Bài viết đã làm rõ những quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng như phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn giao kết và thực hiệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Ngày sinh: 12/03/2000 Lớp: VBK11 – LH
Hà Nội – 01 /2022
Trang 2MỤC LỤC
Contents
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 7
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 7
1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 7
1.1.1 Khái niệm hợp đồng 7
1.1.2 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 7
1.2 Tính chất quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 9
1.3 Nguồn pháp luật 11
1.3.1 Pháp luật quốc gia 11
1.3.2 Điều ước quốc tế 11
1.3.3 Tập quán, thói quen trong hoạt động hàng hải 12
1.3.4 Án lệ quốc tế 13
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 13
2.1 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 13
2.1.2 Về chủ thể của hợp đồng 13
2.1.1 Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 13
2.1.3 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 14
2.1.4 Về vận đơn đường biển 15
2.1.5 Về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 17
Trang 32.1.3.1 Trách nhiệm của bên thuê vận chuyển 17 2.1.3.2 Trách nhiệm của người vận chuyển 18
2.1.6 Về cơ chế giải quyết tranh chấp 20
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 21 KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng phát triển, hàng hoá không chỉ bị giới hạn lưu thông trong một quốc gia, một khu vực mà nó được lưu thông trên phạm vi toàn cầu Vận chuyển đường biển đã và đang chiếm vai trò quan trọng giống như huyết mạch trong thương mại quốc tế Có nhiều cách thức được vận chuyển hàng hóa trên thế giới như là bằng đường hàng không, đường bộ, trong đó hàng hoá được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, thì vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương thức vận tải Về mặt địa lý, Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km (không tính các đảo) Dọc theo dải đất hình chữ S, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều giáp biển, có đảo và các quần đảo lớn nhỏ Điều đó cho thấy, thị trường kinh tế và việc lưu thông, giao thông đường biển ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng, chủ chốt và có tính bền vững do điều kiện đặc trưng về mặt địa lý Việc hàng hoá từ các nước thông qua đường biển đến Việt Nam hay đi qua Việt Nam để qua các nước khác là điều khó tránh khỏi Chính vì thế, quan hệ pháp luật về thỏa thuận (hợp đồng) liên quan đến vận chuyển hàng hóa ngày càng phát triển nhanh và mạnh, cho nên đối tượng này không chỉ được điều chỉnh bởi luật thương mại quốc tế mà còn được quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về hàng hải
Để hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển diễn ra thuận tiện thì cần thiết phải
có khung pháp lý phù hợp, đầy đủ và rõ ràng quy định về vấn đề này, nhất là các quy định
về hợp đồng Qua đó, các chủ thể tham gia vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
có thể biết được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, đồng thời lợi ích của họ cũng được bảo
đảm Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển”
làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Hữu Nam (2014), Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 5Bài viết tập trung đến các nội dung cơ bản là những quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong sự tương quan so sánh với lịch sử pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế
Phạm Tường Huấn (2019), Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật, Đại học Huế Bài viết làm rõ
những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Huỳnh Ngọc Yến (2020), Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo
pháp luật Việt Nam hiện nay Bài viết đã làm rõ những quy định pháp luật của Việt Nam
về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng như phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, từ đó có những giải pháp hoàn thiện hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển của các doanh nghiệp
2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Francesco Berlingieri, A comparative analysis of the Hague-visby rules, the Hamburg and the Rotterdam rules, (Phân tích so sánh các quy tắc Hague-visby, các quy tắc Hamburg
và Rotterdam) Bài nghiên cứu liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo
ba nội dung chính: Các vấn đề được quy định trong Quy tắc Hague-Visby, Quy tắc Hamburg và Quy tắc Rotterdam; (ii) Các vấn đề được quy định trong Quy tắc Hamburg và Quy tắc Rotterdam; và (iii) Các vấn đề chỉ được quy định trong Quy tắc Rotterdam
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm mục đích: Tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam và quy định quốc tế có liên quan đến nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Từ đó, đưa ra bình luận và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu:
- Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Trang 6- Nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Đưa ra kiến nghị hoàn thiện áp dụng pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hệ thống pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Phạm vi nghiên cứu: Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 và một số công ước tiêu biểu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa về đường biển như Công ước Brussel 1924, Quy tắc Hamburg năm 1978,
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, đọc hiểu văn bản pháp luật để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu
6 Kết cầu của tiểu luận
Bài tiểu luận gồm Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện áp dụng pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển
Trang 7Trên phương diện luật quốc gia: khái niệm hợp đồng ghi nhận tại Điều 285 Bộ luật Dân
sự 2015 được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự3
Vậy có thể hiểu rằng, hợp đồng là sự trao trao đổi và thống nhất giữa các ý chí hay sự thỏa thuận, tạo lập ra hậu quả pháp lý
1.1.2 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một hợp đồng cung cấp dịch vụ di chuyển người hoặc vật từ một nơi này tới một nơi khác bằng những phương phương tiện tiện nhất định
Pháp luật quốc tế quy quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như
sau: Điều 41 Bộ luật hàng hải Trung Quốc năm 1992 quy định: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một hợp đồng theo đó người vận chuyển cam kết vận chuyển bằng đường biển những hàng hoá mà người gửi hàng đã ký hợp đồng vận chuyển từ cảng này đến một cảng khác và được thanh toán tiền cước 4 ” Bộ luật hàng hải Trung Quốc năm
1992 tiếp cận khái niệm hợp đồng vận chuyển theo góc độ truyền thống, quy định hợp đồng
1 Bộ luật dân sự Pháp 1804
2 Theo Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga 1994
3 Điều 285 Bộ luật Dân sự 2015
4 Điều 41 Bộ luật hàng hải Trung Quốc năm 1992
Trang 8vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giữa người vận chuyển với người gửi hàng và người vận chuyển được thu tiền cước vận chuyển Điều 1 Công ước ước quốc tế thống nhất một
số quy tắc pháp luật về vận đơn đường biển ký năm 1924 (còn gọi là Công ước Brussel
1924) quy định: “Hợp đồng vận chuyển được thể hiện bằng vận đơn hoặc một chứng từ sở
hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự nào như đã nêu ở trên được phát hành trên cơ sở hoặc theo một hợp đồng thuê tàu kể từ thời điểm vận đơn hoặc chứng
từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh các mối quan hệ giữa một người chuyên chở với một người cầm vận đơn5” Tại Khoản 6 Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển năm 1978 (Quy tắc Hamburg 1978) quy định: “Hợp đồng vận tải đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người vận chuyển đảm nhận việc vận chuyển bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên chở bằng đường biển và cả phương tiện khác thì hợp đồng
đó chỉ được coi là hợp đồng chuyên chở bằng đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển 6 ”
Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 530 có định nghĩa: “Hợp đồng vận chuyển
tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển7” Như vậy theo Bộ luật này, hợp đồng vận chuyển là loại hợp đồng có đền bù và hành vi vận chuyển mang tính chất chuyên nghiệp giống với loại hành vi thương mại
Theo Điều 145 Luật hàng hải năm 2015: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển được xác định là: “ (1) Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng;( 2) Hàng hóa là máy móc, thiết
5 Điều 1 Công ước ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật về vận đơn đường biển ký năm 1924
6 Khoản 6 Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 1978
7 Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015
Trang 9bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 8
Từ quy định này có thể hiểu hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam mang tính dịch vụ, là hoạt động doanh nghiệp khai thác tàu biển của mình để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả Người chuyên chở chính là người cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển Quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã kế thừa phát triển quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, quy định rõ và đầy đủ địa vị pháp lý và mối quan hệ của từng bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa nhằm tạo sự đồng bộ và nhất quán trong toàn bộ các điều khoản của chương hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Theo đó được hiểu là hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hoạt động của người vận chuyển dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển đã được ký kết với người thuê vận chuyển.[3]
Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên vận chuyển hàng hóa và bên thuê vận chuyển hàng hóa, theo đó, bên vận chuyển thu phí dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng nằm ở những quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau Xét về bản chất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một loại hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa một bên là người cung cấp dịch vụ (bên vận chuyển) và một bên là người thuê dịch vụ (bên thuê vận chuyển)
1.2 Tính chất quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Tại Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 có quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; Hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy
8 Điều 145 Luật hàng hải năm 2015
Trang 10ra tại nước ngoài; Hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài9
Vậy, tính chất quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng được hiểu giống như trên
Theo Điều 2 Quy tắc Hamburg năm 1978 qui định: Quy tắc áp dụng cho mọi hợp đồng
chuyên chở bằng đường biển giữa hai nước, nếu: Cảng bốc hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc Cảng dỡ hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc Một trong các cảng dỡ hàng lựa chọn, quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, là cảng dỡ hàng thực tế và cảng đó nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển được phát hành tại một nước tham gia Công ước, hoặc Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển quy định rằng những điều khoản của Công ước này hoặcluật lệ của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước này là luật điều chỉnh hợp đồng (tức là vận đơn quy định quy tắc này sẽ được
áp dụng)10
Theo Điều 5 Quy tắc Rotterdam 2009, Công ước áp dụng cho hợp đồng chuyên chở hàng hóa mà nơi nhận hàng và nơi giao hàng nằm ở những nước khác nhau, cảng nhận hàng và cảng dỡ hàng cũng nằm ở những nước khác nhau11
Trong thực tiễn, cách tiếp cận của luật pháp quốc tế về xác định tính chất quốc tế của một hợp đồng thường được thể hiện thông qua dấu hiệu các chủ thể liên quan có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau Theo Điều 1 Công ước LaHay về mua bán quốc tế những động sản hữu hình, một hợp đồng mua bán được coi là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa trong hợp đồng được chuyển dịch qua biên giới và hợp đồng được xác lập ở các nước khác nhau12 Theo Điều 1 Công ước Viên của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán
9 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015
10 Điều 2 Quy tắc Hamburg năm 1978
11 Điều 5 Quy tắc Rotterdam 2009
12 Điều 1 Công ước LaHay về mua bán quốc tế những động sản hữu hình
Trang 11hàng hóa quốc tế thì yếu tố nước ngoài của hợp đồng là yếu tố chủ thể của hợp đồng: chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau13 Ngoài ra có thể tìm thấy yếu tố này trong nhiều điều ước quốc tế về hợp đồng như Công ước La Hay năm
1986 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán quốc tế, Công ước Geneva 1983 về đại diện trong mua bán quốc tế hoặc trong bộ Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế PICC của UNIDROIT đều dựa trên tiêu chí các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng
1.3 Nguồn pháp luật
1.3.1 Pháp luật quốc gia
Bộ luật dân sự 2015 là bộ luật chung quy định các giao dịch dân sự, trong đó có hợp đồng vận chuyển Các chế định của bộ luật có khả năng áp dụng vào hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển chủ yếu là quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bộ luật cũng đề cập khái quát về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển cũng như trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 kế thừa và phát triển từ Bộ luật hàng hải Việt Nam
2005, được đánh giá là có nhiều quy định phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động hàng hải, phù hợp với pháp luật quốc tế Trong bộ luật này có những điều khoản trực tiếp quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1.3.2 Điều ước quốc tế
Công ước Brussels được ký kết ngày 25/8/1924 tại Brussels (Quy tắc Hague) có hiệu lực từ năm 1931 áp dụng cho tất cả các vận đơn phát hành ở một nước tham gia công ước nhưng không áp dụng cho hợp đồng thuê tàu
Quy tắc Hague – Visby, có hiệu lực từ ngày 23/6/1977, áp dụng cho tất cả các vận đơn liên quan đến vận chuyển hàng hóa giữa các cảng nếu vận đơn phát hành ở một nước tham gia hoặc vận chuyển hàng hóa từ một nước tham gia, hoặc vận đơn quy định rằng Quy tắc này hoặc luật lệ bất kỳ một nước nào chấp nhận quy này là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
13 Điều 1 Công ước Viên của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 12Quy tắc Harmburg ký tại Harmburg năm 1978, có hiệu lực từ 1//11/1992, áp dụng cho tất cả các hợp đồng vận chuyển bằng đường biển giữa hai nước nếu cảng xếp/ dỡ hàng nằm
ở một nước tham gia Công ước, vận đơn hoặc chứng từ chứng minh hoạt động được phát hành ở một nước tham gia Công ước, vận đơn quy định rằng Quy tắc này hoặc luật pháp của bất kỳ nước nào công nhận Công ước này là nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng Ngoài ra, về nguồn pháp luật điều chỉnh vấn đề liên quan hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn bao gồm cả các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với nước ngoài về hoạt động hàng hải đường biển
1.3.3 Tập quán, thói quen trong hoạt động hàng hải
Một thực tế là trong các hoạt động hàng hải không phải bất cứ vấn đề nào cũng được ghi trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa được ghi nhận trong văn bản luật Có những thói quen trong cách cư xử trong lĩnh vực hàng hải đã tạo nên tập quán hàng hải Tại khoản 2 điều 5 Bộ luật hàng hải 2015 nhà làm luật Việt Nam cũng ghi nhận tập quán quốc tế khi
ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Tập quán hàng hải là những thói quen được sử dụng lâu đời trong ngành hàng hải có tính ổn định, hợp pháp và thống nhất, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa giữa các bên tham gia Tập quán quốc tế hàng hải thường được áp dụng khi vận đơn, hay luật áp dụng cho vận đơn quy định, hoặc khi tất cả các nguồn luận khác không quy định Một số trường hợp áp dụng tập quán hàng hải có thể kể đến như: hợp đồng thuê tàu quy định; hợp đồng không quy định những luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng thuê tàu dẫn chiếu tới; hợp đồng thuê tàu không quy định, các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng thuê tàu không có quy định cụ thể cho vấn đề đang tranh chấp
Ngoài ra, Các điều khoản quốc tế (INCOTERMS) được Phòng Thương mại quốc tế (ICC) tập hợp và ban hành từ năm 1963 (sửa đổi vào các năm 1953, 1968, 1976, 1980,
1990, 2000, 2010 và 2020) INCOTERM giải thích những điều kiện thương mại quốc tế, thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán hàng hoá Tập quán hàng hải quốc tế cũng được ghi nhận tại Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (UCP) Đây là một bộ phận các quy định về việc ban hành đưa ra các quy
Trang 13tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng cũng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động thanh toán quốc tế Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP) được Uỷ ban ngân hàng của Phòng Thương mại quốc tế thông qua 10/2002 cũng được áp dụng trong tập quán hàng hải
1.3.4 Án lệ quốc tế
Án lệ đóng vai trò quan trọng, là một nguồn bổ trợ luật pháp cần thiết Án lệ có thể là các phán quyết, lệnh hay quyết định khác của cơ quan tài phán quốc tế hoặc cơ quan tài phán quốc gia Trong các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, quốc tế cũng thừa nhận án lệ, các bản điều kiện chung, các hợp đồng mẫu chuyên nghiệp làm một nguồn điều chỉnh
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
2.1 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
2.1.1 Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có hai loại Một là, hợp đồng vận chuyển theo chứng từ Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng