Tài liệu tham khảo kỹ thuật công nghệ, chuyên ngành tin học Phân tích thiết kế phần mềm quản lý bán hàng
Trang 1cấp
Trang 2Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng Quá trình toàn cầu hoá và tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản những mối quan hệ công việc truyền thống.
Nền kinh tế thị trường đã tồn tại ở nước ta nhiều năm nay Nhiều doanh nghiệp thương mại đã được hình thành và phát triển tạo ra một thực tế sôi động cho sự phát triển của nền kinh tế Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp trong sự phát triển này Các doanh nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người, các doanh nghiệp đóng thuế cho nhà nước, các doanh nghiệp tạo ra vị thế của Việt nam trên trường quốc tế Các doanh nghiệp
hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển tạo nên cuộc sống đầy đủ hơn cho mọi tầng lớp nhân dân Vậy nên nếu các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì đất nước sẽ phát triển và chúng ta tiến lên.
Trước những tác động từ yêu cầu hiện đại hoá, việc áp dụng tin học trong trong doanh nghiệp nói chung và trong quy trình quản lý bán hàng nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu
Quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp: Thị trường, Sản phẩm, Nhân lực, Tri thức, Trí tuệ nhưng người ta hay nói: Doanh nghiệp được quản lý điều hành tốt thì hoạt động sẽ hiệu quả Một trong những yếu tố quan trọng đối với các giám đốc điều hành doanh nghiệp là thông tin Thông tin là cái giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn ra được thực trạng của doanh nghiệp mình và có những quyết sách hợp lý để khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp.
2
Trang 3Chuyên đề thực tập
Vậy làm sao để có được thông tin? Thời đại công nghệ thông tin bùng
nổ tạo ra một khả năng thu thập và xử lý thông tin rộng khắp trong mọi mặt của cuộc sống, của nền kinh tế Các doanh nghiệp là đối tượng nhanh nhậy nhất trong việc áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ công việc của mình Một trong những quá trình ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp đó
là lựa chọn được một phần mềm bán hàng tốt Một phầm mềm bán hàng tốt có thể nói nó sẽ mang lại bước đột phá mới cho công tác quản lý bán hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về háng hoá, vật tư, thông tin khách hàng, và trạng thái các đơn đặt hàng, hay tình hình công nợ… của doanh nghiệp một cách chính xác và kịp thời Từ đó người quản lý có thể đưa ra các
kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào nhanh chóng đưa việc áp dụng phần mềm vào công việc thì hầu như phát triển tốt Giám đốc các doanh nghiệp đó đã ý thức được tầm quan trọng của việc “Đo lường hiệu quả kinh doanh” Họ sẵn sàng đầu tư những khoản tiền đáng kể cho việc mua sắm một Phần mềm tốt Họ biết rằng việc đầu tư này sẽ có lợi và tạo thêm được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Từ sự cần thiết của việc áp dụng phần mềm bán hàng vào trong các doanh nghiệp hiện nay, việc xây dựng một phần mềm quản lý bán hàng là tất yếu cho công cuộc tin học hoá ở trong các doanh nghiệp.
3
Trang 4Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM GOLDSTARVIETNAM VÀ BÀI TOÁN “PHÂN TÍCH THIẾT
KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG”
1 Giới thiệu chung
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Phần mềm Sao Vàng.
- Giám đốc hiện tại của công ty: Ông Vũ Trọng Khiêm
- Doanh thu năm 2007: 2.565.000.000 VND
- Những sản phẩm của công ty chủ yếu trên các mặt: Tư vấn quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp; Giải pháp phần mềm doanh nghiệp; dịch vụ đào tạo và phát triển kinh doanh.
Công ty cổ phần phần mềm Goldstar là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành nghề kinh doanh là nghiên cứu, sản xuất phần mềm Trong định hướng của mình Goldstar xây dựng một lớp các sản phẩm phần mềm phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở tất cả các khâu và lĩnh vực Mạnh nhất trong lớp sản phẩm phần mềm của Goldstar và giải pháp phần mềm quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp với định hướng
ERP ngay từ đầu, mà mở đầu bằng Weekend Accounting 1.0 và đạt đến Weekend Accounting 6.5 trên Visual Foxpro Một bước đột phá vào thời điểm cuối năm 2004, GS phát triển sản phẩm Weekend Accounting SQL 1.0 và tiến đến Weekend Accounting SQL 2.0 như hiện nay Giải pháp này là tập hợp các
modul chi tiết nhằm giải quyết tốt nhất các vấn đề quản lý thực tế tại doanh
4
Trang 5Chuyên đề thực tập
nghiệp một cách linh động, bên cạnh đó đây cũng là giải pháp mở cho phép
tương thích khi tích hợp các giải pháp đơn lẻ khác như: quản lý kế hoạch, quản lý quá trình sản xuất, quản lý lao động tiền lương, qản lý kho, quản lý bảo hành…
Quan điểm phát triển sản phẩm của Goldstar là coi trọng chuyên môn, nghiệp vụ theo hệ thống văn bản pháp luật về Tài chính, kế toán, kiểm toán, định giá, thuế, thống kê của Việt Nam kết hợp với tính kế thừa không ngừng của quá trình phát triển công nghệ hiện nay trên toàn cầu Cách thức mà
Goldstar cung cấp sản phẩm cho khách hàng là “Custommize saling” (Cung cấp theo yêu cầu đặc thù của khách hàng).
Goldstar khẳng định với những thuyết minh nói trên bởi Goldstar tồn tại
trong một tổ hợp mạnh về: Tư vấn tài chính kế toán, Kiểm toán, Phần mềm được phối hợp giữa: Kiểm toán Đông Dương (I.A) – Phần mềm Goldstar – Tư vấn tài chính và quản trị Goldstar – Đào tạo phát triển kinh doanh Goldstar.
Do đó, đội ngũ cố vấn chuyên môn của Goldstar rất mạnh giúp cho sản phẩm thay đổi và hoàn thiện từng ngày theo đặc thù phát triển của doanh nghiệp khách hàng cũng như yêu cầu phù hợp với pháp luật Việt Nam Hơn thế nữa, Goldstar khẳng định năng lực của mình bằng đội ngũ cán bộ lập trình và cán
bộ triển khai trẻ, am hiểu công nghệ và làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, hiệu
quả Phương châm của phòng lập trình là: “Chỉ cần khách hàng có ý tưởng logic, Goldstar sẽ biến thành sự thật trong quản lý”.
5
Trang 6Phiên bản áp dụng theo Quyết đinh 15/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 và phiên bản theo Quyết định 48/QĐ – BTC ngày 14/9/2006.
-Phần mềm kế toán áp dụng trong đơn
vị xây dựng, xây lắp.
Accounting Production 2.0
-Phần mề kế toán áp dụng trong đơn
vị sản xuất, lắp ráp một hoặc nhiều công đoạn.
Accounting - Full 2.0 Phần mềm kế toán áp dụng trong đơn vị đa ngành nghề, đa chi nhánh.
Accounting Custommize
Lập trình theo yêu cầu đặc thù của từng đơn vị doanh nghiệp
Accounting – Medicine 2.0
Phần mềm kế toán theo đặc thù ngành sản xuất kinh doanh dược phẩm.
Accounting – Telephone 2.0
Phầm mềm kế toán theo đặc thù ngành điện thoại (Quản lý Emei, 6
Trang 7WEEKEND® HRM 1.0 Quản trị nhân sự, tính lương theo thời gian, tính lương theo sản
phẩm… Quản lý thời gian làm việc, chấm công, khen thưởng kỉ luật… 11
WEEKEND®
Labor services
Phần mềm quản lý tuyển dụng và xuất nhập khẩu lao động
Tuyển dụng, đào tạo nhân sự, quản lý
hồ sơ, quản lý hoạt động và tiến trình phục vụ xuất nhập khẩu lao động.
Trang 8Chuyên đề thực tập
2.2 Danh sách một số khách hàng của công ty
8
Trang 9Đại diện NOKIA Việt Nam, Nhà phân phối
điện thoại di động Nokia, Sam sung,
Motorola, HT mobile,…Công ty TM
Thuận Phát
Tổng công ty XK Lao động Hàng Không
VN (Trung tâm XK lao động và TM
AIRSERCO)
Tổng công ty XNK Xây Dựng Việt Nam
VINACONEX (Công ty XK Lao Động
Vinaconex)
Công ty Xi măng Phúc Sơn
Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài
Công ty TM Dược phẩm K & G Hà nội
Công ty Xuất nhập khẩu hàng không
Tổng Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế
Thanh Hoá
Dệt may
Công ty Liên doanh may Việt Hàn
Công ty May Woojin Việt Nam
Công ty Dư Kim Công ty Kaiyang Việt
Nam
Công ty Sản xuất thương mại Hoàng Vũ
Doanh nghiệp mút xốp Việt Thắng
Công ty Lông vũ Anh và Em
Nội thất, mỹ nghệ
Công ty Nội thất Hòa Phát Công ty Nội thất Hà Anh Công ty Nội thất Hòa Phát Quảng Ninh Công ty Văn Minh
Công ty Gốm Việt Thành Công ty Hoàng M ấm
Tin học, viễn thông, thiết bị văn phòng,
Công ty Tân Hồng Hà Công ty TM và dịch vụ Xem Sơn
Điện tử - điện lạnh
Công ty Điện lạnh Hòa Phát Công ty Điện tử công nghiệp Công ty Công nghệ điện tử KOKO HưngYên
Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
Công ty Tân Vũ Công ty Hữu Thảo Công ty Tuyết Yên Công ty Thương mại và xây dựng Hali Công ty Đông Ấn
Doanh nghiệp Sắt thép 27-7 Công ty xốp nhựa và nhựa Thái Hà…
9
Trang 10Chuyên đề thực tập
Xây dựng
Công ty kỹ thuật xây dựng Đồng Phong
Công ty NANO
Công ty Xây lắp Việt Tiến
Công ty Xây dựng Sao Mai
Công ty Xây dựng Thái Phát
Công ty Công nghệ tin học viễn thông
Công ty Điện thoại Thăng Long
Công ty Tôn mạ màu Việt Pháp
Công ty Điện máy Hải Phòng
Công ty Thàng máy và thiết bị Thăng Long
Công ty Thàng máy Thyssenkrupp VN
Công ty công nghiệp tàu thủy Shinec
Công ty Khải Hưng DNTN cơ khí Tân Lập Công ty Kim Quy Công ty Meinfa, công ty Hữu Nghị
Công ty TM vận tải biển Hà Nội Công ty Tàu Biển Ngọc
Công ty Tàu biển Hải Âu
Sản xuất - kinh doanh ô tô, xe máy
Công ty TM và dịch vụ ô tô Bắc Việt DNTN Hoàng Mạnh
Công ty Liên doanh Thượng Hải Công ty Duy Thịnh
Cty SX & kinh doanh phụ tùng xe gắnmáy
Công ty Nguyễn Thành
Khách sạn, du lịch
Công ty Du lịch và XNK Lạng Sơn DNTN Vạn Xuân
10
Trang 11Công ty Vật tư y tế Hà Nội
Công ty Đầu tư dược phẩm Hà Nội
Công ty Đại Bắc
Công ty Dược phẩm sao đỏ
Công ty Dược phẩm TM Hương Việt
Tổng Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế
Công ty Văn hóa Phương Bắc
Công ty Tem Việt Nam
Lương thực, thực phẩm, đồ uống
Công ty Bia Á Châu
Công ty Bia và nước giải khát
Thương mại tổng hợp
Công ty TM quốc tế Trường Sơn Công ty XNK TM tổng hợp Đất Việt Công ty TM Hùng Vương
DNTN Hoàng Liên Sơn Công ty Đầu tư thương mại TST Công ty Bắc Hà
Công ty TM Hương Nga
Thức ăn chăn nuôi
Công ty Minh Hiếu Công ty thức ăn chăn nuôi Đại Minh
Dịch vụ tư vấn, giám định
Công ty Kiểm toán VACO Công ty Dịch vụ KT & TM Hàn Việt11
Trang 12Chuyên đề thực tập
Công ty Khoa học giáo dục và công nghệ
Công ty Tư vấn thiết kế kiến trúc VN
Công ty Tư vấn và đầu tư thiết kế
Công ty Tư vấn tài chính Nam Việt
Công ty Giám định hàng hóa XNK
Asiancontrol
Máy móc, thiết bị
Công ty 3C Công nghiệp
Công ty Điện máy Hải Phòng
Tổng Công ty XNK máy và phụ tùng
Công ty Điện Đức Giang
Công ty Công nghệ thiết bị năng lượng
Công ty Công thương
Công ty Phát triển trí tuệ Việt Nam Công ty TM Tuấn Thành
Công ty Đức Quốc Công ty Đăng Hường Công ty Thiên Phú Công ty TM quốc tế Yên Trang Công ty NiHa
Công ty Trường An Công ty Dương Hiếu Công ty Xuất nhập khẩu hàng không
Khác
Trung tâm XK lao động và Thương mại
Dự án Phát triển giáo viên tiểu họ
2.3 Cơ cấu tổ chức
2.3.1 Sơ đồ tổ chức
12
Trang 13Giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng
kế toán Phòng bảo
hành, bảo trì sản phẩm
Phòng
kỹ thuật triển khai
Phòng
kỹ thuật phát triển sản phẩm
Phòng chăm sóc khách hàng
Phòng hành chính
sự nghiệp
13
Trang 14- Bộ phận chăm sóc khách hàng theo dõi danh sách khách hàng
- Theo dõi danh sách nhân viên`
- Bộ phận marketting sẽ lập kế hoạch thông qua các cuộc gọi điên thoại
và hẹn gặp khách hàng Sau đó sẽ lập kế hoạch thông qua mẫu biểu MS-04-08/MGS Xác định được kế hoach trong tháng thông qua các mẫu biểu này và các dự kiến cho tương lai
- Gửi bản kế hoạch, các mẫu biểu cho giám đốc giám đốc kiểm soát và phê duyệt.
- Nếu bản kế hoạch không được phê duyệt, thì giám đóc gửi lại cho bộ phận marketting làm lại
- Nếu bản kế hoạch được phê duyệt thì giám đốc gửi phòng kinh doanh (trưởng phòng)
- Trưởng phòng kinh doanh giao nhiệm vụ cho các nhân viên phòng kinh doanh thông qua mẫu biểu “ Phiếu giao nhiệm vụ”
- Các nhân viên được giao nhiệm vụ gửi lại phiếu thục hiện cho trưởng phòng kinh doanh thông qua mẫu biểu “Phiếu thực hiện công việc”
- Trưởng phòng kinh doanh tổng hợp các báo cáo ra báo cáo tông hợp thông qua mẫu biểu “ Báo cáo tổng hợp của phòng kinh doanh
14
Trang 15Chuyên đề thực tập
- Kế hoạch thay đổi theo từng kỳ
- Giám đốc căn cứ trên mức độ khả thi từng khách hàng để quyết định có thực hiện hay không Nếu không được nhân viên kinh doanh phải xem lại.
- Trưởng phòng kinh doanh phải giao nhiệm vụ trong phạm vi kế hoạch
- “Báo cáo tổng hợp” xác định doanh số có thực hiên đúng với
kÕ hoạch, xác định các nhân viên hoàn thành vượt mức, không hoàn thành.
15
Trang 16Chuyên đề thực tập
2.3.3 Lưu đồ kinh doanh của công ty
Kế hoạch kinh
đồng
Lưu hồ sơ Phân loại lại Đánh giá kế hoạch
Phê duyệt 16
Trang 17Chuyên đề thực tập
2.3.4 Lưu đồ hoạt động Marketing của công ty
Kế hoạch kinh
giám đốc
Kế hoạch kiêm
phiếu giao việc Trưởng bộ phận kinh doanh, giám
đốc Liên hệ khách
và ký HD Lưu hồ sơ, Phân loại lại, Đánh giá kế hoạch
Phê duyệt 17
Trang 18Chuyên đề thực tập
2.4 Quy trình chuyển giao công nghệ
STT Tiến trình tư vấn và chuyển giao phần mềm Năng lực và cách
thức thực hiện
2 Ghi nhận và tư vấn giải pháp tổng thể (Quản lý,
tổ chức, công tác kế toán, tài chính, thuế …) Chuyên viên tư vấn Goldstar
4 Khảo sát chi tiết phần cứng và yêu cầu đặc thù Lập trình viên, chuyên
gia tư vấn triển khai.
5 Thống nhất giải pháp tổng thể và chi tiết Chuyên viên tư vấn
triển khai
6 Chuyển giao và đào tạo dựa trên hoạt động
thực của khách hàng, chứng minh kết quả theo
giải pháp và yêu cầu đã được thống nhất.
Kỹ thuật triển khai Goldstar
chăm sóc khách hàng Goldstar
- Hội thảo chuyên môn
- Hội nghị khách hàng
18
Trang 19ty cổ phần phần mềm GoldStar là một công ty đang áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình làm việc của mình Những công nghệ mới như công nghệ 1C, ngôn ngữ Visual Fox professional, SQL server, C# được công ty đưa vào trong quá trình lập trinh các phần mềm Để dễ tiếp thu các công nghệ
mà công ty đang áp dụng, cũng như cọ xát với cách làm việc ở đây em đã
chọn đề tài: “Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý bán hàng” Một chương
trình mà công ty cũng đang tiến hành phân tích và thiết kế
3.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài: “Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý bán hàng” nhằm đưa ra
một giải pháp về việc quản lý bán hàng, giúp công việc đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Như ta đã biết, hiện nay công việc bán hàng phần lớn là được thực hiện một cách thủ công bằng giấy bút, một số nơi dùng excel Các phương pháp đấy mất nhiều thời gian, không chuyên nghiệp, đưa ra báo cáo không xát yêu cầu của nhà quản lý Với một nơi có số lượng hàng hoá lớn thì các phương pháp trên thể hiện rõ nhược điểm của mình.
Với phần mềm quản lý bán hàng nó sẽ giúp quản lý bán hàng được tốt hơn, giảm nhẹ thao tác tính toán, nhập liệu đơn thuần, đưa ra báo cáo nhanh chóng theo yêu cầu của nhà quản lý Đây cũng là mục tiêu cao nhất của phần mềm cũng như của đề tài này.
19
Trang 20Chuyên đề thực tập
3.3 Yêu cầu của đề tài
3.3.1 Ngôn ngữ: Visual Basic 6
Dùng VB6 là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows VB6 cung cấp cho người sử dụng một công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hoá việc triển kkai lập trình ứng dụng cho MSWindows Visual Basic với phần “Visual” đề cập đến phương pháp được sử dụng để tạo giao diện đồ hoạ người dùng Có sẵn những bộ phận hình ảnh gọi là controls, ta tha hồ sắp đặt
vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình gọi là form Phần “Basic” đề cập đến ngôn ngữ BASIC một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, được chế ra cho các khoa học gia (những người không có thì giờ
để học lập trình điện toán) dùng.
Hiện nay Visual basic chứa đến hàng trăm câu lệnh (commands), hàm (functions) và từ khoá (keywords) Những người mới bắt đầu có thể viết chương trình bằng cách học chỉ một vài commands, functions và keywords Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWdows nào khác.
3.3.2 Cơ sở dữ liệu: Access
Những HQTCSDL đang được dùng nhiều nhất là Microsoft Access, Microsoft Visual FoxPro, Microsoft SQL Server và Oracle Theo đánh giá của báo PC World vào năm 2000 thì Microsoft Access đã giành được phần chia lớn nhất trên thị trường Phiên bản đầu tiên của Access ra đời năm 1989 Từ
đó đến nay Access đã không ngừng cải tiến và đã có các phiên bản mang số hiệu 1.0, 1.1, …, 7.0, Access 95,…, Access 2003 và phiên bản mới nhất là Access 2007.
Microsoft Access là một thành phần của chùm phần mềm Microsoft Office Professional, vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn,
20
Trang 21Chuyên đề thực tập
dải công cụ (Toolbar) và hộp thoại đều rất tương tự như các ứng dụng khác của Office mà phần lớn các bộ văn phòng quen dùng Việc trao đổi dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows như Excel, Word, Visual Foxpro, SQL Server, Oracle, HTML, XML… cũng rất thuận tiện.
Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về
cơ sở dữ liệu Có thể dùng Access để phát triển 6 loại ứng dụng phổ biến nhất,
đó là:
1) ứng dụng cá nhân
2) ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ
3) ứng dụng trong nội bộ từng phòng ban
4) ứng dụng cho toàn công ty
5) ứng dụng ở tuyến trước (front-end) cho các cơ sở dữ liệu theo mô hình khách/chủ trên phạm vi toàn doanh nghiệp
6) ứng dụng trên mạng nội bộ của một cơ quan (intranet) và mạng máy tính quốc tế (internet).
3.4 Các dữ liệu đầu vào của chương trình (Các loại phiếu nhập, xuất)
Thông tin nhập: Danh mục nhà cung cấp, Danh mục khách hàng, Danh mục hàng hoá, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
3.5 Các dữ liệu đầu ra của chương trình (các loại báo cáo)
- Báo cáo Doanh thu theo ngày, tháng, quý, năm.
- Báo cáo Công nợ khách hàng
21
Trang 23Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY
DỰNG PHẦN MỀM
1 Khái quát về hệ thống thông tin
1.1 Định nghĩa và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu…thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage).
Mô hình hệ thống thông tin
Như hình trên minh họa, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra.
Kho dữ liệu 23
Trang 24- Những hệ thống thông tin phi chính thức của một tổ chức bao chứa các
bộ phận gần giống như hệ thống đánh giá các cộng sự của ông chủ tịch một doanh nghiệp Tập hợp các hoạt động xử lý như gửi và nhận thư, ghi chép dịch vụ, các cuộc nói chuyện điện thoại, các cuộc tranh luận, các ghi chú trên bảng thông báo và các bài báo trên báo chí và tạp chí là các hệ thông tin phi chính thức.
1.2 Phân loại hệ thống thông tin trong một tổ chức
Có hai cách phân loại các HTTT trong các tổ chức hay được dung Một cách lấy mục đích phục vụ của thông tin đầu ra để phân loại và một cách lây nghiệp vụ mà nó phục vụ làm cơ sỏ để phân loại.
1.2.1 Phân theo mục đích của thông tin đầu ra
Mặc dù rằng các hệ thống thường sử dụng các công nghệ khác nhau nhưng chúng phân biệt nhau trước hết bởi loại hoạt động mà chúng trợ giúp Theo cách này có năm loại: Hệ thống xử lý giao dịch, Hệ thống thông tin quản
lý, Hệ thống trợ giúp ra quyết định, Hệ chuyên gia và Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing System)
24
Trang 25Chuyên đề thực tập
Như chính tên của chúng đã nói rõ các hệ thống xử lý giao dịch xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của nó Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đó Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả dữ liệu cho phép theo mức tác nghiệp Có thể kể ra các hệ thống thuộc loại này như Hệ thống trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hóa đơn, theo dõi khách hàng, theo dõi nhà cung cấp, đăng ký môn theo học của sinh viên, co mượn sách và tài liệu trong một thư viện, cập nhật tài khoản ngân hàng và tính thuế phải trả của những người nộp thuế…
- Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System)
Là những hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược Chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn tài liệu ngoài tổ chức Nói chung chúng tạo ra các báo cáo cho nhà quản lý một cách định kì hoặc theo yêu cầu Các báo cáo này tóm lược tình hình về một mặt đặc biệt nào đó của tổ chức Các báo cáo này thường có tính so sánh, chúng làm tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự kiến trước, tình hình hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời của các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp,
dữ liệu hiện thời với dữ liệu lịch sử Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sản sinh từ các hệ xử lý giao dịch do đó chất lượng thông tin mà nó sản sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành tốt hay xấu của hệ xử lý giao dịch Hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chi tiêu, theo dõi năng suất hoặc sự vắng mặt của nhân viên, nghiên cứu về thị trường…là các hệ thống thông tin quản lý.
- Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS (Decision Support System)
25
Trang 26Chuyên đề thực tập
Là những hệ thống được thiết kế với mục đích rõ rang là trợ giúp các hoạt động ra quyết định Quá trình ra quyết định thường được mô tả như là một qui trình được tạo thành từ ba giai đoạn: Xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các phương án giải quyết và lựa chọn một phương án Về nguyên tắc, một hệ thống trợ giúp ra quyết định phải cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định rõ tình hình mà một quyết định cần phải ra Thêm vào đó
nó còn phải có khả năng mô hình hóa để có thể phân lớp và đánh giá các giải pháp Nói chung đây là các hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu và sử dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình hình.
- Hệ thống chuyên gia ES (Expert System)
Đó là những hệ thống cơ sở trí tuệ, có nguôn gốc từ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó Hệ thống chuyên gia được hình thành bởi một cơ sở trí tuệ và một động cơ suy diễn Có thể xem lĩnh vực hệ thống chuyên gia như là mở rộng của những hệ thống đối thoại trợ giúp ra quyết định có tính chuyên gia hoặc như một sự tiếp nối của lĩnh vực hệ thống trợ giúp lao động trí tuệ Tuy nhiên đặc trưng riêng của nó nằm ở việc sử dụng một số kĩ thuật của trí tuệ nhân tạo, chủ yếu là kỹ thuật chuyên gia trong cơ sở trí tuệ bao chứa các sự kiện và các quy tắc được chuyên gia sử dụng.
- Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for Competitive Advantage)
Hệ thống thông tin loại này được sử dụng như một trợ giúp chiến lược Khi nghiên cứu một hệ thống thông tin mà không tính đến những lý do dẫn đến sự cài đặt nó hoặc cũng không tính đến môi trường trong đó nó được phát triển, ta nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là một hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết định hoặc một hệ chuyên gia Hệ
26
Trang 27Chuyên đề thực tập
thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh được thiết kế cho những người sử dụng là những người ngoài tổ chức, có thể là một khách hàng, một nhà cung cấp và cũng có thể là một tổ chức khác của cùng ngành công nghiệp…(rong khi ở bốn loại hệ thông trên người sử dụng chủ yếu là các bộ trong tổ chức) Nếu như những hệ thống được xác định trước đây có mục đích trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức thì hệ thống tăng cường sức cạnh tranh là các công cụ thực hiện các ý đồ chiến lược (vì vậy có thể gọi là hệ thống thông tin chiến lược) Chúng cho phép tổ chức thành công trong việc đối đầu với các lực lượng cạnh tranh thể hiện qua khách hàng, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp cạnh tranh mới xuất hiện, các sản phẩm thay thế và các
tổ chức khác trong cùng một ngành công nghiệp.
1.2.2 Phân loại HTTT trong tổ chức doanh nghiệp
Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ.
Có thể xem bảng phân loại các HTTT trong một doanh nghiệp snr xuất để hiểu cách phân chia này.
Bảng 1.2: Phân loại hệ thống thông tin theo lĩnh vực và mức ra
quyết định.
Tài chính
chiến lược Marketing chiến lược Nhân lực chiến lược Kinh doanh và sản xuất chiến lược Hệ
thống thông tin văn phòng
Trang 28Chuyên đề thực tập
1.3 Tầm quan trọng của HTTT hoạt động tốt
Như chúng ta đã thấy trước đây, quản lý có hiệu quả một tổ chức dựa phần lớn vào chất lương thông tin do các hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém của một HTTT sẽ là nguồn gốc gây
ra những hậu quả xấu nghiêm trọng Sau đây là một ví dụ minh họa cho điều đó.
Hệ thống đặt vé máy bay là rất quan trọng cho hoạt động của một công ty hàng không hiện đại Một sự hỏng hóc của hệ thống này có thể phá
vỡ nghiêm trọng các hoạt động khác của công ty và trong một số trường hợp còn gây ra đổ vỡ trầm trọng Hệ thống đặt chỗ không chỉ là riêng có của các công ty hàng không, nhiều loại hoạt động kinh doanh khác cũng cần tới hệ thống kiểu đó Ví dụ hệ thống đặt phòng hội nghị Sự hoạt động kém như vậy của một hệ thống sẽ dẫn đến một hậu quả khó lường.
Hoạt động tốt hay xấu của một HTTT được đánh giá thông qua chất lượng của thông tin mà nó cung cấp Tiêu chuẩn của chất lượng thông tin như sau:
Độ tin cậy thể hiện các mặt về độ xác thực và chính xác Thông tin
về độ tin cậy tất nhiên là gây ra cho tổ chức những hậu quả tồi tệ Chẳng hạn
hệ thống lập hóa đơn bán hàng có nhiều sai sót, nhiều khách hàng kêu ca về số tiền phải trả ghi cao hơn giá trị thực mua sẽ dẫn đến hình ảnh xấu về cửa hàng,
28
Trang 29Chuyên đề thực tập
lượng khách hàng bán sẽ giảm và doanh số bán sẽ sụt xuống Nếu số trường ghi trong hóa đơn thấp hơn số tiền phải trả, trong trường hợp này chẳng có khách hàng nào than phiền tuy nhiên cửa hàng sẽ bị thất thu.
Tính đầy đủ:
Tính đầy đủ của thông tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý Nhà quản lý sử dụng một thông tin không đầy đủ có thể dẫn đến những quyết định và hành động không đáp ứng tình hình thực tế đòi hỏi.
Chẳng hạn một nhà sản xuất ghế tựa yêu cầu báo cáo về số lượng ghế làm ra mỗi tuần Để so sánh, báo cáo cũng có nêu ra số lượng ghế làm ra của tuần trước đó và của cùng kỳ năm trước Ông chủ thấy số lượng ghế làm ra tăng đều và có thể cho rằng tình hình sản xuất tương đối là tốt đẹp Tuy nhiên trong thực tế có thể hoàn toàn khác HTTT chỉ cung cấp số lượng ghế làm ra mà không cho biết tí gì về năng suất Ông chủ sẽ phản ứng ra sao khi trên thực tế
số giờ lao động thêm rất lớn, tỷ lệ nguyên vật liệu hao phí lớn khi công nhân làm ciệc quá nhanh Một sự không đầy đủ của hệ thống thông tin như vậy sẽ làm hại cho doanh nghiệp.
29
Trang 30Chuyên đề thực tập
Tính được bảo vệ:
Thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức cũng như vốn và nguyên vật liệu Thật hiếm có doanh nghiệp nào mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận với vốn và nguyên vật liệu Và cũng phải làm như vậy với thông tin Thông tin phải được bảo vệ và chỉ những người có quyền mới được tiếp cận với thông tin Sự thiếu an toàn về thông tin cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho tổ chức
Tính kịp thời:
Thông tin có thể là tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an toàn nhưng vẫn không có ích nếu chúng không được gửi tới người sử dụng vào lúc cần thiết Một công đoàn có thể biểu tình nếu việc phiếu trả lương phát chậm nhiều lần, một cửa rút tiền tự động có thời gian trả lời 5 phút thì sẽ mất khách hàng rất nhanh.
Làm thế nào để có một hệ thống thông tin hoạt đông tốt có hiệu quả cao
là môt trong những công việc của bất kỳ nhà quản lý hiện đại nào Để giải quyết vấn đề đó cần phải xem xét cơ sở kỹ thuật cho các HTTT và phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt HTTT
1.4 Các công đoạn phát triển hệ thống thông tin
Phương pháp được trình bày ở đây có 7 giai đoạn Mỗi giai đoạn bao gồm một dãy các công đoạn được liệt kê kèm theo dưới đây Cần phải lưu ý rằng kể từ đây trở đi cuối mỗi giai đoạn là cần kèm theo việc ra quyết định về việc tiếp tục hay chấm dứt sự phát triển hệ thống Quyết định này được trợ giúp dựa vào nội dung báo cáo mà phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên trình bày cho nhà sử dụng Phát triển hệ thống là một quá trình lặp Tuy theo kết quả của một giai đoạn có thể, và đôi khi là cần thiết, phải quay về giai đoạn trước để khắc phục các sai sót Một số nhiệm vụ được thực hiện trong
30
Trang 31Chuyên đề thực tập
suốt quá trình; đó là việc lặp kế hoạch cho giai đoạn tới, kiểm soát những nhiệm vụ đã hoàn thành, đánh giá dự án và lập tài liệu về hệ thống và về dự án.
Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu
Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hôi đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống Giai đoạn này được thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn Nó bao gồm các công đoạn sau:
a) Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu
b) Làm rõ yêu cầu
c) Đánh giá khả năng thực thi.
d) Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu.
Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết
Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của
hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của các vấn
đề đó, xác định những đòi hỏi va những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới cần đạt được Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ quyết định tiếp tục tiến hành hay thôi phát triển một hệ thống mới Để làm những việc đó giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau đây:
a) Lập kế hoạch phân tích chi tiết.
b) Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại.
c) Nghiên cứu hệ thống thực tại.
d) Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp.
e) Đánh giá lại tính khả thi
31
Trang 32Chuyên đề thực tập
f) Thay đổi lại đề xuất của dự án.
g) Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết.
Giai đoạn 3: Thiết kế logic
Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ những vấn đề của hệ thông thực tế và đạt những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra (nội dung của Outputs), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các
xử lý và hợp thức hóa sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Inputs) Mô hình logic sẽ phải được những người sử dụng xem xét và chuẩn y Thiết kế logic bao gồm các công đoạn sau:
a) Thiết kế cơ sở dữ liệu
b) Thiết kế xử lý.
c) Thiết kế các luồng dữ liệu vào.
d) Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic.
e) Hợp thức hóa mô hình logic.
Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp
Mô hình logic của hê thông mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm Khi
mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên phải nghiêng về các phương tiện để thực hiện hệ thống này Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hóa mô hình logic Mỗi một phương án là một phác họa của mô hình vật lý ngoài của
hệ thống nhưng chưa phải là một mô tả chi tiết Tất nhiên là người sử dung sẽ thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn dựa trên mô hình vật lý ngoài được xây dựng chi tiết nhưng chi phí cho việc tạo chúng là rất lớn.
Để giúp những người sử dụng lựa chọn giải pháp vật lý thỏa mãn tốt hơn các mục tiêu đã đặt ra trước đây, nhóm phân tích viên phải được đánh giá
32
Trang 33Chuyên đề thực tập
các chi phí và lợi ích (hữu hình và vô hình) của mỗi phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể Một báo cáo sẽ được trình lên những người sử dụng và một buổi trình bày sẽ được thực hiện Những người sử dụng sẽ chọn lấy một phương án tỏ ra đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức Sau đây là các công đoạn của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp:
a) Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức.
b) Xây dựng các phương án của giải pháp.
c) Đánh giá các phương án của giải pháp.
d) Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp.
Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài
Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn Thiết kế vật lý ngoài bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: Trước hết là môt tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thông mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; và tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng, nó mô tả cả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hóa Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài là:
a) Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài.
b) Thiết kế chi tiết các giao diện (vào, ra).
c) Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hóa.
d) Thiết kế các thủ tục thủ công.
e) Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài.
Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hóa của HTTT, có nghĩa là phần mềm Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tài liệu như bản hướng dẫn sử dụng và thao tác
33
Trang 34e) Chuẩn bị tại liệu
Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác
Cài đặt hệ thống là pha trong đó việc chuyển từ hê thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những
va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận Giai đoạn này bao gồm các công đoạn:
a) Lập kế hoạch cài đặt.
b) Chuyển đổi.
c) Khai thác và bảo trì.
d) Đánh giá.
1.5 Công cụ chính dùng cho việc phân tích và thiết kế HTTT
1.5.1 Sơ đồ luồng thông tin IFD (information Flow Diagram)
34
Trang 35Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức hoạt động Nghĩa là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin:
Tự động
Thủ công
Tin học hoá
Tài liệu
Trang 361.5.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Giống như sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả chính hệ thống thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng Sơ đồ DFD là sự thể hiện
sơ đồ các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm, và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý Sơ
đồ luồng dữ liệu đơn thuần mô tả hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Một số ký pháp cơ bản dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng bốn loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.
Các mức của sơ đồ DFD
- Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện khái quát nội dung chính của
hệ thống thông tin Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần
Tên người/ bộ phận phát/ nhận tin
Nguồn hoặc đích Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu
Tên tiến trình
xử lý
Tiến trình xử lý
Tệp dữ liệu Kho dữ liệu
Trang 37một lần nhìn qua đã nhận ra được tổng quan về hệ thống thông tin Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhật (không cần đánh số các vòng tròn xử lý)
- Phân rã sơ đồ
- Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dïng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ Bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh, phân rã thành sơ đồ mức 0, mức 1
- Quy ước phân rã sơ đồ luồng dữ liệu DFD
- Dòng dữ liệu phải có tên
- Nhiều dữ liệu đi cùng với nhau trên một luồng nhưng ở trên các vật khác nhau nên đặt cùng một tên.
- Đối với các xử lý bắt buộc phải đánh mã
- Các đường mũi tên không cắt nhau, vì thế được phép vẽ lại kho dữ liệu
và đầu mối thông tin.
- Tìm động từ ghi vào xử lý.
- Xử lý bắt buộc phải có ít nhất một luồng vào khác luồng ra
- Một xử lý nếu trình bày bằng ngôn ngữ cấu trúc (chỉ có động từ) chỉ trình bày trên một trang A4.
- Trên một sơ đồ luồng thông tin để tối đa bảy xử lý Các xử lý trên một sơ
đồ luồng dữ liệu DFD phải cùng mức.
- Bảo đảm cân đối vào - ra.
- Gọi xử lý mức cuối cùng là xử lý nguyên thuỷ.
Trang 382 Những khái niệm cơ bản về công nghệ phần mềm
2.1 Khái niệm về phần mềm
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về phần mềm, tùy theo cách ta tiếp cận với hệ thống Xét một cách đơn giản, ta có thể xem phần mềm bao gồm các câu lệnh và các cấu trúc dữ liệu thích hợp để thực hiện những chức năng mong muốn; và các tài liệu mô tả thao tác và cách sử dụng chương trình.
- Xét theo nghĩa rộng, phần mềm là tất cả các kỹ thuật làm cho việc sử
dụng phần cứng máy tính đạt hiệu quả cao,bao gồm:
- Nhóm các kỹ thuật, phương pháp luận: Các khái niệm, các trình tự thiết
kế và phát triển, các phương pháp tiếp cận vấn đề, đặc tả yêu cầu, thiết kế hệ thống, kiểm thử,
- Nhóm các chương trình: bao gồm các câu lệnh và các cấu trúc dữ liệu thích hợp để thực hiện những chức năng mong muốn Có hai loại là phầm mềm
cơ bản và phần mềm ứng dụng Phần mềm cơ bản có chức năng cung cấp môi trường thao tác dễ dàng cho người sử dụng nhằm tăng hiệu năng xử lý của phần cứng Còn phần mềm ứng dụng dùng để xử lý nghiệp vụ thích hợp nào đó.
- Nhóm các tài liệu: Gồm các tư liệu mô tả thao tác và cách sử dụng chương trình và một số tài liệu khác: điều kiện kiểm thử, vận hành, bảo trì, FAQ
- Các kinh nghiệm, khả năng, kỹ năng của kỹ sư (know-how)
Nhóm các
kỹ thuật, phương pháp luận Nhóm
các chương trình
Nhóm các tư liệu Kinh nghiệm kỹ
sư, know-how
Trang 39Trong công nghệ phần mềm khái niệm phần mềm được hiểu theo định nghĩa sau (theo định nghĩa của một nhà tin học Mỹ Roger Pressman) Phần mềm
là một tổng thể bao gồm 3 yếu tố:
- Các chương trình máy chính
- Các cấu trúc dữ liệu sử dụng trong chương trình ấy
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm
2.2 Vòng đời phát triển của phần mềm
Vòng đời phần mềm là thời kì tính từ khi phần mềm được tạo ra cho đến khi chết đi (từ lúc hình thành đáp ứng yêu cầu, vận hành, bảo dưỡng cho đến khi loại bỏ không dùng nữa).
Vòng đời phần mềm chia thành 5 pha chính: phân tích,thiết kế, chế tạo, kiểm thử và bảo trì.
- Phân tích: nhằm hiểu được lĩnh vực thông tin, chức năng, hành vi, tính năng và giao diện của phần mềm sẽ phát triển Cần phải tạo tư liệu và bàn thảo với khách hàng.
- Thiết kế: là quá trình nhiều bước với 4 thuộc tính khác nhau của một chương trình: cấu trúc dữ liệu, kiến trúc phần mềm, biểu diễn giao diện và thuật toán Cần tư liệu hóa và là 1 phần quan trọng của cấu hình phần mềm.
- Chế tạo (lập trình): chuyển thiết kế thành chương trình máy tính bới 1 ngôn ngữ nào đó.
- Kiểm thử: Kiểm tra các chương trình và moodun cả về logic bên trong và chức năng bên ngoài nhằm phát hiện ra lỗi và đảm bảo với đầu vào xác định thì cho kết quả mong muốn.
Trang 40- Bảo trì: Đáp ứng những thay đổi, nâng cấp phần mềm đã phát triển do sự thay đổi của môi trường, nhu cầu
Mô hình thác nước:
2.3 Các ngôn ngữ trong thiết kế phần mềm
Sau giai đoạn thiết kế chuyển sang giai đoạn thi công phần mềm mà bản chất của nó là lựa chọn một ngông ngữ để dịch từ bản vẽ thiết kế thành một chương trình làm việc Người ta chia ngôn ngữ phần mềm thành các thế hệ:
- Ngôn ngữ máy tính:
Trong giai đoạn đầu khi máy tính mới ra đời các chương trình được viết trên ngôn ngữ của máy tính điện tử Cụ thể là khi chương trình chạy trên ngôn ngữ nào ta phải học ngôn ngữ đó để biểu diễn chương trình Chương trình thuần túy viết dưới dạng các dãy số, máy tính có thể hiểu ngay các chương trình này.
- Ngôn ngữ thuật toán
Từ ngôn ngữ máy người ta chuyển sang viết chương trình bằng các ngôn ngữ thuật toán Đây là các ngôn ngữ được viết bằng tiếng Anh nhưng bản than máy tính thì không thể hiểu được các câu lệnh này dẫn đến việc thiết kế các chương trình dịch, dịch từ ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy Các ngôn ngữ tiêu biểu trong thế hệ 2: BASIC và FORTRAN
Trong đó BASIC với các phiên bản trong máy tính gồm: BASICA, QBASIC, GWBASIC.
FORTRAN thì có : FORTRAN base và FORTRAN 77.