1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018

96 49 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 35,04 MB

Nội dung

Trang 1

ĐOÀN THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHĂM SÓC VÉT THƯƠNG CUA DIEU DUONG TAI BENH VIEN TRUNG UONG

THAI NGUYEN NAM 2018

LUAN VAN THAC Si DIEU DUONG

NAM ĐỊNH - 2018

Trang 2

DOAN THI NGA

DANH GIA THUC TRANG NANG LUC CHAM SOC VET THUONG CUA DIEU DUONG TAI BENH VIEN TRUNG UONG

THAI NGUYEN NAM 2018

LUAN VAN THAC SI DIEU DUONG

Chuyên ngành: Điều Dưỡng

Mã số: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Trần Quang Huy

Nam Định - 2018

Trang 3

thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018 (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được

thực hiện trên 64 điều dưỡng làm việc tại khoa Ngoại - Bệnh viện Trung ương Thái

Nguyên từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2018

Kết quả: 59,4% điều đưỡng có kiến thức về chăm sóc vết thương Điều dưỡng có kiến thức chăm sóc vết thương sạch đạt tỷ lệ cao nhất 89,1% và thấp nhất là kiến thức chăm sóc vết thương có dẫn lưu 9,4% Điều dưỡng có thái độ tích cực trong chăm sóc vết thương 48,4% Thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng có tý lệ đạt 54,7% Các yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc vết thương của

điều dưỡng gồm nhóm tuổi (OR=2,86; p<0,05) và thâm niên công tác (OR=2,89;

p<0,05) Điều dưỡng có tham gia hội nghị, hội thảo chăm sóc vết thương có mối

liên quan với thái độ CSVT (OR=3,87; p<0,05) Thâm niên công tác (ORE=7,85;

p<0,001) và tham gia hội nghị - hội thảo chăm sóc vết thương (OR=8,69; p<0,01) có mối liên quan với thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng Kiến thức và

thái độ có mối liên quan với thực hành chăm sóc vết thương (p<0,001) Điều dưỡng

có kiến thức đạt trong chăm sóc vết thương có thái độ tích cực cao gấp 4,65 lần so với nhóm điều dưỡng có kiến thức chăm sóc vết thương không đạt (p<0,01)

Kết luận: kiễn thức chăm sóc vết thương của điều dưỡng thấp Điều dưỡng chưa có thái độ tích cực còn cao Thực hành chăm sóc vết thương của điều đưỡng đạt ở mức thấp Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và thâm niên công tác với kiến thức chăm sóc vết thương, giữa tham gia hội nghị hội thảo với thái độ trong chăm sóc vết thương, giữa thâm niên công tác và tham gia hội

nghị hội thảo với thực hành chăm sóc vết thương Kiến thức, thái độ và thực hành

Trang 4

Thây trong Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các giảng viên Trường Đại học

Điều dưỡng Nam Định đã hết lòng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ,

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trần Quang Huy — Giám đốc Điều Dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là người thầy đã trực tiếp dành nhiều

thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình cho tơi để tơi hồn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thây, cô trong Ban Giám hiệu và Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Thai Nguyên đã động viên, giúp đỡ, dành thời gian cho tôi học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp những cộng tác viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đao Bênh viên va cac nhân

viên y tế trong Khoa Ngoại Bệnh viên Trung ương Thai Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Gia đình, bố mẹ và chồng con đã tạo điều

kiện và luôn ở bên tôi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu và hoản thành luận văn

Thai Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2018 Tác giả

Trang 5

Đây là luận văn do chính tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng

dẫn của TS.Trần Quang Huy — Giám Đốc Điều Dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác

đã được công bố ở Việt Nam

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện

việc thu thập số liệu

Thai Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2018 Tác giả

Trang 6

BVTWTN BVHNVĐ CS CSDD CSNB CSVT DD DTNC NB NC VT

Trang 7

Bảng 3.2 Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc vết thương 35 Bảng 3.3 Thái độ của điều dưỡng về chăm sóc vết thương 37

Bảng 3.4 Vết thương trên người bệnh 38

Bảng 3.5 Đánh giá đau trên người bệnh 39

Bang 3.6 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức chăm sóc vết thương của điều đưỡng 4l

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với thái độ chăm sóc vết thương của điều dưỡng 42

Bang 3.8 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với thực hành chăm sóc vết thương của điều đưỡng 43

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành chăm sóc vết thương

của điều dưỡng 44

Trang 8

Sơ đồ 1.1 Quy trình thay băng vết thương 9

Sơ đồ 1.2 Khung lý thuyết CSVT 21

Biểu đồ 3.1 Phân bố điều đưỡng theo giới (n=64) 34

Biểu đồ 3.2 Đánh giá chung kiến thức điều đưỡng chăm sóc vết thương (n = 64) 36

Biêu đồ 3.3 Đánh giá chung thái độ điều dưỡng chăm sốc vết thương (n = 64)

38

Biểu đồ 3.4 Thực hành của điều dưỡng về chăm sóc vết thương 39

Trang 9

DANH MUC CAC CHU VIET TAT _ iv DANH MUC CAC BANG vi

DANH MUC CAC BIEU DO, SO DO, HINH VE _s=—vii MUCLUC 1

DAT VAN DE 1

MUC TIEU NGHIEN CUU 3

Chuong 1:TONG QUAN TAILIEU 4

1.1 Dai cuong về chăm sóc vết thương 4 1.2 Chăm sóc vêt thương 8

1.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng chăm sóc vết thương của điều dưỡng 13

1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc vết thương 17 1.5 Khung ly thuyét 21

1.6 Một số nét về địa bàn nghiên cứu 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22

2.3 Thiết kế nghiên cứu 22

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 22 2.5 Phương pháp thu thậpsốlệu 23

2.6 Các biến số nghiên cứu 24

2.7 Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá 28

2.8 Phương pháp phân tíchsốlệu 31 2.9 Vẫn đề đạo đức của nghiên cứu 31

2.10 Sai số và biện pháp khắc phục 32

Chương 3: KÉT QUÁ 33

3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 33

3.2 Thực trạng chăm sóc vết thương của diéu duéng nim 2018 35 3.3 Một số yếu tô liên quan đến CSVT của điều dưỡng 41 Chương4:BÀNLUẬN 45 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45 4.2 Thực trạng chăm sóc vết thương 47 4.3 Những yếu tố liên quan đến CSVT của điều dưỡng 52 KÉT LUẬN 60

5.1 Kiến thức, thái độ và năng lực thực hành CSVT 60

5.2 Một số yếu tố liên quan đến CSVT 60

KHUYEN NGHI 62 TAI LIEU THAM KHAO

Trang 11

DAT VAN DE

Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc người bệnh, giúp thúc đây cải thiện và góp phần nâng cao chất lượng điều trị Trong các lĩnh vực chăm sóc của điều dưỡng, chăm sóc vết thương được coi là một trong những kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị của người bệnh [4] Vết thương chậm liền, nhiễm trùng, hoại tử đo chăm sóc vết thương không tốt sẽ kéo theo chỉ phí cao trong điều trị, kéo đài thời gian nằm viện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh Theo thống kê tại Mỹ mỗi năm có 3 đến 6 triệu người phải điều trị đài ngày với vết thương mạn tính và đất nước họ phải chi 3 tỷ đô la mỗi năm cho dich vu CSVT [38] Tại Anh CSVT chiếm tới 3% tông ngân sách chi cho dịch vụ y tế ước tính khoảng 2 đến 3 tỉ bảng Anh mỗi năm [23] Ở Việt Nam nhiễm khuẩn vết mỗ đứng thứ hai trong các nhiễm khuẩn

bệnh viện Tại Việt Đức năm 1991 tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mô là 22,6%, năm 2008 là

8,5% [4], [10]

Bên cạnh khoa học kỹ thuật công nghệ trong chân đoán, điều trị ngày càng phát triển, sử dụng kháng sinh an tồn hợp lý, cơng tác kiểm soát nhiễm khuẩn tốt thì việc quản lý và chăm sóc vết thương đóng vai trò rất quan trọng Dé lam được điều này điều dưỡng cần có kiến thức thái độ và năng lực thực hành tốt Do đó vẫn đề cập nhật kiến thức, thực hành về CSVT là rất cần thiết [1] Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rang kiến thức và kỹ năng thực hành CSVT của ĐD còn hạn chế Theo nghiên cứu của Ngô Thị Huyền (2012) về đánh giá kiến thức, thực hành thay băng vết m6 cua điều đưỡng Kết quả cho thấy: 52,5% điều dưỡng có kiến thức về quy trình thay băng nhưng chỉ 38,9% điều dưỡng thực hành đúng quy trình thay băng, có đến 61,1% điều dưỡng thực hành sai ít nhất một trong các bước của quy trình thay băng [Š] Nghiên cứu của Lê Đại Thanh (2008) trên 200 lần thay băng, không có lần nào ĐD thực hiện đúng toàn bộ các bước trong quy trinh thay băng [13 |

Đánh giá CSVT tại các cơ sở y tế cũng như Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hiện nay chủ yếu dựa vào bảng kiểm quy trình kỹ thuật thay băng Việc sử dụng bảng kiểm có ưu điểm là đơn giản, thời gian đánh giá ngắn Tuy nhiên do

thiếu kiến thức trong nhận định, đánh giá chăm sóc và quản lý vết thương nên điều

Trang 12

cho từng người bệnh cụ thể Do đó chưa mang lại hiệu quả, hài lòng trong chăm

sóc và điều trị bệnh

Khoa Ngoại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên với số lượng bệnh nhân phẫu thuật ngày càng tăng va DD thực hiện chăm sóc hang trăm vết thương khác nhau trong ngày Như vậy vấn đề quản lý và chăm sóc vết thương cần phải được chú trọng hơn nữa nhằm giảm số lần thay băng, giảm tỷ lệ biến chứng vết thương và

giảm chỉ phí, thời gian nằm viện Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi thực hiện đề

tài: “Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018” Chúng tôi hy vọng rằng kết quả của

nghiên cứu này giúp xác định đúng thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành CSVT

Trang 13

MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

1 Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc vết thương của điều

dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành

Trang 14

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Đại cương về chăm sóc vết thương

1.1.1 Khái niệm vết thương

1.1.1.L Khải niệm về da

Da phủ bên ngoài cơ thể Là cơ quan lớn nhất của cơ thê, điện tích da trên cơ thể của người lớn khoảng 2m?, với tổng trọng lượng khoảng 15 — 20% trọng lượng cơ thê Da có 3 lớp: lớp biểu bì, lớp hạ bì và mô dưới da, có chức năng bảo vệ, cảm giác và điều hoà thân nhiệt Sự phá vỡ tình trạng nguyên vẹn của da có thể gây trở ngại những chức năng quan trọng này Khả nang cua co thé dé bảo vệ chính nó khỏi tác động của môi trường phụ thuộc phân lớn vào tình trạng nguyên vẹn của hệ da Da còn góp phần vào các hoạt động chuyên hoá và giữ một phần quan trọng trong su hang định nội môi Việc nhắc lại câu trúc và chức năng của da cung cấp một kiến

thức cơ bản cho việc hiểu biết về tầm quan trọng của việc chăm sóc da và vết

thương của người điều dưỡng [15], [51] 1.1.1.2 Định nghĩa vết thương

Vết thương là sự mất liên tục của đa, có thể là hậu quả của tôn thương do tắc nhân vật lý, cơ học hay nhiệt học, cũng có thể xuất phát từ những rỗi loạn sinh lý

hay bệnh nội khoa tiềm ẩn Vết thương có thê là vết thương hở hay vết thương phần mém hay tôn thương phần cứng [3]

1.1.1.3 Vết thương cấp tính

Trang 15

1.1.1.4 Vết thương mạn tính

Vết thương mạn tính là những VT không lành theo một trật tự thời gian tương đối để mang lại sự toàn vẹn về giải phẫu và chức năng Có đặc trưng chung là sự hiện diện bệnh lý nền và thường liên quan đến quá trình viêm đai dắng, gây kéo dài hay ngăn cản quá trình liền thương Những VT này liền thông qua quá trình liền thương thứ phát có sự xuất hiện của mô hạt, ví dụ: loét đo tì đè, loét chân [3], [21] 1.1.1.5 Vết thương phân mêm

Căn cứ vào cơ chế và các yếu tơ bên ngồi tạo nên, vết thương phần mềm được chia thành bốn loại theo mức độ tôn thương: Đụng dap (bam tim), mai mon (trầy xước da), rách (xé rách) và rạch Về mặt lý thuyết VT còn được phân loại theo cơ chế, theo nguyên nhân và thời gian [11] Tuy nhiên trong thực hành lâm sang, vết thương được phân thành những loại sau: Vết thương sạch, vết thương sạch

nhiễm, vết thương nhiễm khuẩn và vết thương bẩn [3], [5]

* Vết thương sạch: một số vết thương xảy ra không bị vi khuẩn xâm nhập, không có sự hiện điện của vi khuẩn lên vết thương, vết thương dạng này không cần

dùng thuốc, vết thương có thê tự khỏi và thông thường không có biến chứng sau khi vết thương lành

* Vết thương sạch nhiễm: thường xảy ra do tai nạn, có vi sinh vật gây bệnh và các vật thể lạ bám vào vết thương Với vết thương dạng này nên làm sạch vùng

da bị tôn thương, loại bỏ dị vật bám vào vết thương

* Vết thương nhiễm khuẩn: Bao gồm các loại VT gây ra do tai nạn, dập nát,

vết mồ trên bệnh lý nhiễm khuẩn Ví dụ: viêm ruột thừa, chấn thương ruột v.v * Vết thương bẩn: vết thương hoặc vết mỗ đã có mủ, tổ chức hoại tử và có

nguồn ốc bân từ trước Ví dụ: viêm phúc mạc, áp xe

1.1.1.6 Các giai đoạn của quá trình liên thương

Quá trình liền thương là một phản ứng phục hồi tự nhiên đối với những tôn thương nhằm thay thế mô chết bằng mô lành như một sự tiếp tục của hoạt động tăng

trưởng bình thường trong cơ thể Quá trình liền thương diễn biến theo 2 chiều

Trang 16

Quá trình liền thương là một quá trình phức tạp được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn cầm máu, ø1ai đoạn viêm, g1a1 đoạn tăng sinh và giai doan tai tao (hinh 1): Cam mau

Hinh 1.1 Cac giai doan lién vét thuong [4] * Oud trinh cam mau

Cầm máu là quá trình tập hợp các yếu tố giúp ngăn cản máu chảy ra khỏi thành mạch khi có tổn thương Cầm máu bao gồm các giai đoạn co mạch, hình thành nút tiêu cầu, đông máu và tan cục máu đông Các giai đoạn này xảy ra đều được đáp ứng cùng với sinh lý của cơ thể [3], [11]

* Giai đoạn viêm

Giai đoạn này điễn ra do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính có nhiệm vụ dọn dẹp những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương bằng hiện tượng thực bào, quá trình diễn ra trong vòng 24 - 48h Sau đó những đại thực bào do bạch cầu đơn nhân sẽ thay thế cho bạch cầu đa nhân trung tính ở trên vừa có tác dụng loại bỏ những vật ngoại lai còn lại vừa có tác dụng thúc đây các yếu tố tăng trưởng (một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình liền vết thương) Khi

cơ thê có dấu hiệu suy giảm hệ thống miễn dịch làm số lượng đại thực bào bị suy

giảm, từ đó suy yếu quá trình loại bỏ vật thể lạ cũng như làm chậm quá trình lành

Trang 17

* Giai đoạn tăng sinh

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 21 các đại thực bào, nguyên bào sợi, collagen,

mạch máu tăng sinh và bắt đầu quá trình hình thành mô hạt Mô hạt tốt có màu đỏ

lấp đây VT, khác với mô hạt nhiễm khuẩn màu xám Nếu sự sản sinh vượt trội hơn sự thoái hố sẽ hình thành mơ sẹo quá phát (hay sẹo phì đại, sẹo lỗi) [3], [11]

* Giai đoạn tải cấu trúc

Là giai đoạn cuối cùng của sự liền vết thương Giai đoạn này bắt đầu từ ngày

21 và có thể kéo dài đến 1,5 năm Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn

và chức năng của mô Nó không những giúp vết thương liền nhanh hơn, bền vững hơn mà còn quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện Nếu giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lỗi và ngược lại [3], [11]

1.1.2 Khái niệm chăm sóc điều dưỡng

Theo Tổ chức Y tế thế giới: Chăm sóc điều dưỡng bao gồm các hoạt động chăm sóc, phối hợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình và cộng đồng, người bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống Chăm sóc điều dưỡng bao gồm thúc đây sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và chăm sóc khi người bệnh tử vong [53]

Theo Hội đồng điều dưỡng quốc tế: Chăm sóc điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phối hợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuôi, gia đình và cộng đồng, người bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống Điều dưỡng bao gồm thúc đây sức

khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và chăm sóc khi tử vong Vận động, thúc đây một mơi trường an tồn, nghiên cứu tham gia hoạch định

chính sách y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục cũng là vai trò của hoạt động chăm sóc điều dưỡng [3l |

Theo Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ: Chăm sóc điều dưỡng là sự bảo vệ, thúc đây và tối ưu hóa sức khỏe và khả năng phòng ngừa bệnh tật và thương tích, giảm đau thông qua chân đoán và điều chỉnh các phản ứng của con người, vận động sự chăm

Trang 18

1.1.3 Khái niệm chăm sóc vết thương

Thuật ngữ chăm sóc vết thương lần đầu tiên được miêu tả cách đây 3 nghìn năm, từ đó những nguyên tắc khác nhau của việc CSVT đã được truyền từ đời này sang đời khác Trong khoảng 100 năm trở lại đây có rất nhiều cải tiễn trong CSVT nhưng những cải tiến vượt bậc mang lại hiệu quả điều trị cao lại thuộc về những năm trở lại đây

Chăm sóc vết thương là kĩ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Việc nâng cao chất lượng chăm sóc vết thương là việc làm hết sức cần thiết, chăm sóc vết thương tốt giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, kiểm soát được vấn đề vô trùng, giảm thời gian nằm viện và chỉ phí điều trị sẽ được rút ngăn, tăng niềm tin của người bệnh vào nhân viên y tế [5], [10]

Chăm sóc vết thương bao gồm chăm sóc các loại vết thương từ đơn giản đến phức tạp như chăm sóc vết thương sạch, vết thương nhiễm khuẩn, hoại tử, loét ép, vết thương có dẫn lưu, vết thương ghép da Bên cạnh đó người điều dưỡng cần phải có kỹ năng sử dụng các loại băng gạc chăm sóc vết thương để che chở và bảo

vệ vết thương giúp cho sự lành vết thương diễn ra một cách tốt nhất

1.2 Chăm sóc vết thương

1.2.1 Kỹ thuật chăm sóc vết thương

Các kỹ thuật trong chăm sóc vết thương gồm: đánh giá người bệnh, đánh giá vết thương, đánh giá môi trường chăm sóc và thực hiện quy trình thay băng vết thương Việc chăm sóc vét thương có thê từ đơn giản đến phức tạp và để chăm sóc vết thương tốt thì đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức về chăm sóc vết thương [4], [5]

* Đảnh giá người bệnh: cần thực hiện đánh giá người bệnh toàn diện, chính

xác và có hệ thống Điều dưỡng cần tìm hiểu một số vẫn đẻ về tuôi, tổng trạng, thân

nhiệt, dinh dưỡng, bệnh lý kèm theo, thuốc đang sử dụng

* Đánh giá vết thương: cần đánh giá toàn điện và chính xác về vị trí, loại vết khâu, nguyên nhân gây ra vết thương, thời gian xảy ra, loại chỉ khâu, chân chỉ, màu

sắc, tình trạng vết thương sưng, nóng, đỏ, đau Số lượng, màu sắc tính chất dịch tiết,

Trang 19

* Danh gia moi trường chăm sóc: môi trường chăm sóc an tồn và hiệu quả

khơng Điều dưỡng có tuân thủ các yêu cầu về phòng chống nhiễm khuẩn và xử lý

chất thải, dụng cụ và rác đúng quy định, thu đọn dụng cụ đúng cách

* Thực hiện quy trình thay băng: Thay băng là quá trình làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh Kỹ thuật thay băng được tiễn hành đúng nguyên tắc vô khuẩn, an toàn, các thao tác phải đảm bảo vô khuẩn, nhẹ nhàng, không thô bạo Quá trình thay băng giúp theo dõi đánh giá tình trạng vết thương, bảo vệ vết thương và thúc đây quá trình liền thương Điều dưỡng cần giải thích rõ mục đích, động viên người bệnh trong suốt quá trình thực hiện quy trình thay băng

1.2.2 Sơ đồ quy trình thay băng vất thương A A + < + +

Sơ đỗ 1.1 Quy trình thay băng vết thương [5j 1.2.3 Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc vết thương

Vai trò của điều đưỡng trong chăm sóc vết thương lần đầu tiên được mô tả từ những năm 1980 tại Anh Kể từ đó vai trò của điều đưỡng được mô tả trên nhiều lĩnh vực khác nhau và theo nhiều cách khác nhau Điều đưỡng có vai trò trong chăm sóc người bệnh cấp tính, mạn tính, chăm sóc sức khoẻ tinh thần, cộng đồng và chăm

Trang 20

Theo nghiên cứu của Huynh.T (2005) về đánh giá vai trò của điều dưỡng

trong quá trình liền thương tại Bệnh viện phục hồi chức năng ở Canada cho thấy điều dưỡng đóng vai trò như chuyên gia trong việc giám sát vết thương và duy trì sự toàn vẹn của da Điều dưỡng có liên quan đến các bước trong chăm sóc và điều trị vết thương bao gồm: đánh giá người bệnh, xử lý vết thương, đánh giá tình trạng của vết thương và điều trị vết thương [30] Theo một điều tra và phân tích về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng trong môi trường chăm sóc từ chính quan điểm của người bệnh bị loét bàn chân Tất cả người bệnh bị loét bàn chân ở 15 trung tâm

chăm sóc ở phía nam Thụy Điển được đánh giá, họ nhận thay rang chat lượng chăm

sóc của điều dưỡng rất cao, điều dưỡng có vai trò tích cực trong điều trị loét chân Tuy nhiên người bệnh cho rằng cần có sự chăm sóc liên tục và giảm đau tốt hơn [50] Tại Việt Nam điều đưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người bệnh trong đó có chăm sóc vết thương Muốn làm tốt công việc điều dưỡng phải có kiến thức chuyên môn, đưa ra quyết định, tự tin, không ngừng học tập để trau đồi năng lực chuyên môn cũng như nghiên cứu cải thiện chất lượng CS cho bản thân và đồng nghiệp, thường xuyên cập nhật và rèn luyện về kỹ năng giao

tiếp, tinh thần thái độ, kiến thức chuyên môn và y đức Phối hợp hài hoà mọi mặt

trong công tác chăm sóc người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tại bệnh viện [2| Trong chăm sóc vết thương điều dưỡng cần làm tốt 2 vai trò chính [4]:

Thúc đấy quá trình liên thương: đánh giá phân loại vết thương, thu thập số

liệu liên quan đến vết thương, lựa chọn băng gạc chăm sóc vết thương phù hợp,

cũng như tư vẫn dinh dưỡng hợp lý, chế độ nghỉ ngơi và giáo dục sức khỏe cho NB

Có thê thấy răng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cải thiện liền thương trong một tuần

Trang 21

làm suy yếu vết thương, vết thương dễ bị phân hủy Bỏ qua sức khoẻ dinh dưỡng của cá nhân có vết thương có thể làm tơn thương tồn bộ vết thương

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến liền vết thương Protein, các Vitamin và muối khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình liền VT Glucose cần thiết đối với việc tăng nhu cầu năng lượng cho các tế bào, chất béo cân thiết trong tạo nên cầu trúc màng tế bảo Tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng và đạm mức độ vừa hay nặng thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh nặng, kéo dài làm giảm kha năng liền thương [35] Một thời gian dài nhịn đói trước khi phẫu thuật tạo ra

hiệu ứng phối hợp với chan thương và phẫu thuật dẫn đến quá trình dị hóa tăng

[21] Demling (2009) đã mô tả tình trạng biến dưỡng - dị hóa có thê được nhận thấy

sau tôn thương và nếu không được kiểm soát có thê dẫn đến mất khối lượng mỡ tất nhanh [22] Miller và Btaiche (2009) cảnh báo tình trạng cân bằng dinh dưỡng âm

dẫn đến liền thương kém và chậm phục hồi của NB [39] Nhiễm trùng vết mồ là

một ví dụ điển hình, khoảng 2 triệu trường hợp nhiễm trùng vết mô bệnh viện xảy

ra hàng năm ở Hoa Kỳ và có rất nhiều người bệnh cần điều trị dài ngày và chế độ

chăm sóc đặc biệt, nhiều người bệnh phải tái nhập viện và tỷ lệ tử vong cao

Chăm sóc dinh dưỡng chính là nhiệm vụ và cũng chính là vai trò của điều

dưỡng trong CSVT, là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh Việc kiểm soát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cũng như hiểu rõ cơ chế chuyển hóa dinh dưỡng trong bệnh lý của NB là cơ sở để đưa ra phương pháp dinh dưỡng trị liệu phù hợp, góp phần đáng kể trong kết quả điều trị chung Vai trò cla DD trong

CSVT là đánh giá tình trạng dinh dưỡng, xác định nguy cơ suy dinh dưỡng để lập

kế hoạch can thiệp hỗ trợ thích hợp và hiệu quả Ngoài ra ĐD còn phải phối hợp với nhóm CS để kiểm tra chế độ ăn theo tình trạng bệnh lý hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ điều trị, chủ động mời cán bộ khoa đinh dưỡng tham gia hội chân các trường

hợp bệnh lý liên quan, phối hợp với cán bộ khoa dinh dưỡng để xây dựng thực đơn

Trang 22

xác định một cách chính xác và có hệ thống những người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ để can thiệp kịp thời

Vai trò thứ hai của điễu dưỡng trong CSVT là phòng ngừa nhiễm khuẩn,

bién chung: Gồm tuân thủ kĩ thuật vô khuẩn, làm sạch VT hiệu quả, ngăn ngừa

nhiễm khuẩn chéo, vệ sinh và theo đối người bệnh và theo dõi vết thương để báo bác sỹ khi thấy đấu hiệu bất thường đề xử lý kịp thời [4]

1.2.4 Lợi ích của chăm sóc vết thương

Mục đích của việc CSVT nhăm hạn chế nhiễm khuẩn thứ phát đồng thời tạo

điều kiện cho vết thương hồi phục nhanh chóng, giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho

người bệnh và gia đình CSVT sẽ tạo được niềm tin của người bệnh đối với cán bộ

y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh [4] Chăm sóc vết thương tốt sẽ giữ cho vết thương luôn âm, sạch, biết chọn các loại băng dap thich hgp nhat va

thực hiện kỹ thuật chăm sóc vô khuẩn và an toàn để vết thương mau lành nhất [12]

Chăm sóc còn mang cả ý nghĩa về chăm sóc thê trạng người bệnh (dinh dưỡng, vận động ) là yếu tố quan trọng trong việc lành vết thương CSVT có nhiều lợi ích nếu làm đúng quy trình Nhiều nghiên cứu cho thấy việc CSVT tốt sẽ làm giảm đáng kể việc sử dụng các nguồn nhân lực y tế và chỉ phí trong việc cải thiện kết quả điều tri cho người bệnh Theo một nghiên cứu tại Mỹ (2010) có khoảng hơn Š,7 triệu người có vết thương mạn tính mà đáng ra có thể ngăn ngừa được nếu ngay từ đầu được

các nhân viên y tế CS tốt [36] Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ (2012), tỷ lệ vết thương

nhiễm khuẩn là 5 đến 7 triệu lượt mỗi năm, chi phí hệ thống y tế quốc gia chi tra

cho điều trị ước tính khoảng 20 tỷ đô la hàng năm Di chứng của các vết thương để

lại lâu đài và cực kỳ nguy hiểm Ví dụ, người bệnh tiêu đường mà không lành vết

thương dẫn đến cắt cụt chỉ có thê có tỷ lệ tử vong lên đến 50% trong 5 năm, tỷ lệ này tương tự như một số loại ung thư Ngoài ra còn có nhiều VT biến chứng nhiễm trùng, cắt cụt chi, loét do tì đè có thể được giảm thiểu nếu được CS tốt [36]

Trang 23

kế tỷ lệ nhiễm khuẩn và thời gian liền vết thương Như vậy, kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy CSVT tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp hạn chế nguy cơ và biến chứng liên quan

1.2.5 Ghỉ chép hỗ sơ bệnh án CSVT

Hồ sơ bệnh án là tài liệu do nhân viên y tế thưc hiện trong đó chứa các thông tin quan trọng về tổng trạng sức khỏe trước, trong và sau quá trình điều trị người bệnh Là chứng từ rất quan trọng được lưu trữ tại phòng kế hoạch tông hợp, nó vừa có tính chuyên môn vừa có tính pháp lý Khi cần theo dõi một qua trình bệnh tật của người bệnh để điều trị, để năm vững những vấn đề về bệnh tật của người bệnh về mặt pháp lý và cũng góp phần rất lớn trong công tác nghiên cứu khoa học trong điều trị và chăm sóc Trong CSVT việc ghi chép hồ sơ bệnh án nhằm hỗ trợ đồng nghiệp trong nhóm chăm sóc, theo đõi quá trình liền thương, đánh giá được hiệu quả của việc xử lý vết thương Từ đó giúp đánh giá

được nhu cầu chăm sóc cá nhân và vết thương của NB, kết quả CSVT và thực

hiện tốt công tác chăm sóc NB toàn diện

1.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng chăm sóc vết thương của điều dưỡng

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về kiến thức vả năng lực thực hành của điều đưỡng trong chăm sóc vết thương Các nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực hành CSVT của điều dưỡng ở mức khá cao và ảnh hưởng tất tốt đến chất lượng điều trị Theo nghiên cứu của Thomas A về đánh giá kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc vết loét chỉ ra răng: kiến thức và năng lực thực hành chính là chìa khóa để chăm sóc vết thương cho người bệnh Kiến thức CSVT của điều

dưỡng đạt 70,1% và sau khi được tập huấn về nâng cao kiến thức và thực hành

trong CSVT cho NB điểm kiến thức tăng 90% [49] Sving E và Gunningberg L (2012) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá kết quả chăm sóc đạt

Trang 24

tại bệnh viện bảo hiểm y tế Alexandria Ai Cập cho thấy điểm kiến thức về phòng và

quản lý VT do loét tì đè đạt tới 70% quyết định đến thành công trong chăm sóc vết

loét [43]

Trong quá trình chăm sóc vết thương việc đánh giá vết thương có vai trò rất quan trọng, đựa vào quá trình đánh giá vết thương sẽ đánh giá được sự liền thương

hoặc những diễn biến bất thường để từ đó có thê xử trí kịp thời Trong tài liệu của

Tapp năm 1990 việc nhận định vết thương trong quá trình chăm sóc là bắt buộc nhưng không phải nhân viên y tế nào cũng tiến hành và làm được Theo Geraldine

McCarthy (2012) đã tiến hành nghiên cứu định lượng trên 150 điều dưỡng nhằm

tìm hiểu kiến thức và năng lực đánh giá, quản lý vết thương ở bệnh viện thực hiện

CSVT cấp tính Kết quả cho thấy kiến thức đánh giá, quản lý vết thương và thực

hành CSVT của điều dưỡng là rất tốt 73,8% đối tượng đánh giá vết thương trong

quá trình chăm sóc, còn lại 23,4% là không thực hiện Nghiên cứu đã xác định mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức với khả năng đánh giá và ra quyết định chăm sóc vết thương của người điều dưỡng Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: 38,6% điều dưỡng có cập nhật kiến thức về CSVT (trong vòng 2 năm trước đó) có

khả năng đánh giá và quản lý VT tốt hơn, 22% điều đưỡng có tham dự các buổi hội

thảo về CSVT, 70% điều dưỡng tham gia các khóa học CSVT, 50% điều đưỡng tham gia đề nghị cần có hướng dẫn về chăm sóc và quản lý VT, 82% điều dưỡng

báo cáo là có đánh giá đau băng thước đo và còn lại 18% điều dưỡng không sử

dụng công cụ đánh giá đau, họ chỉ hỏi và quan sát trên người bệnh Điều dưỡng thực hiện chăm sóc nhiều vết thương trong tuần có kiến thức và năng lực thực hành chăm sóc vết thương tốt hơn so với những điều dưỡng không thực hành thường xuyên [25]

Nghiên cứu của Muna Suleman Abdel Rahman AI Kharabsheh và cộng sự

(2014) về kiến thức của điều đưỡng và các rào cản đối với việc phòng ngừa, điều trị và đánh giá nguy cơ liên quan đến vết thương do loét tì đè cho thấy điểm trung bình kiến

Trang 25

tì đè bao gồm thiếu điều đưỡng, thiếu thời gian và không có hướng dẫn CSVT loét ty đè [42]

Mohammad YN Saleh và cộng sự (2012) tiễn hành NC can thiệp có đánh giá trước sau về các tác động của chương trình nâng cao kiến thức CSVT do loét tỳ đè qua kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng Kết quả cho thấy ĐD nam có điểm kiến thức và thực hành cao hơn so với ĐD nữ, nhưng ĐD nỡ có điểm dự định cao hơn Ngoài ra, ĐD có năm kinh nghiệm làm việc càng nhiều thì có thái độ càng tích cực và điểm dự định tốt hơn trong phòng ngừa VT do loét tỳ đè so với ĐD ít năm kinh nghiệm ĐD có trình độ đại học và được đào tạo tại chức có thái độ tích

cực hơn và có điểm dự định đối với phòng và điều trị loét tỳ đè tốt hơn [40]

Nghiên cứu của Kaddourah B và cộng sự (2016) tiến hành nghiên cứu cắt ngang đánh giá kiến thức và thái độ của nhân viên y tế tại Bệnh viện King Fahad

(A-rap Xê-út) đối với phòng ngừa loét Kết quả cho thấy trên 75% ĐD có kiến thức

đầy đủ về chăm sóc và phòng ngừa loét; 95,1% DD đánh giá được biến chứng va rủi ro trong chăm sóc loét Kiến thức và thực hành của ĐD góp phần đáng kê giảm tỷ lệ loét [32]

Trong chăm sóc vết thương các sản phẩm dé chăm sóc vết thương cũng rất quan trọng Tính sẵn có của các sản phẩm chăm sóc và quản lý vết thương cũng gây ảnh hưởng đến việc thực hành chăm sóc vết thương Theo nghiên cứu của Huynh T và Foget — Falacchio năm 2005 cho thấy sự khác biệt lớn trong số lần thay băng và số lượng băng sử dụng không có sự hợp lý và rõ ràng Mặt khác trong NC này cũng chứng minh không có mối liên quan giữa số lần thay băng vết thương và sự liền thương [30]

Nghiên cứu tại India khi đánh giá kiến thức và thực hành về chăm sóc vết

thương mạn tính chỉ ra rằng điểm kiến thức của điều dưỡng đạt 73% trong khi đó thực hành chỉ đạt 63%, có đến 85% điều dưỡng thực hành sai quy trình thay băng vết thương cho người bệnh phẫu thuật vì họ khó áp dụng kiến thức vào thực tế lâm

Trang 26

Tại Việt Nam việc nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh là một trong những trách nhiệm của nhà quản

lý điều dưỡng nhằm đảm bảo an toàn và sự hài long cua ngươi bênh Một số

nghiên cứu đều cho thấy kiến thức và thực hành của điều dưỡng về CSVT còn hạn chế Theo nghiên cứu của Ngô Thị Huyền (2012) về đánh giá kiến thức, thực hành thay băng vết mỗ của điều dưỡng, kỹ thuật viên và tìm hiểu một số yếu tô liên

quan Nghiên cứu tiến hành trên đối tượng 162 điều dưỡng và kỹ thuật viên tại

Bệnh viện Việt Đức Kết quả cho thấy rằng: 38,9% thực hành đúng quy trình thay băng; 52,5% điều dưỡng có kiến thức về quy trình thay băng: 9,3% đối tượng trả

lời sai về thứ tự rửa vết thương Đây là kiến thức cơ bản nếu hiểu sai sẽ dẫn đến

thực hành sai Nếu thứ tự rửa vết thương không đúng có thể dẫn tới nhiễm trùng vết thương, gây bội nhiễm khi rửa từ vết thương bẩn sang vết thương sạch Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm điều dưỡng thường xuyên cập nhật kiến thức và học ở bậc cao thực hiện đúng quy trình cao hơn 50% so với nhóm điều dưỡng

trung cấp Có đến 61,1% điều dưỡng thực hành sai ít nhất một trong các bước của

quy trình thay băng Điều này đòi hỏi cần phải có bảng kiểm để đánh giá kiến thức

và thực hành về thay băng cho nhân viên [5]

Theo nghiên cứu của Lã Thị Thanh Lâm (2016) về đánh giá sự tuân thủ quy

trình thay băng vết mồ của điều dưỡng tại khoa chắn thương chỉnh hình - Bệnh viện quân Y 354 Kết quả sau quan sát 630 lượt thay băng của DD cho thấy tỷ lệ sai sót của ĐD trong các bước quan trọng còn cao: 59,6% điều dưỡng không quan sát đánh giá tình trạng vết mô; 58,5% điều đưỡng không sát khuẩn tay trước khi mở dụng cụ;

50,2% điều đưỡng không giao tiếp và đặn đò người bệnh những điều cần thiết [7]

Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) chỉ ra rằng điều dưỡng đong vai tro quan trọng nhất trong công tac chăm soc va phong ngưa loet ti đe Tuy nhiên kết quả về kiến thức về phong ngưa loet tỉ đe loại trung bình chiếm đa số 73,3%; yếu 20% và giỏi

chỉ chiếm 6,7% Hành vi chăm sóc loại trung bình là 43,3% và loại yếu 56,7% Sau

Trang 27

(p<0,05) vơi kết quả như sau: kiến thức loại giỏi 70%, trung bình là 30% va không co yếu Thai đô tích cực la 83,3%; 90% điều đưỡng có hành vi tốt và 10% điều

dưỡng có hành vi trung bình và không có hành vi yếu Điều dưỡng đã tưng tham gia huan luyện CSVT có điểm trung binh về kiến thức và điểm trung binh về hành vi

cao hơn so với điều đưỡng chưa từng tham gia huấn luyện [8]

Theo Phùng Thị Huyễn (2013) khi tiến hành nghiên cứu về thực trạng thay

bang cua DD tai 8 khoa lầm sàng Bệnh viện Đại học Y Hà nỘi Kết quả cho thầy điều

dưỡng có tuân thủ quy trình thay băng thường quy tuy nhiên lại không có kiến thức

cơ bản về CSVT Có tới 52,5% điều đưỡng sát khuẩn vết thương sai; 21,5% không đánh giá vết thương trước khi thay băng: 32,3% điều dưỡng không giao tiếp với người bệnh Thiếu kiến thức về đánh giá VT sẽ dẫn tới hiểu sai về bản chất và thứ tự

các bước trong quy trình thay băng có thể gây nên bội nhiễm [6] Theo Đỗ Thị

Hương Thu (2005) nghiên cứu trên 200 lượt thay băng của điều dưỡng có đến 21% ĐD thực hành chưa đúng toàn bộ các tiêu chí đánh giá quy trình thay băng [14] 1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc vết thương

1.4.1 YÊu tô cú nhân của điều dưỡng

1.4.1.1 Giới tính

Nghiên cứu của Angelillo (1999) và Labeau S.O (2010) chỉ ra rằng kết quả kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn tại phòng mé của ĐD nam cao hơn nữ và có

ảnh hưởng đến kết quả CSVT [33], [17] Tuy nhiên theo Phùng Thị Huyền khi

nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thay băng thường quy đã chỉ ra rằng nam giới có điểm thực hiện quy trình thay băng thường quy kém hơn so với nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,031) [6] Theo Ngô Thị Huyền (2012) cho thấy giới nữ thực hành quy trình thay băng cao hơn nam giới 7,1% [5]

1.4.1.2 Tuổi

Theo Ngô Thị Huyền (2012) những điều dưỡng nhóm tuổi trên 40 có tỷ lệ thực hành đúng quy trình thay băng vết thương cao nhất với tỷ lệ 70,6% sau đó là nhóm 30 - 39 tuổi với tý lệ 38,5% và nhóm điều dưỡng đưới 30 tuổi có tỷ lệ thực

Trang 28

nghiên cứu trên 145 điều dưỡng cho thấy năng lực thực hành CSVT của nhóm ĐD

trên 30 tuôi có tỷ lệ đạt 51,7% và nhóm ĐD dưới 30 tuôi là 40,2% [4]

1.4.1.3 Trinh d6 dao tao

Trong nghiên cứu của Williamson va Gupta (2001) cho thay DD trinh d6 dai học có kiến thức và thực hành chăm sóc người bệnh tốt hơn so với nhóm điều dưỡng trình độ cao đăng (p<0,01) Kết quả chỉ ra ràng kiến thức liên quan trực tiếp đến trình độ đào tạo [54] Theo Winterstein A.G và cộng sự (2004) tiến hành nghiên cứu tìm ra sai sót trong lâm sàng Kết quả cho thấy tỷ lệ sai sót trong kiểm soát

nhiễm khuẩn và dùng thuốc cho người bệnh không đúng chị định là lỗi hay gặp và

có nhiều nguyên nhân gây nên các thiếu sót trong đó có nguyên nhân chính là thiếu

kiến thức [55]

1.4.1.4 Thâm niên công tác

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm thực hành CSVT tốt hơn so với nhóm ĐD ít năm kinh nghiệm Theo Hadcock (2000) có

một số lượng lớn ĐD có kiến thức về CSVT, đặc biệt là các ĐD lâu năm có nhiều kinh

nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt hơn không chỉ riêng lĩnh vực CSVT [27] Hassan

H và cộng sự (2009) khi tiến hành NC về nhận thức của 92 ĐD đối với những thiếu sót

trong thực hiện thuốc ở Malaysia kết quả là 81,25% ĐD cho rằng thiếu sót thường xảy ra trong 5 năm làm việc đầu tiên của họ [28] Nghiên cứu của Logan G (2015) các điều dưỡng đưa ra quyết định của họ trong CSVT liên quan mật thiết với kinh nghiệm và chuyên môn của chính họ [34] Nghiên cứu của Westbrook J.I và cộng sự (2011) về

những thiếu sót xảy ra trong tiêm tĩnh mạch ở bệnh viện và kinh nghiệm của ĐD tại

Anh cho thấy tỷ lệ và mức độ sai sót trong công việc tỷ lệ nghịch với số năm kinh nghiệm làm việc trong lâm sàng Điều đưỡng trên 6 năm kinh nghiệm làm việc có thê giảm nguy cơ sai sót 10,9% và giảm các lỗi nghiêm trọng 18,5% [52]

1.4.1.5 Thu nhập

Trang 29

dịch Kết quả chỉ ra răng thu nhập của ĐD cũng ánh hưởng đến kiến thức, thái độ và hành vi của họ [37]

1.4.1.6 Tham gia hội thảo hội nghị về CSVT

Theo Phan Thị Dung (2016) năng lực thực hành ở điều dưỡng có tham gia

hội thảo hội nghị CSVT có tỷ lệ đạt 52,8% cao hơn nhóm ĐD không tham gia

41,3% [4] Nghiên cứu của Geraldine (2012) khi tìm hiểu kiến thức, năng lực đánh

giá và quản lý vết thương tại bệnh viện ở 145/150 điều dưỡng Kết quả cho thấy có

39% ĐD có cập nhật kiến thức về CSVT trong 2 năm trước đó Trong só đó có 22% ĐD tham gia tại các hội nghị và 23,6% tham gia ở các chương trình khác về đào tạo CSVT có khả năng đánh giá và quản lý vết thương tốt hơn [25]

1.4.1.7 Kiến thức CSVT

Nghiên cứu của Ndikom C.M (2007) về kiến thức và hành vi của điều dưỡng, nữ hộ sinh trong dự phòng lây nhiễm HIV ở Owerri Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa kiến thức và hành vi của ĐD trong phòng ngừa lây nhiễm

HIV với mối tương quan thuận r=0,583; p<0,001 [45]

1.4.1.8 Thái độ CSVT

Theo Moore Z khi đánh giá kiến thức thái độ của điều đưỡng về thực hành phòng chống loét Hầu hết điều dưỡng có thái độ tích cực khi nhận thức được vai

trò và tuần thủ trong thực hành chăm sóc người bệnh [41] Khảo sát của Geraldine McCarthy (2012) cd 70% DD quan tâm dến các khóa học CSVT, 50% ĐD tham gia đề nghị cần có hướng dẫn về chăm sóc và quản lý vết thương [25]

1.4.2 Yếu tổ bệnh viện

1.4.2.1 Khối lượng công việc

Khối lượng công việc nhiều hoặc áp lực công việc có ảnh hưởng đến thực

hành CSVT của điều đưỡng Nghiên cứu của Blake-Mowatt C và cộng sự (2013) về quản lý và ghi chép hồ sơ ở bệnh viện cho thấy ảnh hưởng đến thực hành lâm sàng và ghi chép hồ sơ bệnh án là do khối lượng công việc và tỷ lệ nhân viên/người bệnh [19]

Trang 30

1.4.3 Yếu tổ của người bệnh

1.4.3.1 Yếu tơ tồn thân

Các yếu tố toàn thân bao gồm tuôi, cơ địa, bệnh mạn tính, suy mạch, giảm sức đề kháng của cơ thê và xạ trị

Tuổi: Tuôi tác tăng là một yếu tố nguy cơ chính cho việc liền vết thương Ở những người ít tuổi khỏe mạnh, quá trình lão hóa chậm hơn do đó khả năng hồi

phục và liền vết thương tốt hơn Người bệnh cao tuôi hấp thu chất dinh dưỡng kém,

it hấp thu nước, hệ thông miễn dịch suy yếu nên có nguy cơ làm chậm quá trình liền thương [26]

Cơ địa: Người bệnh béo phì liền vết thương chậm do mô mỡ hạn chế máu tới

nuôi đưỡng tế bào Người bệnh suy dinh dưỡng, thiếu năng lượng sẽ cản trở quá trình

tổng hợp protein, thiếu oxy và dinh đưỡng có thể làm vết thương chậm liền [22] Bệnh mạn tính: Những bệnh mạn tính như giảm tuần hoàn ngoại biên, tiểu đường, urê máu cao, suy giảm hệ thống miễn dịch ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình liền thương

1.4.3.2 Vi khuẩn

Vết thương cung cấp cho vi khuẩn một môi trường hấp dẫn Ví dụ: vết thương hở vi khuẩn có thể phát triển và nhân lên rất nhanh nếu không kiểm soát

được sẽ gây ra thiệt hại đáng kế Khi số lượng mâm bệnh hiện diện đầy đủ sẽ dẫn

đến tình trạng nhiễm khuẩn và làm chậm quá trình liền thương Điều này đặc biệt đúng đối với các vết loét tì đè, loét chân Các vi khuân thường được tìm thấy trong các vết loét tì đè và loét ở chân bao gồm: Staphylococcus aureus, pseudomonas aeruginosa, và protein mirabilis Rửa tay không đúng và kĩ thuật thay băng kém có thé gay nhiễm trùng do vẫn tồn tại vi khuẩn Sự nhiễm trùng cũng có thể do phẫu

thuật, đặc biệt khi phẫu thuật ở vùng dễ nhiễm bệnh như ống tiêu hoá, ống niệu sinh

dục Sự nhiễm trùng càng dễ xảy ra đối với các vết thương có chứa các vật lạ hay mô hoại tử [15]

Trang 31

Sơ đô 1.2 Khung lý thuyết CSVT 1.6 Một số nét về địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, đảm trách nhiệm vụ bệnh viện vùng, có chức năng: khám, chữa bệnh, phòng bệnh và

phục hồi chức năng cho người bệnh thuộc các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc Bệnh viện tham gia các lĩnh vực đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, công tác chỉ đạo tuyến Khối Ngoại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

(BVTWTN) gồm 6 khoa Ngoại: Chan thuong chinh hinh, Ngoai Nhi, Ngoai Than kinh, Ngoại Tiêu hóa gan mật, Ngoại T1m mạch lồng ngực và Ngoại Tiết niệu Với

quy mô 280 giường bệnh thực kê, thiết kế hiện đại, các phòng mỗ thiết kế tiêu

chuẩn kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm nguyên tắc hoạt động một chiều, có khu chuẩn bị người bệnh đây đủ tiện ích, có hệ thống oxy, khí hút, khí nén trung tâm .Về nhân

lực chăm sóc hiện tại có 64 điều dưỡng, trung bình mỗi ngày khoa Ngoại bệnh viện

thực hiện khoảng trên 30 ca m6 thuộc chuyên khoa hệ Ngoại Với số lượng người bệnh hiện có tại các khoa Ngoại, trung bình mỗi ngày điều dưỡng thực hiện chăm

sóc khoảng 170 — 200 vết thương mỗi ngày

Chương 2

ĐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Điều dưỡng làm việc tại các khoa Ngoại thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Điều dưỡng hợp đồng và biên chế của khoa - Trực tiếp tham gia công tác CSVT người bệnh - Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Điều dưỡng học việc, thử việc

Trang 32

- Thời gian nghiên cứu: tháng 11/2017 — 9/2018

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 6 khoa Ngoại Bệnh

viện Trung ương Thái Nguyên: Chấn thương chỉnh hình, Thần kinh, Tiêu hóa gan

mật, Tim mạch long nguc, Ngoai Tiét Niéu va Ngoai Nhi

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế: nghiên cứu tiễn cứu Phương pháp: mô tả cắt ngang

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Đánh giá kiến thức, thái độ: chọn mẫu toàn bộ Tại 6 khoa Ngoại vào thời

điểm nghiên cứu có 64 điều dưỡng viên đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu

Đánh giá thực hành: mỗi điều dưỡng tham gia khảo sát kiến thức và thái độ

về CSVT được quan sát 01 lần thực hành chăm sóc vết thương (toàn bộ quy trình) Có 64 quan sát điều dưỡng thực hành chăm sóc người bệnh có vết thương được thực hiện trong thời gian 3 tháng lấy số liệu

Đánh giá kiến thức, thực hành trên điều dưỡng thực hiện chăm sóc vết

thương ngoại khoa, thường quy

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Phát vẫn đánh giá kiến thức và thái độ

- Tất cả đữ liệu được thu thập bằng phát vẫn người tham gia nghiên cứu theo

bộ câu hỏi tự điền

- Nghiên cứu viên liên hệ, trình bày mục đích của nghiên cứu và cách thức

thu thập thông tin cho các trưởng khoa và các điều dưỡng trưởng để được chấp thuận Vao các buỗi sang các ngày trong tuần từ (7h30 — 8h) nghiên cứu viên tham gia giao ban với khoa Ngay sau buổi giao ban khoa, nghiên cứu viên gặp điều dưỡng trong khoa để giới thiệu, thông báo về mục đích và nội dung nghiên cứu đồng thời tạo mối quan hệ với các điều đưỡng trong khoa

Trang 33

câu hoi được hoan thanh bơi ngươi tham gia nghiên cứu ngay tại phòng giao ban khoa va được thu lại sau khi hoan thanh Thời gian cho mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức và thái độ là 25 phút (khoảng 30 giây cho mỗi câu)

- Sau khi có toàn bộ thông tin, nghiên cứu viên dành thời gian kiểm tra tồn bộ

dữ liệu Sơ liệu được làm sạch, mã hóa và nhập liệu đê phân tích kêt quả

2.3.2 Quan sát đánh giá năng lực thực hành

- Nghiên cứu viên mời 01 điều dưỡng trưởng khối Ngoại tham gia vào quá

trình lấy số liệu, quan sát thực hành CSVT của ĐD 02 điều tra viên thảo luận để

thống nhất về tiêu chí quan sát, nhận định của người quan sát và xử lý tình huống phát sinh trong khi quan sát Sau đó tông hợp vào 01 bảng kiểm đánh giá năng lực

thực hành CSVT, mỗi bảng kiểm sử dụng đánh giá một lần của 01 điều dưỡng thực

hành chăm sóc vết thương

- Các nghiên cứu viên quan sát ĐD khi CSVT ở các thời điểm khác nhau,

đánh giá độc lập 01 điều dưỡng thực hiện CSVT Tiến hành quan sát kín điều

dưỡng thực hành chăm sóc vết thương, việc này không được báo trước, chỉ có nghiên cứu viên và lãnh đạo khoa biết Điều tra viên đứng ở vị trí phù hợp, dễ

quan sát, không ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên môn của điều dưỡng Kết

thúc quá trình quan sát nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn lại người bệnh được điều dưỡng đó thực hiện quá trình CSVT để lẫy thông tin và phỏng vẫn điều đưỡng

được quan sắt ở một số câu Cụ thể như sau:

+ Nhận định người bệnh và vết thương từ câu 1 đến câu 16: Điều tra viên quan sát điều dưỡng thực hiện CSV T có quan sát người bệnh, có xem hồ sơ bệnh án khi chăm sóc vết thương không? Sau khi kết thúc quan sát điều tra viên phỏng vấn lại người bệnh được chăm sóc vết thương ở một số câu hỏi và phỏng vấn lại điều dưỡng vừa thực hiện chăm sóc vết thương

+ Kế hoạch chăm sóc vết thương từ câu 23 — 24: Điều tra viên đánh giá dựa trên quan sát điều dưỡng trong suốt quá trình CSVT xem quá trình diễn ra

Trang 34

không? Người bệnh hợp tác, an tâm và tư thế thuận lợi trong suốt quá trình

CSVT

+ Thực hiện quy trình thay băng vết thương từ câu 25 — 47: Điều tra viên quan sát điều dưỡng thực hiện các bước theo bảng kiểm

+ Đánh giá ghi chép hồ sơ từ câu 48 — 49: Điều tra viên xem hồ sơ bệnh án ghi chép sau khi điều dưỡng kết thúc quá trình CSVT Quan sát điều đưỡng co danh giá lại tình trạng người bệnh sau khi CSV'T hay không?

Các nghiên cứu viên thống nhất trong việc cho điểm thực hành CSVT của ĐD Thời gian và mức độ hoàn thành thực hành CSVT được đánh giá theo thang điểm Bondy

- Sau khi có tồn bộ thơng tin, nghiên cứu viên kiểm tra toàn bộ dữ liệu Số

liệu được làm sạch, mã hóa và nhập liệu để phân tích kết quả

2.6 Các biến số nghiên cứu

Biến độc lập: Gồm các biến về thông tin của điều dưỡng

Biến phụ thuộc là biến chính của nghiên cứu: Kiến thức, thái độ và năng lực

thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu fo; Phuong Bién so nghién „ „ STT Định nghĩa biên Loại biên pháp thu cứu thập

Thông tỉn chung đôi tượng nghiên cứu

1 Giới tính Là giới nam hay nữ Nhị phân Bộ câu hỏi

Là tuôi đương lịch,

2 Tuổi tính bằng năm 2018 trừ Liên tục Bộ câu hỏi

đi năm sinh

Là tình trạng kết Si

Tình trạng hôn „ Phân loại, định

3 hôn/chưa kêt hôn/ly Bộ câu hỏi

nhân danh

hôn/góa bụa của ĐTNC

La bang cap cao nhat Phan loai, thir

4 Trình độ đào tao Bộ câu hỏi

của ĐTNC bậc

Trang 35

Là sô năm người đó đã

5 Năm công tác Rời rạc Bộ câu hỏi làm việc tại bệnh viện

Là khoa mà ĐTNC

6 Khoa công tác Định danh Bộ câu hỏi

đang làm việc Thu nhập bình | La tong số tiền thu nhập

7 Liên tục Bộ câu hỏi

quân/ tháng cua DTNC trén thang

Tham giahdi | Là đối tượng được đào Phân loại

8 nghi/hdi thao tạo về CSVT thông - Có Bộ câu hỏi

CSVT 1 năm qua | qua các buổi tập huấn - Không

Kiến thức về chăm sóc vết thương Là sự hiểu biết của T ĐTNC về những vẫn Phân loại Kiên thức chung ` „ 9 Và đê chung liên quan đên - Đúng Bộ câu hỏi vê vét thương „ vêt thương Sai Là kiến thức chăm sóc vết thương ngoại khoa

Kiến thức chăm được thực hiện dưới Phân loại

10 sóc vết thương điều kiện vô khuẩn, - Đúng Bộ câu hỏi

sạch không bị nhiễm khuẩn, - Sai

không nằm trong vùng

hô hấp, bài tiết

Là kiến thức về chăm

Kiến thức chăm sóc vết thương đo tai Phân loại

11 | sóc vếtthương nạn dập nát, vết -Đúng | Bộ câu hỏi nhiễm khuẩn thương trên vùng có - Sai

nhiễm khuẩn trước mô

12 Kiến thức chăm Là sự hiểu biết của Phân loại Bộ câu hỏi

sóc vết thương có |_ ĐTNC về CSVT có - Đúng

Trang 36

dẫn lưu dẫn lưu - Sai Là kiến thức chăm sóc

Kiến thức chăm | những vết thương hình Phân loại

13 sóc vết thương thành do hoại tử thiêu -Đúng | Bộ câu hỏi

loét, mạn tính máu cục bộ, vết - Sal thương do tỳ đè Là sự hiểu biết của ` Phân loại Vật liệu chăm sóc |_ ĐINC về băng gạc, 14 „ „ - Đúng Bộ câu hỏi vêt thương dung dịch sát khuân Sai , - Sai vét thuong

Xét nghiệm trong Là sự hiểu biết của Phân loại

15 chăm sóc vết ĐTNC về những xét -Đúng | Bộ câu hỏi

thương nghiệm trong CSVT - Sai

Thái độ điều dưỡng về chăm sóc vết thương

Thái độ củaÐD | Là mức độ đông ý của

16 về ý nghĩa của ĐD với ý nghĩa của Phân loại Bộ câu hỏi CSVT đúng CSVT đúng Là mức độ đông ý của Thái độ của ĐD ¬ ` ĐD về việc thực hiện 17 | về tuân thù từng Phân loại Bộ câu hỏi đúng các bước trong bước trong CSVT ` , CSVT là cân thiệt Thái độ của DD vé | Là mức độ đồng ý của

trình độ chuyên | ĐD về ảnh hưởng của

18 „ „ Phân loại Bộ câu hỏi

mon vat chat anh chuyên môn, vat chat

hưởng đến CSVT | trang thiết bị đến CSVT Thái độ củaÐD | Là mức độ đông ý của

19 | về tìm hiểu tài DD co quan tam đến Phan loai Bộ câu hỏi

liệu CSVT tìm hiểu tài liệu CSVT

20 | Thái độ củaÐD | Là mức độ đông ý của Phân loại Bộ câu hỏi

Trang 37

vê các buôi tập ĐD có quan tâm đến

huan CSVT các buổi tập huấn CSVT

Thái độ củaÐD | Là mức độ đông ý của

về học hỏi trao DD về học hỏi trao đôi

21 ¬¬ ca oy Phan loai Bộ câu hỏi

đôi với đông với đông nghiệp vê nghiệp về CSVT CSVT la quan trọng Thai d6 DD vé | Là mức độ đồng ý của 22 cập nhật tài liệu | ĐD về cập nhật tài liệu Phân loại Bộ câu hỏi CSVT CSVT là quan trọng Thái độ ĐD về sự | Là mức độ đồng ý của

23 | cần thiết của giám | ĐD về giám sát đào tạo Phân loại Bộ câu hỏi

sit dao tao CSVT | CSVT là cần thiết

Thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng Là cách thức ĐTNC tiền hành quan sát, hỏi, : ¬ Bảng kiêm 24 Nhận định đánh giá nhăm thu thập Phân loại SA quan sát thông tin vê người bệnh Là cách thức ĐTNC Kế hoạch chăm | đưa ra kế hoạch CSVT Bảng kiểm 25 , Phan loai sóc vêt thương dựa trên các thông tin quan sát thu thập được Là quá trình ĐTNC Thực hiện quy ,

thực hiện thay băng vêt Bảng kiêm

26 trình thay băng Phân loại

, thương trên người quan sát

vét thương

bệnh

27 | Đánh giá phi chép Là sự theo dõi, ghi Phân loại Bang kiém

hồ sơ chép về những hoạt quan sát

Trang 38

động của ĐTNC sau khi CSVT cho người bệnh

2.7 Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá 2.7.1 Cac khai niệm

Kiến thức

Kiến thức là điều mà một con người biết, là những thông tin, sự hiểu biết mà

người đó thu thập được, đặc biệt thông qua học tập và kinh nghiệm

Trong nghiên cứu này kiến thức liên quan đến khả năng của các điều dưỡng trong việc đưa ra các thông tin để đáp ứng lại những câu hỏi đặc biệt về chăm sóc

vết thương ở người bệnh

Thái độ

Thái độ là cách biểu thị ý nghĩa và tình cảm của con người trước một sự việc, trong một hoàn cảnh băng cứ chỉ, nét mặt, lời nói, hành động

Trong nghiên cứu này thái độ liên quan đến cách biểu thị quan điểm của các

điều đưỡng về việc đáp ứng lại những câu hỏi về chăm sóc vết thương ở người bệnh

Năng lực thực hành

Khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế đựa trên niềm tin về kiến thức, kinh

nghiệm của con người

Trong nghiên cứu này năng lực thực hành liên quan đến việc điều dưỡng vận dụng thông tin liên quan đến kiến thức, kỹ năng thành thạo để chăm sóc vết thương cho người bệnh

2.7.2 Tiêu chuẩn đánh giả

* Kiến thức về chăm sóc vết thương

Được đánh giá bằng bộ câu hỏi gồm 32 câu, các câu hỏi với câu trả lời nhiều

lựa chon, lựa chọn dap an dung sai Mỗi câu trả lời dung duoc 1 điểm, trả lời sai

được 0 điểm Bộ câu hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên bộ câu hỏi về

Trang 39

(2016) trong luận án tiến sĩ đánh giá kết quả chương trình đạo tạo chăm sóc vết

thương của điều dưỡng theo chuẩn năng lực [4| Tính giá trị của bộ câu hỏi đã được

đánh giá bởi các chuyên gia trong lĩnh vực Ngoại khoa và điều dưỡng Ngoại khoa

Độ tin cậy của bộ câu hỏi được kiểm tra bằng nghiên cứu thử nghiệm trên 30

đối tượng bằng chỉ số KR-20=0,89

Bộ câu hỏi kiến thức gồm 32 câu được chia thành 7 phần:

A Kiến thức chung về chăm sóc vết thương từ câu 1 đến câu 13 (13 điểm) B Kiến thức chăm sóc vết thương sạch từ câu 14 đến câu 16 (3 điểm)

C Kiến thức chăm sóc vết thương nhiễm khuẩn từ câu 17 đến câu 19 (3 điểm)

D Kiến thức chăm sóc vết thương có dẫn lưu từ câu 20 đến câu 21 (2 điểm) E Kiến thức chăm sóc vết thương loét, mạn tính từ câu 22 đến câu 26 (5 điểm) F Kiến thức về vật liệu trong chăm sóc vết thương từ câu 27 đến câu 29 (3 điểm) G Kiến thức về xét nghiệm trong chăm sóc vết thương từ câu 30 đến câu 32 (3 điểm)

Điểm kiến thức CSVT từ A đến G đạt khi đạt trên 50% số điểm tối đa của từng

phần trong bộ câu hỏi

Đánh giá chung về điểm kiến thức CSVT: - Tổng điểm kiến thức: 32 điểm

- Điều đưỡng có kiến thức chăm sóc vết thương đạt khi đạt trên 50% tổng

điểm và mỗi phần kiến thức (A đến G) phải đạt trên 50% điểm (Điểm kiến thức chung đạt khi >16 điểm)

.* Thái độ của điều dưỡng về chăm sóc vết thương

Nghiên cứu cũng sử dụng thang đánh giá thái độ trong nghiên cứu của Ngô

Thị Huyền (2012) về đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về quy

trình thay băng Theo đó bộ câu hỏi về thái độ sử dụng thang đo Likert (Š mức độ từ:

I-hoàn toàn không đồng ý; 2-không đồng ý; 3-phân vân; 4-đồng ý và 5-rất đồng ý) [5] Mỗi tiêu chí điều dưỡng đạt từ 4 trở lên được đãnh giá là có thái độ tích cực

Trang 40

Cách tính điểm đánh giá thái độ điều dưỡng CSVT: được tính trên 8 tiêu chí

đánh giá và tính theo thang đo Likert 5 mức (thấp nhất § điểm, cao nhất 40 điểm)

Điều dưỡng có thái độ tích cực khi điểm thái độ > 32 điểm

* Phiếu quan sát đánh giá năng lực thực hành của điễu dưỡng về CSVT

- Bộ công cụ quan sát thực hành điều dưỡng được xây dựng dựa trên tài liệu CSVT theo năng lực (2013) theo quyết định 1371/QĐ-VĐ về thâm định đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam [9], quy trình thay băng của BVHNVĐ và đã được phát trién boi Phan Thi Dung (2016) [4]

Sử dụng thang đánh giá năng lực Bondy Scale (1984), thang Bondy được sử

dụng như một công cụ đo lường hiệu suất của điều dưỡng thực hành CSVT theo

thời gian Thang Bondy đánh giá dựa trên năng lực của điều dưỡng, cho phép nhà nghiên cứu xác định mức độ thành thạo dựa theo 5 mức độ đánh giá Thang đo này cũng đánh giá được tính chính xác, an toàn và hiệu quả của thực hành chăm sóc

Bondy Scale danh gia dựa trên 5Š mức độ từ 1 đến 5, tương đương từ mức lệ thuộc

đến độc lập Từ 3 điểm trở lên là đạt [20]

Tính giá trị và độ tin cậy được đánh giá bởi các chuyên gia trong lĩnh vực

Ngoại khoa và điều đưỡng Ngoại khoa với độ tin cậy cronbach”s Alpha 1a 0,82 Bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành gồm 49 tiêu chí được chia làm 4 phân chính:

+ Nhận định CSVT từ câu 1 đến câu 22 (đạt khi > 6ó điểm) + Lập kế hoạch CSVT từ câu 23 đến câu 24 (đạt khi > 6 điểm)

+ Thực hiện quy trình thay băng vết thương từ câu 25 đến câu 47 (đạt khi >

69 điểm)

+ Đánh giá ghi chép hồ sơ từ câu 48 đến câu 49 (đạt khi > 6 điểm)

Tổng điểm thực hành: được tính trên 49 tiêu chi đánh giá và tính theo thang

Bondy 5 điểm Tổng điểm tối đa là 245 điểm

Điều đưỡng thực hành chăm sóc vết thương đạt khi đạt >147 điểm

Ngày đăng: 24/01/2022, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w