T rong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào - dù là trong hay ngoài quốc doanh - công tác kế toán là quan trọng và cần thiết, bởi nó gắn liền với sự duy trì và tồn tại của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của đề án này, cũng xin được đề cập đến một trong những phần việc của công tác kế toán. Đó là việc thực hiện và hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình gắn với đề xuất bỏ việc thực hiện giá trị thu hồi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dù vốn kinh doanh tới hàng chục tỷ đồng hay một vài trăm triệu đồng thì tài sản cố định luôn được coi là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định tham gia đầy đủ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ thời kỳ thành lập cho tới khi kết thúc (phá sản, giải thể, sáp nhập ...). Hơn thế nữa, trong từng thời kỳ kinh doanh, tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành giá cả của sản phẩm sản xuất, chi phí và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Tất cả những ảnh hưởng này của tài sản cố định đều thông qua hình thức trích khấu hao tài sản cố định trong mỗi thời kỳ kinh doanh. Việc đưa giá trị thu hồi vào quá trình khấu hao tài sản cố định không những không giúp cho công tác quản lý tài sản nói chung và quản lý tài sản cố định nói riêng trong doanh nghiệp được chặt chẽ hơn, không phản ánh đúng hơn thực trạng tài sản hiện có tại doanh nghiệp mà còn vi phạm nguyên tắc thận trọng của kế toán. Chi phí doanh nghiệp bỏ ra đầu tư vào tài sản cố định cần được khấu hao hết trong thời gian sử dụng ước tính để có thể thu hồi vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất.Hơn thế nữa doanh nghiệp rất khó có thể xác định một cách chính xác giá trị có thể thu hồi của tài sản cố định sau thời gian sử dụng ước tính do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: trình độ khoa học kỹ thuật, khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, tình hình sử dụng tài sản, vv.... Đề tài: Một số vấn đề tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt nam hiện nay.
Trang 1Lời mở đầu
rong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào - dù là trong hay ngoài quốc doanh - công tác kế toán là quan trọng và cần thiết, bởi nó gắn liền với sự duy trì và tồn tại của doanh nghiệp.
T
Trong khuôn khổ của đề án này, cũng xin được đề cập đến một trong những phần việc của công tác kế toán Đó là việc thực hiện và hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình gắn với đề xuất bỏ việc thực hiện giá trị thu hồi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dù vốn kinh doanh tới hàng chục tỷ đồng hay một vài trăm triệu đồng thì tài sản cố định luôn được coi là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định tham gia đầy đủ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
từ thời kỳ thành lập cho tới khi kết thúc (phá sản, giải thể, sáp nhập ) Hơn thế nữa, trong từng thời kỳ kinh doanh, tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành giá
cả của sản phẩm sản xuất, chi phí và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp Tất cả những ảnh hưởng này của tài sản cố định đều thông qua hình thức trích khấu hao tài sản cố định trong mỗi thời kỳ kinh doanh.
Việc đưa giá trị thu hồi vào quá trình khấu hao tài sản cố định không những không giúp cho công tác quản lý tài sản nói chung và quản lý tài sản cố định nói riêng trong doanh nghiệp được chặt chẽ hơn, không phản ánh đúng hơn thực trạng tài sản hiện có tại doanh nghiệp mà còn vi phạm nguyên tắc thận trọng của kế toán Chi phí doanh nghiệp bỏ ra đầu tư vào tài sản cố định cần được khấu hao hết trong thời gian sử dụng ước tính để có thể thu hồi vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất.Hơn thế nữa doanh nghiệp rất khó có thể xác định một cách chính xác giá trị có thể thu hồi của tài sản cố định sau thời gian sử dụng ước tính do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: trình độ khoa học kỹ thuật, khuynh hướng phát triển của nền kinh
tế, tình hình sử dụng tài sản, vv
Đề tài: Một số vấn đề tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt nam hiện nay.
Đề tài được chia thành ba chương với nội dung sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
Chương II: Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình theo chế độ hiện hành.
Chương III: Một số vấn đề còn tồn tại trong việc hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình và phương hướng hoàn thiện.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ
Trang 2KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1 Khái niệm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
Theo chuẩn mực số 03 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ chính tài sản cố định là những tài sản có hình tháivật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phùhợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình Theo đó các tài sản được ghi nhận làTSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
* chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
* nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
* thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
* có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (lớn hơn hoặc bằng 5 triệu đồng) Tài sản cố định hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, bị haomòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinhdoanh, giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng
Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản
cố định thuê tài chính Trong khuôn khổ đề án này, em xin đề cập đến vấn đề tính vàhạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
Trước hết, muốn tính khấu hao được chính xác ta cần phải phân loại tài sản theotừng nhóm
2 Phân loại tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình có rất nhiều loại và có rất nhiều cách để phân loại như:phân theo quyền sở hữu (tự có và thuê ngoài), theo nguồn hình thành (nguồn vốn chủ
sở hữu, nguồn vốn vay, nguồn vốn nhận liên doanh, nguồn vốn tự bổ sung khác), theocông dụng và tình hình sử dụng (tài sản cố định sản xuất-kinh doanh; tài sản cố địnhphúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; tài sản cố định giữ hộ Nhà nước; tài sản cốđịnh chờ xử lý), theo kết cấu Trong các cách phân loại trên thì phân loại tài sản cốđịnh theo kết cấu được sử dụng phổ biến Theo cách này, toàn bộ tài sản cố định hữuhình của doanh nghiệp được chia làm các loại sau:
Trang 3c Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:
Gồm các loại phương tiện vận tải như: phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ,đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin,
hệ thống điện, băng tải
d Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý:
Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như: máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đolường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi
e Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm:
Các loại cây lâu năm như: vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả,thảm cỏ Súc vật làm việc như trâu, bò, ngựa, voi Và súc vật cho sản phẩm như:trâu, bò sữa, sinh sản
3 Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính về việc
"Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định sô149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính" tuỳ theo từng loại tàisản cố định cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá tài sản cố định sẽ được xácđịnh khác nhau Việc xác định nguyên giá được quy định như sau:
a Tài sản cố định hữu hình mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm: giámua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không baogồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tàisản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, các chi phí vậnchuyển, bốc xếp ban đầu; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa tài sản cố địnhvào sử dụng; chi phí lắp đặt chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu dochạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác
Trang 4Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương pháp giao thầu,nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếpkhác và lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụngđất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vôhình
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm,nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoảnchênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vàochi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giáTSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay".Các khoản chi phí phát sinh như: chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung,chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm
và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giáTSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tínhđược tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
b Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tếcủa TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng với các chi phí lắp đặt, chạy thử
Đối với tài sản cố định hữu hình là các con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm,vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho súc vật,vườn cây đó từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác và sử dụng, các chi phíkhác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có)
c Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: giátrị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận)cộng với với các phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển, bốc
dỡ, lắp đặt, chạy thử )
Riêng nguyên giá tài sản cố định hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viênhạch toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổcủa đơn vị cấp Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phíkinh doanh mà không tính vào nguyên giá tài sản cố định
d Tài sản cố định được cho, được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh, do phát hiện thừa:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình loại được cho, được biếu tặng, nhận góp vốnliên doanh, do phát hiện thừa bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồnggiao nhận, các chi phí tân trang, sửa chữa tài sản cố định, các chi phí vận chuyển, bốc
Trang 5dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận phải chi ra trước khi đưavào sử dụng.
II CÁC CHI PHÍ PHÁT SINH SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giácủa tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sửdụng tài sản đó
III XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theonguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánhgiá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lạiphải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại Chênh lệch do đánh giá lại được xử lý
và kế toán theo quy định của Nhà nước
IV HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
1 Hao mòn tài sản cố định hữu hình:
Hao mòn tài sản cố định hữu hình là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tàisản do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộcủa khoa học kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ hữu hình
Hao mòn tài sản cố định hữu hình được phân làm hai loại:
a/ Hao mòn hữu hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ănmòn, bị hư hỏng từng bộ phận Hao mòn hữu hình của tài sản cố định có thể diễn radưới hai dạng:
Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng
Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí ) không phụthuộc vào việc sử dụng
Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản cố định hữu hình mất dần giá trị và giá trị sửdụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác
b/ Hao mòn vô hình:
Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của tài sản cố định hữu hình do tiến bộ khoa học
kỹ thuật Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà tài sản cố định hữu hình được sản xuất
ra ngày càng có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ cùng với xuhướng toàn cầu hoá, cạnh tranh mạnh mẽ, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùngchính vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải theo kịp và đáp ứng nhu cầu đó nên tài sản cốđịnh hữu hình chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của hoa mòn vô hình
Trang 62 Khấu hao tài sản cố định hữu hình:
a Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định hữu hình:
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điềukiện làm việc cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tài sản cố định hữu hình bịhao mòn dần về giá trị và hiện vật Phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trịsản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao Như vậy khấu hao tài sản cố định hữuhình là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hìnhtrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó
Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chínhtrừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó
Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tàisản sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính
Giá trị có thể thu hồi là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tàisản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng
Ý nghĩa của khấu hao:
- Về mặt kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tàisản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
- Về mặt tài chính: khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thuđược bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định
- Về mặt thuế: khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế, tức làđược tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ
Việc tính khấu hao tài sản cố định có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khácnhau tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước và chế độ quản lý tài sản đối với doanhnghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
b Số khấu hao luỹ kế:
Số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định hữu hình là tổng cộng số khấu hao đã tríchvào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ sản xuất kinh doanh của tài sản cố địnhhữu hình tính đến thời điểm xác định
c Tỷ lệ khấu hao:
Trong thực tế hiện nay ở Việt nam, phương pháp khấu hao phổ biến được sử dụngtrong các doanh nghiệp là khấu hao đều theo thời gian Theo phương pháp này, việctính khấu hao tài sản cố định hữu hình phải dựa trên nguyên giá tài sản cố định hữuhình và tỷ lệ khấu hao của tài sản đó
Trong thực tế, tỷ lệ khấu hao được Nhà nước quy định sẵn cho từng loại, từng nhómtài sản cố định Tuy nhiên, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình đểnâng cao tỷ lệ khấu hao trong giới hạn cho phép, đảm bảo không làm giá thành quá
Trang 7cao, ảnh hưởng đến giá bán và việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ảnh hưởng các chínhsách giá cả của Nhà nước.
d Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:
Tài sản cố định trong một doanh nghiệp nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại
Vì vậy mà việc áp dụng một phương pháp khấu hao đúng cho các ngành nghề kinhdoanh, loại hình doanh nghiệp là rất khó Việc áp dụng một phương pháp khấu haocòn ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp và đặcbiệt ảnh hưởng cực kỳ to lớn tới nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước Chínhđiều này mà trong các văn bản quy định từ trước tới nay về tính và trích khấu hao tàisản cố định được Bộ Tài chính quy định chặt chẽ
Phương pháp khấu hao đường thẳng (hay phương pháp tính khấu hao tuyến tính):
Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đường thẳng đang được áp dụng phổbiến Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩydoanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giáthành, tăng lợi nhuận
Mức khấu hao đối với tài sản cố định hữu hình được tính theo công thức:
Mức khấu hao phải
trích bình quân năm =
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao bìnhquân nămTrong đó:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
1
Thời gian sử dụng (năm)
V m c kh u hao bình quân tháng ấu hao bình quân tháng được tính dựa trên mức khấu hao bình được tính dựa trên mức khấu hao bình c tính d a trên m c kh u hao bình ựa trên mức khấu hao bình ấu hao bình quân tháng được tính dựa trên mức khấu hao bình quân n m: ăm:
Mức khấu hao phải trích
bình quân tháng =
Mức khấu hao bình quân năm
12Theo quy định chung, để đơn giản cách tính thì tài sản cố định hữu hình tăng trongtháng, tháng sau mới trích khấu hao Tài sản cố định hữu hình giảm trong tháng, thángsau mới thôi trích khấu hao Do vậy, để xác định khấu hao của tháng sau phải căn cứvào tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình của tháng này Vì số khấu hao củatháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm tài sản
cố định hữu hình Cho nên để giảm bớt công việc tính toán hàng ngày, người ta chỉtính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đãtrích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức sau:
+ Số khấu hao củanhững TSCĐ tăngthêm trong tháng
- Số khấu hao củanhững TSCĐgiảm đi trong
Trang 8trước tháng trước
Từ phương pháp khấu hao này ta thấy phương pháp này có các ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm: dễ dàng, đơn giản, chi phí khấu hao được phân bổ đều vào các kỳ, tránhđược sự biến động lớn về chi phí giữa các kỳ Vì vậy ổn định việc kinh doanh củadoanh nghiệp, thuận lợi cho công việc kiểm tra, tính toán
Bên cạnh những ưu điểm phương pháp này còn có các nhược điểm: trong một sốdoanh nghiệp và và một số ngành nghề kinh doanh có đặc điểm là kinh doanh theomùa vụ, theo hợp đồng thì việc xác định chi phí khấu hao theo phương pháp này làkhông phù hợp vì có những kỳ doanh nghiệp không thực hiện công việc kinh doanhnhưng vẫn có chi phí khấu hao Không những thế, một số doanh nghiệp do ăn nên làm
ra vì vậy họ muốn khấu hao nhanh để mở rộng, tái đầu tư nhanh hơn thì phươngpháp khấu hao này không giải quyết được vấn đề đó
Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Theo phương pháp này, chi phí khấu hao được tính dựa trên tổng sản lượng dự kiến
và sản lượng thực tế của các kỳ kinh doanh Như vậy, mức khấu hao tài sản cố địnhhữu hình giữa các kỳ kinh doanh sẽ có sự khác nhau
Công thức xác định mức khấu hao tài sản cố định hữu hình là:
Mức khấu hao phải
Mức khấu hao bình
quân trên một đơn vị
sản lượng
=Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng
Sản lượng tính theo công suất thiết kếThực chất phương pháp này là phải tính được chi phí tài sản cố định hữu hình phân
bổ cho một đơn vị sản lượng tính Sau đó căn cứ vào sản lượng thực hiện của từngnăm để xác định mức khấu hao Như vậy, muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục khấu hao vôhình đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng suất lao động làm ra nhiều sản phẩm
Trang 9 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sửdụng hữu ích của tài sản
Việc tính khấu hao tài sản cố định hữu hình được thực hiện trên bảng tính và phân
bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình như sau:
Nơi sử dụng
Tàikhoản
641 642TK TK Nguyên
giáTSCĐHH
Sốkhấuhao
PX1
PX2
1 Số khấu hao đã trích
tháng trước
2 Số khấu hao tăngtrong tháng
3 Số khấu hao giảmtrong tháng
4 Số khấu hao phảitrích tháng này
Trang 10CHƯƠNG II
HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH THEO CHẾ ĐỘ
HIỆN HÀNH
I HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH
Mọi tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơgồm: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản và các chứng
từ có liên quan) được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo đúng quy định.Tài sản cố định hữu hình phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, đượctheo dõi chi tiết theo từng đối tượng sử dụng tài sản cố định, được phản ánh trong sổtheo dõi tài sản cố định hữu hình
Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, sử dụng đối với những tài sản cố định hữuhình đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản
cố định hữu hình bình thường khác
Định kỳ mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản cố định hữuhình Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định hữu hình đều phải lập biênbản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý
1 Chứng từ, sổ sách
Chứng từ dùng để phản ánh khấu hao tài sản cố định:
- Biên bản giao nhận tài sản cố định (số hiệu 01 - TSCĐ) là một chứng từ bắt buộc
Nó phản ánh nguyên giá tài sản cố định tăng từ đó cho phép chúng ta trích khấu haotăng làm căn cứ để tính và trích khấu hao tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định hữu hình (số hiệu 03 - TSCĐ): phản ánh nguyêngiá, giá trị tài sản cố định giảm làm căn cứ để chúng ta xoá sổ kế toán tài sản cố địnhđồng thời ghi giảm khấu hao tài sản cố định
Sổ sách dùng để ghi chép, phản ánh khấu hao tài sản cố định gồm:
- Sổ tổng hợp: thường là sổ cái TK 214
Tuỳ vào hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng như: hình thức nhật ký chứng từ, chứng từghi sổ, nhật ký sổ cái hay nhật ký chung mà sổ cái TK 214 có kết cấu, hình thức riêng
- Sổ chi tiết: phản ánh khấu hao tài sản cố định bao gồm:
Sổ tài sản cố định (mẫu - trang 209 - sách Hệ thống kế toán doanh nghiệp, NXB Tàichính 1995)
Bảng tính và phân bổ khấu hao: đây là sổ chi tiết quan trọng nhất trong việc phảnánh khấu hao tài sản cố định ( mẫu - trang 225 - sách Hệ thống kế toán doanh nghiệp,NXB Tài chính 1995)