1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến

14 1,5K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Trực Tuyến
Thể loại đề tài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 46,76 KB

Nội dung

Trong mỗi tiết dạy chưa thu hút được HS tham gia, hình thức dạy học chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, giáo viên còn lúng túng khi sử dụng các phần mềm.. - Lập nhóm zalo của các giáo viên

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát khiến cho việc học của học sinh, sinh viên cả nước gián đoạn là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục Trong thời gian này, đa số trường học tại các địa phương đang đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học” Đây là hình thức dạy học đáp ứng được nhu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay

Dạy học trực tuyến đã và đang thực hiện trên quy mô rộng tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao do nhiều nguyên nhân Trong mỗi tiết dạy chưa thu hút được HS tham gia, hình thức dạy học chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, giáo viên còn lúng túng khi sử dụng các phần mềm Nhiều gia đình chưa có điều kiện kinh

tế cũng như sử dụng CNTT để tiếp cận với hình thức dạy học mới này

Dạy học trực tuyến không chỉ cấp thiết ở bối cảnh hiện tại mà đây là xu thế phát triển của giáo dục trên toàn thế giới trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Với nhu cầu được tiếp cận việc học tập nghiên cứu của người học ở mọi lúc, mọi nơi thì hình thức học tập trực tuyến là điều tất yếu, bổ trợ cho các phương pháp giảng dạy và học tập truyền thống

Vì vậy, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần

nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến

II Mục đích nghiên cứu

Áp dụng những phần mềm dạy học trực tuyến trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS Giúp học sinh đảm bảo tiếp thu kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng bài học

III Đối tượng nghiên cứu

Các phần mềm dạy học trực tuyến, trang web và ứng dụng hỗ trợ quản lý học sinh Trong phạm vi của đề tài, tôi tập trung vào nghiên cứu phần mềm đang

sử dụng là phần mềm Zoom

Học sinh lớp 3A

IV Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp khảo sát

Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới giáo dục và sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới công nghệ thông tin trong giáo dục

Sự phát triển của nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng Internet của cách mạng công nghiệp 4.0 với cốt lõi là sự phát triển bậc cao của CNTT và truyền thông đã hình thành mô hình đào tạo trực tuyến với những ưu điểm nổi bật Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu của thời đại thông tin, kỷ nguyên

số Bởi vậy thiết kế và tổ chức dạy trực tuyến đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra

Quyết định ngày 25/1/2017 của Thủ tường chính phủ Phê duyệt Đề án

“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” đã chỉ rõ: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Công nghệ thông tin trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo

II Thực trạng việc dạy học trực tuyến hiện nay

1 Các phần mềm dạy học trực tuyến

Các thiết bị phần mềm hỗ trợ bài giảng trực tuyến đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đạt hiệu quả cao nhất khi học trực tuyến Dưới đây là một

số phần mềm chuyên dụng giúp dạy và học trực tuyến hiệu quả mà tôi muốn giới thiệu Những phần mềm này gồm:

Microsoft Teams (https://teams.microsoft.com)

Google Meet (https://meet.google.com); Zoom (https://zoom.us)

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy mỗi phần mềm trên có những

ưu điểm và tồn tại riêng:

- Ưu điểm: chúng đều mang tính phổ cập, tương đối dễ sử dụng, được tích hợp chức năng hội họp trực tuyến, tính tương tác cao, tích hợp với các phần mềm khác và có phiên bản miễn phí

- Tồn tại:

Trang 3

+ Phần mềm Microsoft Teams: nếu người dùng không sử dụng gói ứng dụng văn phòng của Microsoft coi như một số tiện ích của Microsoft Teams không khả dụng Phần mềm này chuyên về làm việc nhóm Người dùng cần có tài khoản cơ quan, trường học (edu.vn) hoặc Office 365 mới có thể sử dụng

+ Phần mềm Google Meet: Không ghi lại được màn hình trong quá trình học; không thao tác trên bảng ảo được

+ Phần mềm Zoom có những ưu điểm nổi trội: cài đặt dễ dàng và nhanh chóng trên tất cả các thiết bị công nghệ mà không cần tài khoản email Trong buổi học có chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt, chia sẻ màn hình, có thể cài đặt pass word Có tính năng trò chuyện nhóm, chia sẻ tệp tin, tìm kiếm lịch sử, lưu trữ các cuộc họp trực tuyến với thời gian dài và lọc âm thanh tốt Thay đổi phông nền video, thao tác trên bảng ảo Có thể kiểm soát chuột, bàn phím của học sinh để hỗ trợ xử lí sự cố ngay trong buổi học Với những ưu điểm nổi trội trên, tôi đã lựa chọn sử dụng phần mềm này với phiên bản trả phí để cập nhật những tính năng mới nhất và chủ động quản lí được thời gian góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy

Bên cạnh đó còn các website giúp học sinh ôn tập kiến thức hàng ngày như: olm.vn; hocmai.vn; classdojo…

2.2 Thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia dạy học trực tuyến

2.2.1 Thuận lợi

- Giáo viên được tập huấn kịp thời, đầy đủ phần mềm Zoom; có đầy đủ

các trang thiết bị cần thiết để dạy học trực tuyến Hàng năm, nhà trường tổ chức bồi dưỡng CNTT nên đội ngũ GV sử dụng thành thạo, ứng dụng hiệu quả CNTT vào giảng dạy Đa số PHHS tạo điều kiền thuận lợi, phối hợp chặt chẽ với GVCN trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng học Học sinh rất hứng thú khi được học trên máy tính, được thay đổi các hình thức, phương pháp dạy học mới

2.2.2 Khó khăn

2.2.2.1 Về phía giáo viên

- Vấn đề lớn nhất với giáo viên trong dạy online là chưa quen công nghệ Hiện nay nền tảng Zoom nhà trường đang triển khai gần như có đầy đủ tất cả, giống như lớp học truyền thống từ việc quản lý lớp, chia sẻ bài giảng, trao đổi trực tiếp với học sinh nhưng không phải giáo viên nào cũng sử dụng thành thạo ứng dụng

- Mặc dù công cụ trực tuyến hỗ trợ được mọi thứ người dạy mong muốn nhưng với giáo viên, cảm xúc đứng lớp rất quan trọng Tức là khi nhìn vào học trò, giáo viên cảm thấy tự tin và có cảm hứng hơn, không thể trực tiếp kiểm tra,

Trang 4

hướng dẫn cho từng em, giải đáp ngay những thắc mắc hoặc động viên, khích lệ, truyền cảm hứng cho các em Yếu tố này với dạy trực tuyến không có Cách dạy này cũng thiếu cơ chế kiểm soát nên không thể biết hết học sinh có thực học hay không Không đánh giá hết được năng lực cũng như trình độ của học sinh

2.2.2.2 Về phía học sinh

Học sinh vẫn chưa quen cách học online, chưa thành thạo các ứng dụng, thiếu tập trung và tốc độ đường truyền kém thì bài giảng cũng bị gián đoạn Còn nhiều gia đình chưa có thiết bị công nghệ, mạng Internet Đặc biệt ở các vùng miền núi, nông thôn điều kiện cơ sở vật chất còn rất hạn chế để các em tham gia học trực tuyến Một số thầy cô giọng nói khó nghe, chưa quen dạy online, thiết kế bài giảng online chưa phong phú, lôi cuốn hoặc giảng nói liên tục 2-3 giờ liền gây nhàm chán, nên người học không tập trung lâu được Khả năng tương tác kém giữa học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên Các em thụ động, chỉ ngồi nhìn vào màn hình, không được tham gia các hình thức như hoạt động nhóm, trò chơi vận động nên không có hứng thú học tập Học sinh dễ bị phân tâm bởi các yếu

tố môi trường xung quanh

II MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO DẠY HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

Biện pháp 1 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: máy tính, phần mềm, đường truyền

Phòng giáo dục và nhà trường tư vấn, giới thiệu, hướng dẫn cho giáo viên

tiếp cận một số phần mềm dạy học để giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng phần mềm đảm bảo tính đơn giản, hiệu quả, ứng dụng cao Cần tăng cường cơ sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến.

Nhà trường cung cấp cho giáo viên phần mềm dạy học có bản quyền là hết sức cần thiết, giúp cô và trò tiết kiệm thời gian, đường truyền ổn định và cập nhật được những tính năng mới nhất mà phần mềm miễn phí không có để giáo viên áp dụng trong công tác dạy học

Biện pháp 2 Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Khi thực hiện dạy học trực tuyến, việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh càng trở nên quan trọng và cấp thiết Bản thân tôi đã thực hiện một số các công việc sau để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp:

- Thống kê số lượng phụ huynh sử dụng điện thoại thông minh có kết nối Internet, rà soát lại nhóm Zalo của lớp để bổ sung những PH còn thiếu Hướng dẫn phụ huynh cài đặt zalo, phần mềm zoom Đảm bảo kết nối được với 100% phụ huynh và học sinh Xây dựng nội quy lớp học và thông báo tới từng phụ

Trang 5

huynh và học sinh về thời gian học, sự chuẩn bị và nhiệm vụ của học sinh trong mỗi buổi học Đặc biệt là cam kết về hỗ trợ của phụ huynh về cơ sở vật chất, phòng học và gửi bài làm của học sinh

- Lập nhóm zalo của các giáo viên bộ môn và phụ huynh để thuận tiện cho việc trao đổi, nộp và nhận xét bài của từng học sinh, giúp giáo viên bộ môn không bị chồng chéo giữa các lớp, bỏ sót bài tập

- Tăng cường phối hợp, liên hệ, chủ động kết nối, hỗ trợ phụ huynh khi gặp khó khăn học tập tại nhà qua điện thoại, sổ liên lạc điện tử Sau khi điểm danh học sinh vắng mặt không có lí do, tôi sẽ liên lạc ngay với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục giúp các con vào lớp học, hạn chế tối đa việc học bị gián đoạn

Biện pháp 3: Nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin

Yếu tố cần thiết đầu tiên của giáo viên khi dạy trực tuyến là nghiên cứu,

sử dụng thành thạo các chức năng trong phần mềm dạy học trực tuyến Bên cạnh các chức năng cơ bản, trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số chức năng “đặc biệt” của phần mềm Zoom tôi đã vận dụng hiệu quả trong giảng dạy

mà còn ít giáo viên và học sinh sử dụng

3.1 Chức năng chia nhóm (Breakout Rooms): chức năng này giúp học

sinh thay đổi hình thức học tập và tổ chức hoạt động nhóm trong các môn học giống như lớp học truyền thống Đặc biệt, hỗ trợ rất tốt khi dạy phân môn Tập đọc – Kể chuyện, phân môn cần sử dụng nhiều lần hình thức này Khi tổ chức hoạt động nhóm tôi đưa ra một số quy ước như sau: cần cử nhanh nhóm trưởng phân công nhiệm vụ; ghi nhớ tên và thành viên trong nhóm mình, khi báo hiệu thời gian còn 10 giây, tất cả học sinh tự tắt mic để trở về phòng học chung Giáo viên có thể vào các nhóm để hỗ trợ học sinh, di chuyển học sinh từ nhóm này sang nhóm khác Tuy nhiên, hình thức này còn hạn chế vì trong thời gian ngắn giáo viên không thể kiểm soát phần hoạt động của tất cả các nhóm để điều chỉnh kịp thời Để khắc phục điểu này, tôi giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng báo cáo nhanh phần hoạt động của nhóm mình, nhắc nhở những bạn chưa nghiêm túc, kiểm tra bất chợt 1, 2 nhóm yêu cầu nhắc lại tên và thành viên trong nhóm Từ

đó có những hình thức tuyên dương, cộng điểm thưởng cho nhóm thực hiện tốt, tạo không khí thi đua sôi nổi trong lớp học và các em nghiêm túc, thích thú khi hoạt động nhóm

3.2 Chức năng sử dụng các biểu tượng để trả lời câu hỏi, tăng sự chú ý của học sinh (Nonverbal Feedback (Phản hồi không lời) Giáo viên mở chức

năng này trong mục cài đặt Việc học sinh ngồi thụ động nhìn vào màn hình rất

Trang 6

dễ gây nhàm chán và mất tập trung Theo tôi, khi học sinh vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy sẽ khiến các em thích thú, phải tập trung trong giờ mới có thể thực hiện đúng yêu cầu của cô giáo Tôi thường sử dụng chức năng này khi

cần học sinh trả lời, đưa ra ý kiến nhanh Nếu học sinh đồng tình sẽ nhấn Yes, không đồng tình sẽ chọn No Ví dụ: kiểm tra chất lượng âm thanh, hình ảnh

trước khi vào giờ dạy Đưa ra ý kiến trước câu trả lời, bài làm của bạn hoặc đưa

ra đáp án trước câu hỏi của giáo viên Từ đó ta có thể thống kê số lượng học sinh làm đúng/sai Ở môn Đạo đức, các em bày tỏ ý kiến cá nhân trong mỗi tình huống Bên cạnh đó, học sinh có thể phản hồi về tốc độ giảng bài của giáo viên,

có nguyện vọng cô giáo giảng chậm lại Go slower hoặc nhanh hơn Go faster để

giáo viên có điều chỉnh hợp lí Bên cạnh đó học sinh có thể sử dụng biểu tượng thích, không thích, vỗ tay tuyên dương, cần nghỉ ngơi… để đưa ra ý kiến của mình Ví dụ cụ thể tôi đưa ra ở phần cuối đề tài

3.3 Chức năng trò chuyện (Chat): Đây là một trong những chức năng

tôi sử dụng rất nhiều, đặc biệt trong tiết Toán và phần trò chơi để có thể kiểm

soát được bài làm của học sinh Tôi chọn chế độ Host only (học sinh chỉ có thể

nhắn tin với giáo viên, không thể trò chuyện và nhìn thấy tin nhắn của các bạn khác) Trong phần bài mới hoặc luyện tập, tôi yêu cầu 100% học sinh làm bài và ghi kết quả vào mục Chat để kiểm tra kết quả và điểm danh học sinh có mặt (khi

chọn mục Save sẽ lưu lại phần trả lời của HS) Tôi có thể thống kê, nhận xét

được ngay học sinh làm sai và yêu cầu làm lại và báo kết quả Sau đó, tôi gọi học sinh trình bày, lưu ý những học sinh làm chưa đúng Cách làm tương tự khi

áp dụng các trò chơi học tập

3.4 Đánh giá, củng cố kiến thức cho học sinh: Trong quá trình dạy học, tôi đã đánh giá, giúp các em củng cố kiến thức hiệu quả bằng cách kết hợp bài kiểm tra trực tuyến bằng Google form vào cuối tuần và website ôn tập kiến thức hàng ngày Cuối tuần, tôi yêu cầu học sinh làm một bài kiểm tra trực

tuyến môn Toán, Tiếng Việt để giúp các em tổng hợp lại kiến thức trong tuần Kết quả bài kiểm tra được thống kê và chuyển tới phụ huynh Trong nội dung này, tôi xin chia sẻ một trang web mà sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh giữa các website tôi đã lựa chọn để cho học sinh làm hàng ngày đó là trang web: Olm.vn Điểm đặc biệt ở trang web này như sau:

- Dễ sử dụng và nhiều tiện ích Giáo viên có thể tự tạo một lớp học của riêng mình một cách dễ dàng hoặc nhà trường cũng có thể lập và quản lý được tất cả các khối lớp Hệ thống bài tập có sự phân hóa đối tượng rõ ràng, nội dung

và hình thức làm bài rất đa dạng, phong phú Kho học liệu có sắp xếp khoa học bám sát chương trình sách giáo khoa ở tất cả các môn học Toán, Tiếng Việt,

Trang 7

Tiếng Anh… Thống kê rất đầy đủ, cụ thể, rõ ràng kết quả và thời gian làm bài của học sinh Giáo viên có thể tải về bảng tổng hợp để theo dõi, đánh giá học sinh Nếu học sinh làm sai, GV có thể xem lại giúp các em phát hiện và sửa lỗi

Sau khi tạo và cung cấp cho học sinh tài khoản, PH và HS rất chủ động trong việc nhận và hoàn thành bài tập Tuy nhiên, đây là hình thức học hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc học sinh

Biện pháp 4 Đổi mới hình thức dạy học, đánh giá

4.1 Linh hoạt tổ chức các HĐ trong giờ dạy

Thời gian dành cho lớp học trực tuyến cũng phải rút ngắn còn khoảng

25 phút nên đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, có phương pháp dạy lôi cuốn, cách thức tổ chức dạy học tốt, lên giáo án chi tiết để tạo động lực cho trẻ tập trung và hào hứng học Tôi tìm hiểu và thực hiện đan xen các hoạt động giải trí trong việc học, chẳng hạn minh họa bài học bằng các trò chơi hay nghe nhạc, cũng như kể những câu chuyện hấp dẫn, đoạn phim hoạt hình ý nghĩa

Bên cạnh đó, giáo viên làm bải giảng kèm các đoạn video, clip phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, mang tính thẩm mĩ hoặc tự ghi lại tiết học

để học sinh có thể xem, thực hành lại nếu học sinh chưa nắm được bài hoặc buổi học của con bị gián đoạn

4.2 Đổi mới đánh giá học sinh

Nhận xét, chữa bài, tổng hợp đánh giá HS thông qua Bảng tổng hợp, ứng dụng Classdojo và phần mềm Zalo

- Nhận xét, chữa bài học sinh trong Zalo Tôi kết hợp 2 hình thức: nhận xét trực tiếp trên ảnh bài làm của học sinh và nhận xét bằng lời qua ghi âm Quy ước với phụ huynh và học sinh các mức độ: Hoàn thành Tốt(T); Hoàn thành (H); Chưa hoàn thành (C); Không nộp bài (K); Nộp muộn (M)

- Bảng tổng hợp theo dõi chuyên cần và mức độ hoàn thành bài tập của học sinh Cuối tuần, tôi gửi cho phụ huynh và học sinh bảng tổng hợp số buổi học sinh có mặt, vắng mặt (kèm lí do) và kết quả làm bài của học sinh sau mỗi buổi học để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con trong tuần

- Sử dụng hiệu quả ứng dụng Classdojo để tạo không khí thi đua sôi nổi trong lớp học Mỗi học sinh có một avatar ngộ nghĩnh làm hình đại diện Sau mỗi buổi học, tôi dành 10-15 phút để nhận xét, cộng (hoặc trừ) điểm thưởng cho học sinh Bản thân tôi quy ước cộng điểm tích cực dựa vào bảng tổng hợp và các hoạt động trên lớp: Hoàn thành bài tập(3 điểm); HT Tốt bài tập (3 điểm); Trả lời xuất sắc câu hỏi (4 điểm); Tích cực phát biểu(3 điểm);… Những học sinh vi phạm nội quy sẽ bị trừ điểm tiêu cực: Mất tập trung; Không làm bài tập(2 điểm);

Trang 8

Nộp bài muộn (1 điểm)… Đặc biệt, ứng dụng này có kết nối trực tiếp với phụ huynh khi giáo viên nhận xét hoặc cộng (trừ) điểm học sinh Tôi nhận thấy HS

tự giác, tích cực hơn trong các hoạt động học tập và rất háo hức đến cuối giờ để được cộng điểm thi đua Ứng dụng này sử dụng rất tốt cả trong lớp học truyền thống

- Bên cạnh đó, tôi tổ chức giao lưu trực tuyến để giải đáp những thắc mắc, củng cố cho học sinh về kiến thức các môn học 2 buổi tối/ 1 tuần từ 20h15’ đến 21h30’ Nhà trường cần tải các bài giảng lên cổng Thông tin điện tử, kho tư liệu

để phụ huynh và học sinh tham khảo

Biện pháp 5 Phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh

- Phát huy khả năng tự học của HS nên phương pháp hướng tới là thầy không giảng giải, truyền thụ mà thầy sẽ giao việc và trò làm việc, thầy nói ít -trò làm nhiều, thầy nói một lần - -trò làm nhiều lần, học sinh tự học là chính

Tự học sẽ giúp các em phát triển hơn tư duy, có khả năng tự giải quyết vấn đề của mình

- Sau mỗi tiết học, tôi yêu cầu HS tự tìm tài liệu, tìm hiểu kiến thức tại nhà để chuẩn bị cho bài hôm sau bằng nhiều hình thức như: sưu tầm tranh ảnh, video; phỏng vấn mọi người xung quanh; đọc sách báo, tìm kiếm thông tin trên Internet…Học sinh rất hào hứng, tự tin khi được trình bày phần chuẩn

bị của mình trước lớp và được cô cùng các bạn tán thưởng Ví dụ: bài Quả trong môn Tự nhiên và Xã hội HS đã chuẩn bị cho tiết học gồm: các loại quả thật; vẽ tranh; sưu tầm các loại quả trên báo, tờ rơi Đặc biệt, có HS nhờ bố

mẹ quay video giới thiệu các loại quả có trong gia đình và những điều mình tìm hiểu được để cho cả lớp cùng xem (Lúc này tôi đã cấp quyền chia sẻ màn hình để HS chủ động chia sẻ)

- Trong giờ học, tôi trao quyền chủ động cho học sinh khi chủ động thao tác trên màn hình để đưa ra ý kiến bằng các biểu tượng (Trình bày mục 3.4) Đặc biệt, khi tổ chức trình bày kết quả thảo luận, tôi đã trao quyền làm Host cho một học sinh đứng ra điều khiển phần này (Make Host) Các em rất hứng thú, tích cực học tập để trở thành Host trong lớp học Trước khi học chính thức trên Zoom, tôi đã dành 3 buổi đề thống nhất các nội dung với phụ huynh và học sinh, hướng dẫn HS thực hành tất cả các thao tác các em có thể

sử dụng trong phần mềm này để HS chủ động thực hiện

- Bên cạnh đó, tôi giao những bài tập để các em có thể tự quay clip cùng phụ huynh tại nhà Đặc biệt, tôi cũng yêu cầu phụ huynh quay các kết quả học

Trang 9

tập cũng như hoạt động học tập và vui chơi như: kể chuyện, đọc thơ, nhảy múa…để có thể chia sẻ cho nhóm phụ huynh, vừa rút ngắn thời gian học trên lớp lại vừa tăng khả năng thực hành, HS có thể giao lưu và học tập lẫn nhau

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Với những biện pháp trên, qua hơn 2 tháng thực hiện với HS lớp 3, tôi nhận thấy:

- Giờ học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu bài nhiều hơn, chính xác hơn HS tích cực, chủ động hơn trong giờ, ham thích khi được học trực tuyến HS được bộ lộ khả năng của mình trước lớp qua các bài tập, trò chơi, câu đố và nhạy bén, tự tin, yêu thích công nghệ thông tin hơn

Nhờ sự kiên trì vận dụng và đổi mới từng bước mà các em HS lớp 3A đã

có thói quen và yêu thích học trực tuyến Không khí giờ học sôi nổi, HS mạnh dạn dần trong giao tiếp, tích cực, chủ động trong học tập, kết quả dần dần được nâng lên thể hiện rõ qua các bài kiểm tra hàng tuần

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận: Để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học trực tuyến,

giáo viên và học sinh cần làm tốt một số việc sau:

1.1 Đối với giáo viên:

- Phải hiểu rõ ưu điểm và tồn tại của dạy học trực tuyến để có các hình thức tổ chức và phương pháp dạy cho phù hợp, tránh dạy nhồi nhét, cứng nhắc

áp đặt; mất hứng thú cho trẻ

- Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có kiến thức, trình độ công nghệ thông tin, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học và cách

tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung bài học, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Biết cung cấp chọn lọc vừa phải lượng kiến thức trong mỗi tiết học để tránh gây nhàm chán, căng thẳng cho cô và trò Coi trọng nguyên tắc dạy học vừa sức nhằm phát huy tiềm lực và năng khiếu ở mỗi học sinh

- Phân loại đối tượng học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ, động viên sự cố gắng của học sinh Động viên, khích lệ học sinh kịp thời, nhận xét đánh giá học sinh đúng theo năng lực Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như giáo viên bộ môn để giúp học sinh đạt kết quả cao nhất khi học trực tuyến

Trang 10

1.2 Đối với phụ huynh học sinh:

Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất: Chuẩn bị phòng học yên tĩnh, thiết bị học tập: máy tính, điện thoại…kết nối Internet Thường xuyên cập nhật thông tin, phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cùng kiểm tra, hỗ trợ, động viên các em hoàn thành nhiệm vụ học tập

1.3 Đối với học sinh:

Có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập của các môn học Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực, bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh các tình huống trong cuộc sống

2 Khuyến nghị

Để chất lượng dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một

số kiến nghị như sau:

2.1 Với Sở GD&ĐT, Phòng GD & ĐT: Tổ chức các buổi tập huấn trực

tuyến để đội ngũ giáo viên được trau dồi, học tập kiến thức, nâng cao kĩ năng sư phạm; trìnhh độ CNTT

2.2 Với Ban giám hiệu nhà trường: Cung cấp cho GV phần mềm dạy

học có bản quyền

2.3 Với giáo viên: Cần chủ động, tích cực nghiên cứu bài dạy, tài liệu,

nâng cao trình độ tin học để ứng dụng CNTT, các phần mềm hiệu quả trong mỗi tiết học

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng khi dạy học trực tuyến và đã đạt được kết quả bước đầu Tuy nhiên, không tránh khỏi còn có thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 05/02/2022, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w