1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích nội dung cơ bản của luật thương mại điện tử trong thương mại quốc tế

15 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 603,53 KB

Nội dung

Hàng loạt các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch thương mại điện tử và các vấn đề pháp lý liên quan đã và đang mang lại nhiều mối quan tâm, quan ngại sâu sắc của các quốc gia trên

Trang 1

KHOA LUẬT

_*** _

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện: Bùi Băng Anh

Mã sinh viên: 17071225

Lớp: Kép 8 LKD

Học phần: Luật Thương mại quốc tế – Thứ 7 – Tiết 2-3

Giảng viên: GS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong thời đại của Công nghệ thông tin, của Kỹ thuật số hoá, của những thay đổi không ngừng trên mọi phương diện Ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặt ra những vận hội và thách thức mới, làm thay đổi sâu sắc toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của thế giới và nước ta Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào lĩnh vực thương mại đã mang lại những kế quả, những giá trị to lớn đối với nhiều loại chủ thể khác nhau Và điều này đã dẫn đến sự hình thành của một phương thức kinh doanh mới – thương mại điện tử

Thực tế, trong những giao dịch thương mại điện tử, chào hàng, đặt hàng hoặc hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử đã tạo nên một giao dịch điện tử hoàn chỉnh Tuy nhiên, rất nhiều quy định pháp lý, liên quan tới hợp đồng và những giao dịch thương mại khác đưa ra đòi hỏi tài liệu phải ở dạng văn bản, được ký, lưu trữ hoặc dưới hình thức bản gốc Hàng loạt các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch thương mại điện tử và các vấn đề pháp lý liên quan đã và đang mang lại nhiều mối quan tâm, quan ngại sâu sắc của các quốc gia trên thế giới trong việc quản lý pháp lý hoạt động thương mại điện tử Việc xây dựng một khung pháp lý về thương mại điện tử trên thế giới cũng đang được các quốc gia, tổ chức quốc tế chú trọng như UNCITRAL, EU và ICC

Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này, em thực hiện tiểu luận với nội dung như sau:

Chương I: Tổng quan về Luật Thương mại điện tử trong Luật Thương mại quốc tế và mối quan hệ liên quan

Chương II: Quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam

Chương III: Yêu cầu pháp lý cho việc phát triển thương mại điện tử

Bài tiểu luận của em được thực hiện dựa trên quá trình tham khảo nhiều nguồn báo

và tìm đọc với nhận định của cá nhân nên sẽ còn tồn tại nhiều thiếu sót cũng như sự chưa

Trang 3

hoàn thiện về nội dung Em rất mong sẽ nhận được ý kiến, góp ý cũng như nhận xét từ phía Thầy/Cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ LIÊN QUAN 5

1 Tổng quan về Thương mại điện tử 5

1.1 Khái niệm Thương mại điện tử 5

1.2 Các yếu tố đảm bảo tính minh bạch của thương mại điện tử 5

2 Luật Thương mại điện tử trong Luật Thương mại quốc tế 6

2.1 Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử năm 1996 6

2.2 Chỉ thị của EU về thương mại điện tử 7

2.3 Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng phương tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế 2005 8

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 9

1 Hệ thống pháp luật thương mại điện tử trên thế giới 9

1.1 Hoa Kì 9

1.2 Canada 9

1.3 Các nước trong liên minh EU 9

1.4 Singapore 9

1.5 Thái Lan 10

2 Pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử 10

CHƯƠNG III: YÊU CẦU PHÁP LÝ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 12

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ

LIÊN QUAN

1 Tổng quan về Thương mại điện tử

1.1 Khái niệm Thương mại điện tử

Tổ chức WTO định nghĩa “Thương mại điện tử” là: một khu vực thương mại trong môi trường điện tử mà ở đó xảy ra sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa Nói rộng ra, đây là sự sản xuất, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm thông qua các mạng lưới viễn thông

Như vậy, có thể hiểu rằng thương mại điện tử (“TMĐT”) là hoạt động mua bán diễn

ra trong môi trường với các nội dung giao dịch tồn tại ở các dạng được tạo ra, ghi lại và truyền tải đi hoặc được lưu trữ ở dạng số hoặc dưới các dạng khác bằng phương tiện điện

tử, từ, quang hoặc bằng bất cứ phương tiện nào có khả năng tạo, ghi, truyền và lưu tương

tự Có một định nghĩa đơn giản hơn rằng TMĐT là việc tiến hành công việc kinh doanh trên môi trường Internet (trực tuyến)

1.2 Các yếu tố đảm bảo tính minh bạch của thương mại điện tử

 Tính rõ ràng (Transparency)

Trên website của người bán phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán

và người mua cũng nên đọc kỹ những thông tin này trước khi quyết định mua

 Tính tin cậy (Reliability)

Bao gồm tính tin cậy trong thông tin đăng tải (người bán phải nỗ lực trong việc đưa tin trung thực và cập nhật những thông tin này thường xuyên), tính tin cậy trong giao dịch điện tử (người bán phải đảm bảo sử dụng công nghệ truyền tin an toàn), tính tin cậy về hệ thống hoạt động (đảm bảo không gây ra sai sót nghiêm trọng) và tính tin cậy trong vấn đề chứng thực (như chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử)

Trang 6

 Tính bảo mật và riêng tư (Confidentiality and Privacy)

Những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, email, điện thoại v.v… phải được bảo mật và tôn trọng, có nghĩa người bán không được tự ý lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này

2 Luật Thương mại điện tử trong Luật Thương mại quốc tế

2.1 Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử năm 1996

Việc nghiên cứu về những vấn đề pháp lí liên quan đến thương mại quốc tế và TMĐT sẽ là không hoàn chỉnh, nếu không biết đến những công trình của UNCITRAL Một Luật mẫu đã được UNCITRAL soạn thảo vào năm 1996, trong bối cảnh chưa có những quy định thống nhất của pháp luật các nước trên toàn thế giới, trong đó một phần lớn liên quan đến vấn đề sử dụng kĩ thuật liên lạc hiện đại Cùng với Luật mẫu này, một văn bản hướng dẫn đi kèm cũng được ban hành trong cùng năm

Mục đích của Luật mẫu này, bao gồm cả việc cho phép và tạo thuận lợi cho việc sử dụng TMĐT, đồng thời đối xử bình đẳng giữa người sử dụng tài liệu bằng giấy tờ và người

sử dụng dữ liệu qua máy tính, nhằm thúc đẩy nền kinh tế và tính hiệu quả trong thương mại quốc tế Luật mẫu này áp dụng với tất cả các loại thông tin dưới dạng một thông điệp

dữ liệu được sử dụng trong hoạt động thương mại Các nước có thể giới hạn phạm vi của thông điệp dữ liệu liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế

Dựa vào Luật mẫu, nhiều nước thành viên của Liên hợp quốc đã ban hành văn bản pháp luật nước mình, với ý nghĩa là luật ‘khung’ về TMĐT Kết cấu của Luật mẫu được chia làm hai phần với 17 điều khoản, phần thứ nhất đề cập đến TMĐT nói chung và phần còn lại đề cập đến TMĐT trong một số hoạt động cụ thể Luật được soạn thảo dựa trên 6 nguyên tắc:

 Tương đương thuộc tính

 Tự do thỏa thuận hợp đồng

 Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử

Trang 7

 Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng

 Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung

 Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước

Nội dung của Luật mẫu đã khẳng định giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử và chữ kí điện tử Đó là khẳng định mang tính chất nền tảng cho việc công nhận và sử dụng TMĐT Mặc dù Luật mẫu không có giá trị pháp lí như điều ước, và có lẽ

nó không dẫn tới sự thống nhất luật, nhưng nó là tài liệu có giá trị để UNCITRAL và các nước tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và ban hành các văn bản pháp lí khác về TMĐT

Ngoài ra, nhận thức được tầm quan trọng và sự phức tạp của chữ kí điện tử trong giao dịch kinh doanh quốc tế, năm năm sau khi ban hành Luật mẫu về thương mại điện tử vào ngày 05/7/2001, UNCITRAL đã thông qua Luật mẫu khác liên quan cụ thể đến các vấn đề

về chữ kí điện tử Đó là Luật mẫu về chữ kí điện tử Mục đích của Luật mẫu này là mở rộng những nguyên tắc đã được nêu ra trong Điều 7 của Luật mẫu về thương mại điện tử trong việc khuyến khích sử dụng các biện pháp điện tử tương đương để thay thế chữ kí tay

Sự thừa nhận giá trị pháp lí của chữ kí điện tử đã đánh dấu mốc quan trọng và làm thay đổi cục diện của TMĐT nói riêng và giao dịch quốc tế nói chung

2.2 Chỉ thị của EU về thương mại điện tử

Châu Âu là một trong những khu vực đi đầu trong việc phát triển TMĐT Để tạo ra môi trường pháp lí cho hoạt động này, năm 1997, tài liệu mang tên ‘Sáng kiến châu Âu trong thương mại điện tử’ (‘A European Initiative in Electronic Commerce’) đã được Uỷ ban châu Âu ban hành Dựa vào tài liệu đầu tiên này, rất nhiều quy định đã được ban hành sau đó, trong số đó là Chỉ thị số 2000/31/EC về một số quy định liên quan đến những khía cạnh của dịch vụ xã hội thông tin, về TMĐT nói riêng trong thị trường chung Kết cấu của Chỉ thị bao gồm 4 chương với 24 điều khoản Mục đích của Chỉ thị này nhằm đưa ra khuôn khổ pháp luật nói chung bao trùm tất cả các khía cạnh pháp lí về TMĐT, để bảo đảm sự tự

Trang 8

do dịch chuyển của ‘dịch vụ xã hội thông tin’ giữa các nước thành viên và bảo vệ khách hàng trực tuyến

2.3 Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng phương tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế 2005

Hai luật mẫu về thương mại điện tử và chữ kí điện tử đã được UNCITRAL ban hành Năm 2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc tiếp tục thông qua Công ước về sử dụng phương tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế Đây là Công ước đầu tiên xây dựng khuôn khổ pháp lí về kí kết và thực thi hợp đồng điện tử quốc tế Nền tảng của Công ước này là phê chuẩn việc sử dụng phương tiện điện tử trong thương mại quốc tế Công ước này có mối quan hệ chặt chẽ với CISG và Luật mẫu về thương mại điện tử 1996

Công ước bao gồm 25 điều khoản được quy định trong 4 chương, và chỉ áp dụng đối với những hợp đồng giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, mà không quan tâm đến quốc tịch của các bên hoặc tính chất thương mại hay dân sự của hợp đồng Công ước là một bước đi tích cực trong việc giải quyết và làm rõ ràng các vấn đề cần thiết, như về thời gian và địa điểm gửi và nhận phương tiện điện tử, cũng như ý nghĩa của hệ thống tự động trong giao kết hợp đồng Công ước đã hướng tới việc tạo thuận lợi cho hài hoà hoá pháp luật của các nước về sử dụng phương tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế

Trang 9

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

1 Hệ thống pháp luật thương mại điện tử trên thế giới

1.1 Hoa Kì

Hoa Kỳ là nước đi đầu trong lĩnh vực TMĐT, đã ấn định các nguyên tắc cơ bản cho TMĐT của riêng mình, đồng thời kiến nghị cho nên TMĐT toàn cầu

Tháng 7 năm 1999, Hiệp hội các thanh tra viên về pháp luật các tiểu bang Hoa Kỳ

đã thông qua Luật mẫu về các giao dịch điện tử và gửi cho các cơ quan lập pháp ở từng bang để thông qua và ban hành

1.2 Canada

Canada cũng được coi là một cường quốc trong việc nghiên cứu và ứng dụng TMĐT

Để tạo một môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho các giao dịch TMĐT, Chính phủ Canada đã tiến hành rà soát, sửa đổi các văn bản hiện hành đồng thời ban hành các văn bản mới liên quan đến TMĐT như luật về chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử

1.3 Các nước trong liên minh EU

Các nước EU đang ngày càng khẳng định vị trí trên thế giới nhờ sự phát triển của TMĐT và nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc ban hành các văn bản pháp luật và dưới luật để điều chỉnh hoạt động thương mại mới mẻ này

1.4 Singapore

Trong khu vực, TMĐT ở Singapore đã và đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước này

Năm 1998, Singapore cho ban hành Luật giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act 1998) đầu tiên nhằm giải quyết vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý khi các chủ thể tham gia vào các giao dịch trong một môi trường phi giấy tờ và không tiếp xúc trực tiếp với nhau

Trang 10

1.5 Thái Lan

Thái Lan đã xây dựng được một số văn bản pháp luật điều chỉnh TMĐT như: Luật bảo vệ dữ liệu, luật tội phạm máy tính, luật trao đổi thông tin điện tử, luật chữ ký điện tử

Các chính sách và văn bản pháp luật liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dựa trên các hợp đồng hợp pháp cũng đang dần được hoàn thiện

2 Pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử

Vào tháng 11 năm 1997, Internet đã xuất hiện ở Việt Nam và phát triển với tốc độ rất nhanh tuy nhiên TMĐT còn là một thuật ngữ pháp lý mới Hệ thống pháp luật Việt Nam

có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của TMĐT Luật thương mại năm 1997 nhắc tới hình thức hợp đồng bằng phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và coi chúng là văn bản (Điều 49)

Năm 2000, để phát triển TMĐT, Việt Nam đã kí Hiệp định khung e-ASEAN, theo

đó cam kết phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của ASEAN Để tạo thuận lợi cho TMĐT, Việt Nam cũng xây dựng khuôn khổ pháp luật với những nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn và ủng hộ cho sự phát triển của TMĐT Trong giai đoạn này, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định khá cụ thể về giao dịch điện tử, như

Bộ luật Hình sự năm 2000, Luật Hải quan năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, những văn bản dưới luật trong lĩnh vực ngân hàng Tuy nhiên, do nhận thức chưa toàn diện

về TMĐT, các chế định pháp lý trên còn thiếu cơ sở cụ thể, vì vậy dẫn tới việc khó áp dụng trên thực tế

Nền tảng quan trọng cho sự phát triển của khuôn khổ pháp luật về TMĐT chính là Luật giao dịch điện tử với 54 điều khoản được quy định trong 8 chương, được ban hành ngày 29/11/2005 Phạm vi áp dụng của Luật rất rộng, bao gồm tất cả các giao dịch điện tử trong lĩnh vực hành chính, dân sự và thương mại Định nghĩa về hợp đồng điện tử; giao dịch hợp đồng điện tử và các quy định về giao dịch điện tử đã được đề cập Luật cũng nhấn mạnh rằng giá trị pháp lí của giao dịch điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì nó là thông điệp dữ liệu

Trang 11

Cùng với hệ thống pháp luật chung, các văn bản pháp luật liên quan đến TMĐT cũng bước đầu được hình thành và dần hoàn thiện

 Luật giao dịch điện tử

 Luật thương mại

 Bộ Luật dân sự

 Luật Hải quan

 Luật sở hữu trí tuệ

 Một số văn bản pháp luật khác

Trong giai đoạn 2011-2015, khuôn khổ pháp lý liên quan tới TMĐT đã cơ bản được hoàn thiện theo hướng quy định rõ nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương Liên tiếp nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT đã được ban hành

Thêm vào đó, kể từ khi ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về TMĐT, tốc độ phát triển của TMĐT tại Việt Nam có sự tăng trường mạnh

mẽ Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet nói chung và hoạt động TMĐT nói riêng, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52 để đáp ứng các yêu cầu mới về quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT và bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2022

Trang 12

CHƯƠNG III: YÊU CẦU PHÁP LÝ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Sự phát triển của TMĐT trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng

là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khái quát năm vấn đề pháp lý về TMĐT cần được quy định trong pháp luật quốc gia gồm:

 Thừa nhận các thông điệp dữ liệu, đưa ra các quy định pháp lý đối với nội dung giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử

 Quy định kỹ thuật về chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn, bảo mật của thông tin được trao đổi trong TMĐT

 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT

 Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT

 Tội phạm và vi phạm trong TMĐT

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng hộ sự phát triển của TMĐT trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Chính phủ đã xây dựng và đang triển khai đề án Chuyển đối số quốc gia với mục tiêu tới năm 2025, theo đó sẽ có 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chuyển sang nền tảng kỹ thuật số và có ít nhất 80 nghìn doanh nghiệp công nghệ số phát triển ở giai đoạn này

Tuy nhiên, vẫn còn đó những rủi ro về vấn đề pháp lý trong giao dịch TMĐT, đó là

sự thiếu nhất quán trong quy định đối với thông điệp dữ liệu định dạng; thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử; hay sự chưa rõ ràng về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ và tính pháp lý; thiếu quy định về giao kết và hợp đồng điện tử…Vì vậy, khi xây dựng pháp luật

Ngày đăng: 23/01/2022, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w