1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu httchuyen nhancah dao duc học sinh doc

5 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 61 KB

Nội dung

Học sinh lớp tôi không chịu tôn trọng thầy cô giáo 20/03/2009 00:16:46 ((http://kenh14.vn/c61/t13/20090316030355311/hoc-sinh-lop-toi-khong-chiu-ton- trong-thay-co-giao.chn)) Tôi khó chịu vô cùng khi rất nhiều bạn bè cùng lớp cứ mở miệng ra là gọi thầy cô là “mụ ấy”, “lão ấy” thậm chí là “con này”, “thằng nọ”… Zommie (billy_cavang @yahoo.com) Tôi nhớ ngày lớp 1 cô giáo thực sự là thần tượng của tôi. Tôi không hiểu sao cô lại có thể giỏi thế, cái gì cũng biết và lại còn rất dịu dàng, đáng yêu nữa. Bố mẹ tôi bận làm ăn, không dạy gì cho tôi trước khi vào lớp 1, vả lại hai người cũng theo chủ nghĩa “phát triển tự nhiên”, không gò bó ép học bao giờ. Những câu hỏi, thắc mắc của tôi vì thế cũng không có người trả lời, cô giáo là người đầu tiên mở cánh cửa tri thức ra cho tôi. Ngày ấy, tôi còn nghĩ cô giáo tôi thực sự là cô tiên trong chuyện cổ tích. Tôi đã sốc khi nhìn thấy cô giáo cũng bước vào nhà vệ sinh vì hóa ra cô cũng chỉ là người thường. Có lẽ ngày ấy tôi ngốc nghếch quá, trẻ con bây giờ 4, 5 tuổi mà đã rất khôn ngoan rồi. Bố mẹ tôi tuy không có thời gian kèm cặp nhưng luôn dạy tôi rằng phải biết kính trọng thầy cô giáo. Đó cũng chính là những người cha, người mẹ thứ hai của mình, truyền dạy cho mình kiến thức, kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời. Chính vì thế, đối với thầy cô giáo tôi luôn có thái độ lễ phép, kính cẩn, dù đôi khi cũng không thật hài lòng lắm. Nghề nghiệp nào cũng có người tốt, người xấu. Nghề giáo cũng không thể tách rời cái nguyên tắc chung ấy. Trường sư phạm cũng chỉ chọn người tài và cố gắng đào tạo rèn luyện cho người ta có đức, chứ không thể chọn toàn người vừa tài giỏi vừa có nhân cách tốt được. Thực tế ấy, chúng ta đều phải chấp nhận cả. Tôi cũng từng gặp những thầy cô rất khó tính, hay bắt bẻ, “hành” học trò rất ghê. Cũng từng gặp những người đầu óc rỗng tuếch nhưng lại thích khoa trương, ra vẻ ta đây. Nhưng đổi lại, tôi cũng đã gặp rất nhiều người thầy, người cô vừa có tài lại vừa có đức. Thầy chủ nhiệm tôi hồi lớp 7, tháng lương nào cũng bỏ một phần ra để đóng tiền học và mua sách vở cho một bạn hoàn cảnh gia đình khó khăn dù kinh tế nhà thầy cũng rất thiếu thôn. Cô giáo hồi lớp 9 thì luôn dịu dàng, rất biết phát hiện khả năng tiềm ẩn của học trò và bồi dưỡng năng khiếu cho họ. Học lớp của cô, tôi lúc nào cũng có cảm giác cực kỳ thoải mái, cực kỳ dễ chịu, không chút áp lực. Nhìn chung, bạn bè học của tôi cũng rất kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo, có bạn dù đôi khi không vừa lòng với thầy cô cũng không dám phản kháng hay nói ra bao giờ. Chỉ có mầy bạn cũng đã từng ăn nói xấc láo hay chửi thề sau lưng nhưng mấy bạn đó toàn thuộc thành phần bất hảo, không vào được cấp 3, bố mẹ phải chạy cho vào một trường dân lập để cố kiếm cái bằng trung học phổ thông mà thôi. Nhưng khi tôi lên cấp 3, mọi chuyện đã hoàn toàn đổi khác. Tôi thấy bạn bè cùng lớp tôi gọi thầy cô bằng những từ ngữ rất khó nghe. Khi bình thường thì nhẹ nhàng: “mụ ấy”, “lão ấy” như: “Hôm nay, mụ Hòa mặc cái váy xấu ơi là xấu đi dạy mày ạ” hay là: “Lão Trung dạy Sinh mình là thạc sĩ cơ đấy”… Lúc nào có chuyện gì không vừa lòng, thì họ còn gọi một cách khó nghe hơn nữa, chuyển sang là “con, thằng” ngay được. Có đứa bạn trong lớp sau khi bị cô chủ nhiệm gọi lên nhắc nhở chuyện không làm bài tập, vừa tường thuật buổi nhắc nhở lại với đám bạn, nó vừa văng vung lên: “Con ấy chứ, tao học hay không thì ảnh hưởng gì đến nó. Mà người ta ốm phải cho người ta được nghỉ ngơi chứ, học để chết à?” Tôi nghe mà phải đỏ mặt vì xấu hổ. Nhỡ cô nghe được thì sao??! Cũng có cậu bị thầy giáo phê bình không hối lỗi, nó còn đập bàn cái rầm, đứng dậy xách cặp bước ra khỏi lớp trong khi thầy đứng chết chân, ú ớ. Suốt buổi, thầy giữ một tâm trạng u uất và có vẻ không hết choáng váng. Sau buổi ấy, lớp tôi bị nhà trường phê bình nghiêm khắc, cậu bạn kia thì đã gọi cho bố đòi chuyển trường ngay từ hôm ấy rồi, thành ra chúng tôi chịu trận oan. Thầy cũng chuyển lớp, không giảng cho lớp tôi thêm buổi nào nữa. Mấy đứa tụi tôi tiếc thầy vô cùng vì thầy giảng dễ hiểu và làm việc rất nghiêm túc. Thầy cô có tuổi thì thường chúng nó nói xấu sau lưng, thầy cô trẻ thì chúng nó bắt nạt ngay trên lớp. Cô giáo mới ra trường, rất nhiệt tình và dễ tính. Ỷ thế, chúng nó toàn trêu chọc cô, khiến cô ngượng đỏ mặt. Giờ cô dạy, chúng nó nói chuyện rào rào. Ban đầu cô còn nhắc nhở nhẹ nhàng, về sau bực quá, cô quát thì có thằng nói vọng từ dưới lớp lên: “Làm gì mà cao giọng thế? Cô cũng chỉ bằng tuổi chị em chứ mấy? Chị em ở nhà cũng chẳng dám mắng em đâu”. Cô giáo trẻ tròn mắt rồi ngân ngấn nước, bất lực. Đi đường mà gặp thầy cô cũng không mấy khi chúng nó chào, toàn lờ đi ra vẻ không thấy. Tôi chào xong thì chúng nó cũng vội vàng quay ra chào rồi tý nữa hùa nhau vào mắng tôi làm chúng nó “phí câu chào”?! Khi tôi nói ra ý kiến của mình thì chúng nó xông vào nói tôi rởm đời, lắm chuyện, thích lấy lòng thầy cô hòng được thiên vị cho điểm cao. Cứ kiểu ấy, tôi muốn thể hiện sự kính trọng đúng mực của mình với thầy cô thì lại bị bạn bè tẩy chay. Thật sự, tôi rất muốn lên án cách cư xử của các bạn nhưng không biết phải làm thế nào trong khi tôi là số ít? Còn vào hùa để nói xấu thầy cô thì dễ thôi nhưng lại không hợp với tôi. Hơn nữa, tôi cũng cho rằng không thể cư xử với thầy cô như thế, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp người Việt. Tôi phải làm sao đây, hùa vào để được chơi với bạn, hay cư xử đúng mực để bị tẩy chay?? Nhờ có thầy, tôi mới có được ngày hôm nay 28/03/2009 14:01:00 (http://kenh14.vn/c61/t13/20090316030355311/hoc-sinh-lop-toi-khong-chiu-ton- trong-thay-co-giao.chn#200903261007228) Người gửi: Bình Tâm Email: nguyenanbinhtam @gmail.com Năm nay, tôi học năm thứ hai đại học. Tôi không bao giờ quên rằng mình có được ngày hôm nay là nhờ vào thầy, người đã đưa tôi quay trở lại với cuộc sống, truyền cho tôi sức mạnh và nghị lực, giúp đỡ tôi sách vở, học phí để tôi tiếp tục đến trường, hoàn thành chương trình phổ thông và thi đỗ vào một trường đại học lớn với một tương lai khá rộng mở. Thầy là giáo viên chủ nhiệm của tôi hồi lớp 10. Tối vốn là một học sinh có lực học bình thường nên cũng không được thầy cô chú ý mấy. Còn về cá nhân tôi thì tôi không có nhiều thiện cảm với thầy, nhưng cũng không ghét, vì thầy khá nghiêm khắc, đứa nào không chịu làm bài tập về nhà luôn bị thầy quở trách nặng nề. Nhưng đổi lại, thầy giảng dạy rất nhiệt tình dễ hiểu. Cả lớp đều bảo giá thầy dễ tính một chút thì có phải sẽ "dễ thương" hơn bao nhiêu không. Nhưng từ học kỳ 2, nhà tôi xảy ra chuyện lớn khiến tôi không thể quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Bố tôi ngoại tình. Biết được điều ấy, mẹ tôi suy sụp ghê gớm. Bà van xin bố tôi hãy quay lại với vợ con, nhưng bố tôi như người ngập chìm trong đam mê, không còn đủ tỉnh táo để nhận thức rõ điều gì. Bà càng van xin, ông càng làm tới. Ông ngang nhiên, công khai cặp với bồ, khiến mọi người cùng biết chuyện. Mẹ tôi đã uống thuốc ngủ tự tử. Bà để lại vài dòng trên giấy là không còn mặt mũi nào để sống trên cõi đời này nữa, mong tôi hãy tha thứ cho bà. Tôi hận bố mình kinh khủng. Sau đám tang mẹ, tôi bỏ nhà đi lang thang, nay ở nhà thằng bạn này một chút, mai ở nhà thằng kia một chút. Bố tôi cũng không mấy bận tâm về tôi, ông coi sự biến mất của mẹ con tôi như một sự giải thoát cho mình. Tôi chán nản tột cùng, bỏ học và định đi một nơi thật xa. Tôi chưa kịp thực hiện ý định ấy thì thầy đi tìm tôi về. Thầy đưa tôi về nhà ông bà ngoại, nói chuyện gì đó với ông bà rất lâu. Ông bà tôi không giàu có gì và trước giờ cũng không ưa bố tôi, nhất là từ khi mẹ tôi qua đời. Tôi lại giống bố mình như tạc. Đấy là lý do mà sau khi biết tôi bỏ đi, ông bà không đi tìm tôi về. Ông bà nội thì tuyệt nhiên không đoái hoài, ông bà lại vốn không ưa mẹ tôi. Ngày xưa hai người cưới nhau trong sự ngăn cản, cấm đoán của cả hai bên gia đình. Ông bà cho tôi ăn, cho tôi ở và một chút tình thương yêu. Thầy cho tôi sách vở, bút thước và cả học phí nữa. Thầy còn kiên trì kèm cặp lại những bài tôi đã bỏ, nhờ những thầy cô khác chú ý đến tôi hơn. Thầy xin cho tôi không bị đánh giá hạnh kiểm gì về chuyện nghỉ học không phép gần 2 tuần. Thầy cho tôi nghị lực để sống và học tiếp. Tôi cố gắng vì tôi biết còn một người rất quan tâm đến tôi, cố gắng vì tôi, dõi theo tôi từng bước. Thầy là người đưa tôi đi thi đại học, cho tôi tiền ăn tiền trọ trong mấy tháng đầu chưa kiếm được việc làm thêm. Thầy không giàu, còn nghèo là đằng khác, nhưng thầy lại sẵn sàng chia sẻ số tiền lương ít ỏi cho tôi. Một người thầy như thế, suốt đời này tôi kính trọng biết ơn. Và vì nhà giáo còn có những người như thầy, nên tôi còn rất nhiều niềm tin. Dù bây giờ có chỗ này chỗ khác nói về những người làm nghề giáo mà không đủ tư cách nhưng tôi vẫn tin còn rất nhiều người như thầy tôi. Và sau này, khi ra trường, tôi cũng sẽ trở thành một người thầy như thế Vẫn luôn tôn trọng thầy cô dù có chuyện gì đi nữa 01/04/2009 10:00:00 Là một sinh viên, tôi vẫn luôn tôn trọng thầy cô của mình dù vẫn còn những người làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người thầy chân chính. Người gửi: Thanhbinh Email: tuanminhpro @yahoo.com Gấu trắng thân! Đúng là chúng ta luôn phải kính trọng thầy cô giáo. Trong cuộc sống, chúng ta không thể sống tốt nếu thiếu những bài học của thầy cô giáo về đạo đức hay những kiến thức quý báu. Trước đây trong lòng tôi luôn tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo của mình. Trong những năm tôi học cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3, thầy cô trong mắt tôi thật đẹp, thật vĩ đại bởi họ luôn bao dung và hết mình vì thế hệ trẻ. Tôi yêu quý và kính trọng thầy cô của mình biết bao nhiêu. Nhưng giờ đây khi đã là sinh viên, tôi nhận ra rằng bên cạnh những người thầy đáng kính của chúng ta vẫn còn những người đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của những người thầy chân chính. Thật lòng tôi hơi buồn vì trong trường học cứ đến mùa thi là sinh viên lại lũ lượt kéo nhau đi chạy thầy. Có những sinh viên không học bài đi chạy thầy, nhưng cũng có những sinh viên dù học tốt mấy mà không đi chạy thầy thì cũng không qua vì một lý do đơn giản "thầy ghét em". Tôi cũng đã bị thầy ghét, và cũng khổ sở lắm mới thi qua được môn thể dục. Tôi bị thầy ghét vì hôm đó đi học thể dục tôi lỡ mặc áo khoác dày (tôi bị cảm cúm). Tôi đã nói lý do với thầy và hứa lần sau tôi sẽ mặc đúng quy định, và trong suốt thời gian học tôi đã rất cố gắng tôi tập rất nhiều. Có những hôm được nghỉ tôi vẫn ở lại tập thêm cho dù tôi đã rất mệt rồi. Tôi thật sự đã rất cố gắng! Nhưng thầy không ghi nhận sự cố gắng của tôi, với thầy tất cả chỉ là con số không tròn trĩnh. Tôi phải học lại thể dục lần thứ 3 mới thi qua, khi tôi thi qua đi gặp thầy trưởng bộ môn để kí tên thì thầy đã nói với tôi những câu rất khó nghe. Tôi thật sự rất thất vọng Nhưng là một sinh viên, tôi vẫn luôn tôn trọng thầy cô của mình. Đó chỉ là một vài hiện tượng con sâu làm rầu nôi canh chứ các thầy cô của chúng ta vẫn rất thương yêu và lo lắng cho tương lai của học sinh, luôn luôn là như vậy! minh_nguyet1965 29-09-07, 16:22 Ba Viên Kẹo (http://www.yeucon.com/forum/archive/index.php/t-921.html) Cuối năm lớp 2 , bé đoạt danh hiệu học sinh giỏi nhưng bé vẫn không hăng hái trong việc học , không yêu trường lớp và thầy cô của mình .Đến trường đối với bé chỉ là sự miễn cưỡng .Trong lớp , bé lại là đứa trẻ nhút nhát , thụ động , nên thầy cô cũng không quan tâm nhiều đến bé .Điều đó thật sự làm mẹ lo lắng . Năm lớp 3 , bé được học với một cô giáo khác hẳn .Cô quan tâm đến từng học sinh .Giờ ra chơi , các bé xúm xít bên cô trò chuyện .Cô hiểu rỏ tính tình từng bé và kịp thời động viên ,nhắc nhở.Giờ học của cô lúc nào cũng rất vui , rất sinh động . Bé bắt đầu đã có những biểu hiện tốt , đòi đi học sớm , chuẩn bị bài kỹ hơn để phát biểu Bài kiểm tra đầu tiên , cô giáo khen bé biết vận dụng bài giảng của cô để bài làm được sinh động , hay .Dù chữ còn xấu nhưng cô vẫn khuyến khích tuyên dương bé trước lớp .Điều này những năm trước chưa từng xảy ra . Từ đó , bé học tập rất hăng hái và chăm chỉ .Hôm nào có bài kiểm tra , bài thi bé chuẩn bị rất chu đáo và hồi hộp chờ kết quả sẽ được cô khen , biểu dương trước lớp .Phần thưởng cuối tuần cho những bé đạt nhiều thành tích là ba viên kẹo , bé quí lắm , mang về để trên bàn học không dám ăn .Và mỗi tuần bé đều tích cực phấn đấu để mang về ba viên kẹo . Cuối năm , bé được tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi , bé rất tự hào và sung sướng .Đứa bé nhút nhát , thụ động ngày nào đã trở thành một cậu bá năng động , chăm chỉ Bé vươn lên dẫn đầu lớp. Đạt được thành tích này là nhờ bé gặp được cô giáo tận tâm với nghề nghiệp , biết rõ những ưu khuyết điểm của từng học sinh để kịp thời động viên , khuyến khích .Cô đã biết đưa những " tài năng " còn ủ trong bóng tối về đúng chỗ của mình . Thay gì những lời phê vô cảm như " Chữ xấu " , " bài dơ ". " Sai Các thầy cô hãy động viên các bé bằng những lời phê có " tâm" hơn như : " Em cố gắng viết cẩn thận hơn ", " Em chú ý giữ vỡ sạch ", " Cố gắng thêm em nhé ". Các bé như búp trên cành , uốn nắn như thế nào là do người lớn chúng ta .Liều thuốc hiệu nghiệm nhất để phát huy khả năng của một con người là những lời khen ngợi động viên . Một viên kẹo không đáng là bao , nhưng với các bé đó là phần thưởng vô giá .Các bé cảm thấy mình được quan tâm , thương yêu và mình không phải là đứa trẻ kém cỏi .Tôi hiểu được điều này khi con trai đã lên lớp 8 mà vẫn còn lưu giữ những vỏ kẹo , hạnh phúc ngọt ngào một thời của con . ĐỨC PHƯƠNG ( báo Phụ Nữ ) . trường học cứ đến mùa thi là sinh viên lại lũ lượt kéo nhau đi chạy thầy. Có những sinh viên không học bài đi chạy thầy, nhưng cũng có những sinh viên dù học. mở. Thầy là giáo viên chủ nhiệm của tôi hồi lớp 10. Tối vốn là một học sinh có lực học bình thường nên cũng không được thầy cô chú ý mấy. Còn về cá nhân

Ngày đăng: 25/01/2014, 06:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w