BÀI MỞ ĐẦUI Khái niệm
Ngoại khoa thú y là một môn khoa học chuyên nghiên cứu những nguyên tắc và phương pháp chung thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa và các bệnh ngoại khoa xảy ra ở vật nuôi Là tổng hợp những tác động cơ giới vào một tổ chức, cơ quan của động vật để thực hiện mục đích nào đấy.
Ví dụ: Thực hiện các phẫu thuật trong chấn thương, nhiễm trùng, tổn thương, hoại tử, hoại thư, hecnia
Theo tiếng latinh ngoại khoa được gọi là Chirurgie, được kết hợp từ 2 từChiros và Urgos Chiros: có nghĩa là ngón tay và Urgos: có nghĩa là nhanh
chóng, cấp tốc Tức là phẫu thuật cần đến sự nhanh chóng và khéo léo để chữa lành vết thương.
II Vị trí môn học ngoại khoa trong phòng và chữa bênh vật nuôi
Ngoại khoa thú y là môn học chuyên khoa quan trọng trong hệ thống kiến thức thú y Cùng với các môn học chuyên khoa khác như : Bệnh học nội khoa, Truyền nhiễm, Ký sinh trùng, Sản khoa, môn học ngoại khoa khoa thú y góp phần hoàn thiện kiến thức chuyên môn cho người học nghề và hành nghề thú y
- Nhiều bệnh hoặc nhiều kỹ thuật xử lý vật nuôi không thể dùng thuốc để can thiệp mà phải có phẫu thuật ngoại khoa mới giải quyết được.
Ví dụ : Nối ruột, Cắt bỏ khối u, mổ áp xe, mổ đẻ, mổ Hernia, nối gân, …
- Thực hiện các quy trình công nghệ chăn nuôi bình thường phải nhờ các phẫu thuật ngoại khoa giải quyết.
Ví dụ: Triệt sản để vỗ béo gia súc, cắt sừng hươu, nai hàng năm, lấy nhung,
cắt bỏ răng nanh lợn con
- Phẫu thuật ngoại khoa chỉnh hình
Ví dụ: vá mũi trâu, bò bị sứt, phẫu thuật bắt chéo dương vật để làm đực thí
tình…
Từ những ví dụ trên cho thấy môn ngoại khoa có liên quan rất nhiều đến môn học khác và người bác sỹ ngoại khoa có một vai trò quan trọng để chứng minh kết quả chẩn đoán của bác sĩ nội, sản khoa là chính xác và bằng lưỡi dao mổ họ sẽ hoàn tất việc điều trị bệnh.
III Mối quan hệ với môn học khác
Môn ngoại khoa gia súc là một môn học có quan hệ với nhiều môn học khác Do vậy, muốn nắm chắc được môn ngoại khoa và ứng dụng vào điều kiện sản
Trang 2xuất, chúng ta cần biết mối liên quan giữa môn học này với các môn học khác Sự liên quan này được thể hiện chặt chẽ và logic với một số môn học sau:
- Giải phẫu học: Không thể mổ tốt nếu không có kiến thức tốt về giảiphẫu định khu các vùng mổ Ví dụ: Không thể mổ đẻ tốt, nếu không có kiến
thức giải phẫu về cơ, mạch máu, thần kinh, ở vùng bụng, ở cơ quan tử cung.
- Sinh lý, Bệnh lý, Dược lý, Vi sinh vật: sẽ không thành công với bất kỳ một
ca phẫu thuật nào nếu người phẫu thuật không có kiến thức tốt về những môn học này, đặc biệt môn Dược lý và Vi sinh vật học Kiến thức hai môn học này góp phần quyết định sự thành công của của điều trị ngoại khoa.
- Chẩn đoán bệnh: giúp người thầy thuốc thú y xác định và phân biệt chính
xác các bệnh ngoại khoa với các bệnh khác, để lựa chọn phương án điều trị tối ưu.
- Vệ sinh gia súc: Trong lĩnh vực thú y nói chung và ngoại khoa thú y nói
riêng, ta không chữa bệnh bằng mọi giá, phải có quan điểm kinh tế rõ ràng, toàn diện Nếu sau phẫu thuật con vật không khôi phục được khả năng làm việc, không nâng cao khả năng sản xuất thì tốt nhất nên loại thải, không điều trị Quá trình phẫu thuật điều trị ngoại khoa thú y phải luôn diễn ra trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, ngược lại phẫu thuật điều trị sạch sẽ (tiêu độc khử trùng tốt) sẽ góp phần đảm bảo môi trường an toàn, bền vững
- Luật Chăn nuôi thú y : Moị việc làm phải xuất phát từ lợi ích xã hội, lợi
ích của người chăn nuôi, của cộng đồng.
Ví dụ: Các thao tác chọn lọc rò túi mật để chữa các bệnh về gan, mật là
đúng, là tốt: nhưng chọc dò túi mật nhằm thu gom mật (mật gấu) một cách tàn nhẫn, tràn lan làm tổn hại đến quần thể vật nuôi quý hiếm cần được bảo vệ lại là có “tội’’, trái pháp luật.
Tóm lại, môn học ngoại khoa thú y có liên quan trực tiếp đến rất nhiều các môn học khác, ngành học khác, người học nghề cần phải quán triệt đủ và thực thi cho tốt.
IV Nội dung chính của môn học ngoại khoa thú y
Bao gồm hai phần chính yếu:
4.1 Ngoại khoa thú y thực hành (phẫu thuật ngoại khoa)
Trong phần này đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp chung để thực hiện những phẫu thuật ngoại khoa Trang bị cho người học những kỹ thật cơ bản
Trang 3như : Phương pháp khử trùng tiêu độc trước, trong và sau phẫu thuật, kỹ thuật gây mê, gây tê, phương pháp rạch mổ, bóc tách tổ chức, phương pháp cầm màu trước, trong và sau phẫu thuật, phương pháp khâu vết mổ, kỹ thuật chăm sóc hậu phẫu
Người thầy thuốc ngoại khoa phải là người rất khéo tay trong thao tác, linh hoạt chuẩn xác trong xử lý tình huống phẫu thuật, nhằm đảm bảo mỗi ca phẫu thuật phải đạt được yêu cầu: sạch, đẹp, nhanh, vô trùng chính xác và thành công
4.2 Bệnh học ngoại khoa
Tại phần này cung cấp kiến thức về bệnh ngoại khoa thú y, chia làm hai nội dung cơ bản.
- Ngoại khoa đại cương: Phần này đề cập đến những khái niệm chung,
những dạng bệnh lý chung: Chấn thương, nhiễm trùng ngoại khoa, vết thương, tổn thương vật lý, hoá học
- Ngoại khoa chuyên khoa: Đề cập đến những bệnh ngoại khoa cụ thể của cơ
thể như: bệnh ở xương, bệnh về khớp, bệnh tại cơ, bệnh của mắt, bệnh ở cơ quan
Phải biết cách Chẩn đoán, điều trị các bệnh ngoại khoa thú y thông thường nhất, phổ biến nhất trong chăn nuôi thú y ở Vệt Nam.
Phải hiểu biết về kiến thức xã hội, kinh tế, luật pháp có liên quan đến ngành nghề thú y.
5.2 Về kỹ năng
Biết làm và tiến tới thành thạo các phẫu thuật ngoại khoa cơ sở như: tiêm, mổ, kỹ thuật cầm máu, kỹ thuật khâu, kỹ thuật băng bó, kỹ thuật vô trùng,
Biết tiến hành chẩn đoán đúng và điều trị chính xác các bệnh ngoại khoa thú y Về yêu cầu này, tuỳ trình độ đào tạo trung cấp thú y, cao đẳng thú y hay thú y cơ sở mà xác định cho tương thích.
Trang 45.3 Về thái độ
Phải thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực ngành nghề Học trong sách vở, học trong thực tế.
Chống mọi biểu hiện qua loa đại khái, tắc trách khi hành nghề Phải làm việc cẩn trọng, chính xác, hiệu quả.
Có ý thức bảo vệ mình đối với những rủi ro nghề nghiệp có thể xảy ra (lây nhễm bệnh từ vật nuôi mắc bệnh).
Có tình thương yêu con bệnh, hạn chế tối đa đau đớn gây ra cho con vật Phải gây mê, gây tê đúng chỉ định trong mọi phẫu thuật Thực hiện nghiêm túc vệ sinh tiêu độc trước, trong và sau phẫu thuật.
Quan tâm, phối hợp tốt với chủ bệnh súc để chăm sóc, hộ lý tốt đối với con bệnh sau phẫu thuật, để con bệnh mau lành bệnh, nâng cao uy tín chuyên môn cho bản thân mình Đây chính là một phần y đức của người thầy thuốc thú y.
* Phân loại phẫu thuật
.Căn cứ vào mục đích phẫu thuật:
- Phẫu thuật chẩn đoán, điều trị - Phẫu thuật kinh tế
- Phẫu thuật nghiên cứu, thí nghiệm - Phẫu thuật thẩm mỹ
Tuy nhiên phẫu thuật ngoại khoa được tiến hành khi các phương pháp điều trị khác không đạt được mục đích Khi tiến hành một ca phẫu thuật cần phải cân nhắc tới tính kinh tế Ngoại trừ các trường hợp đối với thú quý hiếm hay vật nuôi yêu thích.
.Căn cứ vào qui mô của phẫu thuật:
- Đại phẫu thuật: cần nhiều thời gian và nhiều người tham gia
- Tiểu phẫu thuật: cần vài phút đến vài chục phút và có 2-3 người tham
.Căn cứ vào tính chất của phẫu thuật:
- Phẫu thuật vô trùng: thực hiện ở những vết thương, vết mổ vô trùng Từ
khâu chuẩn bị, phẫu thuật tới hộ lý, chăm sóc đều đảm bảo nguyên tắc vô trùng.
- Phẫu thuật nhiễm trùng: là những phẫu thuật tiến hành trên vết thương,
vết mổ nhiễm trùng (mổ áp xe, lỗ rò,…) Những trường hợp này sau khi phẫu
Trang 5thuật xong phải điều trị như vết thương nhiễm trùng ứng dụng, yêu cầu phải có những hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật mổ xẻ và am hiểu tận
Như vậy: Phẫu thuật ngoại khoa là một khoa học về cấu tạo cơ thể gia súc nhưng đồng thời cũng đòi hỏi ở người thực hiện phẫu thuật một kỹ năng nhất định nhằm đạt được sự chính xác và nhanh chóng Để có được điều này, người phẫu thuật cần có sự luyện tập thường xuyên.
Trang 6Phần 1
THỰC HÀNH NGOẠI KHOA THÚ Y
Chương 1 KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA THÚ Y
I PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH GIA SÚC
Khi phẫu thuật gia súc, dù phẫu thuật lớn hay nhỏ nhất thiết phải cố định gia súc chắc chắn Cố định gia súc là việc làm cần thiết, trước tiên của một ca phẫu thuật Cố định gia súc giúp ngăn ngừa việc chống cự, tấn công của gia súc; tránh được những tai nạn đáng tiếc cho cả người và gia súc; tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn được thời gian thực hiện, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và tránh việc mất máu nhiều khi phẫu thuật.
1.1 Một số điểm cần lưu ý khi cố định gia súc
Khi tiếp xúc với gia súc phải có thái độ ôn hòa, thân mật nhất là đối với loài có tính hưng phấn cao Cần tránh có những động tác thô bạo, thái độ nóng nảy làm cho gia súc sợ hãi gây khó khăn cho việc cố định.
Trước khi thực hiện cố định gia súc cần kiểm tra kỹ lưỡng dụng cụ cố định (dây thừng, rọ mõm, giá cố định…).
Nơi cố định phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt không có vật cứng (gạch đá, đinh thép, dây thép gai, mảnh sành, ) nhằm tránh những tổn thương cho gia súc khi cố định.
Khi gia súc ăn quá no, cần tránh việc vật ngã một cách thô bạo Đối với gia súc mang thai cần thận trọng khi cố định.
Các thao tác cố định phải được tiến hành nhanh, chính xác Các nút buộc cần đơn giản mà chắc chắn, dễ giải thoát cho vật nuôi khi có các tai biến Trong phẫu thuật ngoại khoa khi cố định cần sử dụng các nút thắt “sống” để dễ dàng giải thoát gia súc khi có tai biến xảy ra.
Tùy theo vị trí phẫu thuật, loài gia súc mà có các cách cố định cho hợp lý Tư thế của con vật sau khi cố định phải thuận lợi cho người thực hiện phẫu thuật.
1.2 Phương pháp cố định
1.2.1 Phương pháp cố định trâu, bò
* Xoắn tai
Trang 7Để xoắn tai người ta dùng dây xoắn tai Dây xoắn tai là nguyên nhân gây đau đớn cho bò, làm lệch sự chú ý khi có tác nhân gây đau đớn ở những phần khác trên cơ thể Đây là phương pháp có hiệu quả nhưng cần chú ý tránh gây hư hại cho lớp sụn của tai
* Cố định một chân trước
Một vòng dây được buộc vào cổ chân, đầu còn lại vòng qua u vai, đưa ra phía trước và được giữ chặt Nó sẽ được bỏ ra khi bò bắt đầu ngã.
* Cố định một chân sau
Cố định một chân sau của trâu, bò khó khăn hơn nhiều so với cố định chân trước vì trâu, bò rất khỏe Muốn thực hiện được, chúng ta phải dùng dây thừng buộc vào đốt ngón chân của chúng rồi kéo lên Đầu dây thừng tự do vắt qua người con vật hoặc thanh dọc của gióng cố định
* Cố định đứng trong giá
Gía cố định được làm với 4 cột trụ chôn chặt xuống đất hoặc có bộ giá bằng sắthay xi măng cốt thép Kết nối giữa bốn trụ là các gióng dọc và ngang trải đều 2 tầngtrên và dưới Có các dây thừng và chão để buộc giữ; ghìm đầu, đỡ bụng, chằng nganglưng, khóa hai chân sau hoăc cả bốn chân Cố định trâu, bò đứng trong giá bốn trụdùng để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp có thời gian kéo dài
Hình 1 Cố định bò trong gióng 4 trụHình 2 Phương pháp cố định
* Phương pháp vật trâu bò
+ Vật bò:
- Cách thứ nhất: dùng một sợi dây thừng bền chắc, dài 5-6 m Một đầu dây
buộc cố định vào hai gốc sừng con vật Đầu kia luồn thành hai vòng; một vòng quanh ngực, một vòng quanh bụng sao cho tạo thành hai vòng nút Đoạn dây còn lại được kéo dọc thân con vật Khi vật, một người vặn đầu con vật ở tư thế:
Trang 8một tay ghìm sừng xuống, một tay cầm mõm hất lên; một người cầm đuôi kéo về phía định cho con vật ngã; một số người khác kéo đầu dây tự do Nếu có đủ người thì cả 2 đầu dây được thả tự do, chia số người ra làm 2 tốp kéo về 2 phía ngược chiều nhau, dọc thân con vật Phải có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa những người tham gia Con vật nằm xuống, nhanh chóng ghìm sừng, đè đầu và cột 4 chân lại Đây là động tác quan trọng nhất khi vật bò; nếu để đầu nó cất lên thì con vật lập tức đứng dậy
- Cách thứ 2: dùng dây thừng có độ dài từ 4-5m Một đầu buộc chặt vào
hai gốc sừng; đầu còn lại luồn qua vòng dây buộc quanh bụng tại vị trí tiếp giáp giữa các đốt sống hông – khum Khi vật: một người vặn đầu, kéo đuôi, những người khác kéo đầu dây tự do Con vật ngã, nhanh chóng ghì đầu rồi chói chặt 4 chân lại Phương pháp này thường dùng để vật những con bò gầy yếu, bò béo khỏe thường rất khó vật
Đối với bê ta có thể áp dụng phương pháp sau: người vật vòng người qua lưngbê, nắm chặt 2 chân (chân trước và chân sau ở cùng một bên) rồi nhấc lên Bê ngã, lậptức dùng đầu gối đè lên vai và phần sau, lấy dây thừng cột 4 chân lại
+ Vật trâu
Dùng dây thừng bền chắc, luồn thành các nút số 8 ở hai chân trước và hai chân sau Buộc sao cho các nút thắt lại được khi kéo mà không bị tuột ra (đoạn dây tự do phải nằm phía dưới vòng nút) Khi vật, một người khỏe ghìm giữ đầu; một người kéo đuôi; số còn lại chia làm 2 tốp kéo cùng về 1 phía Khi kéo, các vòng của nút số 8 thiết chặt dần; hai chân phải, hai chân trái sát lại gần nhau; con vật mất khả năng trụ và đổ vật xuống Tương tự như vật bò, nhanh chóng ghìm đầu, dùng dây thừng buộc chặt 4 chân
1.2.2 Phương pháp cố định ngựa* Xoắn mũi
Trang 9Dùng để cố định ngựa ở tư thế đứng Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp thăm khám, điều trị mang tính chất đơn giản.
Nguyên tắc: lợi dụng ngựa có
môi trên với gương mũi dài và mỏng, tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh Khi xoắn mũi, con vật đau đớn và tập trung sự chú ý vào vùng mũi mà hoàn toàn không để ý tới người khác đang ở phía sau thực hiện thao tác khám bệnh hay điều trị.
Hình 5 Dụng cụ xoắn mũi
Cách tiến hành: một tay giữ cương, một tay nắm lấy mũi con vật xoay
nửa vòng Xoay sao cho vừa đủ sự thu hút tập trung của con vật, không nên xoay quá mạnh Nếu tay không nắm chặt được thì dùng một vòng dây vòng vào vùng môi trên, lồng vào đó một chiếc que sau đó cầm que xoắn dây lại hoặc dùng dụng cụ xoắn mũi chuyên dụng Chú ý những thao tác xoắn mũi khi thực hiện không gây ra sự hoảng loạn và ít đau đớn Nếu đau đớn quá con vật sẽ hoảng loạn, giẫy giụa nhằm thoát khỏi sự cố định
* Giữ dây cương hàm thiếc
Để điều khiển ngựa, người ta dùng dây cương và hàm thiếc Hàm thiếc làm bằng kim loại, cho vào miệng ngựa để đè lưỡi xuống nhằm tránh cắn vào lưỡi khi làm việc, vận động mạnh Dây thừng buộc vào hàm thiếc để điều khiển ngựa gọi là dây cương Khi muốn khám bệnh, tiêm hay cho uống thuốc… chỉ cần giữ dây cương tại nơi tiếp xúc với hàm thiếc, con vật tạm thời đứng yên tại chỗ (bốn chân vẫn rậm rịch) nếu việc làm của chúng ta không gây sợ hãi cho con vật
* Cố định bằng khung càng xe ngựa kéo
Đối với ngựa kéo xe, khó cố định bằng xoắn mũi hay giữ dây cương hàm thiếc ta có thể cho vào trong khung càng xe kéo (như là mắc xe cho chúng đi làm) Xe ngựa kéo có hai càng khỏe, do đó khi cố định bằng phương pháp này cũng gần như đạt được sự chắc chắn như cố định trong giá bốn trụ
* Cố định một chân
Vật nuôi 4 chân khi bị cố định một chân bằng cách bắt chân co lên thì sự
Trang 10di chuyển của nó trở nên khó khăn rất nhiều Lợi dụng đặc điểm này, chúng ta có thể cố định vật nuôi đứng tạm thời bằng cách bắt chúng co một chân lên; việc bắt gia súc co chân trái hay phải, trước hay sau là tùy thuộc vào vị trí cần kiểm tra.
* Cố định một chân trước
Cố định một chân trước ở ngựa có thể dùng tay hoặc dùng dây thừng
Cố định bằng tay: người cố định quay
mặt về phía đuôi ngựa Khi cố định chân trái thì dùng tay phải và ngược lại Tay phải vuốt nhẹ từ cổ xuống vai, đến cổ chân thì nắm chặt; tay trái tỳ lên vùng gáy con vật đồng thời hơi đẩy sang bên kia rồi nhấc chân trái lên; tay phải đẩy chân trái con vật về phía sau rồi nhấc
lên, dùng hai tay nắm chắc cổ chân con vật Hình 6 Cố định một chân
Cố định bằng dây thừng: dùng một đầu dây thừng buộc thành nút sống ở cổ
chân ngựa, dùng tay đẩy nhẹ vai đồng thời cầm dây kéo chân con vật lên Sau đó, vắt đầu dây thừng còn lại qua vai, luồn qua nách con vật đồng thời quấn đầu dây thừng về phía sau, một người giữ đầu dây thừng.
* Cố định một chân sau
Cố định một chân sau của ngựa cũng có thể dùng tay hoặc dây thừng.
Cố định bằng tay: Người cố định mặt quay về phía đuôi, dùng tay trái để
giữ chân phải con vật và ngược lại Muốn cố định chân phải của ngựa thì tay phải tỳ nhẹ lên khớp xương cánh chậu của con vật, tay trái vuốt nhẹ từ mông xuống đùi đến cổ chân thì nắm chặt rồi nhấc lên và đưa về phía sau đồng thời chân trái người cố định bước lên một bước rồi tỳ cổ chân con vật lên đầu gối mình hay kẹp chân của nó giữa 2 đùi của người cố định và dùng 2 tay giữ chặt
Cố định bằng dây thừng: sử dụng dây thừng dài 3 – 4m buộc đoạn giữa
vào đuôi ngựa hai đầu dây tự do, vòng qua mặt trước ngón chân rồi kéo về 2 phía nhấc lên
Trang 11Phương pháp này được sử dụng để tránh trường hợp ngựa đá, ứng dụng trong các trường hợp khám bệnh hay phẫu thuật ở trực tràng hay âm đạo.
Trước hết buộc một vòng dây ở cổ, hai đầu của sợi dây đưa về phía sau và nằm ở giữa 2 chân trước Sau đó buộc một vòng ở mỗi chân sau Hoặc có thể sử dụng một vòng đeo cổ bằng vải để thay thế cho vòng dây và 2 vòng tròn nhượng để thay thế cho mối cột ở trên 2 khớp nhượng
Hình 9 Cố định hai chân sauHình 10 Phương pháp vật ngựa
* Vật ngựa
Có nhiều phương pháp vật ngựa, thông thường hay sử dụng phương pháp sau:
- Dùng sợi dây thừng dài khoảng 4-5m, một đầu dây buộc cố định vào cổ ngựa Nếu muốn ngựa ngã về bên nào thì dùng đầu dây thừng còn lại kéo về phía sau bên ấy rồi vòng qua mông con vật, luồn dây thừng vào vòng dây buộc ở cổ rồi kéo xuống buộc ở cổ chân sau bên định cho ngựa ngã Một người giữ chặt đầu ngựa, một người giữ chặt đầu dây còn lại được vắt qua vai ngựa Đồng thời kéo mạnh làm cho 2 chân sau tiến về phía trước, một chân sau của ngựa bị nhấc lên gây mất thăng bằng, nó sẽ nằm xuống theo tư thế chó nằm Sau khi ngựa
Trang 12nằm xuống cần có người ghì đầu ngựa xuống đất, đồng thời nhanh chóng trói hai chân sau và hai chân trước lại.
- Dùng 4 vòng cổ chân, đeo vào chân ngựa Các vòng này được nối với nhau bằng sợi dây thừng chừng 5m Một người nắm đuôi nhằm đỡ con vật khi ngã Kéo mạnh sợi dây, 4 chân ngựa gom lại gây mất thăng bằng làm ngựa ngã xuống Tiếp theo dùng dây buộc một đầu vào trên khớp nhượng của chân sau phía trên, phần còn lại luồn qua 2 chân trước, choàng qua vai bên kia và quấn 1 vòng vào cổ chân sau để nhấc lên Phương pháp cố định này thường dùng để thiến ngựa Hình 11,12.
Hình 11 Phương pháp vật ngựaHình 12 Phương pháp cố định
ngựa khi ngã1.2.3 Phương pháp cố định lợn
Khi thực hiện phẫu thuật ở những con nhỏ việc cố định rất đơn giản nhưng khi tiến hành ở những con vật lớn thường rất khó vì chúng béo lẳn và trơn.
* Cố định lợn để thiến
Đối với lợn nhỏ có thể cố định bằng cách xách ngược hai chân sau lên, mặt bụng quay ra ngoài Người cố định dùng hai đầu gối để kẹp phần dưới của lợn lại Đây là cách đơn giản để tiêm tiêm cho lợn
Nếu để thiến lợn đực thì phần lưng của lợn quay ra phía ngoài và phần đầu của nó nằm giữa hai chân sau của người cố định.
Trang 13Hình 13 phương pháp giữ lợnHình 14 Phương pháp cố định lợn
nằm ngửa* Cách cố định để cho lợn uống thuốc
Người cố định nắm hai chân trước của lợn và để ở tư thế tựa mông trên mặt đất Dùng hai đầu gối kẹp vào hai bên vai để ghìm giữ lợn.
* Cố định lợn ở tư thế nằm ngửa
Phương pháp cố định này thường dùng trong trường hợp phẫu thuật vùng bụng Dùng một máng ăn, bên dưới được lót bằng bao bố, đặt lợn ở tư thế nằm ngửa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn
* Phương pháp vật lợn
Vật lợn bằng tay: dùng tay luồn qua bụng lợn, nắm chân trước và chân
sau cùng phía rồi kéo mạnh.
Vật lợn bằng dây: trước hết dùng một sợi dây buộc mõm, phần cuối sợi
dây đưa ra phía sau rồi làm 1 vòng ở phía trên khớp nhượng của chân sau bên trái Nắm phần cuối của sợi dây kéo mạnh về phía sau, con vật sẽ mất thăng bằng và ngã xuống Dùng một sợi dây buộc mõm để tạm cố định lợn
Vật lợn bằng dụng cụ tròng chân sau: đây là phương pháp tốt nhất để
quật ngã và cố định lợn to Dụng cụ này có thể đưa vào chân sau của lợn rất đơn giản và nhanh chóng Dùng một ống hình tròn, đường kính 3-4 cm, chiều dài 40 cm Hai đầu ống gắn
Trang 14với 2 vòng kim loại đường kính khoảng 5cm Hai vòng này được nối với hai sợi dây xích dài khoảng 50 - 60cm Đầu cuối của hai sợi dây xích nối với một vòng kim loại thứ 3 Từ vòng thứ 3 này nối với sợi dây thừng chắc chắn Trước hết dùng dây để khớp mõm lại Sau đó đưa dụng cụ tròng vào hai chân sau của lợn Nắm sợi dây thừng kéo mạnh về phía sau Lợn ngã xuống.
Hình 15 Vật lợn bằng dụng cụ tròng
Nếu thực hiện những ca tiểu phẫu mà không gây đau đớn thái quá cho lợn, người ta chỉ cần sử dụng một sợi dây cột vào mõm lợn và kéo căng dây là được.
1.2.4 Phương pháp cố định chó
Rọ mõm (buộc mỗm): đối với chó việc tiếp cận để thăm khám hay thực
hiện phẫu thuật luôn phải được rọ mõm (rọ mõm có nhiều kích cỡ, được làm bằng da, bằng inoc hay dùng sợi dây mềm để rọ (buộc) mõm lại
Cách buộc mõm bằng dây: đầu tiên vòng một vòng quanh mõm rồi thắt lại ở phía dưới hàm và vòng ra sau gáy rồi thắt lại, đối với giống chó mõm ngắn sau khi đã buộc mõm như trên thì dùng phần dây thừa sau gáy luồn vào vòng dây quanh mõm phía trên sống mũi rồi cột nút với phần dây thừa còn lại.
Trang 15Hình 16 Phương pháp rọ (buộc) mõm chóHình 17 Một số loại
rọ mõm
Cố định trên bàn mổ: tùy theo vị trí mổ mà có các kiểu cố định khác
nhau Cách buộc chân: đối với chân trước, vòng đầu tiên buộc vào trên khớp cùi trỏ, đưa dây xuống phía dưới làm một vòng thứ hai ngay tại khớp cổ tay rồi cột dây vào bàn mổ Đối với chân sau, vòng dây đầu tiên được buộc trên khớp nhượng, vòng thứ hai tại khớp cổ chân rồi mới buộc cố định vào bàn mổ Có thể cố định chó nằm ngửa: phẫu thuật vùng bụng, thiến; nằm nghiêng: phẫu thuật vùng tai, mắt, thận, lách; nằm sấp: phẫu thuật vùng đuôi, hậu môn, đầu.
1.2.5 Phương pháp cố định mèo
Buộc mõm: cách buộc mõm tương tự như cách buộc mõm giống chó mõm
ngắn, ngoài ra mèo có thể cào do đó cần buộc mõm kết hợp với dùng vải mềm bó chặt tứ chi.
Hình 18 phương pháp giữ mèoHình 19 Phương pháp cố định mèo
Cố định mèo trên bàn mổ: cách cố định mèo trên bàn mổ cũng tương tự
như cách cố định chó Tuy nhiên đối với mèo có thể dùng giá cố định chuyên dụng Giá này gồm hai tấm gỗ, mỗi bên cắt một lỗ thủng là một nửa vòng tròn,
Trang 16khi ghép lại được một lỗ thủng hình tròn Hai tấm đó được chạy trên một thanh trượt Đưa mèo vào giá, ép hai tấm gỗ sát nhau ở ngang nách con vật; sao cho đầu và hai chân con vật nằm ở phía trước tấm gỗ, một người cầm hai chân sau kéo lại
II ĐỀ PHÒNG NHIỄM TRÙNG KHI PHẪU THUẬT 2.1 Khái niệm nhiễm trùng
Nhiễm trùng là tổng hợp những hiện tượng xảy ra trong cơ thể vật nuôi do sự tác động lẫn nhau giữa cơ thể và vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể Dạng đỉnh điểm của quá trình sinh học này được thể hiện bằng sự phát triển của nhiễm trùng.
2.2 Tác nhân thúc đẩy nhiễm trùng
Những tác nhân gây nhiễm trùng chủ yếu là vi khuẩn, đôi khi là virus và nấm Nó xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể bằng con đường khác nhau gọi là nguyên nhân ngoại sinh Ngoài ra nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể đến từ những ổ nhiễm trùng có sẵn trên cơ thể vật nuôi xâm nhập vào vết mổ thông qua máu, hệ bạch huyết, gọi là nguyên nhân nội sinh.
Ngoài ra, công tác nuôi dưỡng chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đề phòng nhiễm trùng vết mổ Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc kém; khai thác không đúng làm suy giảm đột ngột sức đề kháng của con vật là điều kiện thuận lợi để nhiễm trùng phát triển.
Một yếu tố cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển nhiễm trùng đó là khâu hộ lý chăm sóc sau khi phẫu thuật Sau khi phẫu thuật gia súc không được hộ lý chăm sóc chu đáo, bị nhốt trong những chỗ bẩn thỉu là yếu tố gây ra nhiễm trùng sau phẫu thuật rất lớn.
Để phòng nhiễm trùng cho gia súc thường dùng 2 biện pháp: khử trùng và vô trùng - Khử trùng là dùng các loại hóa chất như: KMnO4, H2O2, formalin, Ca(OH)2 10%, NaOH 10%, để xử lý bãi mổ, tay người thực hiện phẫu thuật, vùng phẫu thuật trên cơ thể vật nuôi,…
- Vô trùng là sử dụng các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, tia cực tím,… để xử lý phòng mổ, dụng cụ phẫu thuật,…
Sử dụng các yếu tố vật lý cho hiệu quả tiệt trùng triệt để hơn so với sử dụng các hóa chất nhưng phương pháp vật lý không thể áp dụng trong mọi
Trang 17trường hợp; vì vậy trong thực tế chúng ta phải kết hợp các biện pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng xử lý.
Việc đề phòng nhiễm trùng khi phẫu thuật đôi khi còn được gọi là “yếu tố vô trùng” khi phẫu thuật.
Đề phòng nhiễm trùng khi phẫu thuật là yếu tố quyết định sự thành công của phẫu thuật Nhiễm trùng vết mổ là họa thường trực của nhà ngoại khoa, nó chính là nguyên nhân gây ra biến chứng nặng nề và dẫn đến cái chết của vật nuôi Để đề phòng nhiễm trùng vết mổ chúng ta phải thực hiện tốt nhiều việc như: chuẩn bị và xử lý dụng cụ phẫu thuật; chuẩn bị vật nuôi với vùng phẫu thuật trên cơ thể chúng; chuẩn bị địa điểm phẫu thuật và xử lý tay của người tham gia phẫu thuật …
2.3 Chuẩn bị nhân sự
2.3.1 Người thực hiện phẫu thuật
Tùy thuộc vào ca phẫu thuật lớn hay nhỏ mà quyết định số người tham gia nhiều hay ít Mỗi người sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể.
Người mổ chính: là người ra quyết định thực hiện phẫu thuật và chịu trách
nhiệm về ca phẫu thuật đó; trực tiếp thực hiện phẫu thuật với sự trợ giúp của các đồng nghiệp và đưa ra các quyết định về phương pháp xử lý tình huống khi có sự cố bất thường xảy ra trong phẫu thuật Như vậy người mổ chính phải là người hiểu rõ nhất về tình cảnh bệnh của con vật, nắm vững và thành thạo các phương pháp thực hiện phẫu thuật đó.
Người phụ mổ thứ nhất: là người cùng thực hiện phẫu thuật với người mổ
chính, giúp người mổ chính trong các khâu bóc tách tổ chức, cầm máu hay kết nối tổ chức và thay thế người mổ chính khi cần thiết Như vậy người phụ mổ thứ nhất phải nắm rõ tình hình con bệnh, thành thạo kỹ năng thực hiện phẫu thuật đó.
Người phụ mổ chuẩn bị dụng cụ: công việc chuẩn bị dụng cụ ở đây chỉ
bao hàm việc lấy dụng cụ từ các khay dụng cụ đã được xử lý đưa cho người mổ chính và người phụ mổ thứ nhất; đồng thời đưa các dụng cụ không cần thiết ra ngoài Người chuẩn bị dụng cụ phải theo dõi tiến trình phẫu thuật, đưa dụng cụ và lấy dụng cụ ra sao cho thật chính xác; các thao tác phải nhịp nhàng ăn ý với người mổ chính và người phụ mổ thứ nhất, tránh những tác động thừa.
Trang 18Người phụ mổ phụ trách gây mê, hồi sức: nếu phẫu thuật có chỉ định gây
mê cần cử người chuyên trách Khi gây mê có thể xảy ra tai biến do đó cần cử người theo dõi mọi biểu hiện của con vật, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo và có biện pháp xử lý kịp thời.
Những người kể trên, trực tiếp thực hiện phẫu thuật hợp lại thành kíp mổ Để tránh nhiễm trùng vết mổ do chính những người thực hiện phẫu thuật gây ra tất cả những người thực hiện phẫu thuật cần phải được xử lý tay cẩn thận, mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ Trong khi thực hiện phẫu thuật hạn chế nói thành tiếng, không được cười đùa, khạc nhổ bừa bãi; không để mồ hôi, nước bọt hay các chất tiết khác rơi vào vết mổ
2.3.2 Người giúp việc
Người vận hành các trang thiết bị: trong phòng mổ hiện đại có các trang
thiết bị hiện đại hỗ trợ phẫu thuật như: dao mổ điện, máy gây mê, máy hút dịch, đèn mổ, bàn cố định,…vì vậy cần có người vận hành và theo dõi các hoạt động của chúng.
Người hỗ trợ cố định vật nuôi và dọn vệ sinh: vật nuôi phẫu thuật bao giờ
cũng có phản ứng khi đau hay sợ hãi do đó cần bố trí người cố định vật nuôi khi thực hiện phẫu thuật lớn hay nhỏ
Người hộ lý và chăm sóc vật nuôi: sau phẫu thuật phải cắt cử người theo dõi,
chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi Nhất là thời gian đầu đối với vật nuôi có thực hiện gây mê.
2.3.3 Xử lý tay người phẫu thuật
Người thực hiện phẫu thuật là những người đầu tiên có khả năng gây ra nguy cơ nhiễm trùng vào vết mổ vì vậy mỗi người phải chuẩn bị tay cẩn thận.
Trên da tay luôn luôn tồn tại một hệ vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn hiện diện thường xuyên và các vi khuẩn không thường xuyên Các vi khuẩn khu trú ở khe da, các nếp nhăn, ở lỗ chân lông nên việc tẩy rửa là tương đối khó.
Khi sửa soạn tay, các móng tay phải được cắt ngắn và giũa bằng, tháo bỏ đồ trang sức trên tay Tay phải được chà rửa bằng bàn chải mềm với xà phòng, chà xát tất cả các phần từ đầu ngón tay cho đến cùi trỏ sao cho các phần được chà ít nhất 30 lần với bàn chải Năm ngón tay chụm lại khi chà trên các đầu ngón tay Bọt xà phòng luôn được duy trì trong suốt thời gian chà Nếu tiến hành chà trong vòng 7 phút thì tất cả các chất bẩn đại thể, vi khuẩn không thường
Trang 19xuyên và phần nửa vi khuẩn thường xuyên sẽ bị rửa trôi Cuối cùng rửa sạch bọt xà phòng dưới vòi nước mạnh Lau khô tay bằng vải mềm đã tiệt trùng.
Tiếp tục sử dụng cồn ethyl 70% ngâm tay để tiêu diệt số vi khuẩn còn lại.
Hỗn hợp: KMnO4 nóng, bão hòa và acide oxalic để tẩy màu tím Ngâm tay trong hỗn hợp này từ 2,5 – 5 phút.
Tóm lại dù có dùng những dung dịch sát trùng tốt nhất để xử lý tay thì tay cũng chưa hoàn toàn vô trùng Vì vậy cần phải mang thêm găng tay để đảm bảo vô trùng khi tham gia phẫu thuật
Hai tay sau khi được xử lý xong không được sờ vào những vật chưa vô trùng Trong thời gian phẫu thuật, nếu tay bị nhiễm bẩn thì tùy mức độ mà xử lý từ đầu hay chỉ cần sát trùng bằng cồn 70%.
2.4 Chuẩn bị địa điểm phẫu thuật
2.4.1 Phòng mổ
Phòng mổ là phòng chỉ dùng để thực hiện các cuộc phẫu thuật mà không sử dụng vào việc khác, như vậy nguy cơ nhiễm trùng đã bị hạn chế rất nhiều Một phòng mổ cần phải được trang bị tối thiểu các thiết bị sau: bàn mổ, bàn để dụng cụ, bàn để thuốc và hóa chất, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tiệt trùng,…
Đối với bàn mổ phải có kích thước phù hợp cho vật nuôi Bàn mổ vật nuôi lớn thường được thiết kế phù hợp với việc cố định và vật gia súc Mặt bàn có các mấu chốt, móc để buộc dây cố định gia súc; có đệm lót nên có thể thực hiện được những ca phẫu thuật trong thời gian dài mà không cản trở tuần hoàn da của gia súc khi nằm Cách thức hoạt động của các loại bàn mổ này rất thuận tiện cho việc cố định gia súc: trước tiên để mặt bàn ở tư thế đứng như một giá cố định, đưa vật nuôi vào, buộc ép sát con vật vào mặt bàn, sau đó xoay mặt bàn nằm ngang ra, lúc này vật nuôi đã nằm nghiêng trên mặt bàn
Bàn mổ của gia súc nhỏ được thiết kế đơn giản hơn nhưng trên bàn mổ cũng được thiết kế đầy đủ các móc, chốt và các lỗ để thuận tiện cho việc cố
Trang 20định, thu hồi dịch tiết và vệ sinh bàn mổ.
Đèn mổ được thiết kế 3 hay 6 bóng Loại đèn pha tập trung ánh sáng lại một chỗ giúp tăng cường độ ánh sáng lên rất nhiều, có thể điều chỉnh ánh sáng chiếu vào vùng phẫu thuật giúp người phẫu thuật nhìn rõ được mô bào hơn Đối với các phòng mổ hiện đại còn được trang bị các thiết bị hiện đại hơn như: dao mổ điện, máy gây mê, máy hút dịch,
Để tiệt trùng phòng mổ, người ta trang bị trong phòng hệ thống đèn tử ngoại Mỗi loại đèn tử ngoại có khả năng tiệt trùng hiệu quả ở một dung tích nhất định do đó cần tính toán số lượng đèn phù hợp với với thể tích phòng mổ Trước khi thực hiện phẫu thuật cần bật đèn và duy trì trong vòng 30 phút, sau khi tắt đèn 10-15 phút mới vào làm việc được do sau khi tắt đèn trong phòng có mùi hắc rất khó chịu Chú ý trong khi bật đèn người và vật nuôi không được vào phòng vì dưới tác động của tia tử ngoại có thể gây loét giác mạc, khi cần thiết vào phòng thì nên đeo kính màu đen.
Khi phòng mổ bị ô nhiễm cần tổng vệ sinh phòng mổ Thông thường người ta sử dụng formalin xông hơi phòng mổ do chất này có khả năng tiêu diệt được những vi khuẩn tồn tại trong các khe, kẽ, hang hốc của phòng mổ mà tia tử ngoại không làm được Tùy theo mức độ ô nhiễm mà đưa ra thời gian xông hơi dài ngắn khác nhau.
2.4.2 Bãi mổ
Trong lĩnh vực thú y không phải lúc nào cũng có phòng mổ để tiến hành phẫu thuật Mặt khác thực tiễn đặt ra là đa phần người chăn nuôi không thể vận chuyển gia súc đến các phòng mạch do nhiều nguyên nhân khác nhau do đó việc phẫu thuật phải thực hiện tại địa điểm nuôi gia súc
Trong điều kiện không có phòng mổ chúng ta cần chuẩn bị một khu vực bằng phẳng, sạch sẽ, đủ rộng để tiến hành phẫu thuật gọi là bãi mổ.
Bãi mổ cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tuyệt đối không được sử dụng nơi nghi nhiễm vi khuẩn có nha bào làm nơi phẫu thuật do những vi khuẩn sinh nha bào là nguyên nhân gây nên những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như nhiệt thán, uốn ván, nha bào của các loại vi khuẩn này có thể tồn tại rất lâu trong đất
- Những nơi nghi nhiễm nha bào của các loại vi khuẩn này: nền chuồng trại trước đây có vật nuôi chết; nơi xử lý các ổ nhiễm trùng, mổ xác chết hay nơi chôn xác, chất thải của các động vật đã chết vì bệnh đó.
- Bãi mổ phải là nơi bằng phẳng, có diện tích đủ rộng để thực hiện phẫu thuật.
Trang 21- Bãi mổ phải có đầy đủ ánh sáng nhưng tránh được ánh nắng trực tiếp, mưa, gió.
- Trước khi phẫu thuật cần dọn sạch gạch đá, mảnh sành, đinh gai, các vật cứng, nhọn để tránh gây thương tích cho vật khi thực hiện cố định và phẫu thuật - Trong trường hợp bãi mổ có cỏ qúa tốt cần cắt ngắn trước khi thực hiện phẫu thuật Cỏ quá dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Dọn sạch phân, rác, nước tiểu trên mặt nền Mặt nền có nhiều chất bẩn có thể rơi vào vết mổ khi con vật giẫy đạp nhiều Vi sinh vật có nhiều trong các hạt bụi, cát trong không khí được bay lên mỗi khi vật giẫy đạp.
- Để khử trùng và hạn chế cát bay lên, có thể phun lên mặt nền một số dung dịch sát trùng như: formalin 4%, chloramin T 0,5%, thuốc tím 0,1%, NaOH 10%, Ca(OH)210%,… phun một lớp mỏng lên bề mặt nền bãi mổ.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật xong phải dọn sạch và xử lý các chất thải, máu, mủ, mảnh vụn mô bào,…nhất là khi xử lý các trường hợp nhiễm các loại vi khuẩn hình thành nha bào, phải tuân thủ các quy định về vệ sinh thú y, không được phát tán mầm bệnh.
2.5 Chuẩn bị động vật phẫu thuật
2.5.1 Kiểm tra chung
Việc kiểm tra động vật trước khi thực hiện phẫu thuật đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp nhà phẫu thuật tiên lượng, hạn chế được những tai biến xảy ra trong suốt quá trình phẫu thuật, đồng thời giúp người phẫu thuật quyết định có tiến hành phẫu thuật không hoặc nếu có thì cần lưu ý những gì.
Trước khi thực hiện phẫu thuật phải kiểm tra toàn diện các cơ quan, hệ thống trong cơ thể vật nuôi, chẩn đoán xác định, tiên lượng, đi đến kết luận: có thực hiện phẫu thuật hay không?
Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra hoạt động của các cơ quan quan trọng: tim, gan, phổi, thận;
đồng thời xác định sự rối loạn chức năng của chúng.
Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm: khi có nghi ngờ có sự tồn tại của bệnh
truyền nhiễm cần nhanh chóng xác định bằng các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu.
Kiểm tra trực tràng, bàng quang: vật nuôi lớn kiển tra qua trực tràng, vật
nuôi nhỏ sờ nắn qua thành bụng Nếu trực tràng, bàng quang tích nhiều phân và nước tiểu thì phải giải thoát
Trang 22- Trâu, bò, ngựa trưởng thành móc phân trực tiếp qua trực tràng Chó, mèo dùng ống thông để thụt trực tràng bằng nước muối ấm pha loãng hay nước xà phòng loãng (không sử dụng thuốc nhuận tràng).
- Giải thoát nước tiểu bằng cách dùng ống thông niệu đạo Đối với chó, mèo khi thông niệu đạo phải chỉ định gây mê Các con đực của loài nhai lại không thông bàng quang được vì niệu đạo của nó có đoạn hình chữ “s” Những trường hợp này giải thoát nước tiểu bằng cách xoa bóp kích thích cổ bàng quang thông qua trực tràng đối với cá thể trưởng thành; những cá thể bé thì xoa bóp nhẹ nhàng ngoài da vùng bụng dưới Làm như thế cơ vòng bàng quang có thể mở ra, con vật sẽ đi tiểu Nếu kích thích để con vật đi tiểu không có kết quả thì dùng cách chọc bàng quang hút nước tiểu ra Đối với cá thể lớn chọc hút qua trực tràng nhưng cách này rất nguy hiểm, nguy cơ lọt phân và nước tiểu vào xoang bụng gây viêm phúc mạc; với những các thể nhỏ nguy cơ viêm phúc mạc ít hơn Để tránh tình trạng trên, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung khi thực hiện thủ thuật ngoại khoa nên chọn kim chọc dò cỡ nhỏ Sau khi hút hết nước tiểu cần bơm vào trong bàng quang một lượng vừa phải hỗn hợp Novocain 0,25% + kháng sinh.
Phát hiện và xử lý các ổ nhiễm trùng trên cơ thể vật nuôi: trên cơ thể vật
nuôi có các ổ nhiễm trùng từ trước (mụn nhọt, áp-xe, lỗ rò bệnh lý,…) mầm bệnh có thể từ đó lan sang vết mổ khi nó ở gần nhau hoặc có thể theo máu, mạch lâm ba xâm nhập vào vết mổ khi ở cách xa nhau
Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung: xem xét cần thiết phải tắm rửa toàn
thân hay cục bộ cho vật nuôi phẫu thuật Chú ý những cơ quan có nhiều nếp nhăn, nếp gấp, khe, kẽ như: cổ, yếm, nách, bẹn, bàn chân, ngón chân,…phải được kỳ cọ bằng bàn chải và rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch.
Xác định tính cấp thiết của phẫu thuật: tính cấp thiết của phẫu thuật chia
ra làm 2 loại: phẫu thuật không trì hoãn và phẫu thuật có thể trì hoãn.
* Phẫu thuật không trì hoãn:
- Là những phẫu thuật nếu không được tiến hành ngay thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của vật nuôi.
- Gặp các trường hợp phẫu thuật không trì hoãn chúng ta phải tiến hành ngay trong bất kỳ thời gian nào, ngay cả khi các điều kiện phẫu thuật chưa được như mong muốn.
* Phẫu thuật có thể trì hoãn:
Trang 23- Là phẫu thuật chưa phải tiến hành ngay tức thời, dù có thực hiện muộn nhưng không hoặc ít ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi.
- Nếu phẫu thuật có thể trì hoãn được, trước khi phẫu thuật cần bắt vật nuôi ăn ít hoặc nhịn ăn hoàn toàn từ 12-24h nhưng phải cho uống đủ nước.
- Khi phẫu thuật có chỉ định gây mê, thời gian cho vật nuôi nhịn ăn từ 12-24h Vật nuôi ăn no gây khó khăn cho việc gây mê bằng đường dạ dày Hay gây cản trở hô hấp do chất chứa dạ dày rơi vào khí quản khi nôn Ở ngựa có thể gây vỡ dạy dày do cho ăn quá no khi gây mê.
Đối với vật nuôi quá yếu: cần có các biện pháp tăng cường sức khỏe trước
khi thực hiện phẫu thuật bằng các biện pháp: cho ăn các thức dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và vitamin Sử dụng các kích thích phi đặc hiệu (huyết liệu pháp, mô bào liệu pháp,…) Sau khoảng thời gian 2 -3 tháng con vật đỡ suy kiệt, có khả năng chịu đựng được phẫu thuật khi đó mới tiến hành phẫu thuật
Đối với vật nuôi cái: cần xác định có thai hay không, giai đoạn mang thai.
Khi phẫu thuật vật nuôi mang thai có thể gây sảy thai do việc cố định và gây mê, đặc biệt đối với những cá thể mang thai ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối Trong trường hợp này nếu là phẫu thuật không thể trì hoãn thì cần tiến hành phẫu thuật trong tình trạng không gây mê mà sử dụng các biện pháp gây tê dẫn truyền, gây tê thấm kết hợp với việc cố định chắc chắn Cần chú ý các thao tác khi cố định vật nuôi mang thai cần nhẹ nhàng, tránh việc gây hoảng sợ cho gia súc.
2.5.2 Xử lý da vùng phẫu thuật
Trên bề mặt lông, da của cơ thể vật nuôi có chứa nhiều vi sinh vật; các vật lạ từ đó có thể vấy nhiễm vào vết mổ Bề mặt che phủ của vật nuôi rất rộng vì vậy không thể xử lý toàn bộ cơ thể của chúng được mà chỉ có thể xử lý tại cục bộ vùng phẫu thuật Xử lý vùng phẫu thuật tốt cũng góp phần đảm bảo cho sự thành công của phẫu thuật, xử lý không đạt yêu cầu nguy cơ nhiễm trùng xảy ra là tất yếu.
Cắt, cạo lông thật sạch rộng gấp 2 – 3 lần vùng phẫu thuật Thực hiện cạo lông khi vùng phẫu thuật ít lông Nếu vùng phẫu thuật nhiều lông phải cắt sơ bộ, sau đó dùng dao cạo sạch.
Trâu, lợn có ít lông do đó khi thực hiện phẫu thuật chỉ cần cắt lông là được Vật nuôi ăn thịt nói chung, chó mèo nói riêng có hệ thần kinh linh hoạt do đó rất dễ bị kích thích Nếu xung quanh mép vết mổ có nhiều lông sẽ làm chậm
Trang 24đáng kể thời gian liền của vết mổ, vì thế khi thực hiện phẫu thuật ở chó mèo hay vật nuôi ăn thịt nhất thiết phải cạo sạch lông
Dùng xà phòng và nước rửa sạch da vùng phẫu thuật Chú ý nếu vùng phẫu thuật có nhiều nếp nhăn cần kỳ cọ kĩ lưỡng Sau khi rửa bằng xà phòng thì dùng nước rửa sạch xà phòng, lau khô bằng vải gạc vô trùng Sau đó sát trùng kĩ 2 lần bằng cồn iod 5% hay povidone iodine 5% Lần thứ nhất ngay sau khi rửa sạch và lau khô vùng phẫu thuật, lần thứ 2 sau khi gây tê xong và chuẩn bị nhát cắt đầu tiên
Ngoài ra có thể sử dụng một số chất sau để sát trùng da vùng phẫu thuật như: tanin 5%, KMnO4 1%, cồn xanh methylen 1%
Phương pháp sát trùng trên cơ quan, mô bào lành mạnh hoàn toàn khác với trên cơ quan, mô bào bị bệnh.
- Đối với việc phẫu thuật trên mô bào lành mạnh thì cách sát trùng theo hướng từ trung tâm vùng phẫu thuật đi ra tạo thành những vòng tròn đồng tâm Với cách sát trùng này mật độ thuốc sát trùng tại vùng trung tâm (vị trí vết mổ) là cao nhất do đó sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi sinh vật từ vùng bên ngoài vào vết mổ.
- Đối với việc phẫu thuật trên vùng mô bào bệnh lý (đã có sự khu trú của vi sinh vật tại đó) thì việc sát trùng sao cho không phát tán nguồn bệnh ra vùng có mô bào lành mạnh Cần sát trùng theo hướng từ ngoài vào trong (từ ngoài vào trung tâm vùng phẫu thuật) Bằng cách này sẽ tạo được mật độ thuốc sát trùng ở vòng ngoài cao hơn vòng trong do đó sẽ ngăn chặn được sự phát tán của mầm bệnh ra xung quanh.
Sau khi xử lý vùng phẫu thuật xong: sử dụng tấm choàng vô trùng phủ lên vùng phẫu thuật Thông thường người ta dùng hai tấm choàng chồng lên nhau Tấm trên nhỏ hơn tấm dưới một chút, ở giữa các tấm choàng được đục lỗ hình bầu dục có độ lớn tương đương với vùng phẫu thuật Dùng panh kẹp cố định tấm choàng chắc chắn vào da nhằm tránh bị xê dịch trong khi phẫu thuật Phần còn lại của tấm choàng phủ kín lên cơ thể vật nuôi nhằm tránh lông bay vào vết mổ
2.5.3 Xử lý niêm mạc vùng phẫu thuật
Trên bề mặt niêm mạc có rất nhiều vi sinh vật cư trú do đó cần thiết phải xử lý nhằm hạn chế sự xâm nhập của chúng vào vết mổ Niêm mạc mỏng và dễ
Trang 25bị kích ứng hơn da vì vậy khi phẫu thuật ở các niêm mạc thì phương pháp tiệt trùng có khác so với tiệt trùng vùng da.
Niêm mạc mắt, mũi, miệng rửa bằng dung dịch rivanol 0,1%, cresol 2%, da vùng xung quanh sử dụng cồn iod 3% để sát trùng.
Đối với niêm mạc âm đạo sát trùng bằng dung dịch acid lactic 1%, rivanol 0,1%, thuốc tím 0,1%, cresol 2%, còn đối với da vùng âm hộ sử dụng cồn iod 3% để sát trùng.
Đối với niêm mạc trực tràng thụt rửa bằng dung dịch thuốc tím 0,1% hay cresol 2%, da vùng xung quanh hậu môn sát trùng bằng cồn iod 3%.
2.6 Chuẩn bị dụng cụ
2.6.1 Các loại dụng cụ thường dùng
Những dụng cụ cần dùng sẽ tùy thuộc vào mục đích và quy mô của cuộc giảiphẫu Các dụng cụ sau đây thường được dùng trong các ca phẫu thuật thông thường.
Hình 20 Dao mổ:
lưỡi số 11, cán số 3 Hình 21 Một số loại giao mổ
Dao mổ: có hai loại cán rời và cán liền Nên sử dụng loại cán rời, có hai cỡ: cán dao số 3 và cán dao số 4 Các lưỡi dao thường dùng là 20, 21,22, 23 cho cán dao số 4; và lưỡi 10, 11, 15 dùng cho cán số 3.
Kéo mổ: kéo giải phẫu có nhiều kiểu có loại đầu nhọn, tù, kéo cong, kéo thẳng,…Tùy vào mục đích của ca phẫu thuật mà chọn dụng cụ cho phù hợp Trong một ca phẫu thuật cần nhiều loại kéo cho nhiều mục đích khác nhau (kéo cắt chỉ, kéo cắt lông, kéo cắt mô) chúng ta phải làm dấu để tránh lầm lẫn giữa các loại
Panh kẹp kim: dùng để kẹp kim khi khâu.
Trang 26Hình 22 Một số loại dụng cụ chuẩn bị phẫu thuật
Panh kẹp máu: có chức năng cầm máu (kẹp các mạch máu đứt hay thực hiện các động tác xoắn vặn mạch máu) Panh có 2 loại: thẳng và cong
Kẹp cố định tấm choàng phẫu thuật: giúp cố định tấm choàng lên da thú Dụng cụ banh vết mổ: giúp việc mở rộng vết mổ để thuận tiện cho người phẫu thuật dễ thao tác, nhìn rõ mô bào phía sâu của vết mổ Dụng cụ banh vết mổ có 2 loại: loại kéo bằng tay và loại điều chỉnh bằng ốc vặn.
Nhíp: có 2 loại, loại có mấu và không có mấu Loại có mẫu dùng để giữ bờ vết thương khi khâu Loại không mấu giúp gắp và quan sát các mô bên trong Cây hướng dẫn (xông): sử dụng cây này cho vào dưới phúc mạc và dùng kéo để mở rộng phúc mạc về hai phía của đường mổ, giúp ngăn ngừa không cho mũi kéo chạm vào các cơ quan bên trong xoang bụng.
Dụng cụ tách mô bào như: dao, cưa, kéo, đục, khoan, móc mở rộng vết thương,…Dao, kéo để cắt các mô mềm Cưa, đục, khoan để cắt các mô cứng Các dụng cụ tách mô bào cần sáng bóng và thật sắc sao cho các vết cắt được thực hiện một cách nhanh gọn.
Dụng cụ cầm máu như: vải gạc thấm máu, panh kẹp mạch máu hay gọi là panh kẹp máu, thanh kim loại nung nóng, dụng cụ để đặt ga-rô,…
Dụng cụ kết nối tổ chức như: kim, chỉ, đinh, vít, móc,…
Dụng cụ băng bó như: bông, băng, vải gạc, băng chun, băng bột,…
Dụng cụ vệ sinh: bàn chải, xà phòng, xô, chậu, chổi, cuốc, xẻng,… rất cần thiết nhất là nơi phẫu thuật xa khu dân cư.
Dụng cụ cố định: gióng, giá, cũi, thừng, chão, dây xích, rọ mõm,…cần được chuẩn bị trước, đủ độ bền chắc tương thích với vật nôi cần cố định.
Trang 27Mỗi loại dụng cụ cần dùng phải được chuẩn bị đủ về số lượng, ít nhất mỗi loại phải có 2 chiếc, có loại cần nhiều hơn, các loại dụng cụ phẫu thuật cần sáng bóng, sắc bén, bền chắc theo yêu cầu Mỗi loại dụng cụ cần lựa chọn phương pháp tiệt trùng thích hợp.
2.6.2 Tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật
Trong quá trình phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật là yếu tố trực tiếp tiếp xúc với các mô bào tại vùng phẫu thuật do đó nó một trong các yếu tố chính gây ra nhiễm trùng vết mổ vì vậy việc tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật trở nên vô cùng quan trọng
Có rất nhiều chủng loại dụng cụ sử dụng trong phẫu thuật do đó cũng có nhiều phương pháp xử lý khác nhau tương ứng với từng loại dụng cụ.
* Phương pháp luộc
Luộc là phương pháp tiệt trùng dụng cụ phổ biến, tiện lợi và có hiệu quả cao Dùng để xử lý những dụng cụ bằng kim loại, cao su, vải gạc, thủy tinh Để tiệt trùng dụng cụ bằng phương pháp luộc cần chuẩn bị nồi luộc và nước luộc.
Nồi luộc: nồi chuyên dụng dùng để tiệt trùng dụng cụ bằng phương pháp luộc được gọi là “nồi hấp dụng cụ” Nếu không có nồi hấp chuyên dụng ta có thể sử dụng xoong, nồi có nắp đậy kín.
Nước luộc: tốt nhất là sử dụng nước cất 2 lần Thông thường nước để luộc dụng cụ có thể là nước mưa, nước giếng sạch, nước máy Đối với dụng cụ dùng để pha chế thuốc gây mê nên luộc bằng nước cất Chú ý không dùng nước quá cứng để luộc dụng cụ do trong nước cứng có các muối hòa tan gây lắng đọng và bám vào dụng cụ bằng sắt gây han gỉ, giảm độ sắc bén.
Chỉ cho dụng cụ vào luộc khi nước đã sôi được tối thiểu 3 phút (trừ những dụng cụ bằng thủy tinh) Với khoảng thời gian này phần lớn lượng muối hòa tan đã lắng đọng nên ít gây ăn mòn và bám vào dụng cụ.
Thêm vào nước luộc một số muối kiềm như: Na2CO3 1%, NaOH 2%,…để làm tăng hiệu quả tiệt trùng cũng như làm kết tủa các muối có sẵn trong nước từ đó tránh được hiện tượng ăn mòn và han gỉ dụng cụ kim loại.
Đối với các dụng cụ còn mới, trước khi luộc cần được tẩy mỡ sạch sẽ Các dụng cụ to, kết cấu phức tạp cần tháo rời.
Thời gian luộc phải đạt tối thiểu 30 phút, nếu có bổ sung thêm muối kiềm thì thời gian phải đạt từ 10 - 15 phút Đối với các dụng cụ đã sử dụng để mổ các
Trang 28ổ áp xe, xác chết thì thời gian sôi khi luộc không dưới 30 phút Với dụng cụ nghi nhiễm vi khuẩn sinh nha bào phải dùng phương pháp hấp cao áp.
Dụng cụ sau khi luộc xong được vớt ra để theo từng loại vào trong khay đã tiệt trùng, rồi dùng vải gạc vô trùng phủ lên tránh bụi, côn trùng rơi vào và đem sử dụng ngay.
* Phương pháp hấp ướt thông thường
Có thể dùng phương pháp hấp hơi ở áp suất thường để xử lý dụng cụ Dùng xoong nhôm hay tráng men có thành đứng, cao và nắp đậy kín Đổ nước vào xoong đạt 1/3 dung tích, phía trên đặt khay đục lỗ đựng dụng cụ, đậy vung, đun sôi nước để tận dụng hơi nóng của nước khi bay lên Phương pháp này áp dụng cho những nơi không có nguồn nước sạch Thời gian hấp kể từ khi nước sôi phải từ 30 phút trở lên.
* Phương pháp hấp ướt cao áp
Phương pháp này dùng nồi hấp chuyên dụng (nồi hấp cao áp – autochlave) nén hơi nước sôi lên áp suất cao hơn áp suất khí quyển Áp suất trong nồi càng cao thì nhiệt độ trong nồi càng tăng lên cao.
Nếu áp suất ở 1,5 atm thì nhiệt độ đạt được tương ứng 126,80C Nếu áp suất ở 2,0 atm thì nhiệt độ đạt được tương ứng là 132,90C.
Nồi hấp cao áp có đặc điểm chung là có thành dày có khả năng chịu được áp suất cao; có các đồng hồ cho biết áp suất, thời gian hấp.
Dùng nồi hấp cao áp cho phép tiệt trùng các dụng cụ bằng vải bông tự nhiên (băng, gạc, chỉ khâu, tấm choàng,…), các loại chai lọ bằng thủy tinh, sành sứ, các loại dung dịch tiêm truyền.
Đây là phương pháp tiệt trùng dụng cụ tốt nhất Nó tiêu diệt được mọi loại mầm bệnh, kể cả vi khuẩn có nha bào
Thời gian hấp: nếu tiệt trùng ở 1,5 atm cần duy trì thời gian hấp là 30 phút; ở 2,0 atm thời gian hấp là 20 phút.
* Phương pháp sấy khô
Phương pháp này dùng tủ sấy để xử lý dụng cụ, nhiệt độ trong tủ sấy có thể đạt được 1500C Dùng để tiệt trùng dụng cụ bằng thủy tinh, sành sứ, các dụng cụ có nguồn gốc khác nhau trừ những dụng cụ bằng nhựa mềm, vải và các dụng cụ bằng cao su Không nên sấy dụng cụ bằng kim loại ở nhiệt độ cao vì làm non dụng cụ Để tiệt trùng dụng cụ cần duy trì nhiệt độ ở 1200C trong thời gian 30 phút Chú ý chỉ đưa dụng cụ vào sấy khi đã được rửa sạch, phơi khô.
Trang 29* Phương pháp là
Phương pháp này sử dụng sức nóng tỏa ra từ mặt bàn là để tiệt trùng các dụng cụ có nguồn gốc từ sợi bông tự nhiên (quần áo bảo hộ, tấm choàng, mũ, khẩu trang,…).
Bàn là có loại sử dụng điện hay bàn là sử dụng than, nhiệt độ tỏa ra từ bàn là có thể đạt 1500C Các vi sinh vật nằm dưới mặt bàn là đều bị đốt cháy.
Khi sử dụng bàn là để tiệt trùng chú ý cần di chuyển bàn là trên toàn bộ bề mặt của đồ vật để đảm bảo tất cả các vị trí của đồ vật đều được là qua một số lần Thời gian là trên đồ vật cũng cần đảm bảo đủ thời gian để giết chết vi sinh vật.
* Phương pháp hơ lửa
Một số dụng cụ to lớn kềnh càng như: mặt bàn, khay, chậu không thể tiệt trùng bằng các phương pháp trên thì có thể dùng phương pháp hơ lửa.
Chuẩn bị những cục bông (bông thấm nước) hay sợi vải có nguồn gốc là các sợi bông tự nhiên tẩm đẫm cồn 700 đốt rồi hơ toàn bộ bề mặt dụng cụ cần tiệt trùng Cần hơ đều toàn bộ bề mặt dụng cụ một số lần với một thời gian nhất định để đảm bảo đã giết chết vi sinh vật
Phương pháp hơ lửa được dùng để xử lý que cấy vi khuẩn Những que cấy này được đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
* Phương pháp dùng hóa chất
Biện pháp dùng hóa chất để tiệt trùng dụng cụ và vật liệu thường không đạt hiệu quả cao vì các lí do sau:
- Thông thường hóa chất chỉ làm vi khuẩn ngừng phát triển chứ không diệt được vi khuẩn, nhất là với các vi khuẩn sinh bào tử.
- Hóa chất có tính lựa chọn của nó: diệt khuẩn đối với nhóm vi khuẩn này nhưng có thể là kìm khuẩn với nhóm vi khuẩn khác.
- Máu, mủ, dầu mỡ, mô bào hay các chất bẩn dính trên dụng cụ sẽ làm giảm hiệu lực của hóa chất.
Do đó người ta sử dụng hóa chất để tiệt trùng đối với các dụng cụ không chịu được nhiệt độ Người ta thường sử dụng các loại hóa chất sau để tiệt trùng dụng cụ:
Công thức 1: Sodium tetraborate : 50g Formalin 10% : 1000ml
Trang 30Các dụng cụ được ngâm trong 24h trước khi sử dụng Những vật bằng cao su thường sử dụng công thức 3 để ngâm trong 2h Phương pháp ngâm trong dung dịch sát trùng thường dùng để xử lý các loại chỉ khâu tự tiêu Người ta có thể sử dụng các một số phương pháp sau để ngâm:
- Phương pháp Pokotilo: là phương pháp đơn giản và nhanh nhất, chỉ được ngâm trong dung dịch formalin 4% trong 72
Phương pháp Gubarev: ngâm chỉ catgut trong xăng trong 12h để khử mỡ, sấy khô rồi ngâm trong dung dịch cồn iod 1% và kali iod với tỷ lệ 1:2.
Phương pháp Xadovxki – katulev: ngâm chỉ catgut trong cồn amoniac 0,5%, sau đó ngâm trong dung dịch formalin 2% pha trong cồn 65% với thời gian 30 phút.
Như vậy có rất nhiều phương pháp và hóa chất để xử lý dụng cụ tùy thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu của từng loại dụng cụ và điều kiện, hoàn cảnh thực hiện phẫu thuật mà chúng ta áp dụng phương pháp tiệt trùng cho phù hợp.
Đối với các dụng cụ có nguồn gốc kim loại: cách tốt nhất là sử dụng phương pháp luộc hay hấp thường.
Đối với các dụng cụ có nguồn gốc bông vải sợi: nên sử dụng phương pháp sấy khô hay phương pháp là.
Đối với các dụng cụ làm bằng thủy tinh, sành, sứ: sử dụng phương pháp sấy khô hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp luộc hay hấp ướt thường.
Trang 31Dụng cụ có nguồn gốc bằng cao su, chất dẻo, nhựa: dùng phương pháp luộc hay hấp ướt thông thường, trừ những dụng cụ bằng nhựa mềm không thực hiện được vì dưới tác động của nhiệt độ cao chúng sẽ bị biến dạng.
Các dụng cụ truyền máu, các loại thuốc tiêm, dụng cụ nghi nhiễm vi khuẩn sinh nha bào phải dùng phương pháp hấp ướt cao áp.
Các dụng cụ có kích thước to lớn, kềnh càng phải sử dụng phương pháp hơ lửa.
2.7 Chuẩn bị y phục
Y phục phục vụ cho một ca phẫu thuật bao gồm: áo, mũ, khẩu trang, găng tay phẫu thuật Các trang phục này trước hết phải được giặt sạch sẽ, phơi khô và đã được tiệt trùng
Áo mổ được xếp làm đôi và theo chiều dài, mặt trái ra ngoài (tay áo không lộn trái), sau đó gấp lại theo kiểu lồng đèn (kiểu đàn Accordeon) Dùng khăn băng vải gói lại theo hình bao thư.
Găng tay: chọn găng tay vừa vặn với tay người phẫu thuật, tẩm bột phấn cho khỏi dính, lộn phần lai ra ngoài và gói lại bằng vải sạch Tuy nhiên trên thị trường hiện nay đã có loại găng tay vô trùng sẵn và chỉ sử dụng một lần.
Cách mặc y phục giải phẫu: dùng tay nắm một góc nhỏ của mũ đội lên đầu Nắm dây đeo khẩu trang để che mũi miệng Nắm vào mặt trái của cổ áo để xổ áo ra và mặc vào (chú ý không để áo chạm vào bất kỳ vật gì chưa được vô trùng hoặc không được dùng tay trần chạm vào bề mặt của áo) Người phụ tá giúp cột áo ở sau lưng Mở gói đựng găng tay ra, trước hết dùng tay trái đưa vào mặt trong của bao tay để kéo bao tay ra và mang vào cho tay phải, tuyệt đối không để tay trần chạm vào bề mặt ngoài của bao tay, dùng tay phải đã được mang bao tay luồn vào dưới mặt ngoài lai bao tay để mang vào tay trái sau đó kéo lai bao tay lên trùm lên tay áo giải phẫu Bắt đầu từ lúc này người phẫu thuật có thể cầm vào những dụng cụ và những vật dụng đã được tiệt trùng và ngược lại không được chạm vào những vật gì chưa được khử trùng Nếu lỡ cầm vào vật chưa tiệt trùng thì phải đổi găng tay khác.
2.8 Chuẩn bị thuốc và hóa chất
Có rất nhiều loại thuốc cần chuẩn bị cho phẫu thuật
Thuốc sát trùng: cồn iod 5%, povidone iodine 5%, thuốc tím 0,1%, rivanol 0,1%.
Thuốc gây mê: ketamin, zoletil, natrithiopentan, chloralhydrat,
Trang 32Thuốc gây tê: novocain, lidocain, cocain,…
Thuốc kìm khuẩn: kháng sinh, sulfamid, iodoform,… Thuốc cầm máu: vitamin K, calci chlorua,…
Các dung dịch truyền máu: glucoza 5%, natri chloride 0,9%, lactat ringer.
2.9 Sắp xếp thời gian
Phẫu thuật không trì hoãn phải tiến hành ngay vào bất kỳ thời gian nào Phẫu thuật có thể trì hoãn được sắp xếp vào khoảng thời gian thích hợp nhất Phẫu thuật lớn phức tạp có thời gian kéo dài nên tiến hành vào buổi sáng.
2.10 Hộ lý, chăm sóc vật nuôi
Vật nuôi sau phẫu thuật được nuôi nhốt riêng Nơi nuôi nhốt phải đảm bảo vệ sinh tối thiểu và điều kiện sống thuận lợi Mùa hè thoáng mát, mùa đông phải ấm áp, có chất độn chuồng hay lót ổ, tránh gió lùa
Sau phẫu thuật vật nuôi phải được để ở nơi hoàn toàn yên tĩnh tránh những tiếng động mạnh, những hành động thô bạo làm vật nuôi sợ hãi Khi vật nuôi giẫy đạp nhiều sẽ tăng nguy cơ chảy máu thứ phát, nhiễm trùng vết mổ
Phẫu thuật có chỉ định gây mê phải có người theo dõi giúp đỡ con vật đến khi tỉnh hoàn toàn Vật nuôi lớn nên cố định trong giá bốn trụ, có dụng cụ nâng đỡ; vật nuôi nhỏ nên để trong cũi, lồng.
Trợ tim bằng các loại thuốc camphoral 10%, cafein 20%, adrenalin 0,1% Kích thích hô hấp bằng cách cho thở dưỡng khí hay ngửi amoniac (tẩm amoniac vào bông rồi để cách mũi vật nuôi 5-10 cm).
Chống chảy máu trong: dùng vitamin K tiêm bắp, calci chlorua hay calci gluconat.
Để tăng cường hồi phục sức khỏe, dùng các dung dịch truyền máu: glucoza 5%, nước muối sinh lý, lactat ringer,…sử dụng các loại vitamin B1, B12, A,…
Cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu, chín Nếu phẫu thuật có gây mê chỉ cho vật nuôi ăn khi tỉnh hẳn, chúng tự lấy và nuốt được thức ăn Khi thực hiện phẫu thuật ở vùng bụng nên cho vật nuôi ăn từ từ, chia khẩu phần ăn ra từng phần.
Theo dõi vết mổ: nếu vết mổ khô ráo, sạch sẽ, hai mép khô kín là vết mổ có tiến triển tốt, sau 7-10 ngày thì cắt chỉ Nếu vết mổ ướt, bẩn thỉu, hai mép không kín; ấn tay vào từ đó có dịch tiết, máu, mủ, mùi hôi hám, ruồi nhặng bu
Trang 33lại,…là vết mổ bị nhiễm trùng phải cắt chỉ sớm và xử lý như một vết thương nhiễm trùng.
Phương pháp cắt chỉ: sau khi đã cố định vật nuôi một cách chắc chắn Tháo bỏ các tấm gạc che phủ trên đường khâu nếu có Sát trùng toàn bộ vết thương bằng cồn iod 5%; chú ý mép các đường khâu và chân các lỗ chỉ Dùng kéo nhọn cắt chỉ ở một phía vết mổ, càng sát bề mặt da càng tốt; sao cho khi rút phần chỉ từ ngoài đi vào bên trong da càng ít càng tốt; rồi kéo sợi chỉ ra khỏi cơ thể Lần lượt cắt hết mọi nút chỉ, không để sót nút nào Sát trùng lại lần cuối bằng cồn iod 5%, chú ý lỗ kim đâm và mép vết mổ.
III GÂY MÊ, GÂY TÊ
Trong quá trình phẫu thuật, luôn luôn gây cho con vật những cảm giác đau đớn Những cảm giác đau mà vật nuôi cảm nhận được gây ra cho cơ thể chúng hàng loạt những biến đổi khác nhau Khi đau, trương lực cơ tăng lên đột ngột, nhịp thở nhanh đôi khi rối loạn Sự bài tiết của các tuyến trong đường tiêu hóa giảm Tất cả các dạng trao đổi chất được tăng cường với sự biến đổi đáng kể về mặt dị hóa gây ra hiện tượng trúng độc toan Trong máu xuất hiện một lượng lớn adrenalin Khi kích thích đau quá dài làm giảm đột ngột sức sản xuất của con vật (giảm lượng sữa, giảm tăng trọng) Triệu chứng lâm sàng kịch liệt của những rối loạn gây ra bởi sự đau đớn gọi là “sốc chấn thương” Không có phẫu thuật nào là không đau chỉ có phẫu thuật ít đau hay đau nhiều mà thôi Nhiệm vụ của nhà phẫu thuật là: thực hiện phẫu thuật sao cho ít đau nhất Hiện nay người ta dùng hai biện pháp cơ bản để cắt các cơn đau của vật nuôi khi phẫu thuật hay chấn thương là gây mê và gây tê.
3.1 Gây mê
3.1.1 Khái niệm
Gây mê (anesthesia) có nguồn gốc từ tiếng hi lạp là anaisthaesia có nghĩa là “sự không cảm giác” Ngày nay anesthesia được dùng để chỉ sự mất cảm giác đối với toàn cơ thể hay từng phần cơ thể được gây ra bởi các thuốc vô hiệu hóa hoạt động của các mô thần kinh một cách cục bộ hay toàn diện
Tóm lại gây mê là trạng thái của vật nuôi được ức chế sâu những chức năng của hệ thần kinh trung ương do sử dụng các thuốc gây mê.
Khi mê vật nuôi mất cảm giác, mất trương lực cơ vân nhưng hoạt động của những trung tâm quan trọng ở hành tủy: trung tâm điều khiển hô hấp, tuần hoàn, cơ trơn vẫn được bảo tồn.
Trang 34Quá liều thuốc mê làm rối loạn đột ngột và ngừng hẳn hoạt động của các trung tâm nêu trên dẫn tới những cái chết của vật nuôi gọi là trúng độc thuốc mê
3.1.2 Phân loại
3.1.2.1 Căn cứ mức độ mê
Căn cứ vào mức độ mê người ta chia ra làm hai loại: mê nông và mê sâu Mê nông: thời gian mê diễn ra ngắn (khoảng 30-45 phút) do lượng thuốc mê đưa vào cơ thể vật nuôi ít Đối với loại mê này cho phép người phẫu thuật thực hiện các ca tiểu phẫu
Mê sâu: thời gian mê kéo dài từ 90-120 phút và lâu hơn nữa do lượng thuốc mê được dùng nhiều hơn Gây mê sâu dùng để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp mất nhiều thời gian.
3.1.2.2 Căn cứ vào đường cho thuốc
Người ta chia ra gây mê khí dung và gây mê không phải khí dung.
Gây mê khí dung là dùng thuốc mê dạng nước hay bay hơi như cloroform, ether ethylic, halothan,…Chất khí: oxit nitơ, xiclopropan,…có một số phương pháp gây mê bằng khí dung như sau:
Lối mở hoặc nhỏ giọt: chỉ dùng với thuốc mê dạng nước hay bay hơi Dùng vải gạc gấp thành phễu, nhỏ từng giọt thuốc mê vào phễu từ đó vật nuôi sẽ hít thở không khí bên ngoài cùng với thuốc mê
Lối nửa mở: dùng mặt nạ có soupape để vật nuôi hít vào có hơi thuốc mê Có thể điều chỉnh được lượng khí gây mê và khí gây mê lọt ra bên ngoài một cách tự do trong động tác thở ra của con vật.
Hình 23 Gây mê lối mở
Lối nửa kín: gần giống lối nửa mở nhưng nhờ có một van điều chỉnh nên chỉ có một phần khí thở ra và thuốc mê thải ra ngoài không khí.
Lối kín: cho con vật hít hơi chúng thở ra trộn với oxy và hơi thuốc mê Với phương pháp này thuốc mê không thoát ra ngoài không khí, con vật không bị mất hơi nước và mất nhiệt.
Trang 35Gây mê không phải khí dung là dùng các loại thuốc mê như: ethylic ancol, chloralhydrat, natrithiopentan, ketamin, zoletil,…đưa vào cơ thể vật nuôi bằng mọi đường, trừ đường hô hấp Phổ biến hơn là đường tiêm vào tĩnh mạch Ngoài ra, người ta còn đưa thuốc mê vào cơ thể bằng đường cho uống, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt, tiêm phúc mạc, tiêm vào dịch hoàn, thụt trực tràng Tương ứng với đường cho thuốc, người ta gọi tên gây mê tương ứng Ví dụ: gây mê tĩnh mạch, gây mê dạ dày, gây mê trực tràng.
3.1.2.3 Căn cứ vào số lượng thuốc mê
Người ta chia ra gây mê đơn và gây mê hỗn hợp - Gây mê đơn là sử dụng một loại thuốc gây mê.
- Gây mê hỗn hợp là sử dụng hai loại thuốc gây mê trở lên.
3.1.3 Yêu cầu của thuốc gây mê
Thuốc gây mê lý tưởng phải đạt các yêu cầu sau: - Thuốc có tác động ngay ở nồng độ thấp
- Liều gây mê cách xa liều trúng độc - Không có giai đoạn hưng phấn
- Không ảnh hưởng có hại đến hệ thống hô hấp tuần hoàn, trao đổi chất và các cơ quan có cấu trúc nhu mô.
- Không tác động kích ứng đến mô bào - Sử dụng đơn giản, dễ khống chế liều lượng - Nhanh chóng thoát mê
- Tính kinh tế
- Bền vững khi bảo quản và không bắt cháy
Tuy nhiên đến nay chưa có loại thuốc nào thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu trên
3.1.4 Một số loại thuốc mê thường dùng
Có rất nhiều loại thuốc thường dùng để gây mê cho gia súc, người ta căn cứ vào trạng thái vật chất của chúng để chia làm 2 loại.
Thuốc mê bay hơi
Thuốc mê không bay hơi
3.1.4.1 Thuốc mê bay hơi
Là chất lỏng, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng phẫu thuật, thuốc được dẫn nhập qua đường hô hấp, chúng ta chỉ xem xét một số chất thông dụng như chloroform, diethyl ether, ethyl chloride.
Trang 36* Chloroform
Là chất lỏng không màu, vị ngọt, có mùi như mùi nhãn, không cháy, không phát nổ, ít tan trong nước, tan trong dầu mỡ và rượu Hơi bay ra không làm xót mắt hay xót đường hô hấp.
Ở dạng chất lỏng chloroform có thể làm cháy da hay niêm mạc, đây là loại thuốc mê rất mạnh Để gây mê cho gia súc, người ta cần một hỗn hợp thuốc trong không khí từ 1,5- 2% là đủ làm vật nuôi mê sau 10 -15 phút Sau khi vật nuôi đã mê thì giảm nồng độ chloroform xuống còn 1/2.
Thuốc có ảnh hưởng trên hệ tuần hoàn và trung tâm hành tủy, khởi đầu thuốc làm tim đập chậm lại Trung tâm thần kinh, hành tủy bị suy nhược do đó mạch máu giãn ra làm huyết áp hạ thấp Trung tâm hô hấp của hành tủy cũng bị ảnh hưởng: lúc đầu hô hấp nhanh, vật thở mạnh và sâu Sau khi mê trung tâm hô hấp bị ảnh hưởng làm cho nhịp thở chậm và nông Thân nhiệt hạ vì mạch máu giãn Chloroform còn có ảnh hưởng độc hại cho gan thận Thuốc thông qua màng nhau thai được nên có thể dùng trong trường hợp mổ lấy thai.
Trong những thuốc mê bay hơi, chlorofrom thường được sử dụng cho gia súc lớn Với ngựa gây mê bằng chloroform thường tốt hơn vì sự hồi phục hoàn toàn nhanh chóng.
* Diethyl ether
Là chất lỏng không màu, thơm đặc biệt, dễ bay hơi, dễ cháy nổ Ether gây sót niêm mạc miệng, yết hầu, thanh quản Hơi ether làm cho các nơi này tiết nhiều chất nhờn vì vậy người ta thường dùng thuốc tiền mê như atropin để làm vật nuôi giảm tiết chất nhờn Đối với mèo, cáo thì ether rất độc Nhược điểm của ether là: làm tiết nhiều chất nhờn, cơn mê không êm ái, làm vật nuôi bỏ ăn sau khi gây mê Nhưng ether có ưu điểm là thuốc mê an toàn nhất.
* Ethyl chloride
Là chất lỏng không màu, giống ether dễ cháy nổ Không làm sót màng niêm, dẫn nhập thuốc lúc đầu rất nhanh và êm ái vì vậy thường hay bị quá liều dễ đưa đưa đến cái chết Khi vật nuôi mê và hô hấp điều hòa ngay lập tức ngừng cấp thuốc và thay thế bằng một loại thuốc mê khác
3.1.4.2.Thuốc mê không bay hơi
* Chloralhydrat
Trang 37Tính chất: chất kết tinh, trong suốt, mùi đặc biệt, vị đắng Thuốc ở nồng độ cao gây dung huyết, đông máu; gây kích ứng niêm mạc (dạ dày, trực tràng, miệng-thực quản.
Tác dụng tổng quát: thuốc có tác dụng làm suy giảm hệ thần kinh trung ương và làm tê liệt thần kinh vận động, song đối với các đường cảm giác thì tác dụng của thuốc không đủ để tạo ra sự mê Vì có sự tê liệt vận động trước sự mê nên con vật trở nên sợ hãi và tìm cách chống đối nhưng đến giai đoạn mê thuốc có thể gây ra sự suy giảm hô hấp và làm vật thở chậm, ngoài ra nó còn làm giãn mạch ngoại biên nên huyết áp giảm và phải đề phòng có sự chảy máu nhiều nếu đứt mạch
Chloralhydrat được dùng rộng rãi trong phẫu thuật gia súc đặc biệt là đối với đại gia súc Thuốc phải thật tinh khiết, được pha với nước cất 2 lần hoặc với nước muối sinh lý trong điều kiện vô trùng và chỉ pha khi đã khi sắp dùng Thuốc dùng để tiêm phúc mạc, tĩnh mạch, cho uống hay thụt trực tràng.
* Barbiturates
Barbiturates được dùng như một chất gây ngủ và chất gây mê toàn diện Tác động chính của barbiturates là ức chế hệ thần kinh trung ương bằng cách can thiệp sự dẫn truyền xung động đến vỏ não Ở liều gây mê hệ hô hấp bị ức chế (quá liều gây liệt hô hấp), ức chế tuần hoàn cả ở trung tâm và ngoại vi, kèm theo hạ huyết áp, giảm thân nhiệt.
Barbiturates phân tán khắp cơ thể, thâm nhập qua thành tế bào và đi qua nhau thai.
Barbiturates có tác động ngắn như pentobarbital, amobarbital, secobarbital bị phá hủy chủ yếu bởi gan, chúng bị phá hủy nhanh chóng trong cơ thể nên có tác dụng ngắn.
Ngoài tác động gây ngủ và gây mê ra, barbiturates còn được sử dụng điều trị co giật liên quan đến ngộ độc, đặc biệt là ngộ độc strychnine và quá liều thuốc tê.
* Natri thiopental
Thiopental là barbiturates có tác động ngắn, có dạng bột kết tinh nhỏ, màu trắng hay vàng nhạt, mùi lưu huỳnh, dễ tan trong nước cất hay trong nước muối sinh lý
Trang 38Là loại thuốc gây mê nông, tác dụng gây mê rất nhanh Người ta còn dùng để chống co giật và động kinh Có thể dùng trong trường hợp lợn nái cắn con sau khi đẻ và không cho con bú.
3.1.5 Thuốc tiền mê
Trước khi gây mê, người ta đưa vào cơ thể vật nuôi một loại thuốc nhằm: - Đơn giản hóa kỹ thuật gây mê và tiến trình mê
- Làm mất tác dụng phụ của thuốc gây mê, giảm hay cắt bỏ các phản xạ có hại Những thuốc trên gọi là thuốc tiền mê hay thuốc chuẩn mê.
Thuốc tiền mê không phải là thuốc mê nhưng nó giúp quá trình mê tốt hơn và sâu hơn Sau khi sử dụng thuốc tiền mê cho phép sử dụng những liều không lớn của thuốc gây mê Có các loại thuốc mê dưới đây được sử dụng.
Nhóm an thần: Chủ yếu là chế phẩm của dãy phenolthiazin: aminazin,
combelen, megaphen, dexentan Những chất này có thể làm giảm huyết áp, gây ra sự thiếu máu não, vật nuôi có thể bị ngã bất ngờ khi gây mê ở trạng thái đứng Trong nhóm này, rompun (Xylazine) là một trong những chất được dùng phổ biến để tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch cho vật nuôi Tác dụng kéo dài từ 1-2h Rompun có tác dụng tốt nhất đối những vật nuôi có sừng Nó gây ra trạng thái an thần với các hiện tượng giãn cơ và giảm đột ngột phản ứng đối với những kích thíc đau đớn (vô cảm) Người ta sử dụng xylazine cho vật nuôi có sừng ở 4 liều khác nhau 0,25; 0,5; 1; 1,5 ml/100 kgTT
Nhóm tác động lên dây thần kinh phế vị: đại diện của nhóm này là atropin
sunfat Nó hạn chế sự tiết dịch; làm giảm sự co thắt thanh-khí quản, cơ trơn dạ dày Làm giảm thấp những ảnh hưởng ức chế chế của dây thần kinh phế vị lên tim, kích thích hô hấp, giảm nguy cơ trụy tim mạch.
Nhóm giảm đau: thuộc nhóm này có morphin và những chất thay thế nó.
Chúng tác động đến tất cả độ dài đường dẫn truyền trung tâm của cảm giác đau do đó làm giảm đau nhưng không làm mất ý thức của vật nuôi Ở vật nuôi khi tiêm morphin phần lớn lúc đầu có những biểu hiện kích thích nhẹ hay mạnh tùy theo loài mãi sau mới có tác dụng ức chế Quá liều có thể gây ra liệt thần kinh Promedon là một trong những chất thay thế morphin
Nhóm gây ngủ: Thuốc hay được sử dụng là natrithiopentan Người ta sử
dụng trước khi gây mê khí dung hay gây mê bằng chloralhydrat.
Nhóm kháng Histamin: trong quá trình phẫu thuật hay khi vật nuôi bị tổn
thương các mô bào giải phóng ra một lượng histamin đáng kể Sau khi vào máu,
Trang 39nó gây hàng loạt những rối loạn làm phức tạp quá trình gây mê và thực hiện chính phẫu thuật đó (các cơn co thắt khí quản, ruột, bàng quang, tử cung, liệt mao mạch dẫn đến tụt huyết áp,…)
Một trong những chất kháng histamin tích cực là dimedron Nó có tác dụng làm giảm các cơn co thắt cơ trơn, bình thường hóa huyết áp, ngăn cản sự phát triển phù, hiện tượng shock và kháng viêm
3.1.6 Quá trình mê
Quá trình mê hay triệu chứng của vật nuôi khi sảy ra mê được chia làm 4 giai đoạn:
3.1.6.1 Giai đoạn giảm đau
Xuất hiện sau khi đưa thuốc mê vào cơ thể vật nuôi Vật nuôi có biểu hiện bồn chồn, lo lắng, không yên tĩnh
Cảm giác đau và các cảm giác khác giảm dần.
Hô hấp trở nên sâu, mạch nhanh nhưng vẫn đầy, nhãn cầu vận động tùy tiện Đồng tử giãn ra một chút, phản xạ và trương lực cơ dần bị hạn chế.
3.1.6.2 Giai đoạn hưng phấn
Các cảm giác tiếp tục giảm, tiếp tục xuất hiện tình trạng mất tri giác nhưng phản xạ tăng cường.
Vật nuôi biểu hiện sợ rõ rệt, cất lên những tiếng thất thanh.
Trương lực cơ tăng cường, vật nuôi giẫy đạp mạnh, đầu lắc lư, 4 chân lảo đảo siêu vẹo Ngựa và trâu bò có biểu hiện giật nhãn cầu, đồng tử tiếp tục giãn
Tăng tiết các tuyến: tuyến nước bọt, tuyến phế quản Xuất hiện nôn, nấc.
Mạch nhanh và đầy, tăng huyết áp Hô hấp nhanh không đều.
Ghi chú: giai đoạn này có nguy cơ xảy ra các tai biến, xong cũng được lợi
dụng để chỉnh xương khớp.
3.1.6.3 Giai đoạn mê
Con vật ngày càng mê sâu hơn, hô hấp đều hơn rồi thưa và nông dần Tim đập chậm và yếu dần, mê càng sâu thì nhịp tim càng thưa càng yếu hơn.
Mạch thưa và không đầy, mê sâu rất khó bắt được mạch Sự tiết dịch giảm rồi ngừng hẳn.
Trương lực cơ giảm dần và mất hẳn.
Trang 40Cơ mềm ra, nhão ra Nếu gây mê ở ở tư thế đứng con vật mất khẳ năng trụ ngã vật xuống.
Các phản xạ giảm dần và mất hẳn Lưỡi khô và thè ra ngoài.
Nhãn cầu xoay xuống dưới, đồng tử co đến giới hạn.
Ghi chú: tình trạng của vật nuôi trở nên nguy hiểm hơn khi hô hấp nông và ngắt quãng, mạch chỉ hay không bắt được mạch, huyết áp tụt, niêm mạc bắt đầu xanh tím tái, đồng tử giãn ra, thân nhiệt giảm.
3.1.6.4 Giai đoạn cuối
Phụ thuộc vào tác dụng của thuốc tiếp tục hay ngừng lại Thuốc hết tác động con vật dần tỉnh lại Biểu hiện của vật nuôi ngược lại với quá trình mê gọi là thoát mê Trong giai đoạn cuối vật có các biểu hiện gần giống với giai đoạn hưng phấn Khi đã mê sâu nhưng thuốc mê vẫn tiếp tục tác động thì vật bị trúng độc và có những biểu hiện sau: Thở yếu, tim đập thoi thóp rồi ngừng hẳn và vật chết.
3.1.7 Một số chú ý khi gây mê vật nuôi
3.1.7.1 Trước khi gây mê
Chú ý kiểm tra vật nuôi thật cẩn thận trước khi gây mê Không chỉ định gây mê vật nuôi mắc bệnh tim mạch.
Không gây mê sâu khi: vật nuôi sốt cao; rối loạn chức năng hô hấp, chức năng gan, thận; vật nuôi quá già yếu, kiệt sức, có thai ở giai đoạn đầu và cuối.
Cho vật nuôi nhịn ăn từ 12 – 24h nhưng vẫn cho uống nước đầy đủ.
Gây mê cho vật nuôi có sừng thường rất khó khăn và nguy hiểm vì vậy chỉ cần gây mê khi thật cần thiết (chỉ được gây mê nông).
Nếu tiên lượng phẫu thuật có kết cục không thuận lợi, có khả năng giết mổ vật nuôi thì không nên sử dụng thuốc mê gây tồn dư mùi trong thịt như: chloroform, ether,…
Để hạn chế những tai biến do sử dụng thuốc mê cần sử dụng thuốc tiền mê 15 – 20 phút trước khi gây mê.
3.1.7.2 Trong khi gây mê
Sử dụng thuốc mê đúng phương pháp
Chọn liều thuốc mê thích hợp: thông thường vật nuôi béo khỏe, ăn no khó gây mê hơn so với vật nuôi gầy yếu, đói ăn, vật nuôi non, có chửa, kiệt sức.
Chú ý tiến hành gây mê, phẫu thuật ở những nơi ấm áp, kín gió.