Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

168 50 0
Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

Ngày đăng: 23/01/2022, 14:36

Mục lục

  •  http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=143, truy cập ngày 27/9/2019

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN A - MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

  • Trong hệ thống Common Law, các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng không có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc trung thực, thiện chí đối với bên còn lại. Do đó, họ được hưởng quyền tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi đàm phán mà không phải chịu trách nhiệm đối với chi phí của các bên còn lại, trách nhiệm chỉ phát sinh khi hợp đồng được giao kết. Một ngoại lệ của sự tự do đàm phán này là thuyết promissory estoppel (hạn chế rút lại lời hứa). Lý thuyết này bảo vệ bên đàm phán có niềm tin hợp lý về việc các bên sẽ đạt đến thỏa thuận cuối cùng.

  • Trái với hệ thống Common Law, nguyên tắc trung thực, thiện chí thể hiện qua khái niệm trách nhiệm tiền hợp đồng được áp dụng tại nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đặc biệt là các nước theo hệ thống theo hệ thống Civil Law. Culpa in contrahendo – một hình thức của trách nhiệm tiền hợp đồng – là một phần quan trọng trong luật hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Trách nhiệm tiền hợp đồng yêu cầu các bên thương lượng trên cơ sở nguyên tắc trung thực, thiện chí trong quá trình đàm phán hợp đồng. Có sự ảnh hưởng không nhỏ từ các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law, các nhà lập pháp của Việt Nam đã luôn coi trọng nguyên tắc trung thực, thiện chí trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự. Tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định về trung thực, thiện chí như sau:“Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”. Quy định khẳng định nguyên tắc trung thực, thiện chí tồn tại trong giai đoạn xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đóng vai trò là nền tảng cho việc đặt ra nghĩa vụ của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.

  • Quy định tại Điều 387 BLDS 2015 về nghĩa vụ thông tin trong giao kết hợp đồng chính là quy định trực tiếp của nguyên tắc trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng. Có thể thấy, nguyên tắc trung thực được biểu hiện qua nghĩa vụ cung cấp thông tin “ảnh hưởng đến việc giao kết”; còn nguyên tắc thiện chí được biểu hiện qua nghĩa vụ bảo mật thông tin “không sử dụng thông tin bí mật cho mục đích riêng hoặc mục đích trái pháp luật”. Việc quy định về hậu quả pháp lý là bồi thường thiệt hại của bên vi phạm tại khoản 3 Điều 387 đã góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.

  • Qua các Bộ luật Dân sự, nhận thấy hệ thống pháp luật dân sự của Việt Nam đã luôn coi trọng nguyên tắc trung thực, thiện chí và luôn khẳng định đây là nghĩa vụ quan trọng và cơ bản của các bên khi tham gia các quan hệ dân sự. Mặc dù, trong BLDS 2015 đã tồn tại một nghĩa vụ thành văn, thể hiện nguyên tắc này tại Điều 387. Tuy nhiên, BLDS 2015 vẫn chưa đưa ra quy định rõ ràng và minh bạch về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

  • Sự thiếu vắng các quy định cụ thể về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ dẫn đến những vi phạm liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng. Trên thực tế, hợp đồng có thể không được giao kết vì lí do nào đó, đặc biệt nếu một trong các bên cho rằng việc hợp đồng không được giao kết là hoàn toàn do lỗi của bên còn lại, thì các vấn đề sẽ nảy sinh như: (i) Các bên đã thực sự thiện chí trong quá trình đàm phán hay chưa và có hay không nghĩa vụ bắt buộc các bên phải thiện chí ngay khi đàm phán? (ii) Bản chất pháp lý của những thoả thuận ban đầu được thực hiện bởi các bên của quá trình đàm phán là gì và các thoả thuận ban đầu này có làm phát sinh các nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên hay không? (iii) Một trong các bên có được bồi hoàn các khoản chi phí từ bên còn lại hay không trong trường hợp bên này đã bắt đầu tiến hành các bước nhất định theo hợp đồng hoặc đã thực hiện các điều khoản đã được thống nhất và được cho là một phần của hợp đồng? Thực tiễn hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng, điều này cho thấy lý thuyết về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng xuất hiện như một đòi hỏi thực tế.

  • Thực tiễn khoa học pháp lý cho thấy, việc nghiên cứu về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là vấn đề không mới ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, ổn định như Anh, Pháp, Đức... Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng, thì đây là một vấn đề khá mới mẻ và chưa được đề cập đến nhiều cả trên lĩnh vực học thuật cũng như trong thực tiễn giao kết hợp đồng. Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có đề cập liên quan đến vấn đề này, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề, các công trình này mới dừng lại ở việc nghiên cứu một cách chung nhất hoặc chỉ tiếp cận ở một khía cạnh nhỏ của nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

  • Xuất phát từ góc độ pháp lý và thực tiễn nêu trên, trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, đòi hỏi pháp luật hợp đồng cần phải tìm được sự cân bằng giữa việc đảm bảo quyền tự do hợp đồng với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, trên cơ sở để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động dân sự, thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đó là lý do để nội dung: “Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ luật học – chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự .

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 2.1.Mục đích nghiên cứu

  • 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Nêu rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng bao gồm: thứ nhất là khái niệm, đặc điểm và một số nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với giai đoạn tiền hợp đồng; khái niệm, đặc điểm, cơ sở phát sinh nghĩa vụ tiền hợp đồng, phân biệt nghĩa vụ trong hợp đồng và nghĩa vụ tiền hợp đồng; thứ hai là khái niệm, đặc điểm và phân loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, trong đó có sự nghiên cứu, thảm khảo với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Đức...

  • Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành để từ đó có sự đánh giá tổng quan nhất những ưu điểm và hạn chế, bất cập của hệ thống những văn bản pháp luật này, là cơ sở quan trọng để đưa ra những kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

  • Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật, trên cơ sở yêu cầu của pháp luật và thực tiễn đặt ra, đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan