1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco

65 539 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 161,17 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Công ty Traphaco là một công ty đang trên đà phát triển lại đổi mới theo mô hình tiến bộ với phương châm "Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền" nên công ty đã có những thành công đán

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển Kế toán là một trong các công cụ quản lý kinh tế rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cũng phải ngày càng phát triển, hoàn thiện.

Song song với sự phát triển này, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng: chất lượng cao và giá thành hạ Phải đảm bảo được hai yêu cầu đó thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tức là phải mang lại lợi nhuận và có tích lũy.

Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải đạt tới đỉnh cao của sự tiết kiệm chi phí cho một đơn vị sản phẩm Tiết kiệm không có nghĩa là giảm chi phí, mà còn phải biết tiết kiệm như thế nào để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao nhưng giá thành đơn vị cá biệt là nhỏ nhất Do đó việc tính đúng tính đủ tính chính xác chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là cơ sở xác định chính xác lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn mặt hàng sản xuất.

Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật HN là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được tổ chức tương đối tốt song còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn Với tư cách là một sinh viên thực tập, được sự giúp đỡ chỉ bảo của Thầy giáo, cùng với sự nhiệt tình của các cán bộ kế toán của

Trang 2

Công ty, em xin trình bày phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật.

Chuyên đề tốt nghiệp này được trình bày gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.

Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật.

Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật.

Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo ã tận tình giúp đỡ, trong quá

trình thực hiện chuyên đề Vì vậy em đã hoàn thành bài báo cáo “Kế toán tập

hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật Hà Nội” theo đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra.

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.

1.1.1 Chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thi doanh nghiệp phải có 3 yếu tố cơ bản là:

- Đối tượng lao động như nguyên vật liệu

- Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác.

- Sức lao động của con người.

Quá trình sử dụng 3 yếu tố trên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng Chẳng hạn như tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí về khấu hao, tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu là chi phí về nguyên vật liệu.

Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành, lao vụ, dịch vụ là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Trang 4

Tuy nhiên chỉ có những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.

Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng trong công tác kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như bộ phận cấu thành và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.

1.1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.

Căn cứ vào tính chất nội dung kế toán của chi phí nếu giống nhau xếp vào một yếu tố bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản…

- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, loại chi phí này còn có thể được phân chia thành 2 yếu tố là chi phí tiền lương và chi phí BHXH (bảo hiểm xã hội), BHYT (bảo hiểm y tế) và KPCĐ (kinh phí công đoàn).

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định đã sử dụng phục vụ sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp.

- Chi phí khác bằng tiền: gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ ngoài các khoản chi phí trên phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Phân loại này chỉ rõ trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp đã chỉ rõ những yếu tố chi phí gì và mỗi loại là bao nhiêu Ngoài ra nó còn cho biết kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí để lập thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện, lập dự toán chi phí cho kỳ sau.

Trang 5

1.1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí (phân loại chi phí theo khoản mục).

Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có chung công dụng kinh tế được sắp xếp vào cùng một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó như thế nào Số lượng của khỏan mục phụ thuộc vào tính chất của từng ngành và yêu cầu quản lý trong thời kỳ có khác nhau, có thể thay đổi theo tính chất của từng quy trình công nghệ.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm toàn bộ các khoản chi phí về đối tượng lao động là vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thê…

- Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền công và các khoản trả cho người lao động trong doanh nghiệp.

- Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài khoản mục chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung gồm:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí phải trả cho nhân viên phân xưởng.

+ Chi phí nguyên vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sử dụng cho phân xưởng

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.+ Chi phí khac bằng tiền.

1.1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ).

Trang 6

- Chi phí khả biến.- Chi phí cố định.

Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý quá trình chi phí cụ thể là cơ số thiết kế các mô hình khác nhau, xác định phương hướng nâng cao hiệu quả đối với từng loại chi phí.

1.1.1.2.4 Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí trực tiếp.- Chi phí gián tiếp.

Cách phân loại này giúp chúng ta xác định được phương pháp hạch toán đối với từng loại chi phí một cách đúng đắn và hợp lý nhất.

1.1.1.2.5 Chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành.

- Chi phí đơn nhất.- Chi phí hợp nhất.

Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở những góc độ khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau nhằm một mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.2 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm.1.2.1 Nội dung giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất kinh doanh tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản xuất hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng các hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cung như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm Giá thành sản

Trang 7

phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm.

1.2.2.1 Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu, giá thành được chia thành:

- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên sơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trược khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho các chỉ tiêu tổng giá thành và các giá thành đơn vị giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, tổ chức và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sỏ để xác định kêt quả hoạt động

Trang 8

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như các đối tác liên doanh liên kết.

1.2.2.2 Căn cứ theo phạm vi tính toán, giá thành sản phẩm gồm:

- Giá thành sản xuất gồm các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm lao vụ đã hoàn thành Girị sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất và giá thành đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra trong chế tạo, sản phẩm, sản xuất sản phẩm.

Về mặt kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là 2 bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau.

Kế toán tập hợp chi phí là cơ sở số liệu quan trọng quyết định đến công tác tính giá thành Tuy nhiên chúng có sự khác nhau về số lượng cụ thể:

- Chi phí sản xuất luôn luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn lại với giá thành luôn gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

- Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí kỳ này (chi phí phải trả).

- Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm

Trang 9

hỏng mà liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Do đó mà tập hợp đầy đủ chi phí chính xác để có thể tính giá thành chính xác và ngược lại, thông qua giá thành sản phẩm từng giai đoạn sản xuất để xem xét đánh giá tình hình thực tế tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất và chi phí sản xuất trong giai đoạn có phù hơp hay không

1.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Đối với phòng kế hoạch việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải dụa trên sản lượng kế hoạch và định mức kinh tế kỹ thuật lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành (giá thành đinh mức).

- Các phòng ban liên quan tổ chức theo dõi quản lý chi phí sản xuất và giá thành theo định mức tiêu hao cho sản lượng sản xuất thực tế.

- Trên cơ sở các chứng từ và các sổ kế toán đã tập hợp được từ các bộ phận kế toán khác, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tính được chi phí sản xuất thực tế và giá thành sản phẩm thực tế.

- So sánh sự biến động giữa số liệu thực tế do phòng kế toán cung cấp với số lượng kế hoạch để rút ra nhận xét về từng mặt mạnh, yếu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

1.5 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất làm phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.

1.5.1.1 Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản

xuất sản phẩm.

- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, quy trình sản xuất đầu ra liên tục từ khi bỏ nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành, quá

Trang 10

trình sản xuất không bị gián đoạn về mặt kỹ thuật thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ.

- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất qua nhiều khâu khác nhau về mặt kỹ thuật, sản phẩm của giai đoạn này chuyển tiếp cho giai đoạn sau cho tới khi tạo ra thành phẩm ở giai đoạn cuối thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn và các sản phẩm đã hoàn thành ở từng giai đoạn nhất định

- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu song song thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các chi tiết phí phụ tùng và các sản phẩm hoàn thành sau khi lắp ráp xong.

1.5.1.2 Căn cứ vào loại hình sản xuất.

- Nếu các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất có thể là từng sản phẩm, từng quy trình hay hạng mục công trình.

- Nếu các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng.

Ngoài ra việc xác định đối tượng kế toán tập hơp chi phí còn căn cứ vào yêu cầu trình độ của công tác kế toán Nếu có khả năng yêu cầu trình độ kế toán cao thì đòi hỏi đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất càng phải cụ thể hơn

1.5.3 Phân biệt giữa đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Xét về nội dung, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định làm căn cứ để tổ chức ghi chép ban đầu, để mở sổ chi tiết, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại căn cứ để kế toán mở các the tính giá thành sản phẩm,

Trang 11

tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng giúp cho doanh nghiệp kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Tuy nhiên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau Số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng là cơ sở và căn cứ để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan.

1.6 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.

* Vai trò: là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở xác định giá bán hàng Đồng thời có thể dự đoán được chi phí, điểm hòa vốn…

- Xác định chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ.

- Thực hiện tính giá thành kịp thời, theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.

- Phân tích tình hình thực hiện định mức, dự đoán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để có kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp

2 Nội dung cơ bản của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Trang 12

2.1 Phương pháp kế toán tập hơp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản

2.1.1.1 Tài khoản sử dụng.

* TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phat sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 621 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành.

* TK 622 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất và TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành TK 622 cuối kỳ không có số dư và cũng có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hơp chi phí.

* TK 627 – chi phí sản xuất chung: để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phân xưởng, tổ đội sản xuất TK này không có số dư cuối kỳ và cũng mở chi tiết theo từng đối tượng, phân xưởng TK 627 được mở 6b TK cấp 2: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278.

* TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: được sửv dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm

Trang 13

phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm TK 154 hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (địa điểm phát sinh, nhóm, loại sản phẩm…)

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK liên quan như TK 155, TK 632… 2.1.1.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ… dùng trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp, gia công thêm thành sản phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính giá thành thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp.

Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu vào các đối tượng có thể tién hành theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp Phương pháp trực tiếp được ápv dụng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (từng phân xưởng, từng sản phẩm) Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau Để phân bổ cho các đối tượng cần phải xác định, lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý Tiêu thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu có thể là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.

Công thức phân bổ cho từng đối tượng.Ci = Hi x Ti

1

Trang 14

Trong đó : H : hệ số phân bổ

C: Tổng số chi phí cần phân bổ Ti : Tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng iCác nghiệp vụ kế toán chủ yếu.

1 Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng sản xuất trực tiếp sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kho

Nợ TK 621 (chi tiết liên quan)

Có TK 152, 153 (chi tiết liên quan)

2 Trường hợp nguyên vật liệu mua về không nhập kho mà sử dụng ngay cho sản xuất trực tiếp sản phẩm, căn cứ vào các hóa đơm mua và các chứng từ liên quan.

Nợ TK 621 (chi tiết liên quan)Nợ TK 133

Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)

Có TK 621 (chi tiết liên quan)

2.1.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm:

Trang 15

tiền lương chính, lương phụ,các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo sổ tiền lương của công nhân sản xuất.

Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp cũng như đối với chi phí nguyên vật liệu Trường hợp phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền công hay giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm tùy thuộc điều kiện cụ thể.

* Các nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cụ thể như sau:1 Toàn bộ số tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất.

Nợ TK 622 (chi tiết liên quan)Có TK 334,338,335

2.Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng có liên quan

Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)Có TK622 (chi tiết liên quan)

2.1.1.4.Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như chi phí về tiền lương và các khoản khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí về vật liệu dụng cụ dùng cho quản lý ở cấc phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định.

Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan Việc phân bổ cũng tiến hành theo tiêu thức phân bổ hợp lý như định mức chi phí sản xuất chung, chi phí trực tiếp.

Việc tập hợp và kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung được tiến hành trên TK 627.

*Các nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung cụ thể như sau:

Trang 16

1 Phản ánh việc tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh thực tếNợ TK 627 (chi tiết liên quan)

Có TK 334, 338Có TK 152, 153, 142Có TK 214

Đối với các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung như tiền điện, nước, điện thoại và các khoản chi phí khác bằng tiền:

Nợ TK 627Nợ TK 133

Có TK 627 (chi tiết liên quan)

2.1.1.5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Các nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp được thể hiện trên sơ đồ kế toán như sau:

Tiền lương và các khoản trích theo tiền lương

Kinh phí NC trực tiếp

Trang 17

Bồi thường phải thu do sản phẩm hỏngTK 152,153,142

TK 627TK 155

Tập hợp và phân bổ CFSXCK/c (Phân bổ) CFSXC

Giá thành sản xuất thành phẩm nhập khoTK 632,157

Giá thành sản xuất sản phẩm lao vụ bán không qua kho hoặc gửi bán

2.1.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

Về cơ bản, khi tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán cũng sử dụng các khoản chi phí: TK 621, 622, 627 Tuy nhiên, để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính giá thành kế toán sử dụng TK 631-giá thành sản xuất TK 154 chỉ để phản ánh giá thành sản phẩm làm dở dang Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lúc đầu và cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở.

Giá thành sản xuất của các sản phẩm, lao vụ

hoàn thành trong kỳ=

chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ

-Chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang cuối kỳ

Trang 18

TK 611,138,821TK liên quanTK 622TK 632

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếpKinh phí NC trực tiếp

Trang 19

2.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.2.1-Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ được tính toàn phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành.

Trang 20

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bỏ một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ.

CDD d

Trong đó: Dd, Dc : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ C: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Q: số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

q: số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương.

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí theo mức độ hoàn thành Do vậy, khi kiểm kê phải xác định khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn thành của chúng Trên cơ sở đó quy đổi sản phẩm làm dở cuối kỳ ra số sản phẩm hoàn thành tương đương và tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho số sản phẩm làm dở này theo công thức:

Đối với những chi phí bỏ một lần từ đầu quy trình công nghệ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp)

CDD d

Trong đó: Dd, Dc: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ C: chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ Q: số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ q: số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 21

còn các chi phí phân bổ dần trong quá trình sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì việc đánh giá sản phẩm làm dở theo công thức:

CDD d

Trong đó: q,: số lượng sản phẩm dở dang tính đổi ra khối lượng hoàn

thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành

Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không lớn lắm trong tổng chi phí sản xuất khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.

2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.

Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể chỉ tính theo định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc cho toàn bộ các khoản mục chi phí

Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức

2.3 Các phương pháp tính giá thành

Việc tính giá thành sản phẩm chính xác giúp xác định và đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo có những giải pháp, quyết định kịp thời để mở rộng hay thu hẹp sản xuất đầu tư vào một sản phẩm nào đó, do đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải vận dụng phương pháp nào tính giá thành hợp lý phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.

Trang 22

Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp phải được trích theo các khoản mục sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếpChi phí sản xuất chung

Thực chất của việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng các phép tính toán phân bổ các chi phí cấu thành trong sản phẩm cho sản phẩm làm dở cuối kỳ.

2.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn.

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức:

Giá thành sản xuất của các sản phẩm , lao vụ

hoàn thành trong kỳ=

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

đầu kỳ

Chi phí sản xuất đã tập hợp

trong kỳ-

Chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang cuối kỳPhương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.

2.3.2 Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể và sự khác nhau về đối tượng tính giá thành mà các doanh nghiệp áp dụng tính giá thành.

Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm và phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

2.3.2.1 Phương pháp phân bước giá thành nửa thành phẩm

Trang 23

Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài Đặc điểm của phương pháp hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ giai đoạn một sang giai đoạn hai… cho đến giai đoạn cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự:

Chi phí nguyên vật liệu chính

Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 chuyển sangGiá thành sản phẩm GĐ (n-1) chuyển sang

Chi phí sản xuất của giai đoạn nChi phí sản xuất của giai đoạn 2Chi phí sản xuất của giai đoạn 1

Giá thành sản phẩm

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1+

Giai đoạn 1Giai đoạn 2Giai đoạn n

2.3.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

Trong những doanh nghiệp mà những yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài chi phí chế biến phát sinh trong giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn

Trang 24

thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.

Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.

Chi phí vật liệu chính cho thành phẩmChi phí bước 1 tính cho thành phẩmChi phí bước 2 tính cho thành phẩmChi phí bước … tính cho thành phẩmChi phí bước n tính cho thành phẩm

Tổng giá thành thành phẩm

2.3.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số

* Điều kiện áp dụng: áp dụng trong điều kiện cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm có thứ hạng khác nhau gọi là liên sản phẩm Do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất.

Căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm rồi tiến hành theo các bước sau:

Quy đổi theo sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành làm tiêu thức phân bổ:

Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế

từng sản phẩm x

Hệ số từng sản phẩmHệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm :

Hệ số phân bổ chi phí = Sản lượng quy đổi sản phẩm i

Trang 25

Tổng sản lượng quy đổi

Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục

Tổng giá thành sản phẩm i =

(sản phẩm dở dang đầu kỳ +

Chi phí sản phẩm trong kỳ -

Chi phí sản phẩm dở dang

cuối kỳ )

x Hệ số phân bổ

2.3.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, tổ đội sản xuất và từng đơn đặt hàng được sản xuất ở các phân xưởng đó Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành.

Nếu đơn đặt hàng đó được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó, những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng còn chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

2.3.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ

- Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất thu được là nhóm sản xuất cùng loại với quy cách, kích cỡ phẩm chất khác nhau sẽ tính giá thành từng quy cách, kích cỡ phẩm chất theo tỷ lệ.

- Để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu thức phần bổ giá thành Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm.

Tỷ lệ giá thành (theo khoản mục) =

CP cho SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – CP cho SPLD cuối kỳ

x100Tổng tiêu thức phân bổ

Tiếp theo lấy giá thành kế hoạch (giá thành định mức) tính theo sản lượng thực tế nhân với tỷ lệ giá thành ta được giá thành quy cách kích cỡ.

Giá thành từng quy cách=Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cáchxTỷ lệ giá thành

2.3.6 Phương pháp loại trừ chi phí

* Được áp dụng trong những trường hợp:

Trang 26

- Cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu thêm sản phẩm phụ nữa.

- Sản phẩm hỏng ngoài thành phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định không được tính cho sản phẩm hoàn thành chịu.

- Các phân xưởng sản xuất phụ còn cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau Cần loại trừ ra khỏi giá thành phẩm, lao vụ, phục vụ cho sản xuất chính.

- Trong các trường hợp đối tượng kế toán là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành phục vụ cho các bộ phận không phải là sản phẩm phụ.

Giá thành =

Tổng SPSX đã tổng hợp +

CPSP dở đầu kỳ -

Chênh lệch CP định mức nhân

= CP nhân công phải trả -

Sản lượng thực tế trong tháng x

CP nhân công định

Chênh lệch định = CP sản xuất chung - Sản lượng x CP sản

Trang 27

mức sản xuất từng đối tượng

thực tế đã phân bổ cho đối tượng

thực tế trong kỳ

xuất chung định mức

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT HÀ NỘI1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty

1.1 Vài nét về quá trình hình thànhvà phát triển của Công ty

Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội (trước đây là Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 4605/ TC-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 1987 trên cơ sở tách bộ phận sản xuất, gia công của Xí nghiệp thương binh 27/7 Hà Nội để thành lập Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội trực thuộc Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội.

Xí nghiệp được giao nhiệm vụ: sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, gia công dịch vụ bao bì, các sản phẩm bằng gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi trẻ em,

Trang 28

khai thác thu mua nguyên vật liệu, phế liệu bằng nhựa để tái sản xuất theo nhu cầu xã hội.

Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội là Xí nghiệp đầu tiên ở Hà Nội được thành lập thu hút những thương binh và tàn tật vào làm việc với tổng mức vốn đầu tư ban đầu là: 47.695.342 đồng

Trong đó : Vốn cố định là 10.142.373 đồng Vốn lưu động là 37.552.969 đồng

Số lao động ban đầu: gồm 30 người chủ yếu là thương binh và các đối tượng chính sách xã hội đã từng làm việc trong thời kỳ bao cấp.

Từ khi mới thành lập Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, được Nhà nước cấp 2280 m2 đất hồ ao phải san lấp, nhà làm việc không có Mặt khác Xí nghiệp ra đời đúng vào thời kỳ đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, kinh tế gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ ít ỏi, đứng trước cơ chế mới không khỏi bỡ ngỡ

Trước tình hình đó ban lãnh đạo Xí nghiệp tự xác định mục tiêu phấn đấu cho Xí nghiệp “An cư mới lập nghiệp”, do vậy nhiệm vụ hàng đầu của Công ty lúc này là xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên ổn định và phát triển lâu dài.

Vừa nhanh chóng ổn định tổ chức và sản xuất trên cơ sở thiết bị cũ được Xí nghiệp 27/7 bàn giao ban đầu, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, Xí nghiệp đã thử các loại hình sản xuất để phù hợp với thị trường đồng thời khai thác các dịch vụ phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp Bên cạnh đó còn kết hợp với đào tạo hướng nghiệp tạo việc làm ổn định cho người tàn tật có khả năng lao động để có thu nhập Hoàn thiện dần, từ năm 1987 đến năm 1993 Xí nghiệp đã đạt được những bước tiến đáng kể ,cụ thể:

- Về tổ chức: sắp xếp lại các phòng ban cho hợp lý giảm biên chế hành chính, nhanh chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ và tổ chức các phòng ban nghiệp vụ với tổng số 55 người.

Trang 29

- Về công tác xây dựng cơ sở vật chất, đã xây dựng xong cơ sở khu nhà ba tầng ở 25 Thái Thịnh với tổng diện tích gần 1.036 m2.

- Tổng số vốn hoạt động của Xí nghiệp tăng đáng kể:+ Năm 1987: 47.695.342 đồng

+Năm 1993: 1.048.740.193 đồng trong đó vốn cố định: 1.001.011.079 đồng; vốn lưu động: 47.729.114 đồng

- Về doanh thu:

+ Năm 1987 đạt: 232.940.000 đồng+ Năm 1993 đạt: 716.000.000 đồng

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng từ: 100.690 đồng/ tháng lên đến 129.500 đồng/ tháng.

Qua 5 năm hình thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp vẫn phát triển theo hướng tăng dần, do vậy đến tháng 3/ 1994 UBND thành phố Hà Nội, Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội xét quy mô và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã quyết định đổi tên Xí nghiệp thành “Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội” Công ty được thành lập theo căn cứ quyết định 520/ QĐ - UB ngày 36/3/1994 của UBND thành phố Hà Nội Công ty có các nhiệm vụ sau:

- Sản xuất sản phẩm may mặc - Sản xuất đồ dùng bằng nhựa- Sản xuất túi ni lông các loại

Từ năm 1993 cho tới nay với sự năng động sáng tạo, nắm vững thị trường Công ty đã thực tế đổi mới về mọi mặt, từ chỗ có một địa điểm làm việc đến nay Công ty đã có ba địa điểm.

- 25 Thái Thịnh, diện tích làm việc 1.036m2, kho 720 m2 - Km 9 thanh xuân, diện tích 2000 m2.

- Khu sản xuất Mỗ Lao, diện tích 9.470 m2, tập trung ba phân xưởng sản xuất

Trang 30

Lấy chữ tín làm đầu, số hàng hóa và sản phẩm sản xuất của Công ty làm đến đâu tiêu thụ đến đó Nhờ vậy mà các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty đã tăng cụ thể như sau:

- Lợi nhuận thực hiện:

+ Nâm 1999: 409.597.221 đồng+ Năm 2000: 282.838.529 đồng+ Năm 2005: 302.508.649 đồng- Lương bình quân một công nhân:

+ Năm 1999: 630.000 đồng / tháng+ Năm 2000: 678.000 đồng / tháng+ Năm 2005: 750.000 đồng / tháng- Về doanh thu:

+ Năm 1999: 17.491.339.024 đồng+ Năm 2000: 19.562.538.474 đồng+ Năm 2005: 23.120.779.916 đồng- Tổng số lao động:

+ Năm 1993: 55 người+ Năm 1996: 116 người

+ Năm 2005: 500 người, trong đó lao động hợp đồng là 150 người và lao động thời vụ là 350 người.

Cho đến nay số vốn đầu tư của Công ty hiện có là: 13.246.203.772 đồngTrong đó: vốn cố định: 11.826.159.476 đồng

Vốn lưu động: 1.420.044.296 đồng

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.

Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội tổ chức quản lý theo một cấp.

- Giám đốc Công ty là người được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty, là người chỉ huy cao nhất, có nhiệm vụ quản lý Công ty một cách toàn

Trang 31

diện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Giám đốc công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch, pháp lý các chính sách và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty.

- Phó Giám đốc Công ty là người trợ giúp cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được giao và thay Giám đốc thực hiện công việc khi Giám đốc đi vắng.

- Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý của Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc trợ giúp cho Ban Giám đốc lãnh đạo các công tác sản xuất kinh doanh được thông suốt, các phòng chức năng bao gồm:

+ Phòng tổ chức hành chính:

Gồm 5 người: 1 trưởng phòng, 2 lái xe, 1 tạp vụ 1 văn thư.

Nhiệm vụ của phòng này: phụ trách công tác về tổ chức, nhân sự cho Công ty, quản lý đội ngũ cán bộ Công ty Trưởng phòng với nhiệm vụ chính là: công tác về tổ chức, nhân sự và công việc chung của cả phòng

Văn thư: chuyên phụ trách về dấu, công văn, giấy tờ và tiếp khách.+ Phòng kế hoạch vật tư: gồm có 8 người

Có 1 trưởng phòng, còn lại là 7 nhân viên trong đó có 4 nhân viên chuyên mua vật tư các loại và trả hàng, còn lại 3 nhân viên khác chuyên đi ký kết hợp đồng với khách hàng và giao dịch với khách hàng dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng.

Phòng kế hoạch có 2 kho: 1 kho thành phẩm1 kho dự trữ vật tư+ Phòng kinh doanh: có 8 người

Gồm 1 trưởng phòng và 7 nhân viên

Trang 32

Nhiệm vụ của phòng này là chuyên làm công tác về chào hàng và bán hàng Trưởng phòng phụ trách các nhân viên của phòng về công tác tiếp thị sản phẩm, chào hàng, bán hàng còn lại 7 nhân viên làm công tác chào hàng và bán hàng.

+ Phòng tài vụ của Công ty gồm 5 người:

1 kế toán trưởng, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán thanh toán, 1 thủ quỹ, 1 kế toán lương bảo hiểm xã hội và tài sản cố định.

Bên cạnh các phòng ban chức năng thì có 3 phân xưởng sản xuất chính:+ Phân xưởng may: sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ cho tiêu dùng trong nước.

+ Phân xưởng màng: sản xuất các mặt hàng túi ni lông đựng rác thải phục vụ cho tiêu dùng trong nước.

+ Phân xưởng nhựa: sản xuất các sản phẩm nhựa Melamin phục vụ cho tiêu dùng trong nước.

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Phòng GĐ tổ chức hành chínhPhòng vật tư

Phòng tài vụ

Phòng GĐ sản xuất kinh doanhPhòng quản lý sản xuất

Phòng kinh doanhPhân xưởng may

Phân xưởng nhựaPhân xưởng màngGiám đố c

công ty

Ngày đăng: 21/11/2012, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU CHO PHÂN XƯỞNG NHỰA - Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco
BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU CHO PHÂN XƯỞNG NHỰA (Trang 41)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU          CÔNG CỤ, DỤNG CỤ - Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ (Trang 42)
BẢNG LƯƠNG QUẢNLÝ PHÂN XƯỞNG THÁNG 6 NĂM 2005 - Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco
6 NĂM 2005 (Trang 45)
Cụ thể được minh họa như sau: dựa vào bảng tính lương tháng 6/2005 ở phân xưởng nhựa. - Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco
th ể được minh họa như sau: dựa vào bảng tính lương tháng 6/2005 ở phân xưởng nhựa (Trang 45)
Sau đó căn cứ vào phần thanh toán để ghi vào “Bảng kê số 4” dòng nợ TK 627 và cột có TK 331 với số tiền là 25.103.899. - Hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Traphaco
au đó căn cứ vào phần thanh toán để ghi vào “Bảng kê số 4” dòng nợ TK 627 và cột có TK 331 với số tiền là 25.103.899 (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w