1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

19 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 453,85 KB

Nội dung

Tiểu luận Hội nhập kinh tế quốc tế có nội dung gồm 3 phần: một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế; quan điểm, mục tiêu và chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Nội dung và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.2.2 Nội dung của hội nhập 3

1.3 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 3

CHƯƠNG 2 5

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHÍNH SÁCH VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 5

2.1 Quan điểm, mục tiêu của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 5

2.1.1 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 5

2.1.2 Mục tiêu của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 5

2.2 Những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 5

CHƯƠNG 3 7

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 7

3.1 Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 7

3.1.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam 7

3.1.2 Tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức 7

3.1.3 Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, giúp đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh 9

3.1.4 Duy trì hoà bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 9

3.1.5 Tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực nước ta với các nước 10

3.2 Thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 10

3.2.1 Môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam nhìn chung còn chưa thuận lợi, còn nhiều khó khăn 10

3.2.2 Nguồn nhân lực dồi dào nhưng tay nghề kém, lợi thế về lao động rẻ có xu hướng mất dần 11

3.2.3 Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng giảm 11

Trang 2

3.2.4 Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng nước ngoài 11

3.2.5 Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ 12

3.2.6 Chảy máu chất xám 14

3.2.7 Tỷ lệ đói nghèo cao, chênh lệch thu nhập tăng 15

3.2.8 Môi trường ngày càng bị ô nhiễm 16

3.2.9 Đặt ra những yêu cầu về gìn giữ độc lập – an ninh – chủ quyền và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc 16

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi

Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế

Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách Nhưng theo chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam

Em xin chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập

quốc tế” Đây là đề tài rất sâu rộng, tuy đã được trao đổi, bàn luận nhiều trên các

phương tiện truyền thông đại chúng, các bài giảng nhưng vẫn luôn mang tính thời sự cao Đông thời cũng đã có rất nhiều nhà kinh tế đề cập đến vấn đề này Bản thân em cán bộ quản lí trường tiểu học thuộc quận Liên Chiểu tham gia lớp

Trang 4

học cao học tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, khi được chọn đề tài để viết thì vấn đề hội nhập quốc tế vẫn mang lại cho em nhiều cảm hứng và say mê Tuy nhiên do sự hiểu biết còn hạn chế nên em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ suy nghĩ của mình vào chủ đề rất lớn này Bài viết còn có rất nhiều sai sót, em kính mong cô giúp đỡ em hoàn thành bài viết tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn bó một cách hữu cơ nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới góp phần khai thác các nguồn lực bên trong một cách có hiệu quả

1.2 Nội dung và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế

Bất kì một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các tổ chức đó nói riêng và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:

- Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia

- Tiếp cận thị trường các nước, cạnh tranh công bằng

- Dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển

Tuy nhiên, đối với từng tổ chức có các nguyên tắc cụ thể riêng biệt

1.2.2 Nội dung của hội nhập

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư

1.2.2.1 Về thương mại hàng hoá

Các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như quota, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận…

1.2.2.2 Về thương mại dịch vụ

Các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện

1.2.2.3 Về thị trường đầu tư

Không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hoá, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá đầu tư…

1.3 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vẫn đề thời sự đối với hầu hết các nước Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế chung của thời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc

Trang 6

hậu Trái lại, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song

đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nước Bởi với những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông và tin học, thì giữa các quốc gia ngày càng có mối liên kết chặt chẽ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Xu hướng toàn cầu hoá được thể hiện rõ ở sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới

Về thương mại: trao đổi buôn bán trên thị trường thế giới ngày càng gia

tăng Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, giá trị trao đổi buôn bán trên thị trường toàn cầu đã tăng 12 lần Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đáng kể Công

nghiệp nhường chỗ cho dịch vụ

Về tài chính: số lượng vốn trên thị trường chứng khoán thế giới đã tăng

gấp 3 lần trong 10 năm qua Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các tổ chức kinh tế quốc tế là một phần của quốc tế hoá Nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các nước phát triển mạnh hơn nữa Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá các nước giàu luôn có những lợi thế về lực lượng vật chất và kinh nghiệm quản lý Còn các nước nghèo có nền kinh tế yếu kém dễ bị thua thiệt, thường phải trả giá đắt trong quá trình hội nhập

Là một nước nghèo trên thế giới, sau mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh tế tự túc nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúc với nền kinh tế thị trường rộng lớn đầy rẫy những sức ép, khó khăn Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ cuộc Trái lại, đứng trước xu thế phát triển tất yếu, nhận thức được những cơ hội và thách thức mà hội nhập đem lại, Việt Nam, một

bộ phận của cộng đồng quốc tế không thể khước từ hội nhập Chỉ có hội nhập Việt Nam mới khai thác hết những nội lực sẵn có của mình để tạo ra những thuận lợi phát triển kinh tế Chính vì vậy mà đại hội Đảng VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1991 đã đề ra đường lối chiến lược: “ Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại” Đến đại hội đảng VIII, nghị quyết Trung Ương IV đã đề ra nhiệm vụ: ” giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền

kinh tế mới, hội nhập với khu vực và thế giới”

Trang 7

CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHÍNH SÁCH VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1 Quan điểm, mục tiêu của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.1 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận thức được xu thế và yêu cầu chung về toàn cầu hoá của thời đại, đại hội VI của Đảng (12/1996) trong khi ký quyết định chuyển từ mô hình kinh tế

kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cũng đồng thời chủ trương Việt Nam phải tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công lao đông quốc tế, tích cực phát triển quan

hệ kinh tế và khoa học kĩ thuật với các nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

Trong nghị quyết 07, Bộ Chính trị đã nêu ra quan điểm chỉ đạo về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:

- Quán triệt chủ trương được xác định tại đại hội Đảng IX: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường

- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp toàn dân, quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; vừa đề phòng tư tưởng thụ động vừa phải chống tư tưởng đơn giản, nôn nóng

- Đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý phù hợp với trình độ phát triển của đất nước

2.1.2 Mục tiêu của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN

Thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, trước mắt là thực hiện kế hoạch nhiệm vụ đưa ra trong chiến lược phát triển kinh

tế xã hội 2001 – 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005”

2.2 Những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 8

Để thực hiện những mục tiêu theo những quan điểm trên, chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập

- Nhà nước ban hành hệ thống luật đồng bộ bao gồm: luật đầu tư, luật lao động, luật thương mại, luật ngân hàng, luật hải quan, luật bưu chính viễn thông, luật xây dựng, luật khoa học công nghệ, luật tài nguyên Sửa đổi và bổ sung pháp luật và pháp lệnh hiện hành về thuế, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Cải tiến việc ban hành văn bản pháp luật

- Đối với những chính sách: Nhà nước ban hành chính sách thương mại, tài chính, tiền tệ, đầu tư để kích thích mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo điều kiện cho nước ta hội nhập kinh tế quốc

tế

Trang 9

CHƯƠNG 3

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1 Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng Những cơ hội của hội nhập đem lại

mà Việt Nam tận dụng được một cách triệt để sẽ làm bàn đạp để nền kinh tế sớm sánh vai với các cường quốc năm châu

3.1.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Nội dung của hội nhập là mở cửa thị trường cho nhau Vì vậy, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng Cùng với việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới Tính đến hết ngày 30/11/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đat 183,53 t USD, tăng 30,4 so với kết quả thực hiện của cùng

kỳ năm trước, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 87,36 t USD, tăng 35

Bên cạnh đó, cơ cấu đối tác xuất khẩu của Việt Nam có sự điều chỉnh lớn Thứ nhất là việc tiếp cận sâu hơn đối với các thị trường mới ở khu vực châu Phi Thứ hai là cân bằng hơn đối với các đối tác thương mại chính Trong năm 2011, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu vào châu Phi của Việt Nam mới ở mức khoảng 3,1 t USD, nhưng tốc độ tăng trưởng đã lên tới 131%, riêng Nam Phi tăng 250 NewZealand cũng nằm trong số các thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam, có mức tăng trưởng kim ngạch khá cao, tới 29 Trong khi đó, tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta đều ghi nhận mức tăng trưởng kim ngạch cao hơn bình quân chung Các ví dụ điển hình là xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng tới 64 trong khi nhập khẩu tăng 34 ; sang Trung Quốc tăng 58 trong khi chiều ngược lại tăng 21 ; Nhật Bản tăng 37 và 14 ; liên minh châu Âu là 48% và 18%

3.1.2 Tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức

3.1.2.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta được

mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta, sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở

Trang 10

rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn

3.1.2.2 Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Tính đến cuối năm 2010, các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trên 64 t USD Những năm gần đây, lượng vốn ODA cam kết năm sau đều cao hơn năm trước, lên tới khoảng 8 t USD mỗi năm, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam Số liệu Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) cho thấy trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 t USD, tăng 21,5 so với giai đoạn 5 năm trước đó Các chương trình, dự án tài trợ được ký kết trong thời kỳ

2006-2010 cũng đạt 20,1 t USD, tăng 17,9 so với 5 năm trước Vốn giải ngân được trong thời kỳ này đạt 13,8 t USD, tăng 17 so với giai đoạn trước đó

3.1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số vốn So với cùng kì năm 2010

Bảng 3.1: Vốn thực hiện và vốn đăng kí so với cùng kì năm 2010

Tuy nhiên, các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam vẫn chủ yếu là các nước ở khu vực Châu Á

Bảng 3.2: Danh sách 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất 6 tháng đầu 2011

Ngày đăng: 25/01/2022, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w