1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020

90 43 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LAĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤYCHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ

HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚIĐẤT LẦN ĐẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANHTRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ LAĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤYCHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ

HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚIĐẤT LẦN ĐẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANHTRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Ngành: Quản lý đất đaiMã số ngành: 8.85.01.03LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAINgười hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THU THÙY

Thái Nguyên - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giaiđoạn 2018 - 2020” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công

trình được thực hiện theo đúng thời gian quy định Số liệu và kết quả nghiêncứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệmột bài luận văn nào

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõnguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021

Tác giả

Bùi Thị La

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Văn phòngđăng ký đất đai huyện Thanh Trì em đã có cơ hội học hỏi và có thêm nhiềukiến thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế quý báu, đến nay em đã hoàn thànhđề tài của mình Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoaQuản lý Tài nguyên, phòng Đào tạo- bộ phận Sau đại học, Trường Đạihọc Nông lâm - Thái Nguyên và đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thu Thùy và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa

Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện

Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực

tập.Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian và trình độcó hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em đượchoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Bùi Thị La

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 7

1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 11

1.2.2 Quyền chung của người sử dụng đất 12

1.3 Một số quy định chung về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 13

1.3.1 Đăng ký quyền sử dụng đất 13

1.3.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 17

1.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất lần đầu ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 20

1.4.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Mỹ 20

1.4.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Pháp 21

1.4.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thái Lan 21

1.4.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam 22

Trang 6

1.4.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội

27

1.5 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 28

1.6 Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 31

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất lần đầu cho các đối tượng sử dụng đất 31

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 31

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 31

2.2.2 Thời gian tiến hành 31

2.3 Nội dung nghiên cứu 31

2.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đấtlần đầu của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

312.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nộigiai đoạn 2018 - 2020 32

2.3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì 32

2.3.4 Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiệntốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địabàn huyện được tốt hơn 32

2.4 Phương pháp nghiên cứu 32

2.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp 32

2.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp 33

2.4.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu 34

Trang 7

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyệnThanh Trì, thành phố Hà Nội 35

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì 38

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 42

3.1.4.Tình hình biến động đất đai huyện Thanh Trì 43

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất lần đầu huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn2018-2020 45

3.2.1 Đánh giá kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lầnđầu cho hộ gia đình, cá nhân huyện Thanh Trì qua các năm 45

3.2.2 Đánh giá kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nôngnghiệp lần đầu huyện Thanh Trì qua các năm 51

3.2.3 Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tạihuyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 56

3.2.4 Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lầnđầu tại huyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 57

3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì 60

3.3.1 Ý kiến của người sử dụng đất về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất lần đầu 60

3.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất lần đầu 63

3.4 Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiệntốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địabàn huyện được tốt hơn 64

3.4.1 Thuận lợi 64

3.4.2 Khó khăn 65

Trang 8

3.4.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đăng ký cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện được tốt hơn 66

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTAtoàBC BanCN CnĐK ĐnGC GấyGC GấyHS HsơHT HpTH TuTH TuTN TácTN TiUB Ủba

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2020 42Bảng 3.2 Biến động đất đai huyện Thanh Trì 44Bảng 3.3 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ giađình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2018 45Bảng 3.4 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ giađình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2019 48Bảng 3.5 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ giađình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2020 49Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầucho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2018 - 2020 50Bảng 3.7 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trênđịa bàn huyện Thanh Trì năm 2018 52Bảng 3.8 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp lầnđầu trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2019 54Bảng 3.9 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp lầnđầu trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2020 54Bảng 3.10 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp lầnđầu trên địa bàn huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2018-2020 55Bảng 3.11 Tổng hợp tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu trên địabàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 59Bảng 3.12 Tổng hợp ý kiến người sử dụng đất về công tác cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì

60Bảng 3.13 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp GCN quyềnsử dụng đất lần đầu qua ý kiến của người dân và cán bộ quản lý đất đai 63

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ huyện Thanh Trì 35Hình 3.2 Biểu đồ kết quả cấp GCNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhâncủa huyện Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 50Hình 3.3 Biểu đồ kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp lần đầu của huyện

Thanh Trì giai đoạn 2018-2020 55

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở mọi nơi, đất đai luôn là tài nguyên vô cùng quý giá Đất đai khôngnhững là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,văn hóa, an ninh và quốc phòng mà đất đai còn là yếu tố không thể thiếu đượctrong tiến trình phát triển của đất nước, có vai trò cực kỳ quan trọng đối vớiđời sống xã hội Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai không chỉ có ýnghĩa kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và pháttriển xã hội Vì vậy, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ để tạo nên môi trườngpháp lý đảm bảo việc điều tiết quan hệ thị trường lành mạnh trong việc sửdụng đất

Luật Đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý nhà nước vềđất đai, trong đó có đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đây thực chất là thủ tục hành chínhnhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nướcvà đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộdiện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật

Trong điều kiện địa hình đất đai khá phức tạp như vậy, công với sựphát triển không ngừng về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tốc độ đô thị hóacủa Hà Nội ngày càng tăng cao không những, kéo theo những vấn đề về quảnlý và sử dụng đất Người dân ngày càng có nhiều nhu cầu thực hiện quyền củangười sử dụng đất như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế Trong khi đó, việcsan lấp, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vi phạmtrong lĩnh vực đất đai, để hoang hóa dẫn đến những khó khăn, phức tạp trongviệc quản lý đất đai Các chế tài trong việc xử lý các vi phạm trong quản lýđất đai chưa rõ ràng, cụ thể hóa càng làm cho quản lý khó khăn thêm Do vậy,để làm tốt tác quản lý đất đai và tạo điều kiện cho người dân được thực hiện

Trang 13

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp củaTS Nguyễn Thu Thùy - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên,

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018- 2020”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lầnđầu trên địa bàn huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020

Trang 14

- Xác định những tồn tại, khó khăn và đề xuất 1 số giải pháp nhằm hỗtrợ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bànhuyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo được tốt hơn

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu những quy định của pháp luật về công tác quản lý của Nhànước về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: đăng ký thực hiệnđúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Chỉ ra được các kết quả đã đạt được trong cấp giấy chứng nhận củahuyện Nêu ra được các mặt hạn chế cũng như tồn động trong công tác cấpgiấy chúng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì

Trang 15

Chương 11.1 Cơ sở lý luận

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quảnlý nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý, đem lại hiệuquả cao nhất Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.Người sử dụng có quyền lợi và phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sửdụng đất theo quy định của pháp luật

Tại Điều 4, Luật đất đai năm 2013 đã xác định rõ, cụ thể nội hàm của

sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà

nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Nhà nước trao quyền sử

dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này (Luật Đất đai,2013)

Theo khoản 15 điều 3 Luật đất đai 2013 thì Đăng ký đất đai, nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý vềquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyềnquản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính

Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất lần đầu là điều kiện đảm bảo để Nhà nướcquản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo việc sửdụng đất có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất vàphát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình sử dụng, quản lý nhà đất Đốitượng để Nhà nước thực hiện quản lý đất đai là toàn bộ quỹ đất trong phạm vilãnh thổ của từng đơn vị hành chính Vì vậy Nhà nước muốn quản lý tốt thìphải nắm chắc toàn bộ thông tin về nhà đất như: Tên chủ sử dụng, vị trí, kíchthước, diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràngbuộc về quyền sử dụng, những thay đổi biến động trong quá trình sử dụng đất

Những thông tin về nhà đất phải được thể hiện chi tiết, chính xác chotừng thửa đất, từng ngôi nhà theo một hệ thống Với những yêu cầu này việc

Trang 16

thực hiện kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận sẽ thiết lập được một hệ thốnghồ sơ địa chính một cách đầy đủ nhất, chi tiết nhất trên cơ sở thực hiện đồngbộ các nội dung: đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, giao đất,phân hạng đất Khi đã lập được hồ sơ nhà đất rồi thì mọi biến động về nhà đấtxảy ra đều có thể nắm bắt được thông qua quá trình đăng ký biến động Tất cảcác vấn đề tranh chấp nảy sinh đều có thể giải quyết dựa trên hệ thống vănbản gốc và các số liệu hồ sơ đầy đủ của hồ sơ nhà đất hình thành trong qúatrình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận.

Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lầnđầu là cơ sở nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lýNhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật đất đai hiện hành Việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc làm của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền, cụ thể là cơ quan hành pháp - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủyban nhân dân cấp huyện Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lầnđầu là công tác của ba cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước là lập pháp,hành pháp và tư pháp

Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu vàlập hồ sơ địa chính đem lại những lợi ích đối với công dân, Nhà nước và xãhội là:

- Giám sát hiện trạng sử dụng đất: Công tác cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất lần đầu giúp Nhà nước nắm chắc thông tin về chủ sử dụng đất,thông tin từng thửa đất Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất được ghitrên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua việc cấp đổi giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, qua đó Nhà nước kiểm soát được các giao dịch về đấtđai

- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu còn là tài liệuphục vụ việc đánh giá tính hợp lý của hệ thống chính sách pháp luật, hiệu quảtrong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật,

Trang 17

đánh giá xem Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộcsống chưa.

- Phục vụ quản lý trật tự xã hội: Thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất lần đầu sẽ giúp cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai,quản lý Nhà nước đối với các giao dịch liên quan đến bất động sản tốt hơn,làm lành mạnh thị trường bất động sản Công dân sử dụng nhà, đất có giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất lần đầu với tỷ lệ cao sẽ giúp họ yên tâm hơn vì quyền lợi hợp phápcủa họ được Nhà nước bảo hộ Làm cho xã hội văn minh thêm, nhân dân tintưởng vào chính quyền hơn, góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống diễnbiến hòa bình của các thế lực thù địch có âm mưu chống phá cách mạng nướcta

- Cấp được giấy chứng nhận là làm tăng nguồn thu cho ngân sách: Trêngiấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có đầy đủ thông tin người sử dụng đất,diện tích, hình thể, kích thước, vị trí, do đó khi cơ quan thuế xác định thuế sửdụng đất là chính xác theo định lượng, định hình và định tính

- Đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước của nhân dân,vì nhân dân và do nhân dân: Việc tranh chấp đất đai mà một trong hai bên,hoặc cả hai bên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc giải quyếtđơn giản và nhanh gọn, hạn chế những mâu thuẫn láng giềng không đáng có,giúp ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở tổ dân phốhoàn thành nhiệm vụ, nhân dân đoàn kết cùng mặt trận Tổ quốc tích cực thamgia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ngày một vững chắc, xâydựng Nhà nước thực sự là của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân

- Tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình: Công dân phảisống và làm việc theo hiến pháp - pháp luật, công dân được phép làm những gìpháp luật không cấm, Khoản 1 Điều 105 Luật đất đai năm 2013 quy địnhngười sử dụng đất : “Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, nhưvậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện quyền của mìnhnhư: Tăng

Trang 18

cường về chủ quyền đối với đất đai, khuyến khích đầu tư cá nhân, mở rộng khả năng vay vốn, hỗ trợ giao dịch về đất đai, giảm tranh chấp,…(Luật đất đai,2013).

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

Để mang lại hiệu quả kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bảnchiến lược trong việc sử dụng đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và tăngtrưởng của dân tộc, như thực hiện chính sách phân phối ruộng đất theo chỉđạo của Chính phủ Chợ 100 / CT-TW, tiếp theo là giao đất ổn định lâu dàitheo Nghị quyết 10 / NQ-TW của Bộ Chính trị và đã đạt được thành côngvang dội Thành tích đó đã củng cố đường lối đúng đắn của Đảng và Nhànước, cũng như tạo cơ sở cho việc ban hành một số văn bản luật làm nền tảngpháp lý cho quản lý đất đai của Nhà nước Bao gồm một số văn bản sau:

- Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/09/1993 của chính phủ quy định về việcgiao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đíchnông nghiệp

- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của chính phủ giao đất lâm nghiệpcho các tổ chức hộ, gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, vào mục đíchlâm nghiệp

- Nghị định 04/2000/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành sửa đổi một sốđiều của Luật đất đai năm 2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướngdẫn thi hành Luật đất đai 2003;

- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN&MTvề việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việcthu tiền sử dụng đất;

- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004của Bộ TN&MT, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức của VPĐKQSDĐ và tổ chức phát triển quỹ đất;

Trang 19

- Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính vềhướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ;

- Nghị định số 84/2007 / NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chínhphủ quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung vềquy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ TN&MThướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-BTC-BTNMT ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai;

- Bộ TNMT đã ban hành Thông tư số 04/2005 / TT-BTNMT ngày 18tháng 7 năm 2005 hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đấtsau khi tổ chức, khôi phục và phát triển khu nông, lâm nghiệp quốc doanh Cótiêu chuẩn đánh giá và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông,lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại;

- Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tưliên tịch số 04/2006 / TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việccông chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản để thực hiện các quyền của ngườisử dụng đất;

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/06/2007 của Bộ TN&MThướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN&MThướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;

- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 củaBộ Tài chính, Bộ TN&MT hướng dẫn một số điều của Nghị định số84/2007/NĐ-CP;

- Chính phủ ban hành Nghị định số 69 / NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm

Trang 20

2009 quy định những hạn chế mới về quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, thuhồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của BộTNMT quy định những hạn chế đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư số 17/2009 / TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của BộTài nguyên và Môi trường quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

- Thông tư số 20/2010 / TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của BộTài nguyên và Môi trường ban hành quy định bổ sung về Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư số 09/2011 / TT-BTNMT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của BộTài nguyên và Môi trường quy định về đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệpcông sử dụng ngân sách nhà nước về khảo sát, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư số 16/2011 / TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngban hành ngày 20 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số nội dung liênquan đến quy trình hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Chỉ thị số 1474 / CT-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việcthực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chấn chỉnh công tác cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất gắn với đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;

- Ngày 01/01/2012, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lựcthi hành

- Luật đất đai năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai

Trang 21

- Thông tư số: 23/2014/TT-BTNMT, 24/2014/TT-BTNMT, BTNMT ngày 19/05/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

25/2014/TT Nghị định 01/2017/NĐ25/2014/TT CP ngày 06/01/2017: Sửa đổi, bổ sung một sốnghị định chi tiết thị hành Luật đất đai

- Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020: Sửa đổi, bổ sung một sốnghị định chi tiết thị hành Luật đất đai

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài Nguyên vàMôi trường quy định về thành phần hồ sơ địa chính; hồ sơ nộp khi thực hiệnthủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; nội dung hồsơ địa chính; việc lập hồ sơ địa chính và lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính từdạng giấy sang dạng số; việc cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Ngày 19/05/2014 của Bộ Tài Nguyênvà Môi trường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND TP HàNội : Ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thànhphố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký,cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, aoliền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sangđất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Quyết định 12/2017/QĐ-UBND, ngày 31/03/2017 của UBND thànhphố Hà Nội: Ban hành Quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtcho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người việt nam định cư ở nước

Trang 22

ngoài, cá nhân nước ngoài, chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề vàđất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn thành phốHà Nội.

- Quyết định số 3542/QĐ-UBND Ngày 12/6/2017, Của UBND thànhphố Hà Nội vv: công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏtrong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môitrường, UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Cấp GCNQSD đất là 1 trong 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đaiđược quy định tại Điều 22 Luật đất đai 2013

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:1 Công bố các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đaivà tổ chức thực hiện

2 Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, cũng như thành lập bản đồhành chính

3 Khảo sát, đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sửdụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; vàkhảo sát định giá đất xây dựng

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.5 Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi thu hồi đất.7 Đăng ký đất đai, lập và duy trì dữ liệu địa chính, cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

8 Thống kê, kiểm kê đất đai.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của ngườisử dụng đất

Trang 23

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc tuân thủ cácquy định của pháp luật về đất đai cũng như quản lý các hành vi vi phạm phápluật về đất đai.

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.14 Giải quyết xung đột đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quảnlý, sử dụng đất đai

15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là một trongnhững khâu quan trọng và gây nhiều tranh cãi trong công tác quản lý đất đaicủa Nhà nước Nhờ đó, mối liên hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụngđất được thiết lập nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đất đai chặt chẽ, đúng đốitượng, đúng đối tượng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và pháp luật

1.2.2 Quyền chung của người sử dụng đất

Điều 166 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có các quyền sau

đây:1 Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất

2 Hãy tận hưởng thành quả của nỗ lực của bạn và kết quả của việc đầutư tài sản của bạn

3.Hưởng lợi từ các dự án của Nhà nước nhằm bảo vệ và cải tạo đất nông

nghiệp.4 Được nhà nước chỉ đạo, giúp đỡ trong việc khai hoang, khai khẩn đất nông nghiệp

5 Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền và lợi íchhợp pháp về đất đai

6 Được hoàn trả khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.7 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sử dụng đấthợp pháp và các hành vi vi phạm pháp luật đất đai khác

Trang 24

1.3 Một số quy định chung về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.3.1 Đăng ký quyền sử dụng đất

Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và

ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sảnkhác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địachính được quy định tại Khoản 15, Điều 3 của Luật đất đai năm 2013 (Luật đấtđai, 2013)

Đăng ký quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước

thực hiện đối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụngđất (gọi chung là người sử dụng đất) là việc ghi nhận về quyền sử dụng đấtđối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quanhệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, đồng thời chính thứcxác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước nắmchắc toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngườisử dụng đất

Đăng ký quyền sử dụng đất đai có hai loại là: Đăng ký quyền sử dụngđất lần đầu và đăng ký biến động về quyền sử dụng đất

Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký

lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý vềquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyềnquản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính theo Khoản 2, Điều 3,Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường

Đăng ký lần đầu được thực hiện khi: Nhà nước giao đất, cho thuê đấtnhưng chưa thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất; người đang sử dụng đất, đủđiều kiện mà chưa được cấp giấy chứng nhận

Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng

ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc

Trang 25

một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luậttheo Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 củaBộ Tài nguyên và Môi trường.

Đăng ký biến động được thực hiện với người sử dụng đất đã được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có sự thay đổi trong các trường hợpsau: Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chothuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốnbằng quyền sử dụng đất; có thay đổi về hình dạng, kích thước thửa đất; cóthay đổi về mục đích sử dụng đất; có thay đổi về thời hạn sử dụng đất; thayđổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính; giấy chứng nhận đã cấpbị mất hoặc hư hỏng; người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đấtcó nhu cầu thay đổi giấy chứng nhận đã được cấp từ trước ngày 10/12/2009.Riêng các trường hợp người thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích côngích xã hội, nhận khoán các tổ chức, thuê hoặc mượn đất của người khác và tổchức cộng đồng dân cư giao để quản lý thì không được đăng ký quyền sửdụng đất

Đăng ký biến động với người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất được xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp trongcác trường hợp: Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện thế chấp,góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới; chuyển quyền từ hình thức chothuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; thayđổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền vớiđất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện Cáctrường hợp thay đổi: người sử dụng đất, người sở hữu tài sản được phép đổitên; giảm diện tích do sạt lở; người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sởhữu tài sản gắn liền với đất vào GCN đã cấp; thay đổi thông tin về số hiệuthửa đất; đơn vị hành chính nơi có thửa đất; thay đổi về nhà ở và công trìnhxây dựng trên đất; thay đổi diện tích và nguồn gốc; hồ sơ giao rừng sản xuất;

Trang 26

đính chính nội dung ghi trên giấy chứng nhận đã cấp có sai sót do việc inhoặc cấp GCN mà người được cấp GCN không đề nghị cấp mới.

1.3.1.1 Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất

Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013 bao gồm:

- Các tổ chức trong nước;- Hộ gia đình, cá nhân trong nước;- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (đối với đất nông nghiệp và côngtrình tín ngưỡng);

- Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền vớiquyền sử dụng đất ở;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoàiđầu tư vào Việt Nam (đăng ký theo tổ chức kinh tế và pháp nhân Việt Nam);

Các đối tượng sử dụng đất này thực hiện đăng ký trong trường hợp:- Người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;- Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừakế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, gópvốn bằng quyền sử dụng đất;

- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;- Người sử dụng dất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơquan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi tên, chuyển mục đích sửdụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửađất;

- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhândân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định tranh chấp đấtđai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành

Riêng đối với trường hợp: Người thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mụcđích công ích của xã, nhận khoán của các tổ chức, thuê hoặc mượn đất của

Trang 27

người khác để sử dụng và trường hợp tổ chức, cộng đồng dân cư được giaođất để quản lý thì không thực hiện quyền sử dụng đất.

1.3.1.2 Người chịu trách nhiệm việc đăng ký quyền sử dụng đất

Người chịu trách nhiệm việc đăng ký QSDĐ là cá nhân mà pháp luậtquy định phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất củangười sử dụng đất

Người chịu trách nhiệm việc đăng ký gồm có:- Người đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài là ngườichịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình;

- Thủ trưởng đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là người chịu tráchnhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của đơn vị mình;

- Chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối vớiviệc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đãgiao cho UBND xã, thị trấn để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBNDvà các công trình công cộng khác của địa phương;

- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm trướcNhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cộng đồng dân cư;

- Người đứng đầu cơ sở tôn giáo là người chịu trách nhiệm trước Nhànước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cộng đồng dân cư;

- Chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việcsử dụng đất của hộ gia đình;

- Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoàichịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của mình;

- Người đại diện cho những người sử dụng đất mà có quyền sử dụngchung thửa đất là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sửdụng đất đó

Những người chịu trách nhiệm đăng ký QSDĐ đều có thể ủy quyền chongười khác theo quy định của pháp luật

Trang 28

1.3.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về

quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theoquy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở (Đặng Văn Linh, 2016)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người cóquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liềnvới đất (Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai 2013)

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện

trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắnliền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thôngtin của các tổ chức, cá nhân có liên quan (Khoản 4, Điều 3, thông tư số24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất đểhọ yên tâm chủ động sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và thực hiện cácquyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Thông qua đăng ký đất sẽ xác lậpmối mối quan hệ pháp lý chính thức về quyền sử dụng đất đai giữa Nhà nướcvà người sử dụng đất và đăng ký đất đai là cơ sở để thiết lập hồ sơ địa chínhvà tiến tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hơn nữa, quá trình tổchức việc cấp giấy chứng nhận là xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyếtmọi quan hệ về đất đai, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả vàkhoa học, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất, góp phần vào sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị của quốc gia

Trang 29

1.3.2.1 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tại Điều 105, Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtnhư sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôngiáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môitrường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ởgắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xâydựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắnliền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sởhữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quantài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ

1.3.2.2 Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là kết quả của quá trình tổ chứcđăng ký đấy đai Hiện nay GCN đang tồn tại 4 loại:

- Loại thứ nhất: GCNQSDĐ được cấp theo Luật Đất đai 1998 do Tổngcục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát hành theo mẫu quyđịnh tại quyết định 201/QĐ/ĐK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộngđất để cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở nông thôn có màu đỏ

Trang 30

- Loại thứ hai: GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đôthị được cấp theo Luật Đất đai 1993, do Bộ Xây dựng phát hành theo mẫuquy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 GCN có hai loại màu:GCN màu hồng giao cho chủ sử dụng đất và GCN màu xanh lưu tại Sở địachính (nay là Sở TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);

- Loại thứ ba: GCNQSDĐ được cấp theo các quy định của Luật Đất đai2003, mẫu giấy theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 vàQuyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 sửa đổi Quyết định số24/2004/QĐ-BTNMT Giấy có hai loại màu: GCN màu đỏ giao cho các chủsử dụng đất và GCN màu trắng lưu tại Phòng TN&MT cấp huyện;

- Loại thứ tư: GCNQSDĐ được cấp theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CPngày 19/10/2009 vầ Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 đượcgọi là GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tàinguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụngtrong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất GCN là một tờ có 4 trang, mỗi trang có kích thước 190 mm x 265 mm, cónền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen

1.3.2.3 Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất sẽ được cấp GCNQSDĐ nếu thuộc một trong cáctrường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 99 của Luật Đất đai 2013 Cụ thể:

“1 Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quyđịnh tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày Luật này có hiệulực thi hành;

Trang 31

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhậntặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; ngườinhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đấtđể thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranhchấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thihành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếunại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặccác thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợpnhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất

2 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

1.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu ở một số nước trên thế giớivà Việt Nam

1.4.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Mỹ

Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển, và đất đai thuộc sở hữu của tất cả cáccông dân của nó và được kiểm soát bởi chính phủ Cho đến nay, Hoa Kỳ đãhoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như hoàn thiệnhồ sơ địa chính Hoa Kỳ đã tạo ra hệ thống thông tin đất đai và lưu trữ trongmáy tính, cho phép cập nhật nhanh chóng và đầy đủ thông tin về biến động đất

Trang 32

đai đến từng thửa đất Nhiệm vụ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởHoa Kỳ sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn Đây cũng là một trong nhữngđiều kiện tiên quyết để thị trường bất động sản Mỹ phát triển ổn định (TrầnTú Cường, 2012).

1.4.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Pháp

Phần lớn ruộng đất ở Pháp do nhân dân nắm giữ Pháp đã tạo ra một hệthống thông tin được nối mạng từ cấp quốc gia đến địa phương, do đó Phápkhông cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà quản lý đất đai bằng cácgiấy tờ đã có trước đó Ví dụ, các chứng thư về bất động sản và hồ sơ địachính đều được lập thành văn bản điện tử và giấy tờ Hơn nữa, mỗi người sửdụng đất nhận được một bản trích lục địa chính, cho phép xác minh chính xácdữ liệu địa chính cho bất kỳ tài sản nào cần đăng ký (Trần Tú Cường, 2012)

1.4.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thái Lan

Thái Lan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ở Thái Lan có baloại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

- Bìa đỏ sẽ được cấp cho các chủ sở hữu tài sản hợp pháp và các thửa đấtkhông bị kiểm soát

- Phủ xanh sẽ được cấp cho người sử dụng đất không rõ nguồn gốc vàcần xác minh lại

- Bao màu vàng sẽ được cấp cho chủ đất không có giấy tờ Sau đó, họ sẽthẩm định tất cả các trường hợp được cấp sổ bìa xanh, xác minh đất sạch sẽthì mới tiến hành sang bìa đỏ Nhà nước sẽ đánh giá quyết định quản lý phùhợp đối với trường hợp bìa vàng và nếu đúng luật sẽ chuyển sang bìa đỏ

Do đó, mặc dù có sự khác biệt về quy tắc sở hữu đất đai, nhưng hầu hếtcác quốc gia trên thế giới đều thích nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đốivới đất đai Xu hướng này tương thích với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay làsự đa dạng hóa ngày càng tăng của các mối quan hệ kinh tế và chính trị (TrầnTú Cường, 2012)

Trang 33

1.4.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước đã dầnđi vào nền nếp và đạt được kết quả nhất định Tuy vậy, trong quá trình tổchức thực hiện, công tác này ở nhiều địa phương còn nhiều điểm nghẽn

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2020 cả nước thực hiệngần 4 triệu thủ tục về quyền của người sử dụng đất Giai đoạn 2016-2020 đãcấp mới trên 3,3 triệu Giấy chứng nhận lần đầu, đưa tỷ lệ diện tích được cấpgiấy trên cả nước lên 97,36% (https://baotainguyenmoitruong.vn, 2021)

1.4.4.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, 9 thángđầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19,nhưng các ngành chức năng của tỉnh đã thực hiện cấp được 33.769 GCN vớidiện tích là 2.993 ha, tăng hơn 6.000 GCN so với cùng kỳ năm 2020 Trongđó cấp cho hộ gia đình, cá nhân 31.851 GCN với diện tích 2.489 ha; cấp chocác tổ chức và dự án về nhà ở 1.918 GCN với diện tích 504 ha

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì công tác cấp GCN quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ cá nhân,gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn có những hạn chế, tình trạng chậmmuộn hồ sơ vẫn tồn còn tại ở hầu hết các huyện, thành phố Theo kết quảkiểm tra xác suất hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của Đoànkiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ năm 2021 của UBND tỉnh, số hồ sơchậm hạn chiếm 29% tổng số hồ sơ kiểm tra, đặc biệt đối với Văn phòngĐăng ký đất đai (ĐKĐĐ) chi nhánh Tam Dương lên đến 60%, cao nhất tỉnh;với Phòng TN&MT huyện là 18%

1.4.4.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Yên Bái

Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đối với các tổ chức sử dụng đất:Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã giải quyết và trả kết quả 199 hồ sơ, từ chối

Trang 34

giải quyết 56 hồ sơ, yêu cầu bổ sung 04 hồ sơ và đang tiếp tục giải quyết 23hồ sơ.

Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN cho đối tượng là hộ gia đình, cánhân (tại các chi nhánh): Các chi nhánh đã cơ bản giải quyết xong 1.004 hồ sơtồn đọng từ năm 2019 chuyển sang; đã tiếp nhận, giải quyết 18.856 hồ sơđăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó đã giảiquyết trước hạn 16.573 hồ sơ, đúng hạn 2.275 hồ sơ; tiếp nhận và giải quyết8.218 hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm (trong đó đã giải quyết trước hạn7.141 hồ sơ, đúng hạn 1.077 hồ sơ) (https://tnmt.yenbai.gov.vn/)

1.4.4.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Cao Bằng

Vài năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh nên nhu cầusử dụng đất, chuyển đổi mục đích về đất của người dân, hộ gia đình ở thànhphố Cao Bằng tăng cao Cùng với đó, công tác quản lý, quy hoạch đô thị, vấnđề sử dụng đất từng bước được siết chặt, nhất là công tác cấp GCNQSDĐ

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, thành phố tiếp nhận 24.473 hồ sơxin cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) củacác hộ gia đình, cá nhân Kết quả, đã cấp 23.670 GCNQSDĐ, đạt 96,7% kếhoạch Trong đó, có 2.138 hộ gia đình được cấp GCNQSDĐ thuộc nhóm đấtnông nghiệp 154,08 ha; 3.641 hộ gia đình, cá nhân được cấp GCNQSDĐ đốivới đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nôngnghiệp 216,44 ha Riêng 2 tháng đầu năm 2021, Văn phòng cấp 697GCNQSDĐ; đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất192 hồ sơ; xóa thế chấp quyền sử dụng đất 117 hồ sơ; đăng ký biến động đấtđai 670 hồ sơ

Để có kết quả nay, thành phố đã triển khai các giải pháp tích cực như:Ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý đất đai; tăng cường công tác quảnlý, quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển; nângcao năng lực hoạt động của bộ phận một cửa liên thông trong việc tiếp nhận,

Trang 35

giải quyết, trả kết quả hồ sơ cho người dân; hoàn thiện cơ sở dữ liệu làm căncứ cho việc cấp GCNQSDĐ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ứng dụngcông nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn; đẩy mạnh tuyên truyền,hướng dẫn người dân sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý về quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, công bố rộng rãi các quy hoạch để người dân nắm được và tuân thủthực hiện Đặc biệt là việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, tài sản gắn liềnvới đất, tạo hiệu ứng tích cực cho người dân khi làm thủ tục liên quan đến đấtđai; giảm tình trạng tranh chấp, khiếu kiện và nâng cao tính minh bạch, côngkhai trong việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Đến nay, việc cấp mớiGCNQSDĐ được rút ngắn xuống còn 20 ngày, giảm 10 ngày so với trướcđây; việc cấp đổi còn 16 ngày, giảm 6 ngày (Phạm Oanh, 2021)

1.4.4.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Nghệ An

Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với lĩnh vực đăng ký, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền vớiđất; đo đạc bản đồ phục vụ giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất… trênđịa bàn tỉnh Nghệ An

Ngoài ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giai đoạn đầu năm 2020 việcđưa sáp nhập 21 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện vào Vănphòng Đăng lý đất đai tỉnh còn có những lúng túng trong công tác phối hợp,kể cả việc nảy sinh tâm tư trong cán bộ, công chức Điều này dẫn đến hồ sơliên quan đến đất đai tồn tại ở các địa phương nhiều Từ khó khăn đó, Vănphòng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An đã tập trung ổn định tổ chức bộ máy;tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày06/4/2020 về quy chế phối hợp giải quyết một số thủ tục đăng ký đất đai, tàisản gắn liền với đất, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An (ĐìnhTiệp, 2021)

Trang 36

Gắn với sự quyết liệt chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc về chuyên môn Vănphòng đã thành lập các tổ công tác trực tiếp về từng địa phương để đồnghành, xử lý cùng với các chi nhánh Nhờ đó, trong năm 2020, Văn phòngĐăng ký đất đai tỉnh Nghệ An đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn.Cụ thể, đã giải quyết 3.792/3.947 hồ sơ của tổ chức đơn vị làm thủ tục đăngký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khácgắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai; đăng ký biện pháp bảo đảm…, đạt96,07% (Đình Tiệp, 2021).

Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, cấp đổi, cấp lại,đăng ký biến động đất đai của hộ gia đình, cá nhân; Văn phòng Đăng ký đấtđai tỉnh Nghệ An đã hoàn thành, trả kết quả 175.940/199.320 hồ sơ được tiếpnhận, đạt 88,27% Bên cạnh đó, tiến độ, chất lượng đo đạc, chỉnh lý bổ sungbản đồ địa chính phục vụ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận đượcvăn phòng tập trung chỉ đạo đạt 82,84% hồ sơ (Đình Tiệp, 2021)

Toàn tỉnh Nghệ An đang còn khoảng 80 xã chưa hoàn thành việc lập hồsơ địa chính và cấp giấy chứng nhận sau dồn điền, đổi thửa Việc giải quyếthồ sơ cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân còn chậm thời gian công vụvới tỷ lệ hồ sơ quá hạn chiếm 1,3% tổng số hồ sơ Chất lượng xử lý hồ sơ củamột số chi nhánh chưa đảm bảo yêu cầu, chưa chặt chẽ, trình ký một số bộ hồsơ không đúng thẩm quyền, dự thảo giấy chứng nhận còn sai sót và phải trảđi, trả lại nhiều lần…(Đình Tiệp, 2021)

Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An đã đặt ra nhiệm vụnăm 2021 tập trung cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trongquản lý, thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất; nâng cao ýthức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và kiên quyết xử lýcác trường hợp vi phạm (Đình Tiệp, 2021)

Trang 37

1.4.4.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Bắc Kạn

Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung vàcông tác cấp GCN nói riêng trên địa bàn tỉnh Ngay từ đầu năm 2021, Sở Tàinguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-STNMT về việcban hành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ năm 2021 Đối vớicông tác cấp Giấy chứng nhận: Chỉ tiêu phấn đấu thực hiện cấp Giấy chứngnhận cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh: 14.000 Giấy chứngnhận; Tổ chức triển khai Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 15/7/2020 củaUBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về nâng cao hiệu quả quảnlý và sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Thực hiện chỉnh lý bản đồ,hồ sơ địa chính, GCNQSD đất các đơn vị sắp xếp theo Nghị quyết số 855NQ-UBTVQH14

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Sở Tài nguyên và Môi trường luôntăng cường công tác giải quyết thủ tục hành chính tiếp nhận hồ sơ theo cơ chếmột cửa, một cửa liên thông, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân đến giao dịch Kết quảtrong 6 tháng đầu năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 7.706hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (trong đó đất tổ chức 23 hồ sơ, hộ gia đình cánhân là 7.683 hồ sơ), thực hiện xong 6.573/14.000 hồ sơ, đạt 46,95% so vớichỉ tiêu đề ra

Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 15/7/2020của UBND tỉnh Bắc Kạn về triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-HĐNDngày 07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về nâng cao hiệu quảquản lý và sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Sở Tài nguyên và Môitrường luôn chủ động báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh về tiến độ và kếtquả của việc cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức Ngày 16/3/2021 UBNDtỉnh ban hành Văn bản số 1411/UBND-NNTNMT v/v đẩy nhanh tiến độ cấp

Trang 38

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản sản khácgắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Kết quả từ lúc triển khai kếhoạch đến thời điểm 25/5/2021, có 27 xã và 31 tổ chức sử dụng đất lập kếhoạch cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất đang quản lý, sử dụng.

Công tác cấp Giấy chứng nhận 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnhBắc Kạn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, việc cấp GCNcho tổ chức và hộ gia đình cá nhân còn chậm so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra,trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như: Chất lượng hồ sơcấp GCN lần đầu (tập trung chủ yếu đất lâm nghiệp) còn thấp, việc thực hiệnhướng dẫn lập hồ sơ đối với các thửa đất tổ chức theo kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 15/7/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn.Nguyên nhân: Do phần lớn các thửa đất của tổ chức đang sử dụng đều cóvướng mắc dẫn đến tiến độ giải quyết còn chậm; Một số bản đồ đất lâmnghiệp độ chính xác chưa cao; một số tổ chức và hộ gia đình, cá nhân chưachủ động trong việc kê khai, đăng ký cấp GCN…( Sằm Thị Na, Văn phòngĐăng ký đất đai tỉnh Bắc Kạn)

1.4.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố HàNội

Trong những năm qua, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực Quá trìnhtiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận đãđược thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình kêkhai, đăng ký Tuy nhiên, do sự thay đổi về cơ chế, chính sách qua từng thờikỳ cùng với đó là nhu cầu đăng ký cấp giấy chứng nhận của người dân tăngcao dẫn đến công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố vẫn cònnhiều tồn tại, hạn chế, nhiều vướng mắc kéo dài chưa được giải quyết

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì những khó khăn,vướng mắc tập trung vào nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứngnhận cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên

Trang 39

địa bàn thành phố; thủ tục hành chính đối với cá nhân nước ngoài, tổ chứcnước ngoài; thủ tục chia, tách thửa đất đối với các trường hợp giao đất táiđịnh cư, dịch vụ, đất giãn dân…Toàn thành phố hiện còn khoảng 135 dự áncòn tồn tại, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, 2020).

Về việc xây dựng mô hình thí điểm tích tụ, tập trung đất đai, đại diệnSở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến nay, thành phố thựchiện dồn điền, đổi thửa được 79.454,3ha Đến nay, các huyện, thị xã đã cơbản cấp xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau dồnđiền, đổi thửa, với số lượng 617.964/622.861 (đạt 99,21%)

Cũng trong thời gian qua, các đoàn công tác của Ban Thường vụ Thànhủy Thành phố đã khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW vàLuật Đất đai năm 2013 trên địa bàn một số quận Bắc Từ Liêm, Hà Đông và 2huyện Gia Lâm, Mê Linh

Báo cáo từ các quận, huyện cho thấy đã tập trung thực hiện công tác lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và rà soát, điều chỉnh, bổ sung kếhoạch sử dụng đất hằng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó làmcơ sở cho công tác quản lý, sử dụng đất đai

Bên cạnh đó, các quận, huyện cũng cơ bản thực hiện tốt công tác cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đấu giá đất, giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, xử lý các viphạm… 4 địa phương đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho tối thiểu 98% cáctrường hợp đủ điều kiện

1.5 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Pháp luật về cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu là một trong nhữngvấn đề pháp lý cơ bản không thể thiếu trong các tài liệu giảng dạy về Luật Đất

Trang 40

đai của các trường đại học Đối với nghiên cứu khoa học pháp lý, vấn đề nàygiành được khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Điển hình là hàng loạt các công trình, các bài viết, các sách chuyênkhảo đã và đang là tài liệu nghiên cứu phổ biến như: Nguyễn Minh Tuấn(2011), “Đăng ký bất động sản – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXBChính trị quốc gia, Hà Nội; ThS Phạm Thu Thủy (2005), “Một số vấn đề vềcấp GCN quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003”, Cao Ngọc Tú (2007)“Thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản”, Luận văn Thạc sĩ, Đại họcQuốc gia Hà Nội Chuyên đề “Cấp GCN quyền sử dụng đất tại Việt Nam –thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp (Số1 và số 2 năm 2010)

Lê Ngọc Khoa (2008), Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện chủ

trương của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, các giải pháp tháo gỡkhó khăn, Tài liệu chuyên khảo, Cục Quản lý Cộng sản - Bộ Tài chính.

“ Đánh giá tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại quận Lê Chân, thànhphố Hải Phòng” của Phạm Văn Sơn (2015) kết quả cho biết: Ủy ban nhân

dân quận Lê Chân đã thực hiện đúng những quy định của pháp luật về đăngký và cấp Giấy chứng nhận, đã thực hiện đầy đủ 13 nội dung quản lý Nhànước về đất đai theo Luật Đất đai, đã đăng ký quyền sở hữu nhà ở và chứngnhận quyền sở hữu nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở và các văn bảnhướng dẫn thi hành Công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận có những thànhtích đáng ghi nhận, đáng khen thưởng Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại yếukém cần phải khắc phục trong thời gian tới

Tác giả Nguyễn Minh Đức và cs đã có nghiên cứu về “Đánh giá việc

thực hiện chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâmnghiệp tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” kết luận rằng: Các nguyên nhân

Ngày đăng: 17/02/2022, 08:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w