1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản qua các hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP

44 39 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 396,84 KB

Nội dung

Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản qua các hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản qua các hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản qua các hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản qua các hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản qua các hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản qua các hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-✪ -BÀI THẢO LUẬN Môn: Hội nhập kinh tế quốc tế

Đề tài: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh thực thi Hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP

Lớp học phần: 2108ITOM2011 Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN 3

I TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN 3

II LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN 3

CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC HIỆP ĐỊNH AJCEP, VJEPA VÀ CPTPP 6

I HIỆP ĐỊNH AJCEP 6

1 Tổng quan về hiệp định AJCEP 6

1.1 Giới thiệu chung về hiệp định 6

1.2 Nguyên tắc 6

1.3 Mục tiêu 7

1.4 Nội dung 7

1.5 Các cam kết nổi bật của hiệp định về vấn đề kinh tế 8

2 Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản qua hiệp định AJCEP 9

2.1 Các cam kết về kinh tế của Việt Nam - Nhật Bản 9

2.1.1 Về phía Việt Nam 9

2.1.2 Về phía Nhật Bản 11

2.2 Quá trình thực thi 11

2.3 Đánh giá tác động của hiệp định AJCEP tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 12

2.3.1 Tác động tích cực 12

2.3.2 Tác động tiêu cực 14

II HIỆP ĐỊNH VJEPA 16

1 Tổng quan về hiệp định VJEPA 16

1.1 Giới thiệu chung về hiệp định 16

Trang 3

1.2 Bối cảnh hình thành 16

1.3 Mục tiêu 17

1.4 Nội dung Hiệp định: 17

1.5 Các cam kết nổi bật về vấn đề kinh tế: 17

2 Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản qua hiệp định VJEPA 18

2.1 Các cam kết về kinh tế của Việt Nam - Nhật Bản 18

2.1.1 Về thương mại hàng hóa: 18

2.2 Quá trình thực thi 20

2.3 Đánh giá tác động của hiệp định VJEPA tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 21

2.3.1 Tác động tích cực 21

2.3.2 Tiêu cực 24

III HIỆP ĐỊNH CPTPP 25

1 Tổng quan về hiệp định CPTPP 25

1.1 Giới thiệu chung về hiệp định 25

1.2 Bối cảnh hình thành 26

1.3 Nội dung 26

1.4 Mục tiêu 27

1.5 Các cam kết nổi bật của hiệp định về vấn đề kinh tế 27

2 Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản qua hiệp định CPTPP 29

2.1 Các cam kết về kinh tế của Việt Nam - Nhật Bản 29

2.2 Quá trình thực thi 31

2.3 Đánh giá tác động của hiệp định CPTPP tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 32

2.3.1 Tác động tích cực 32

2.3.2 Tác động tiêu cực 35

CHƯƠNG III TỔNG KẾT 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 38

Trang 4

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

NHÓM 4

1 18D130165 Nguyễn Thu Hương (NT)

Làm nội dung + word

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài này nhóm 4 chúng em đã nhận được nhiều sựgiúp đỡ đặc biệt đến từ thầy giáo phụ trách giảng dạy bộ môn Hội nhập kinh tế quốc tếcủa chúng em là thầy Vũ Anh Tuấn Cảm ơn thầy đã quan tâm và giành thời gian hướngdẫn chúng em, giải đáp những thắc mắc của chúng em trong quá trình thực hiện đề tài đểchúng em có thể hoàn thành tốt đề tài của nhóm

Nhờ có sự trợ giúp từ thầy và sự cố gắng của các thành viên trong nhóm, nhómchúng em đã đạt được những thành tựu nhất định với đề tài thảo luận Xong bên cạnh đó

đề tài của chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót nên chúng em mong thầy và các bạn sẽ đónggóp ý kiến, chỉ ra những thiếu sót để đề tài của chúng em hoàn thiện hơn Chúng em xinchân thành cảm ơn!

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hội nhập kinh tếquốc tế trở thành một quy luật tất yếu Việt Nam, với vị thế là một quốc gia non trẻ, đangtrên đà phát triển đã và đang từng ngày nỗ lực hết sức mình để hòa nhập với dòng chảycủa nền kinh tế thế giới Và trong những năm qua, hội nhập kinh tế của Việt Nam đã đạtđược một số thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội củađất nước Chúng ta đã thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với nhiềuquốc gia khác nhau, tham gia nhiều tổ chức và kí kết các Hiệp định quan trọng, có tầmảnh hưởng lớn về kinh tế, nổi bật gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương CPTPP Qua đó, sợi dây liên kết về kinh tế giữa Việt Nam vàcác nước trên thế giới ngày càng được thắt chặt, đem lại nhiều cơ hội tuy nhiên cũngchứa đựng vô vàn những khó khăn, thách thức Chính vì vậy, để làm rõ hơn về vấn đềnày, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài: “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản qua cáchiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP” Lý do để lựa chọn Nhật Bản và các hiệp định nêutrên bởi từ trước đến nay, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác kinh tế quan trọnghàng đầu của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới, cùng với đó, Nhật Bản còntham gia cả 3 hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP, đây đều là những hiệp định lớn màViệt Nam đã ký kết, mang tính quyết định đến mục tiêu chiến lược cũng như sự phát triểnbền vững của quốc gia Vậy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật bản đã thay đổi nhưthế nào qua các Hiệp định? Những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam trongtiến trình thực thi ra sao, tác động đến Việt Nam như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìmhiểu ngay sau đây!

Trang 7

II LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN

Là hai quốc gia cùng nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam và NhậtBản có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có truyền thống giao lưu văn hóa và thương mại

từ sớm, tạo cơ sở phát triển mạnh mẽ quan hệ song phương sau này Mối quan hệ ViệtNam- Nhật Bản có bước ngoặt lớn từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973

và phát triển không ngừng từ đó đến nay Vào những năm 1990, để phục vụ cho việc táithiết Việt Nam, Nhật Bản đã tập trung hỗ trợ phát triển các CSHT có quy mô lớn nhưđường xá, nhà máy điện,v.v…Đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam, từ năm 2000đến nay, Nhật Bản đã triển khai hỗ trợ Việt Nam xây dựng và cải thiện cơ cấu tổ chức,phát triển CSHT và đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự tăng trưởng bền vững của nềnkinh tế Trong đó có nhiều dự án giao thông, cầu đường trọng điểm như Dự án cầu ThanhTrì (1998-2005), Dự án xây dựng cầu Cần Thơ (2000-2010), Dự án đường vành đai 3 TP

Trang 8

Hà Nội (2007-2011) và hàng loạt các dự án lớn khác nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa,đẩy nhanh khả năng cạnh tranh, xây dựng xã hội công bằng.

Từ 1995 đến nay, Nhật bản luôn là nước tài trợ ODA lớn nhất trong các nhà tài trợsong phương cho Việt Nam Tính từ năm 1992 đến 2011, tổng vốn ODA Nhật Bản tài trợcho nước ta lên tới 2 nghìn tỷ yên, chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các nhà tài trợquốc tế dành cho Việt Nam Đối với Nhật Bản, việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện tái thiếtđất nước và tăng trưởng kinh tế được coi là sứ mệnh quan trọng Không chỉ hỗ trợ vềphần cứng, Nhật Bản còn giúp Việt Nam tạo ra một môi trường khuyến khích đầu tưnước ngoài với dự án về hoạch định chiến lược phát triển kinh tế thị trường, hoàn thiện

cơ chế chính sách Trong lĩnh vực an sinh xã hội, Nhật Bản cũng chú trọng hỗ trợ trên cảhai phương diện xây dựng CSHT và đào tạo nguồn nhân lực với các dự án ở 3 bệnh việntuyến Trung ương: BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế; nâng cao năng lựcphòng chống các bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm gia cầm; bảo vệ môi trường Vịnh HạLong,

Còn về phía Việt Nam cũng dành sự quan tâm đặc biệt với Nhật Bản Chính phủcũng như nhân dân Việt Nam luôn đánh giá cao những hỗ trợ mà đất nước mặt trời mọcdành cho Việt nam trong tất cả các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, GTVT, phát triển đô thị, ytế, Năm 2011, khi Nhật bản phải hứng chịu thảm họa kinh hoàng từ động đất và sóngthần, Việt Nam cũng đã nhiệt tình hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần

Có thể nói, hiện nay, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất tronglịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao Không thể phủ nhận rằng,Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam vàngược lại Việt Nam cũng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản Đáng chú ý, tronghơn 10 năm qua, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển rất mạnh mẽ Tất cả các sốliệu về sự hợp tác giữa hai nước đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư,thương mại và giao lưu nhân dân Điều đó cho thấy quan hệ Việt-Nhật đã trở thành kiểumẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, tạo ra nền tảng cho sự hợp tác vì ổnđịnh và hòa bình của khu vực Đông Nam Á và khu vực rộng lớn hơn Nhật Bản là đối tác

du lịch thứ ba, thương mại lớn thứ tư của Việt Nam Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9

Trang 9

tháng năm 2020 đạt 28,6 tỷ USD; nhập khẩu đạt 14,6 tỷ USD; xuất khẩu đạt 14 tỷ USD.

Về đầu tư trực tiếp, lũy kế đến tháng 9/2020, Nhật Bản có 4.595 dự án FDI còn hiệu lựctại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số 136quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 9 tháng năm 2020, Nhật Bản có 209 dự

án cấp mới, 100 dự án tăng vốn và 448 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là1,73 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn nhất,tổng giá trị vay cho đến tháng 12/2019 là 2.578 tỷ Yên (tương đương khoảng 23,76 tỷUSD, chiếm 26,3% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ)

Với những gì đạt được, có thể nói mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đang ởgiai đoạn phát triển tốt đẹp nhất Sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam

và Nhật Bản đã trở thành hai quốc gia gắn bó tin cậy trong khuôn khổ Đối tác chiến lượcsâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á

Trang 10

CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN QUA

CÁC HIỆP ĐỊNH AJCEP, VJEPA VÀ CPTPP

I HIỆP ĐỊNH AJCEP

1 Tổng quan về hiệp định AJCEP

1.1 Giới thiệu chung về hiệp định

- Hiệp định AJCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trongnhiều lĩnh vực gồm có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế Trước đóhai bên đã ký Hiệp định khung về đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản năm2003

- Hiệp định AJCEP - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Japan Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là AJCEP

- Hiệp định AJCEP hay còn gọi là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN –

Nhật Bản, được kí vào ngày 3 tháng 4 năm 2008 và có hiệu lực thực hiện ngày15/8/2008

Hiệp định thừa nhận vai trò của các hiệp định thương mại khu vực trong việc đẩynhanh tự do hóa khu vực và toàn cầu trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương,khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo hiệp định WTO và các hiệp định,thỏa thuận song phương, khu vực và đa phương

Hiệp định AJCEP quyết tâm thiết lập khuôn khổ pháp lý cho quan hệ đối tác kinh tếtoàn diện giữa các bên

1.2 Nguyên tắc

- Hiệp định AJCEP phải có sự tham gia của tất cả các Quốc gia thành viên ASEAN

và Nhật Bản điều chỉnh nhiều lĩnh vực, tập trung vào tự do hóa, thuận lợi hóa hợp táckinh tế

- Sự hợp nhất, đoàn kết và hội nhập của ASEAN phải được duy trì khi thành lậpAJCEP

Trang 11

- Dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho các Quốc gia ASEAN, đặc biệt là các quốcgia thành viên ASEAN mới do thừa nhận trình độ phát triển kinh tế khác nhau, linh hoạt

bổ sung sẽ được dành cho các quốc gia thành viên mới

- các Bên thừa nhận các quy định trong Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng WTO vềcác biện pháp hỗ trợ các nước kém phát triển nhất ;

- Linh hoạt để xử lý các vấn đề nhạy cảm của từng Quốc gia thành viên ASEAN vàNhật Bản; và

- Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực là những thành phần quan trọng trong hợptác kinh tế theo quy định của Hiệp định này

1.3 Mục tiêu

- Từng bước tự do hóa và tạo thuận lợi thương mại hàng hóa giữa các bên

- Cải thiện các cơ hội đầu tư và bảo đảm bảo hộ vốn đầu tư và cá hoạt động đầu tưcủa các bên

- Thiết lập khuôn khổ tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm hỗ trợ hội nhập kinh tếASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩythương mại và đầu tư giữa các bên

1.4 Nội dung

Tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do với ASEAN với mục tiêu biếnASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết các khu vựcsản xuất của Nhật Bản giữa các nước ASEAN

- Tiến hành đàm phán để đạt được lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể

- Tự do hoá 90% kim ngạch trong vòng 10 năm (kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bảnnăm 2006)

- Nhật Bản loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp

- Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệtASEAN- Nhật Bản (Biểu AJCEP) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều

từ thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danhmục nhạy cảm Chính vì vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu AJCEP theotừng năm trong Lộ trình có chiều hướng giảm dần

Trang 12

1.5 Các cam kết nổi bật của hiệp định về vấn đề kinh tế

Điều 52 Các nguyên tắc cơ bản

1 Các Bên sẽ, tùy theo sự sẵn có của nguồn lực cũng như các luật và quy định được

áp dụng của nước mình, tăng cường hợp tác theo Hiệp định này vì lợi ích của các Bênnhằm tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Bên và nâng cao mứcsống người dân của các Bên, có tính đến trình độ phát triển kinh tế khác biệt giữa cácQuốc gia thành viên ASEAN

2 Các Bên sẽ nỗ lực thúc đẩy phát triển khu vực và tiểu vùng thông qua các hoạtđộng hợp tác bao gồm nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, và các hoạt động khác mà cácBên nhất trí

Điều 57 Thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế

1 Các hoạt động hợp tác kinh tế sẽ bao gồm ít nhất hai (2) Quốc gia thành viênASEAN và Nhật Bản

2 Trong điều kiện đã có những quy định tại đoạn 1, các hoạt động hợp tác kinh tếcũng có thể bao gồm một (1) Quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản, miễn là nhữnghoạt động này về bản chất mang tính khu vực và đem lại lợi ích cho các Quốc gia thànhviên ASEAN khác Các hoạt động này phải nhằm mục tiêu thu hẹp khoảng cách về pháttriển kinh tế giữa các Quốc gia thành viên ASEAN hoặc nâng cao mức sống của ngườidân của các Quốc gia thành viên ASEAN hướng tới hội nhập sâu hơn trong ASEAN

3 Các Bên sẽ tiến hành các hoạt động hợp tác tại những thời điểm được các Bênthống nhất

Điều 53 Các lĩnh vực hợp tác kinh tế

Các Bên, trên cơ sở cùng có lợi, sẽ khai thác và thực hiện các hoạt động hợp táckinh tế trong những lĩnh vực sau đây:

(a) Các thủ tục liên quan đến thương mại;

(b) Môi trường kinh doanh;

(c) Sở hữu trí tuệ;

(d) Năng lượng;

(e) Thông tin và Công nghệ Truyền thông;

Trang 13

(f) Phát triển nguồn nhân lực;

(g) Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

(h) Du lịch và Khách sạn;

(i) Vận tải và Logistics;

(j) Nông lâm ngư nghiệp;

Bảng 1: Thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP

Trang 14

Nhìn vào bảng trên, ta thấy danh mục xóa bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xóa bỏthuế quan đối với 62,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm Vào năm 2023 và 2024 (sau

15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xóa bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuếtương ứng Như vậy, vào năm cuối lộ trình (2025) số dòng thuế được xóa bỏ thuế quanchiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết

● Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6%, được duy trì ở mức thuếsuất cơ sở và xuống 5% vào năm 2025

● Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trìmức thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2023)

● Danh mục không xóa bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sởtrong cả lộ trình chiếm 3,3% số dòng thuế

Danh mục loại trừ: Chiếm 6,0% số dòng thuế

● Mức thuế suất cam kết

Bảng 2: Bảng phân tán số dòng thuế xóa bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam

Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP bắt đầu từ năm 2008 vàkết thúc vào năm 2025 Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan

Trang 15

ngành có thể thấy: vào năm 2008 có khoảng 2.468 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan,trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm 94,6%, còn lại là các mặt hàng nông sản.

Sau 10 năm thực hiện (2018) có khoảng 5.846 số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan,trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 91,2%

Kết thúc lộ trình giảm thuế (năm 2025), tổng số dòng thuế được xóa bỏ lên đến8.321 dòng, các mặt hàng công nghiệp chiếm 84,5% số dòng thuế Số dòng thuế đượcxóa bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc cơ khí, hóa chất, kim loại, dệt may,

và sản phẩm nông nghiệp

2.1.2 Về phía Nhật Bản

Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị NK từ Việt Nam trongvòng 10 năm Khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2015, Nhật Bản đã bãi bỏ 923 nhóm thuế quan đối vớihàng nông sản từ Việt Nam Đến năm 2019, có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp đượcxóa bỏ Đối với các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam, hầu hết đã được áp dụng thuếsuất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, bao gồm: linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị,điện thoại, máy tính, điện gia dụng, giấy plastic,

Đến hết lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản sẽ cam kết xóa bỏ 96,45% toàn bộ danhmục thuế quan đối với các mặt hàng này từ Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các mặthàng nông sản, hàng hải, dệt may, thực phẩm, đồ gỗ, linh kiện điện tử,

2.2 Quá trình thực thi

Việt Nam đã hoàn thành Chương trình thực thi Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trongthương mại (TBT) giai đoạn 2011-2015; Xây dựng các tiêu chuẩn đối với hàng xuấtkhẩu; Xây dựng lộ trình hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô

Chủ động điều chỉnh cơ cấu thị trường XNK và thị trường trong nước theo địnhhướng Chiến lược XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đếnnăm 2030; Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướngđến năm 2020 và các Chiến lược phát triển khác đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt

Trang 16

Tiếp tục khai thác các lợi ích, các ưu đãi từ AJCEP và để phát triển nhanh XK vàgiảm nhập siêu Đẩy mạnh XK hàng nông sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng thủ công

mỹ nghệ…vào thị trường Nhật Bản, để tận dụng cơ hội và chia sẻ rủi ro do đang tậptrung quá lớn vào một thị trường Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cáctập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, để tiếp nhận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lựccạnh tranh, tham gia ngày càng sâu hơn vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗigiá trị toàn cầu

Các bộ ngành cũng đã và đang nỗ lực triển khai những công việc cần thiết để thựcthi hiệp định và hỗ trợ doanh nghiệp khai thác lợi ích của các FTA này như nội luật hóacác cam kết; tuyên truyền về tiến trình hội nhập và giải thích các cam kết; nghiên cứu,đánh giá tác động của các FTA Đã có 3.718 thương vụ xuất nhập khẩu (XNK) thông quaHiệp định AJCEP, với kim ngạch 17 tỷ USD, đứng đầu trong số các Hiệp định Thươngmại tự do (FTA) và Hiệp định Thương mại khu vực (RTA) mà Nhật Bản đã ký kết.Trong đó, có rất nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giầy, thủysản…

2.3 Đánh giá tác động của hiệp định AJCEP tới quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản

- Khi Nhật Bản áp dụng thuế NK 0% thay cho 5% thuế hàng dệt, 10% hàng maymặc trước đây giúp ngành Dệt may mang lại giá trị kinh tế lớn cho nước ta Theo số liệu

Trang 17

thống kê trong quý 1/2013, xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trườngNhật Bản đã tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012, lên 530 triệu USD Kết quả này đã đưaNhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của nước ta, vượt qua

cả khối EU Các mặt hàng xuất khẩu tăng cao chủ yếu do xuất khẩu các mặt hàng áothun, áo Jacket, quần, đồ lót của ta tăng mạnh

- Các Doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận các máy móc, thiết bị, nguyênliệu chất lượng cao từ Nhật Bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đầu tư; tận dụngđường cong kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, đào tạo nhân lực giúp chuyển dịch cơcấu kinh tế và thúc đẩy chuyển giao công nghệ

- Theo Bộ Khoa học & Công nghệ, quá trình chuyển giao công nghệ bảo quản CAScủa Nhật Bản có thể giữ được 99,7% chất lượng sau khi thu hoạch được diễn ra qua 3giai đoạn: giai đoạn một từ năm 2013 – 2014 nhằm xây dựng trung tâm công nghệ CASvới 3 sản phẩm được lựa chọn thử nghiệm là: vải, tôm sú và cá ngừ Giai đoạn 2 từ năm

2015 – 2016 sẽ chuyển giao công nghệ cho một số doanh nghiệp hải sản, nông sản ViệtNam Giai đoạn 3 sẽ chuyển giao chế tạo thiết bị CAS tại Việt Nam, đồng thời thành lậpLiên doanh sản xuất và xuất khẩu nông sản, hải sản, thực phẩm Việt Nam bằng côngnghệ CAS tới thị trường Nhật Bản và các nước khác Với những ưu điểm vượt trội, CAS

có khả năng gạt đi mối lo “được mùa mất giá”, giúp nhà sản xuất lưu trữ sản phẩm trongkho để sẵn sàng tung ra thị trường khi được giá bán hàng trái vụ cũng như có thể gópphần đưa nông sản, hải sản Việt Nam đến các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, châu

Âu

- Việc giảm thuế và các ưu đãi trong Hiệp định cũng sẽ là động lực quan trọng đểcác doanh nghiệp Nhật Bản thu hút và mở rộng đầu tư tại Việt Nam Thu hút được nhiềunguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, FPI), viện trợ ODA tại Nhật Bản và các nước khác.Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội, có 70%doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam Đặc biệt trong phạm

vi ASEAN, Việt Nam được đánh giá là thị trường hàng đầu và hấp dẫn Vốn đầu tư FDI

từ Nhật Bản có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang đặt vấn đềcông nghiệp hóa làm chiến lược hàng đầu Cho đến nay, Nhật Bản là một trong số các

Trang 18

nhà đầu tư nước ngoài chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam Các doanh nghiệp NhậtBản được đánh giá là hoạt động hiệu quả, nghiêm túc, chấp hành tốt các quy định phápluật của Việt Nam, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế.

Có thể nói tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá là đóng vai trò chủ đạotrong quá trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

- Trong các năm qua, Nhật Bản luôn giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định, cũng là nhà đầu

tư thứ 2, chỉ đứng sau nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam là Hàn Quốc Tính đến nay đã có3.899 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 55 triệu USD từ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tưvào Việt Nam Nguồn vốn đầu tư ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam ngày càng tăng.Tính đến năm 2012, Nhật Bản có 1113 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 17 tỷUSD, chiếm 10,675 trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Như vậy, các Doanhnghiệp Việt Nam ngày càng được tiếp cận với nguồn vốn ODA, FDI một cách dễ dànghơn, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhờ đó được cải thiện đáng kể

tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2017 Trong đó điện tử, máy tính và linh kiệntăng 37,1%; sắt thép tăng 13% Dự báo trong tương lai sẽ tiếp tục tăng tương ứng vớiviệc nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục được giữ ở mứccao

- Rào cản kỹ thuật đối với một số ngành hàng công nghiệp, nông sản, thủy sản, dệtmay, do họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng củasản phẩm nên họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượngtốt

Trang 19

- Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong XK hàng nông sản,thủy sản, nhất là vào thị trường Nhật Bản Tôm xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiểm trachất lượng an toàn thực phẩm 100% Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bảnliệt Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam khôngđược phép XK quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…

- Bên cạnh đó, tăng trưởng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật trong nhữngnăm gần đây khá chậm Hiện giá trị xuất khẩu của hàng dệt may vào Nhật chỉ đạt khoảng

800 triệu USD, chiếm 9% thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam Để hưởng thuếsuất 0%, hàng dệt may XK vào Nhật phải đáp ứng được tiêu chí: phải sử dụng nguyênphụ liệu, vải nhập khẩu từ Nhật Bản, của các nước ASEAN hoặc nguồn vải trong nướcsản xuất Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ dệt vải của VN còn yếu, nhiều dự ánsản xuất vải chưa đi vào hoạt động Tiêu chí đối với giày da cũng khá chặt, không đượcnhập khẩu các bộ phận sản xuất giày từ ngoài khối

- Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém đối với

DN vừa và nhỏ Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu:

Từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến quản lý chất lượng Đồng thời, hàng hóavào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông, nên đến tay người tiêudùng giá cả khá cao so với giá NK

- Khả năng mâu thuẫn về chính sách Trong FTA, một thành viên có thể áp đặt thuế

bổ sung đối với hàng hóa NK vì bất kỳ lý do nào đó, mặc dù việc này có thể dẫn tới hànhđộng trả đũa của những thành viên bị ảnh hưởng Trong khi, theo WTO, các thành viênphải tuân thủ cam kết về mức thuế ràng buộc và không được phép nâng mức thuế này caohơn mức cam kết, khi mức thuế áp dụng thấp hơn nhiều so với mức ràng buộc, một thànhviên có thể nâng mức thuế này lên đáng kể và tạo nên sự không chắc chắn trong chínhsách thương mại

=> Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua đã có những bước tiến cả về kim ngạch lẫn cơ cấu sản phẩm, với điểm nhấn là tăng trưởng về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều phương diện Các mối quan hệ kinh tế, chính trị,

Trang 20

giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước không ngừng được tăng lên Thông qua hiệp định AJCEP, hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo được một vị thế mới trong xuất khẩu ra thế giới Vì đáp ứng được những tiêu chí khắt khe của thị trường Nhật Bản sẽ là cơ sở vững chắc cho sự có mặt của hàng Việt Nam tại thị trường các nước Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã được Chính phủ hai nước nhất trí xây dựng thành quan hệ “Đối tác chiến lược”, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước Hiệp định là một điểm tựa khác cho mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản bền chặt, điển hình là sự ra đời của Hiệp định VJEPA giữa Việt Nam - Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư

II HIỆP ĐỊNH VJEPA

1 Tổng quan về hiệp định VJEPA

1.1 Giới thiệu chung về hiệp định

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào ngày25/12/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 Đây là FTA song phương đầu tiêncủa Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so vớiHiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) Tuy nhiên, VJEPAkhông thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thểtùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn Hiệp định VJEPA có cấu trúc ”hai lớp”, gồm Hiệpđịnh giữa Nhật Bản và Việt Nam về Đối tác kinh tế (Hiệp định chính) và Hiệp định thựcthi giữa Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam (Hiệp định thực thi) – cho phép linh hoạt điềuchỉnh phương thức thực hiện VJEPA trên thực tế

1.2 Bối cảnh hình thành

Việt Nam và Nhật Bản cùng hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ đối tác chiếnlược vì hoà bình và thịnh vượng của Châu Á theo chủ trương đã được Lãnh đạo hai nướcthống nhất từ năm 2006 Trên thực tế, quan hệ chính trị, ngoại giao của hai nước đangphát triển rất tích cực Việt Nam là nước tiếp nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản Trongbối cảnh đó, Hiệp định VJEPA đã tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, toàn diện hơn choquan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước, góp phần củng cố một bước vị thế của ViệtNam trong khu vực và thế giới

Trang 21

1.3 Mục tiêu

Các mục tiêu của Hiệp định này là:

(a) tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên;

(b) đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này;

(c) thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện hiệu quả các luật cạnh tranhcủa mỗi Bên;

(d) tạo thuận lợi cho di chuyển của thể nhân giữa hai Bên;

(e) cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi Bên;

(f) thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực nhấttrí trong Hiệp định này; và

(g) xây dựng các thủ tục hiệu quả để thực thi Hiệp định này, và để giải quyết cáctranh chấp

1.4 Nội dung Hiệp định:

+ Hiệp định đề ra cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nông sản,thủy sản, may mặc và các sản phẩm; cam kết thông thoáng trong lĩnh vực dịch vụ baogồm phần lớn các ngành/phân ngành, các nhà cung cấp dịch vụ

+ Theo Hiệp định VJEPA ưu đãi thuế quan sẽ chỉ được dành cho hàng hóa có giấychứng nhận xuất xứ

+ Nhật Bản cam kết giữ nguyên cơ chế quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch

+ Việt Nam và Nhật Bản tuân thủ các cam kết về sở hữu trí tuệ của mỗi bên theocác quy định của WTO, chủ yếu là theo Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tớithương mại (Hiệp định TRIPS)

1.5 Các cam kết nổi bật về vấn đề kinh tế:

● Đối với thuế quan, Nhật Bản cam kết xóa bỏ 96,45% tổng số các dòng thuếtrong Biểu thuế cho hàng hóa Việt Nam đối với các mặt hàng như nông sản, thủy sản,công nghiệp…Trong đó, Nhật Bản xóa bỏ dần thuế quan đối với mặt hàng nông sản theo

lộ trình cụ thể Đối với mặt hàng công nghiệp, số dòng thuế sản phẩm công nghiệp đượcxóa bỏ thuế quan lên tới 97%; tuy nhiên trong đó vần còn hơn 100 dòng thuế sản phẩm

Trang 22

công nghiệp vẫn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu (chủ yếu trong dệt may, da, da thuộc) vàkhông cam kết cắt giảm

● Đối với cam kết về thương mại dịch vụ, Hiệp định VJEPA có một số camkết mới so với WTO liên quan đến các định nghĩa, mức độ bảo hộ cạnh tranh tỏng một sốlĩnh vực dịch vụ (dịch vụ viễn thông…) Trong đó nổi bật là cam kết mở cửa thị trường:Việt Nam cam kết mức mở cửa trong VJEPA hầu như tương tự với mức cam kết trongWTO Đặc biệt, mức cam kết mở cửa mà Việt Nam đưa ra trong Nhật Bản mở cửa thịtrường dịch vụ cho Việt Nam rộng hơn nhiều so với cam kết của nước này trong WTO ví

dụ như các dịch vụ chuyên môn như dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, dịch vụ máy tính, kỹthuật, quảng cáo, phân tích kiểm định…; các dịch vụ về thông tin, xây dựng, phân phối,giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch

2 Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản qua hiệp định VJEPA 2.1 Các cam kết về kinh tế của Việt Nam - Nhật Bản

VJEPA có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa,thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển của thể nhân…

2.1.1 Về thương mại hàng hóa:

* Cam kết về thuế quan

- Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan cho 96,45% tổng số các dòng thuế trong Biểuthuế cho hàng hóa Việt Nam vào cuối lộ trình (năm 2026), trong đó:

+ Đối với nông sản: Xóa bỏ thuế quan đối với 36% số dòng thuế nông sản ngaykhi VJEPA có hiệu lực (năm 2009); tiếp tục xóa bỏ dần các dòng thuế nông sản theo lộtình cụ thể (dài nhất đến 2019) trừ Nhóm được loại trừ (nhóm X) (bao gồm 735/2350dòng thuế nông sản mà Nhật Bản kiểm soát chặt bằng hạn ngạch thuế quan, các biệnpháp định lượng) và Nhóm đàm phán sau (nhóm C2) (là nhóm các sản phẩm Nhật Bảnđang cải cách cơ cấu)

+ Đối với thủy sản: Cam kết cắt giảm thuế ngay (năm 2009) đối với 19% số dòngthuế thủy sản, sau 15 năm sẽ cắt giảm tổng cộng 57% số dong thuế thủy sản (188/330dòng); 33% số dòng thuế thủy sản (59/330 dòng) áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

Ngày đăng: 26/01/2022, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w