lãnh đạo là yếu tố quyết định tới các chính sách nói chung của KBNN trongđó có chính sách về Quản trị NNL Việc nhận thức về tầm quan trọng của nâng caochất lượng CBCC từ phía các cấp lãnh đạo trong KBNN đóng vai trò hết sức quantrọng đối với hoạt động Quản trị NNL của KBNN đó Trước đây hoạt động nângcao chất lượng CBCC trong nhiều KBNN chưa được đội ngũ lãnh đạo đánh giáđúng mức mà chỉ coi nó đơn giản là sự kết hợp hữu cơ của các hoạt động về tiềnlương và nhân sự Cho đến nay, đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức của lãnh đạotrong ngân hàng, hoạt động nâng cao chất lượng CBCC đang cần phải được táchriêng chở thành một ngành riêng và đóng vai tròn bôi trơn cho và tạo động lực chocác hoạt động khác trong KBNN Nâng cao chất lượng CBCC không chỉ là nhiệmvụ của một một nhóm hay một phòng ban riêng lẻ mà cần phải được cả bộ máyquản trị của KBNN thực hiện một cách đồng bộ.

* Yếu tố tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ công chức

Đối với cán bộ công chức tự rèn luyện được xác định như sự gắn kết giữalý luận và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao bản lĩnh, thể lực, khơi dậytiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnhvực.Thông qua tự rèn luyện sẽ tạo ra được "cầu nối" giúp cho sự chuyển hoágiữa hệ thống tri thức khoa học đã được tích lũy trong học tập và công tác vớithực tiễn cuộc sống, đồng thời làm cho hệ thống tri thức khoa học không ngừngđược củng cố, bổ sung và phát triển.

Trang 40

Mỗi cá nhân phải xác định tốt thái độ, trách nhiệm và đánh giá được mặtmạnh, mặt yếu của mình, kiên trì rèn luyện với tinh thần "khổ luyện thành tài", “cócông mài sắt có ngày nên kim”, vượt lên trên hoàn cảnh, tìm ra các biện pháp rènluyện phù hợp để không ngừng phát triển.

Cán bộ cấp trên phải là tấm gương mẫu mực cho cấp dưới noi theo về côngtác rèn luyện và tự rèn luyện, bởi mọi hành vi đều ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ,nhân viên ở cơ quan, đơn vị mình; do vậy, họ phải là tấm gương tiêu biểu trong tựrèn luyện để khích lệ tinh thần, xây dựng phong trào rèn luyện ở cơ quan, đơn vị.

* Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả hoạt động công vụ Trong xu thế phát triển không ngừng của khoa họccông nghệ, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước cần được coi là một trong nhữnggiải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước.Do đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của CBCC cầntăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc hiện đại, đẩy mạnh ứngdụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hỗ trợ có hiệu quả các mặt công tác;tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác tham mưu, tổng hợp,nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng.

Không giống như các ngành nghề khác, do hoạt động chủ yếu là giao dịch,tiếp dân và làm việc tại trụ sở KBNN phần lớn thời gian nên các yếu tố về cơ sở vậtchất có tác động lớn tới chất lượng công việc của các cán bộ công chức ngành khobạc hiện nay Đối với KBNN, việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị để CBCCđủ điều kiện làm việc được chú trọng, cơ sở vật chất đáp ứng tốt các nhu cầu côngtác KBNN cũng hết sức chú trọng việc hiện đại hoá, các phần mềm, ứng dụng mớiđược cung cấp, cập nhật thường xuyên là một điều kiện hết sức thuận lợi để CBCCthực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cũng như chuyên môn được giao.

1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc Nhànước của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm đối với KBNNLào Cai

1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức ở KBNN Thừa Thiên Huế

Ngày đăng: 17/02/2022, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Website Kho bạc Nhà nước Lào Cai: https://kbnn.laocai.gov.vn 16. Website tỉnh Lào Cai: https://w w w .laoca i .go v .vn Link
1. Trần Thanh Bình (2019), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội Khác
2. Chính phủ (2018), Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 27/7/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức Khác
3. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế Cán bộ, viên chức, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
4. Vi Tiến Cường, Đỗ Văn Viện (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước Khác
5. Phạm Tuấn Doanh (2016), Quy định về tuyển dụng công chức và một số giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Khác
6. Đặng Thị Hồng Hoa (2016), Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay, Tạp chí cộng sản Khác
7. Trần An Nhi (2020) Kho bạc Thừa Thiên Huế đẩy mạnh áp dụng quản lý chất lượng hoạt động nghiệp vụ, Tạp chí Tài chính tháng 4 Khác
8. Kho bạc Nhà nước Lào Cai (2018), Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 Khác
9. Kho bạc Nhà nước Lào Cai (2019), Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 Khác
10. Kho bạc Nhà nước Lào Cai (2020), Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2020 Khác
11. Kho bạc Nhà nước Lào Cai (2018, 2019, 2020), Báo cáo công tác tổ chức cán bộ năm 2018, 2019, 2020 Khác
12. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Kinh tế quốc dân Khác
13. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 Khác
14. Quốc Hội (2020), Luật số 52/2020/QH, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, CBCC, Hà Nội Khác
17. Website Kho Bạc Nhà nước: https:/ / vst . m o f . g ov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w