1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay

29 688 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 119,67 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá của quá trình sản xuất mà

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng côngnghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tựđộng hoá của quá trình sản xuất mà thực chất của tất cả các vấn đề là đổi mớicơ sở vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất, đổi mới hoàn thiện tài sản cốđịnh, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình Rõ ràng, tài sản cố định hữu hìnhluôn được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện năng lực sảnxuất cũng như cạnh tranh của doanh nghiệp Kinh tế nước ta đang trong giaiđoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điềutiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường cùngvới các quy luật cạnh tranh của nó tạo nên môi trường kinh doanh sôi độngnhưng không kém phần khốc liệt Do vậy, kế toán biến động tài sản cố địnhhữu hình đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện thế mạnh củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chu trình kế toán tài sảncố định hữu hình một cách khoa học, chính xác và hiệu quả giúp cho việc sửdụng vốn với phương án kinh doanh hiệu quả nhất

Nhận thức được vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Bàn về hạch toán biếnđộng tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay” làm đề

án môn học cho mình.

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung gồm 2 phần chính:

Phần 1: Những vấn đề chung về hạch toán biến động tài sản cố định

hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay.

Phần 2: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán biến động tài sảncố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay.

Trang 2

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 03 – QĐ của Bộtrưởng Bộ Tài chính số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001), có 4 tiêuchuẩn ghi nhận tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Giá trị ban đầu của tài sản (nguyên giá) phải được xác định một cáchđáng tin cậy.

- Có thời hạn sử dụng ước tính trên 1 năm

- Thoả mãn các tiêu chuẩn về giá trị theo chế độ hiện hành (Theo QĐ số206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003, tài sản có giá trị từ 10 triệuđồng trở lên)

- Tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp đánh giá được năng

Trang 3

lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, khoa học kỹ thuật và côngnghệ là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Côngcuộc cách mạng khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề cơkhí hoá và tự động hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là không ngừngđổi mới cải tiến hoàn thiện tài sản cố định hữu hình Như vậy, có thể khẳngđịnh tài sản cố định hữu hình là cơ sở vật chất kỹ thật quan trọng của cácdoanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định hữuhình bị hao mòn dần và có giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trịcủa sản phẩm, dịch vụ và được bù đắp khi doanh nghiệp tiêu thụ được sảnphẩm dịch vụ.

Tài sản cố định hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh và thời gian sử dụng kéo dài Trong quá trình sử dụng, tài sản cố địnhhữu hình ít thay đổi hình thái bên ngoài, hầu như vẫn giữ nguyên hình tháibiểu hiện của nó Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ haomòn khác nhau, không đồng đều nên trong quá trình sử dụng tài sản cố địnhhữu hình có thể bị hư hỏng từng bộ phận.

1.1.3 Phân loại tài sản cố định hữu hình.

Theo QĐ số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003, tài sản cố định hữuhình được phân loại như sau:

* Theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này, tài sản cố định

hữu hình của doanh nghiệp được chia thành 6 loại:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Là tài sản cố định của doanh nghiệp

được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhàkho, hàng rào, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường sá, cầu cống,

Trang 4

đường sắt, cầu tầu, cầu cảng …

Loại 2: Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyêndùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, máy móc đơn lẻ …

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương

tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đườngkhông, đường không, đường ống và các loại thiết bị truyền dẫn như hệ thốngthông tin, hệ thống điện, đường ống nước …

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng cho

công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy tính phụcvụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lưọng,máy hút bụi, chống mối mọt …

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là

các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn ăn quả,thảm cây xanh…, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàntrâu, đàn ngựa…

Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: Là toàn bộ các tài sản cố định

chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật …

* Theo quyền sở hữu: Theo cách phân loại này, tài sản cố định được

chia thành 2 loại:

Loại 1: Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là những

tài sản do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm, được Nhà nước cấp bằng vốn tựbổ sung, biếu tặng, doanh nghiệp có quyền sở hữu, sử dụng.

Loại 2: Tài sản cố định thuê ngoài: Là những tài sản cố định mà doanh

nghiệp chỉ thuê của các tổ chức, cá nhân khác, doanh nghiệp không có quyềnsở hữu mà chỉ có quyền sử dụng Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽthuê tài sản dưới 2 hình thức:

+Tài sản cố định thuê hoạt động: Là những tài sản cố định mà doanh

Trang 5

nghiệp chỉ thuê để sử dụng trong thời gian ngắn Tài sản cố định thuê hoạtđộng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Đối với các loại tài sảnnày, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền định đoạt Giátrị của các tài sản cố định này không được tính vào giá trị tài sản doanhnghiệp đi thuê.

+ Tài sản cố định thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sựchuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản chobên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê

* Theo mục đích sử dụng:

Tài sản cố định hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tínhchất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc- Máy móc, thiết bị

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn- Thiết bị, dụng cụ quản lý

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm- TSCĐ hữu hình khác.

Mỗi cách phân loại cho phép đánh giá xem xét kết cấu tài sản cố địnhtheo các tiêu thức khác nhau, để từ đó doanh nghiệp chủ động biến đổi kếtcấu tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

1.1.4 Tính giá tài sản cố định hữu hình.

Tính giá tài sản cố định hữu hình là việc xác nhận giá trị ghi sổ của tàisản Trong mọi trường hợp, tài sản cố định hữu hình phải đảm bảo đánh giátheo 3 chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn vàgiá trị còn lại.

1.1.4.1 Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ

Trang 6

ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạngthái sẵn sàng sử dụng.

- Tài sản cố định hữu hình mua ngoài:

+ Đối với tài sản cố định hữu hình mua sắm đưa vào sử dụng phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ thuế

Nguyêngiá tài sản

cố định=

Giá mua(chưaVAT)

Các khoảnchiết khấuthương mại

(nếu có)+

Các khoảnthuế khôngđược hoàn lại

Các chi phí phát sinh liênquan trực tiếp đến việcđưa tài sản vào trạng thái

sẵn sàng sử dụng

+ Đối với tài sản cố định hữu hình mua sắm đưa vào sử dụng phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộcđối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Nguyêngiá tài sản

cố địnhhữu hình

Giá mua(giá thanh

toán vớingười bán)

Các khoảnchiết khấuthương mại

(nếu có)+

Các khoảnthuế khôngđược hoàn

Các chi phí phát sinhliên quan trực tiếp đến

việc đưa tài sản vàotrạng thái sẵn sàng sử

- Tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp tự sản xuất, chế tạo

Nguyên giá tài sảncố định hữu hình =

Giá thành sản xuất

CP trước khi sử dụng(nếu có)

- Tài sản cố định hữu hình được viện trợ, biếu tặng

Nguyên giátài sản cố định

- Tài sản cố định hữu hình qua xây dựng cơ bản

Trang 7

Nguyên giátài sản cố định

- Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn liên doanh

Nguyên giá tài sảncố định hữu hình =

Giá thoả thuận giữa các

CP trước khi sử dụng(nếu có)

- TSCĐ Hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý củaTSCĐ khi nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điềuchỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐhữu hình tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trongcùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trườnghợp trên không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trìnhtrao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐđem trao đổi.

- Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ hữu hìnhmua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm được phản ánh theo giámua trả tiền ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậmvà giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạnthanh toán (nếu không được vốn hóa).

- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐhữu hình bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vị điềuchuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các phítổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sửdụng

Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ

Trang 8

thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trênsổ của đơn vị giao Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển này đượctính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

1.1.4.2 Giá trị hao mòn TSCĐ.

Giá trị hao mòn là phần giá trị của tài sản cố định hữu hình bị mất đitrong quá trình tồn tại của nó tại doanh nghiệp Trong quá trình sử dụng, dotác động cơ học, hoá học, điều kiện tự nhiên và sự tiến bộ khoa học kỹ thuậtmà giá trị của tài sản cố định bị giảm đi theo thời gian.

Giá trị hao mòn = Số khấu hao luỹ kế của tàisản cố định hữu hình

1.1.4.3 Giá trị còn lại.

Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình là phần giá trị đã đầu tư vàotài sản cố định mà doanh nghiệp chưa thu hồi được Thông qua giá trị còn lạicủa một tài sản cố định hữu hình, người ta có thể đánh giá được tài sản mớihay cũ, tức là có thể đánh giá được năng lực sản xuất của tài sản cố định hữuhình đó

Giá trị còn lạicủa tài sảncố định hữu hình

= Nguyên giá tài sản

cố định hữu hình - Giá trị hao mòn

1.2 HẠCH TOÁN BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNHTRONG CÁC DOANH NGHIỆP.

1.2.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định hữu hình.

1.2.1.1 Ý nghĩa của hạch toán tài sản cố định hữu hình.

Việc kế toán biến động tài sản cố định hữu hình có ý nghĩa quan trọng

đối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải theo dõi tình hình biếnđộng của tài sản của mình, để từ đó có kế hoạch về sử dụng hiệu quả vốn cốđịnh cũng như vốn kinh doanh và có kế hoạch đầu tư đúng đắn hợp lý, đemlại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

Trang 9

1.2.1.2 Nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định hữu hình.

Xuất phát từ đặc điểm vai trò quan trọng của tài sản cố định trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà kế toán tài sản cố định hữu hình phải thực hiệntốt những nhiệm vụ sau:

- Ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời mọi sự biến động vềsố lượng, giá trị cũng như hiện trạng tài sản cố định hữu hình của toàn doanhnghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng tài sản đó Thực hiện tốt nhiệm vụnày tạo điều kiện cung cấp thông tin kịp thời để có biện pháp xử lý như bảodưỡng, sửa chữa, thay thế … để khắc phục tình trạng gián đoạn sản xuất domáy móc, thiết bị hỏng hóc, sự cố.

- Tính toán phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chiphí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của từng loại tài sản cố địnhhữu hình đã quy định.

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa, giám sátviệc sửa chữa cũng như kết quả công việc sửa chữa.

- Phản ánh chính xác kịp thời tình hình đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡcũng như thanh lý, nhượng bán tài sản.

- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, bộ phận phụ thuộc doanh nghiệp thựchiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định hữu hình, mở các sổthẻ kế toán cần thiết và hạch toán theo đúng chế độ hiện hành.

1.2.2 Chứng từ và kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình.

Công tác quản lý tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp yêu cầuphải kế toán chi tiết tài sản cố định Kế toán chi tiết cung cấp những chỉ tiêucơ bản về cơ cấu tài sản cố định hữu hình, tình hình phẩn bổ theo địa điểmvới số lựơng tình trạng kỹ thuật tài sản cố định hữu hình, tình hình sử dụngcũng như bảo quản tài sản cố định hữu hình.

1.2.2.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng:

Hạch toán chi tiết sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau:

Trang 10

- Hoá đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường.

- Biên bản giao nhận tài sản cố định hữu hình: Dùng để ghi chép, theo dõitài sản cố định hữu hình thay đổi Khi có sự thay đổi tài sản cố định hữu hìnhđều phải lập Hội đồng giao nhận tài sản cố định Hội đồng này có nhiệm vụnghiệm thu và lập biên bản giao nhận tài sản cố định hữu hình, và được lậpriêng cho từng tài sản cố định hữu hình Biên bản giao nhận được lập thành 2bản, bên giao và bên nhận mỗi bên giữ 1 bản.

- Biên bản quyết toán đối với xây dựng cơ bản.- Biên bản kiểm kê tài sản cố định hữu hình- Biên bản thanh lý tài sản cố định hữu hình- Thẻ tài sản cố định hữu hình

Đây là các chứng từ bắt buộc mà kế toán phải lập theo đúng quy định củachế độ kế toán Để có số liệu ghi vào các chứng từ bắt buộc trên, kế toán phảicăn cứ vào cá chứng từ liên quan khác như: Hoá đơn, biên lai cước phí vậnchuyển, giá trị hao mòn…

Mỗi tài sản cố định hữu hình có một bộ hồ sơ riêng bao gồm: Biên bảngiao nhận tài sản cố định hữu hình, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫnsử dụng và cá hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa tàisản cố định hữu hình

- Sổ chi tiết tài sản cố định hữu hình: Sổ chi tiết được lập chung chotoàn doanh nghiệp Trên sổ ghi chép diễn biến liên quan đến tài sản cố địnhhữu hình trong quá trình sử dụng như trích khấu hao, tài sản cố định hữu hìnhtăng, giảm… Mỗi tài sản cố định hữu hình được ghi chép vào một trang riêngtrong sổ này Mỗi bộ phận sử dụng tài sản cố định hữu hình lập sổ theo dõi đểghi chép các thay đổi do tăng giảm.

Trang 11

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

Từ năm … đến năm… Loại tài sản:

Nước SX

Tháng,năm đưa

vào sửdụng

Khấu hao

Khấuhaoluỹ kế

1.2.2.2 Hạch toán chi tiết tài sản cố định hữu hình.

* Tại bộ phận kế toán: Kế toán chi tiết được thể hiện ở thẻ tài sản cố

định hữu hình, thẻ dùng để theo dõi chi tiết tài sản cố định hữu hình cử đơn vịmình, tình hình thay đổi nguyên giá (khấu hao đã trích hàng năm) Khi đưavào sử dụng, mỗi tài sản cố định hữu hình được theo dõi riêng bằng một thẻ.Thẻ được đặt trong hòm thẻ tại phòng kế toán Kế toán viên theo dõi và ghichép đầy đủ tình hình sửa chữa, các thay đổi của tài sản cố định hữu hình vàtính trích khấu hao Khi giảm tài sản cố định hữu hình đều phải lập hồ sơ thủtục tuỳ từng trường hợp cụ thể:

+ Nếu thanh lý, cần căn cứ vào quyết định thanh lý để lập ban thanh lýtài sản cố định hữu hình Ban thanh lý tổ chức viêc thanh lý và giá trị thu hồikhi công việc thanh lý hoàn thành Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản, 1bản cho kế toán, 1 bản chuyển cho bộ phận quản lý sử dụng tài sản cố địnhhữu hình.

+ Trường hợp nhượng bán, kế toán phải lập hoá đơn bán tài sản cốđịnh hữu hình.

Trang 12

+ Trường hợp chuyển giao cho doanh nghiệp khác, kế toán phải lậpbiên bản giao nhận tài sản cố định hữu hình.

+ Trường hợp thiếu mất tài sản cố định hữu hình thì phải lập biên bảnthiếu mất tài sản cố định hữu hình.

* Tại bộ phận sử dụng: Tại các phân xưởng, đội sản xuất, các xí

nghiệp thành viên sử dụng tài sản cố định hữu hình, để theo dõi tài sản cốđịnh hữu hình (tăng, giảm) của đơn vị mình quản lý thì căn cứ vào chứng từgốc về tăng giảm tài sản cố định hữu hình để mở sổ theo dõi.

1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng:

* TK 211: Tài sản cố định hữu hình.

Nội dung kinh tế: TK 211 được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình

biến động tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá.

Kết cấu:

TK 211Số phát sinh tăng: Nguyêngiá TSCĐ HH tăng trong kỳ

Số phát sinh giảm: Nguyêngiá TSCĐ HH giảm trong kỳSDCK: Nguyên giá TSCĐ

HH hiện có cuối kỳ

- TK 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau:

+2111: Nhà cửa, vật kiến trúc.+2112: Máy móc, thiết bị.

+2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn.+2114: Thiết bị dụng cụ quản lý.

+2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.+2118: Tài sản cố định hữu hình khác.

1.2.4 Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình.

1.2.4.1 Tăng tài sản cố định hữu hình do mua sắm bằng nguồn vốnchủ sở hữu.

Trang 13

Bút toán 1: Căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan,kế toán ghi:

Nợ TK 211: Tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112, 111, 331, 341: Tổng giá thanh toán.

Bút toán 2: Kết chuyển nguồn: Tuỳ theo kế hoạch sử dụng nguồn đểđầu tư mua sắm tài sản cố định hữu hình, kế toán ghi kết chuyển nguồn tươngứng theo một trong các trường hợp sau:

+ Nếu sử dụng các quỹ, nguồn vốn xây dựng cơ bản để đầu tư muasắm tài sản cố định hữu hình, kế toán phải kết chuyển tăng nguồn vốn kinhdoanh:

Nợ TK 411, 431, 441: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi Có TK 411: Nguyên giá nguồn vốn xây dựng cơ bản.

+ Nếu sử dụng quỹ phúc lợi để đầu tư mua sắm tài sản cố định hữuhình sử dụng cho nhu cầu phúc lợi công cộng thì ngoài bút toán ghi tăng tàisản cố định hữu hình theo tổng giá thanh toán, kế toán ghi bút toán kếtchuyển nguồn:

Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi.

Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định

1.2.4.2 Tăng tài sản cố định hữu hình do mua sắm bằng nguồn vốn vay

Kế toán ghi:

Nợ TK 211: Tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình.Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)Có TK 341: Tổng giá thanh toán

Khi trả nợ vay, tuỳ theo kế hoạch sử dụng để trả nợ, kế toán ghi búttoán kết chuyển nguồn tương ứng

Trang 14

1.2.4.3 T ài sản cố định hữu hình được hình thành qua xây dựng cơ bản.

Tài sản cố định hữu hình phải lắp đặt trong thời gian dài, toàn bộ chiphí phát sinh trong quá trình xây dựng lắp đặt được tập hợp vào bên Nợ củaTK 241 (2411, 2412) cho đến khi kết thúc quá trình xây dựng lắp đặt, tài sảncố định hữu hình được đưa vào sử dụng, kế toán mới kết chuyển ghi tăng tàisản cố định hữu hình.

- Tập hợp chi phí đầu tư xây dựng mua sắm lắp đặt phát sinh trong kỳ,kế toán ghi:

Nợ TK 241 (2411, 2412)

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào (nếu có)Có TK 111, 112, 331

- Khi bàn giao hoàn thành, kết thúc quá trình hình thành, lắp đặt đưa tài

sản cố định hữu hình vào sử dụng, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tậphợp ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

Nợ TK 211: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

Nợ TK 111, 112, 138, 632: Các chi phí không hợp lệ.

Tuỳ theo kế hoạch sử dụng nguồn để đầu tư, kế toán ghi kết chuyểnnguồn tương ứng

1.2.4.4 Tăng tài sản cố định hữu hình do được cấp hoặc nhận gópvốn liên doanh.

Căn cứ vào biên bản tiếp nhận tài sản cố định hữu hình và kết luận củaHội đồng định giá về giá trị tài sản cố định hữu hình góp vốn, kế toán ghi:

Nợ TK 211: Tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hìnhCó TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh

Các chi phí tiếp nhận, lắp đặt, chạy thử … phát sinh trước khi sử dụngtài sản cố định hữu hình được hạch toán vào nguyên giá bằng bút toán:

Ngày đăng: 21/11/2012, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH - Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w