PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm TM dược phẩm – Hà Nội (Trang 30 - 38)

DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI DƯỢC - MỸ PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.2.2.1. Chiến lược và sách lược kinh doanh của Trung tâm dịch vụ - thương mại Dược - Mỹ phẩm.

Cũng như tất cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khác để giữ vững thế mạnh của mình trên thị trường thì Trung tâm cần xác định các chiến lược và kế hoạch tiêu thụ trong ngắn hạn cũng như thiết lập các chiến lược dài hạn cho mình.

a) Các chiến lược và Trung tâm:

- Về chiến lược dài hạn, Trung tâm đã đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành một trung tâm thương mại lớn của Tổng Công ty Dược Việt Nam nói riêng và của ngành kinh tế nói chung nhằm đảm bảo vấn đề không ngừng nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. - Bên cạnh đó, chiến lược hướng nội cũng được Trung tâm đề cập tới để hạn chế hàng nhập khẩu tràn vào thị trường nước ta làm cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Trung tâm

- Hiện nay, để giữ vững được thị phần trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài Trung tâm đã thực hiện chiến lược hỗn hợp bao gồm cả chiến lược hướng nội và chiến lược hướng ngoại.

- Ngoài ra Trung tâm còn có chiến lược hướng về xuất khẩu lấy thị trường nước ngoài là trọng tâm phát triển thủ công nghiệp Dược. Điều đó mang lại những lợi ích thiết thực song cũng đòi hỏi những điều kiện khắt khe, trước hết là sản phẩm xuất khẩu phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yếu tố của chiến lược hướng nội (coi trọng thị trường trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trong nước có chất lượng để thay thế hàng nhập khẩu) và các yếu tố của chiến lược hướng ngoại (phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu lấy yêu cầu của thị trường quốc tế làm hướng phấn đấu để phát triển sản xuất kinh doanh). Sự hình thành chiến lược này chính là sự điều chỉnh trọng tâm thị trường phát triển sản xuất kinh doanh của chiến lược hướng nội và chiến lược hướng ngoại. Chiến lược phát triển dài hạn này đã và đang được thực hiện ở Trung tâm và đã đạt

- Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu: với mục tiêu thay thế những mặt hàng Dược phẩm - Mỹ phẩm mà trong nước có khả năng sản xuất được tập trung vào các sản phẩm thuốc thiết yếu. Thay thế những tá Dược trong nước có thể đảm bảo về số lượng và chất lượng. Từng bước thay thế bao bì Dược, một số nguyên liệu, Dược liệu trong nước sản xuất và đạt chất lượng.

- Chiến lược về phản ánh sản phẩm: Bổ sung đưa vào sản xuất những mặt hàng hoạt chất mới đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu và thuốc cung câps cho bệnh viện theo danh mục Bộ ban hành. Phấn đấu để có nhiều mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, những mặt hàng độc đáo mà các đơn vị khác không có được. Tăng cường cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp với tâm lý và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. - Chiến lược hợp tác Quốc tế: Luôn học tập để nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh. Tiến tới hoà nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng thuốc, Dược phẩm, Mỹ phẩm...

- Chiến lược về thị trường nội địa: nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đồng bào nghèo, phát huy vai trò chỉ đạo của Tổng công ty Dược vn làm nòng cốt cho ngành. Dần dần tăng thị phần thuốc trong nước.

b) Chính sách của Trung tâm:

Trung tâm căn cứ vào những chính sách bảo hộ sản xuất hàng trong nước của Nhà nước như thế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, trợ cấp... các chính sách bảo hộ này được vận động qua 3 giai đoạn.

- Bảo hộ với cường độ cao nhất trong thời gian đầu.

- Giảm dần mức bảo hộ để các xí nghiệp sản xuất vươn tới trình độ cao hơn.

- Xoá bỏ bảo hộ khi các doanh nghiệp trong nước đủ sức khống chế thị trường nội địa và có thể vươn ra thị trường nước ngoài.

3.2.2.2. Mục tiêu kinh doanh của Trung tâm dịch vụ - Thương mại Dược - Mỹ phẩm:

Tất cả các chiến lược trên của Trung tâm được vạch ra chính là để trong hoạt động kinh doanh của mình trung tâm sẽ đạt được những kết quả, những mục tiêu nhất

Trung tâm đặt ra mục tiêu: ngày càng tăng thị phần trên thị trường thuốc trong nước và vươn dần ra thị trường nước ngoài. Đồng thời đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về thuốc cho khách hàng đến với Trung tâm cả về số lượng và chất lượng.

3.2.2.3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Trung tâm trong thời gian tới.

Trung tâm Dịch vụ - Thương mại Dược - Mỹ phẩm đang kinh doanh trên một thị trường thuốc sôi động và đầy dẫy những khó khăn, phức tạp. Việc đề ra phương hướng phát triển trong tương lai là một yêu cầu khách quan để Trung tâm có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay.

• Con người luôn là yếu tố then chốt trong lĩnh vực. Chính vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của Trung tâm là xây dựng một đội ngũ lao động trung thành và năng động. Trung tâm đã đề ra phương hướng sắp xếp nhân sự cho hợp lý, đào tạo, tuyển dụng những người có năng lực, đặc biệt vì mặt hàng kinh doanh của Trung tâm là mặt hàng Dược - Mỹ phẩm (thuốc) có tính chất đặc biệt khác với các mặt hàng kinh doanh khác nên Trung tâm cũng có sự chọn lựa đội ngũ nhân viên có trình độ về Dược.

• Giữ gìn và phát triển khách hàng là điều kiện sống còn của tất cả các doanh nghiệp, từ việc nhận thức vấn đề đó Trung tâm luôn tìm mọi cách để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

• Về cơ sở cật chất: với những điều kiện có sẵn Trung tâm vẫn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của cơ sở vật chất để đảm bảo cho việc bảo quản chất lượng hàng hoá.

• Về mặt hàng kinh doanh: Mặc dù mặt hàng Trung tâm kinh doanh đã phong phú đa dạng nhưng Trung tâm vẫn không ngừng khai thác, tìm kiếm những nguồn hàng mới, các mặt hàng mới.

• Chiến lược cạnh tranh: Thông qua việc tìm hiểu, nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của mình kết hợp với thời cơ và cơ hội trên thị trường. Trung tâm đề ra những chiến lược phát triển lâu dài và những chiến lược ngắn hạn. Đó là chiến lược về bồi dưỡng và phát triển nhân lực, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, khai thác mở rộng mặt hàng kinh doanh và đồng thời tìm hiểu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về cả mặt mạnh và

mặt yếu của họ để từ đó hoàn thiện mình hơn và cũng là để tìm ra những sơ hở của đối thủ cạnh tranh để mình tạo thời cơ, cơ hội cho Trung tâm mình.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, với nhiều thành phần kinh tế song song và tồn tại, để tạo thế mạnh cho các doanh nghiệp phát triển. Điểm cốt yếu là phải xây dựng được sức mạnh về tài chính, cụ thể là vốn của doanh nghiệp, vì vậy nâng cao hiệu quả và cấp tín dụng cho khách hàng mà không ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay luôn luôn phải đảm bảo được điều kiện ổn định, an toàn và có hiệu quả trong doanh nghiệp.

Ở nước ta gói gọn trong thập niên mà chúng ta đang sống sự sụp đổ và ra đi của hàng loạt hợp tác xã tín dụng, doanh nghiệp lúc đó, sự ra đi của một số doanh nghiệp hay thương mại quốc doanh, nếu không có rào chắn từ Nhà nước thì cũng không chắc gì lại không có những cuộc ra đi đầy thê thảm. Nhưng rõ ràng, dù cho có bất cứ "rào chắn" kiên cố như thế nào, quá lắm nó chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại chứ không phải là không thiệt hại.

Xuất phát từ những rủi ro trên cho nên quản trị tín dụng không chỉ mang ý nghĩa cấp bách mà còn là lâu dài quyết định đến sự thành công trong thất bại của một doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy đã hết sức cố gắng song với điều kiện thời gian ngắn bên cạnh đó trình độ và kinh nghiệm về thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết trong việc xây dựng đề tài. Do đó em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết có chất lượng tốt hơn.

mục lục

II .PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

DƯỢC MỸ PHẨM...16

==========================...16

2.1. Khái quát về tình hình trung tâm...16

2.3.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ PHẨM - TỔNG CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM...16

2.1.4. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ...21

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm trong 2 năm 1999, 2000. 21 2.3. Thực trạng quản lý chính sách tín dụng thương mại ở Trung tâm dịch vụ thương mại Dược Mỹ phẩm...21

2.4. Phân tích thực trạng về lợi nhuậnvà tăng lợi nhuận của Trung tâm thương mại Dược mỹ phẩm Hà Nội ...22

2.4.1. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI...22

2.4.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI Ở TRUNG TÂM...23

Chương III...25

Giải pháp nhằm nâng cao chính sách tín dụng thương mại ở trung tâm, dịch vụ thương mại dược mỹ phẩm...25

==========================...25

3.1. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng thương mại ở trung tâm dịch vụ - thương mại Dược mỹ phẩm...25

3.1.1. CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI...27

3.1.2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN LƯU ĐỘNG...27

3.2. Đối với Nhà nước...28

3.2.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC - MỸ PHẨM NÓI RIÊNG...28

3.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI DƯỢC - MỸ PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI...30

K T LU NẾ Ậ ...34

Đại học kinh tế quốc dân

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Đề tài:

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI Ở TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ PHẨM.

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Kim Oanh A

Khoa : Tài chính doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời cảm ơn

Em xin bầy tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Lữ cùng các cô, các chú ở phòng Kế toán thuộc Trung tâm dịch vụ Thương mại Dược - mỹ phẩm, những người đã hướng

dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn rất nhiều thiếu sót. Em

rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập của em mang tính thực tiễn nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm TM dược phẩm – Hà Nội (Trang 30 - 38)