BỘ Y TẾ
TRUONG DAI HOC DIEU DUONG NAM ĐỊNH
PHAM THUY QUYNH
VAI TRO CUA NGUOI DIEU DUONG
TRONG VIEC GIUP BA ME CHO CON BU SOM Chuyén nganh: DIEU DUONG PHU SAN
BAO CAO CHUYEN DE
Trang 2LOI CAM ON
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng các cơ quan
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Dao tao sau đại học, bộ môn Phụ sản trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Ban Giám hiệu, bộ môn Điều dưỡng Sản Phụ khoa trường Cao đẳng Y tế Hà Nội nơi tôi đang công tác
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hồn thành chun đề
Tơi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:
Bác sỹ CKI Trần Đình Hiệp, người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này
Các Tiến sỹ, Bác sỹ CKII, Thạc sỹ, Bác sỹ CKI trong hội đồng thông qua đề cương và bảo vệ chuyên đề đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sản phụ và các em sinh viên — học sinh của tôi đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hồn thiện chun đề
Tơi xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 25 thang 5 nam 2015 hy
‘PHAM THUY QUYNH
Trang 3
Báo cáo chuyên đề tắt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I~ Học viên: Pham Thúy Quỳnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tât cả sô liệu trong báo cáo này chưa được công bô trong bât kỳ công trình nào khác Nêu có sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả
Ạ -
Trang 4Chăm sóc sức khoẻ sơ sinh hiện đang là một vân đê thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới Trong những năm qua, tỷ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm mạnh nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh không giảm hoặc giảm không đáng kẻ
Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử
vong Ở Việt Nam, theo Điều tra Dân số và Sức khỏe 2002, tỉ lệ tử vong ở
trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 55/1000 trẻ đẻ sống xuống 30/1000 trẻ đẻ sống trong những năm đầu của thế kỷ này, nhưng tử vong sơ sinh hầu như không thay đổi và ở mức 0,15% [21]
Mặc dù hậu quả do bệnh tật và tử vong sơ sinh rất nang né nhung các can thiệp sẵn có trong phạm vi các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ- trẻ em có thể cứu sống sinh mang cua hau hết trẻ sơ sinh [21] Trong đó, cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau khi sinh là can thiệp đơn giản, dễ thực hiện góp phần bảo vệ, phát triển, nâng cao sức khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ
Cho trẻ bú sớm trong vòng | gid dau sau sinh giúp cung cấp chất dinh dưỡng và miễn dịch, làm tăng tý lệ và thời gian bú mẹ hoàn toàn ở trẻ sau này, giúp trẻ tăng cân tốt hơn, giảm bệnh tật và tử vong 6 tré [5]
Ba mẹ cũng có lợi khi cho trẻ bú sớm vì giúp sữa về sớm hơn, giảm được băng huyết sau sinh, giúp bà mẹ tránh thai trong thời kỳ đầu hậu sản Về lâu dài, cho trẻ bú sữa mẹ giảm tỷ lệ ung thư vú và ung thư buồng trứng
Mặc dù đơn giản và hiệu quả như vậy nhưng không phải những can thiệp này được thực hiện thường xuyên và rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới Sự chậm trễ thực hành ở các nước phát triển là do sự sẵn có của các phương tiện và kỹ thuật chăm sóc tiên tiên Ô các nước đang phát
Trang 5Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I — Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
triển, còn thiếu các nghiên cứu chứng minh ích lợi của việc cho trẻ bú som
Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước đây, chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho bú mẹ ngay sau đẻ [13]
Hiện nay, chúng ta đang triển khai rộng rãi chương trình “Làm mẹ an toàn” trong cả nước, trong đó có việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm Để góp phần nâng cao chất lượng nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta cần tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cho trẻ bú sớm
Muốn thực hiện tốt kỹ năng cho trẻ bú sớm ngay sau sinh, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiểu biết về lợi ích, tác dụng của phương pháp này, cũng như sự chuyền biến lớn về kiến thức - kỹ năng - thái độ của bà mẹ và cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sơ sinh Đây là những vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng nhưng lại chưa được áp dụng
và nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam và cả trên thế giới [23]
Việc thực hiện tốt cho trẻ bú sớm tại các cơ sở y tế và tuyến Trung ương sẽ góp phần quan trọng vào việc áp dụng và nâng cao chất lượng của vấn đề cho trẻ bú sớm trong cả nước Để góp phần cung cấp thông tin nhằm cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh, chúng tôi thực hiện báo cáo chuyên đề tốt nghiệp “Wai trò của người điều dưỡng trong việc giúp bà mẹ cho con bú sớm” nhằm mục tiêu:
1 Trình bày tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ 2 Ý nghĩa cho mẹ và trẻ trong việc cho trẻ bú sớm
3 Nang cao chất lượng chăm sóc và giúp đỡ các bà mẹ cho con bú
som
Trang 6
TỎNG QUAN 1 Nuôi con bằng sữa mẹ
1.1 Nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh [21]
Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời cho đến hết tuần thứ tư sau đẻ Đối với sơ sinh khỏe mạnh, chăm sóc thiết yếu bao gồm: chăm sóc trước, trong và sau khi sinh (trong ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo cho đến 2§ ngày tuổi) Ngoài ra, còn những can thiệp đặc biệt cần thiết đối với trẻ ốm và trẻ thiếu cân Mục đích của chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh là giúp trẻ khỏe mạnh bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản về sức khỏe của trẻ (đủ ấm, thở bình thường, cho trẻ ăn, phòng chống nhiễm khuẩn), phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử trí kịp thời, hướng dẫn bà mẹ và gia đình về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm [21] +s* Chăm sóc trước đẻ: - Tiêm phòng uốn ván - Tư vấn dinh dưỡng, chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ
- Bồ xung sắt folic, iod
- Phát hiện nguy cơ chính gây đẻ khó
- Phát hiện và điều trị bệnh nếu có
+ Trong khi đẻ và 1-2 giờ đầu sau đề: - Bú mẹ ngay sau đẻ và bú mẹ hoàn toản - Đẻ sạch và an toàn
- Giữ ấm
- Chăm sóc rốn và mắt
Trang 7"Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp [— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
- Hồi sức sơ sinh (nếu cần)
- Xử lý các biến chứng của trẻ sơ sinh (trường hợp có bệnh nặng, có biến chứng)
- Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV) s* Chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 giờ đầu đến 4 tuần sau đẻ: - Bú mẹ hoàn toàn
- Giữ ấm
- Chăm sóc vệ sinh rốn
- Phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm và sử lý kịp thời - Tư vấn về khoảng cách giữa các lần sinh sau
- Chăm sóc đặc biệt cho trẻ nhẹ cân
- Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV)
- Theo dõi và sử lý các trường hợp có nhu cầu chăm sóc đặc biệt z 3Á Với trẻ bình thường, nguyên tắc cơ bản của sử trí ban đầu là ủ ấm và cho trẻ bú sữa mẹ sớm nhằm đảm bảo thân nhiệt và dinh dưỡng của trẻ 1.2 Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ [2],[5}
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em
“+ Sita me la chat dinh dưỡng hồn hảo dễ tiêu hố và hấp thụ
* Thành phan sữa mẹ:
Sữa non là laọi sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ
Trang 8
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I - Học viên: Pham Thúy Quỳnh
Sữa non nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng
Sữa non có tác dụng xỗ nhẹ giúp cho việc tống phân su, trẻ đỡ vàng
da
Các yếu tổ phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác
Sữa non có nhiều vitamin A giúp trẻ chống nhiễm khuẩn và bệnh khô
mắt
Vì vậy, cần phải cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ, không cho trẻ ăn bất cứ thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ
- Sữa trưởng thành: gồm sữa đầu và sữa cuối:
+ Sữa đầu có mầu hơi xanh Số lượng sữa nhiều và cung cấp nhiều Protein, lactose, nước và các chất dinh dưỡng khác Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được một lượng lớn các chất dinh dưỡng và nước Vì vậy, không cần cho trẻ uống thêm nước hoặc bất cứ đồ uống nào trước khi trẻ được 6 tháng tuôi và ngay cả khi trời nóng Nếu cho trẻ uống nước khi bị khát sẽ giảm bú mẹ
+ Sữa cuối được sản xuất ở cuối bữa bú có màu trắng hơn vì có nhiều chất béo Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ, vì vậy cần cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để trẻ nhận được sữa cuối cung cấp nhiều năng lượng
* Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò
Các yếu tô Sữa mẹ Sữa bò
Nhiễm khuân Không Có thê có
Các kháng thê Có Không có
Yếu tô phát triên Có Không có
Trang 9
Mỡ Có những axít béo cân | Thiểu những axít béo cân
thiết Có men lipase tiêu thiết Không có men
mỡ lipase
Sắt Dé hap thu hơn Khó hấp thu hơn
Vitamin Đủ Không đủ vitamin A và C
Nước Đủ Cần thêm
- Protein trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cân thiết và tỉ lệ cân đối Protein trong sữa bò chủ yếu là casein dễ kết tủa trong dạ dày nên khó tiêu hoá
- Lipid: Sữa mẹ có acid béo cần thiết như acid linoleic, can thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững các mạch máu của trẻ Lipid trong sữa mẹ dễ tiêu hoá hơn vì có men lipase
- Lactose trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm năng lượng Một số lactose vào ruột chuyên hoá thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và các muối khoáng
- Vitamin: Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò, giúp trẻ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A
- Muối khoáng: calci trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng đủ thoả mãn nhu cầu của trẻ và dễ hấp thu hơn Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bò
Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100ml sữa [10]
Thành phân Sữa mẹ Sữa bò
Trang 10Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh Renitol (meg) 60 31 5 caroten (mcg) 0 19 Vitamin D (mcg) 0.81 0.18 Vitamin C (mg) 3.80 1.5 Thiamin (mg) 0.02 0.04 Riboflavin (mg) 0.03 0.2 Niacin (mg) 0.62 0.89 Vitamin B12 (mcg) 0.01 0.31 Acid folic (mcg) 5.2 5.2 Calci (mg) aa 124 Sat (mg) 0.08 0.05 Đồng (mcg) 39 21 Kém (mcg) 295 361 “Sita mẹ giúp trẻ chồng lại các bệnh nhiễm khuẩn nhờ các yếu tổ kháng khuẩn Sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn nhờ các yếu tô kháng khuẩn
Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đến bào thai đã giúp cho trẻ mới đẻ có được sức đề kháng và miễn dịch một số bệnh đặc biệt trong 4-6 tháng đầu như sởi, cúm, ho gà
Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp sữa mẹ Vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy
Trang 11Báo cáo chuyên đề tỗt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I — Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
1 Bà mẹ bị nhiễm khuẩn 2 Tê bao bach cau trong co thé me
sản xuất kháng thê bảo vệ bà mẹ
4 Các kháng thể
chông nhiêm khuân của mẹ được tiêt
vào sữa mẹ dé bảo 3 Mot sO té bao bach cau tới
vệ trẻ vú và kháng thê sản xuât tại đây Tác động của sữa mẹ với trẻ
Globulin miễn dịch IgA tiết có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau IgA không được hấp thu mà hoạt động ngay tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.coli và virus
Lactoferin là một protein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn cần sắt phát triển
Lysozym là một enzym có tác dụng diệt khuẩn
Lympho bao san xuat IgA tiét va interferon, c6 tac dụng ức chế hoạt động của một SỐ virus
Đại thực bào có tính chất thực bào và bài tiết Iysozym và lactoferin Đại thực bào có thể thực bào Candida và vi khuẩn đặc biệt là những vi khuẩn Gram âm, nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh
Yếu tố kích thích sự phát triển vi khuẩn Lactobacillus bifidus Một số lactose vào ruột chuyển thành acid lactic, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Bifidus phát triển, lấn át vi khuẩn gây bệnh nhu E.coli
Trang 12Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
Yếu tố Bifidus là một carbonhydrat có chứa nitrogen cần cho vi khuẩn Lactose bifidus, ngan can vi khuẩn gây bệnh phát triển.Sữa mẹ có tac dung chong di tng
Trẻ bú mẹ thường ít bị dị ứng như một số trẻ ăn sữa bò vì IgA tiết cùng với đại thực bào có tác dụng chống dị ứng
+ Cho trẻ bú mẹ gắn bó tình cảm mẹ con
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bà mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương, trẻ ít quấy khóc Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ thông minh hơn
%* Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ sức khoẻ bà mẹ
- Cho con bú góp phần giúp người mẹ tránh thai vì động tác bú mẹ của trẻ làm kích thích tuyến yên tiết ra prolactin, chất này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm giảm khả năng mang thai
- Đối với phụ nữ ngay sau khi sinh, động tác bú của trẻ có tác dụng làm co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ
- Hơn nữa cho con bú thường xuyên giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng và làm giảm tỉ lệ ung thư vú
+* Nuôi con bằng sữa mẹ kinh tế và thuận tiện hơn nuôi nhân tạo Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giác, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ăn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tỉnh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú
1.3 Lợi ích của việc cho trẻ bú sớm [5]
Nuôi con bằng sữa mẹ sớm theo hướng dẫn của chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản là cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt trong vòng 1gid đầu sau khi sinh
Trang 13Chỉ từ đầu năm 1980 người ta mới biết rõ tác dụng và cơ chê của việc nuôi con bằng sữa mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước đang phát triển, phong trào nuôi con bằng sữa mẹ đang có xu hướng giảm ởi rõ rệt Cho đến nay mọi người đã phải thừa nhận sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi
Ở nước ta, nuôi con bằng sữa mẹ là tập quán cổ truyền, đa số các bà mẹ đều muốn nuôi con bằng sữa của mình, vì thực tế đã mang lại nhiều lợi ích cho các bà mẹ và đứa trẻ nhất là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay
Lợi ích cho mẹ
Bú sớm giúp trẻ tận dụng được nguồn sữa non, kích thích sự bài tiết sữa sớm và giúp cho tử cung co tốt hơn nhờ phản xạ tiết oxytocin có tác dụng làm co bóp tử cung, đây rau bong sớm, đề phòng băng huết sau sinh
Sữa non được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ, sánh đặc, màu vàng nhạt
Sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin A, có nhiều kháng thể và tế bào miễn dịch giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ và phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A
Sữa non có tác dụng xổ giúp tống phân su giảm vàng da
Sữa non có những yếu tổ phát triển giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành Phòng chống dị ứng, chứng không dung nạp
Sữa non tuy ít nhưng chất lượng cao thoả mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ
Do thành phần và tính chất ưu việt như vậy nên việc cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ là biện pháp cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ
Trang 14
Bao cáo chuyên để tốt nghiệ
dễ thực hiện động tác mút vú mẹ Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn vì bắt đầu hồi phục sau quá trình thở Trong giờ đầu tiên đó, quan trọng là để trẻ gần mẹ, tránh tách mẹ con để trẻ có cơ hội được bú sớm
1.4 Những tập quán, thói quen ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ [5]
Nuôi con bằng sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó những thói quen, tập quán không đúng đã làm cho nhiều bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không thành công:
- Cho bú muộn sau đẻ: cho bú muộn sau đẻ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của bà mẹ Nếu bà mẹ cho trẻ bú muộn sau đẻ, trẻ sẽ không nhận được sữa non có nhiều kháng thể, mẹ sẽ chậm xuống sữa hơn
- Cho trẻ ăn thức ăn khác trước khi bú mẹ: trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy, mất cảm giác thích sữa mẹ
- Cho trẻ ăn bỗ xung sớm - Cai sữa sớm
- Trong thời gian bú mẹ hoàn toàn vẫn thường cho uống nước trắng hoặc nước hoa quả: thực tế trẻ không cần uống thêm bất cứ thứ gì trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ đã có đủ nước và các vitamin cho nhu cầu của trẻ
- Cho trẻ bú bình với đầu vú cao su: sẽ làm mắt hoặc giảm phản xạ bú mẹ dẫn đến giảm sự tạo sữa Ngoài ra trẻ đễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do vệ sinh bình không sạch
1.5 Cách ngậm bắt vú và tư thể bú [5}
* Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú đúng
- Trẻ phải ngậm sâu vào quang den của vú và các mô phía dưới vú vào trong miệng
13
Trang 15.Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp T— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
- Các xoang sữa nằm trong những mô phía dưới này
- Trẻ phải ngậm vú để kéo mô vú ra tạo thành một “đầu vú đài” - Trẻ đang được bú từ vú chứ không phải từ núm vú
- Lưỡi của trẻ đưa ra trước trên lợi dưới và ở phía đưới xoang sữa * Động tác ngậm mút vú
- Trẻ mút để kéo mô vú ra thành đầu vú và gift va trong miệng - Phản xạ oxytocin làm cho sữa chảy vào xoang sữa
- Lưỡi của trẻ ép đầu vú lên vòm miệng cứng, ép sữa từ xoang sữa vào miệng trẻ
- Khi trẻ ngậm bắt vú đúng, trẻ hút được sữa dễ dàng, miệng và lưỡi của trẻ không trà sát vào da và núm vú trẻ sẽ mút vú có hiệu quả
* Ngậm bắt vú sai vì
- Trẻ chỉ ngậm vú mà không ngậm cả mô vú ở dưới
- Trẻ không ngậm hêt xoang sữa, lưỡi không đưa tới xoang sữa được - Lưỡi ở trong miệng nên trẻ không ép được xoang sữa - Cho thấy trẻ chỉ ngậm núm vú Ngậm bắt vú đúng Ngậm bắt vú sai
- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ - CAm tré không chạm vào vú
- Miệng trẻ mở rộng - Miệng trẻ không mở rộng
- Quang vú ở phía trên miệng trẻ | - Quang vu phia trên và phia nhiều hơn phía đưới dưới như nhau
- Trẻ đưa lưỡi tới phía dưới xoang |- Lưỡi không tới phía dưới sữa (quằng thâm của vú) để ép sữa ra | xoang sữa
- Má của trẻ căng phồng - Má của trẻ hóp lại
* Hậu quả của việc ngậm bat vu sai : - Đau và tôn thương núm vú
Trang 16.Báo cáo chuyên đề tốt nghié;
- Do trẻ chỉ ngậm núm vú nên làm cho bà mẹ đau và dễ nứt núm vú - Miệng trẻ trà sát da ở núm vú nhiều sẽ gây nứt núm vú
- Trẻ bú không có hiệu quả làm sữa bị ứ đọng gây cương vú - Trẻ hay khóc vì không bú đủ sữa
- Không chịu bú mẹ - Vú tạo sữa ít đi - Trẻ tăng cân kém
* Nguyên nhân của việc ngậm bắt vú sai :
Cho trẻ bú bình: ngay sau đẻ, nếu trẻ bú bình trước khi bắt đầu bú mẹ thì ảnh hưởng đến sự ngậm bắt vú vì động tác bú bình cũng giống bú núm vú làm mất phản xạ bú mẹ của trẻ
Bà mẹ không có kinh nghiệm: những bà mẹ sinh con đầu lòng hoặc các bà mẹ đã từng cho con bú bình sẽ gặp khó khăn trong việc giúp trẻ ngậm bắt vú đúng * Các khó khăn khác: - Trẻ đẻ non, đẻ yếu, đẻ thấp cân, dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch - Núm vú tụt - Vú bị cương tức - Cho trẻ bú muộn - Thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng - Cán bộ y tế còn thiếu kỹ năng giúp các bà mẹ cho con bú đúng cách
* Bồn điểm then chốt về tư thé cho trẻ bú
- Đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng
- Mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối điện với núm vú - Thân trẻ sát với mẹ
- Đỡ phía dưới mông trẻ (nếu là trẻ sơ sinh)
Trang 17A Ags sa oa a sa ^ Báo cáo chuyên để tốt nghiệp Điều dưỡn Chuyên khoa cấp I— Hoc viên: Phạm Thúy Quỳnh Tự thê cho trẻ bú và cách ngậm băt vú đúng * Chỉ cho bà mẹ cách đỡ vụ - - Các ngón tay tựa vào thành ngực phía dưới vú - Ngón tay trỏ đỡ vú
- Ngón tay trái ở phía trên
- Các ngón tay không nên quá gần núm vú
* Giải thích, hướng dẫn cách cho trẻ ngậm bắt vú:
- Chạm núm vú vào môi trẻ
- Đợi cho tới khi miệng trẻ mở rộng
- Đưa trẻ nhanh chóng tới vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú (bà mẹ không cần thay đôi dé ấn vú vào miệng trẻ)
2 Sinh lý sự tiết sữa, các yếu tô ảnh hưởng đến việc tiết sữa
2.1 Sự bai tiét sita [5]
- Sữa mẹ bài tiết theo cơ chế phản xạ Khi trẻ bú, cảm giác đi từ núm vú lên não tác động đên tuyên yên bài tiết Prolactin và Oxytoxin
16
Trang 18
Prolactin là nội tiết tố của thuỳ trước tuyến yên, có tác dụng kích thích tế
bào sữa Đây là phản xạ tạo sữa, vì vậy bú nhiều sẽ tạo sữa nhiều hơn - Prolactin thường sản xuất nhiều về ban đêm và làm cho bà mẹ thư giãn buồn ngủ Vì vậy nên cho trẻ bú đêm Prolactin còn có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, giúp bà mẹ chậm có thai
- Oxytoxin là nội tiết tố của thuỳ sau tuyến yên có tác dụng làm co các cơ xung quanh tế bào tiết sữa để đây sữa từ các nang sữa theo ống dẫn sữa đến các xoang sữa Đây là phản xạ phun sữa Oxytoxin dễ bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ:
+ Cảm giác tốt: bà mẹ thấy hài lòng thương yêu trẻ, ngắm nhìn hoặc nghe thấy tiếng khóc của trẻ và tin tưởng sữa mình là tốt nhất, sẽ hỗ trợ cho phản xạ này
+ Cảm giác xấu: nếu bà mẹ lo lắng hoặc nghỉ ngờ là mình không đủ sữa có thể hạn chế phản xạ và sữa mẹ ngừng chảy Vì phản xạ Oxytoxin là quan trọng nên ngay sau khi đẻ, bà mẹ phải nằm cạnh con để trẻ tiếp xúc với mẹ và cho bú sớm
- Chất ức chế trong sữa mẹ:
Sự sản xuất sữa trong vú cũng tự điều chỉnh được Nếu sữa ứ đọng thì chất ức chế sẽ làm ngừng sự tiết sữa
“Nếu cho trẻ bú nhiều, vú lại tạo sữa nhiều hơn Vì vậy, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa mẹ để vú tiếp tục sản xuất sữa
Trang 19
Phản xạ oxytocin
Oxytocin được tiết ra khi người mẹ nghĩ về đứa con,
) tạo luông dân truyền thân kinh
giúp tăng tiết sữa Giúp co thất
tế bào cơ trơn ông dân sữa, giúp chảy sửa Động tác bú mút của trẻ kích thích tiễt sửa Phản xạ tiết Oxyfoxin 2.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc tiễt sữa
Ở tuổi dậy thì, dưới sự tác động của các nội tiết tố buồng trứng, các ống tuyến sữa ở vú bắt đầu tăng sinh, phân nhánh vào các tổ chức mỡ Sau đó ở các đầu mút của ống sẽ xuất hiện các nụ là nguồn gốc chế tiết
sữa
Khi có thai, nhụ mô tuyến vú tăng sinh, các nụ biến thành tiểu thùy, các ống tuyến sữa dài ra và phân nhánh Từ tuần 24 của thai kỳ cơ thể người mẹ bắt đầu sản xuất các nội tiết tố:
Progesterone: tác động đến sự phát triển kích cỡ của các nụ và các tiêu thùy Nồng độ cao progesterone ức chế sự tiết sữa trước sinh, sau sinh progesterone giam
Estrogen: kich thich hé thống ống dẫn sữa phát triển Giống như progesterone, nồng đọ cao estrogen ức chế sự tiết sữa vào lúc sinh estrogen giam xuống và giữ như vậy trong vài tháng đầu giúp vú mẹ tiết
sữa
Trang 20
Prolactin: được tế bào ái toan của tuyến yên tiết ra trong thời kỳ thai nghén Prolactin góp phần gia tăng sự phát triển và biệt hóa của các nụ, ảnh hưởng đến sự biệt hóa của ống dẫn sữa Prolactin là yếu tố chính trong việc sản xuất sữa Nồng đọ Prolactin tăng về ban đêm, cao nhân vào 2 đến 6 giờ sáng và ổn định trong ngày Khi vú bị kích thích, nồng độ prolactin trong máu gia tăng và đạt đỉnh 45 phút sau đó, và trở về tình trạng lúc đầu 3 giờ sau Sự phóng thích prolactin kích thích các tế bào ở
nụ ngực sản xuất sữa
3 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thế giới và Việt Nam
3.1 Tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thể giới e _ Xu hướng tử vong sơ sinh:
Trên thế giới, tỷ lệ tử vong trẻ em nói chung ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình đã giảm đi một cách đáng kế trong vòng 30- 40 năm qua, nhưng tử vong trẻ sơ sinh không giảm [22] Một nửa số trường hợp tử vong trên xảy ra chỉ trong số 6 nước trên thế giới, 42 nước trong đó có Việt Nam, đóng góp vào 90% tổng số trẻ em tử vong trên toàn cầu [22] Ngoài ra, cứ mỗi 4 triệu trẻ sơ sinh chết hàng năm thì có 4 triệu trẻ khác chết lưu [37]
Theo ước tính, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh chung cho toàn thế giới 3,1%, châu Phi 4,2%, châu Á thấp hơn với 3,4%, nhưng vì châu Á gồm các quốc gia đông dân hơn nên chiếm khoảng 60% số trường hợp tử vong toàn thế giới (riêng Ấn Độ đóng góp tới 30% số tử vong sơ sinh trên toàn thế giới [57], châu Âu 0,6%, trong đó Thuy Điển chỉ < 0,3% [63]
Trang 21Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I~ Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
nhân chủ yếu là do các bệnh có thể phòng và điều trị được bao gồm viêm
phổi tiêu chảy và các bệnh liên quan đến thời kỳ chu sinh
Mặc dù có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có, nhưng trong khu vực vẫn tồn tại sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trẻ dưới l tuổi, đưới 5 tuôi và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa các nước, các vùng
Thiếu kinh phí cho các can thiệp cứu sống trẻ em: theo ước tính, đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản bao gồm cả gói can thiệp thiết yếu cứu sống trẻ sơ sinh khoảng 34$ Mỹ/năm Nhưng nhiều vùng, nhiều quốc gia vẫn không đầu tư đủ ngân sách nhà nước cho v tẾ Hầu hết các nước có tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao thì ngân sách dành cho y tế chỉ chiếm khoảng 5% tổng thu nhập quốc dân, đầu tư y tế trung bình cho mỗi người dân thấp hơn khuyến cáo của Uỷ ban Kinh tế vĩ mô về sức khỏe của TCYTTG Do vậy, người dân khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế
Thiếu sự phối hợp và tầm nhìn: đã có một số đường lối chiến lược
có hiệu quả làm giảm tử vong trẻ em, quá trình tiễn tới bao phủ toàn quốc gói can thiệp cứu sống trẻ em còn rất hạn chế Thực trạng này là do thiếu tập trung can thiệp vào các nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, thiếu đầu tư vào các can thiệp có hiệu quả, thiếu nhân lực triển khai trong các chính
sách và hoạt động vì sức khỏe trẻ em
Mới đây tại phiên họp thứ 56 của Uỷ ban TCYTTG khu vực Tây Thai Binh Duong, TCYTTG va UNICEF đã thông qua chiến lược Cứu sống trẻ em nhằm thúc đây mạnh mẽ các nước thành viên đưa vẫn đề sức khỏe trẻ em lên vị trí cao hơn trong các chương trình nghị sự y tế, kinh tế, chính trị, phân bỗ và sử dụng nguồn lực tài chính hiện có đáp ứng phù hợp với gánh nặng bệnh tật trẻ em Chiến lược này nhằm tập trung thực hiện một gói can thiệp thiết yếu cứu sống trẻ em trong đó có nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh [74]
Trang 22
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Pham Thúy Quỳnh
Tuy nhiên, những số liệu sẵn có trên thế giới cho thấy nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh là các tai biến liên quan đến sinh đẻ, đẻ non và nhiễm khuẩn [17] Một yếu tố quan trọng nữa góp phần vào tử vong và
bệnh tật của trẻ sơ sinh là trẻ sơ sinh thiếu cân Có đến 40- 80% số chết sơ
sinh xảy ra trong số trẻ sơ sinh thiếu cân này Ở các nước kém phát triển, tỷ lệ tử vong ở trẻ thấp cân là 17%, cao gấp 3 lần so với các nước phát
triển (5-7%) [24]
Từ ngày 1- 7/8 hàng năm, tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động
“Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” (World Breastfeeding Week) Có
ly do dé làm điều này vì số liệu mới nhất cho thấy toàn thế giới chỉ có 1/3
trẻ được bú sữa mẹ trong thời gian 1 — 6 tháng, rất xa so với khuyến cáo của WHO: trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến hai tuổi kèm với ăn giặm
e_ Chăm sóc thiết yếu sơ sinh:
Tại lúc sinh, các chỉ số về một cuộc sống khỏe mạnh lần đầu tiên
được thiết lập Người ta ước tính ở các nước đang phát triển, có khoảng 53 triệu phụ nữ sinh con mà không có sự giúp đỡ của cán bộ y tế có chuyên môn [52] và 98% số trường hợp tử vong sơ sinh xảy ra tại nhà [29][30] Ở
Án Độ, chỉ có < 25% phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế, còn lại là được sinh tại nhà với những phong tục cỗ truyền ngăn không cho trẻ đi khám kể cả
trường hợp trẻ bị ốm Mặc dù lợi ích của cho con bú sớm và hoàn toàn ngay sau khi sinh đã được chứng minh song thực hiện nó vẫn chỉ là một khái niệm hơn là thực hành ở nhiều nước [67]
Tỷ lệ bà mẹ được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ: tỷ lệ này là
100% ở Australia, Áo, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức,
Singapo, Na Ủy, Thụy Điển, Ucraina, Anh, Mỹ Tỷ lệ này ở Ấn Độ là 34%, Lào 14%, Somali 2% Tại Việt Nam, tỷ lệ này là 77% [69]
Trang 23
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
Chăm sóc có chuyên môn tại lúc sinh và tỷ lệ tử vong sơ sinh trên thê giới 3 120 EM Đẻ có trợ giúp của 100 ¬ CBYT có chuyên môn @ Tir vong so} sinh/1000 tré sinh song Chau Phi Châuá MyLatinhva Các nước Caribe phát triển Nguôn : WHO, 2001
e_ Thực hành nuôi con bằng sita me som :
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh: mặc dù lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh đã được chứng minh nhưng tỷ lệ trẻ được bú sớm rất khác nhau ở các nước Ví dụ: Phần Lan 77%, Thụy Sĩ 67%, Ba Lan 65%, Anh 46%, Colombia 49%, Ấn Độ 16%, Indonesia 8% Ở châu Á, hơn 80% số trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ [67] Một nghiên cứu của tại Onitsha, Nigeria chỉ ra rằng có 73% các bà mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ sau đẻ
[26]
Vào năm 1980, nước Anh đã làm một khảo sát và nhận thay tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ ở nước này thuộc loại thấp nhất châu Âu Sau 15 năm kiên trì phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ, Chính phủ Anh chỉ
Trang 24Báo cáo chuyên đề tỗt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Pham Thúy Quỳnh
Nuôi con bằng sữa mẹ có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự khởi đầu thành công Vào giữa những năm 80, xu hướng chung trên toàn thế giới là tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ giảm mạnh, đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và hệ thống tại các đơn vị chăm sóc sản khoa dé đáp ứng nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ Vào năm 1989, sáng kiến 10 bước nuôi con bằng sữa mẹ thành công ra đời, mô tả 10 ảnh hưởng quan trọng
lên thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ và trẻ Dựa trên 10 bước này, sáng kiến Bênh viện Thân thiện Trẻ em do UNICEF và TCYTTG
sáng lập vào năm 1990 như một can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ [67] Hiện nay, có trên 18000 bệnh viện trên toàn thế giới
được công nhận là Bệnh viện Thân thiện Trẻ em
Không ai chối cãi được giá trị dinh đưỡng của sữa mẹ Cho đến nay, khoa học đã chứng minh chắc chắn sữa mẹ giúp trẻ giảm nguy cơ viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu và tai, giảm nguy cơ hội chứng tử vong đột ngột trong giai đoạn đầu đời, giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch khi lớn lên, giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh cả về thể lực lẫn trí lực Theo WHO, nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bố sung hợp lý là biện pháp đơn giản nhất để cải thiện sức khoẻ và sự sống còn của trẻ em trên toàn cầu Người ta tính rằng, chỉ riêng việc cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống được hơn 3.500 trẻ em/ngày, nhiều hơn bất kỳ sự can thiệp nào khác nhằm cứu lấy sự sống còn của trẻ Chỉ riêng việc cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh cũng làm giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi Nhưng khi cho trẻ bú mẹ, người phụ nữ còn được “lợi kép” khi giảm được nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và gãy xương đùi giai đoạn tiền mãn kinh
3.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm ở Việt Nam e_ Xu hướng tử vong sơ sinh:
23
Trang 25Báo cáo chuyên để tắt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I—~ Học viên: Pham Thúy Quỳnh
Thực trạng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ dưới l tudi và dưới 5 tuổi ở Việt Nam chưa được rõ ràng lắm Tuy nhiên số liệu sẵn có cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm đáng kể trong vòng 30 năm qua, từ 5,5% trong thập kỷ 70 xuống còn 3% vào những năm đầu thế kỷ này, trong khi đó tỷ lệ tử vong sơ sinh hầu như không thay đổi và ở mức 1,5% [24] Phân tích gần đây về su hướng tử vong ở trẻ em Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tiến hành trong năm 2003 kết luận rằng tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi dường như đã giảm xuống con số 3% trẻ đẻ sống vào giữa những năm 90, và con số này giờ có thé chi trong khoảng 2,5% trẻ đẻ sống hay thậm chí thấp hơn nữa [62]
Theo báo cáo năm 2004 của Tổ chức cứu trợ trẻ em/Mỹ hợp tác với Vụ Sức khoẻ sinh sản: trong thập kỷ vừa qua ở Việt Nam, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 30.000 trẻ sơ sinh tử vong Việc giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc đầy đủ cho bà mẹ và em bé từ quá trình trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh, đặc biệt là ngay sau sinh
Ngay sau khi sinh, trẻ đặc biệt cần được chăm sóc về dinh dưỡng và
sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ Bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ
Tỷ lệ này tại các vùng thành thị là 94% và các vùng nông thôn là 99% [52]
Theo điều tra Quốc gia Dân số và Sức khỏe 2002, phỏng vấn hơn 5600 phụ nữ đã có gia đình thì ước tính tỷ lệ tử vong trẻ em dưới Ituỗi là 1,8% [62], tỷ lệ tử vong sơ sinh là 1,2% trẻ đẻ sống Một nghiên cứu điều tra hộ gia đình tại huyện Ba Vì, Hà Nội cũng cho thấy tử vong dưới Š5 tuổi giảm rõ rệt nhưng tử vong sơ sinh không giảm [32]
Trang 26
Báo cáo chuyên đề tot nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp ï — Học viên: Pham Thúy Quỳnh
Phân bố tử vong sơ sinh: theo nghiên cứu của Đinh Phương Hoà và cộng sự, có 2 thời điểm có tử vong cao nhất theo ngày tudi là trong vòng
24 giờ đầu và 3- 6 ngày tuổi [32]
Có sự khác biệt đáng kể về tử vong trẻ em, trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh giữa các vùng khác nhau Tỷ lệ tử vong sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi va dưới 5 tuổi ở nông thôn cao gấp 2 lần thành thị Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuôi ở các nhóm dân tộc thiểu số cao gấp 2-3 lần so với dân tộc Kinh, trong khi dân số của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 15% dân số Việt Nam Tỷ lệ tử vong trẻ em cao nhất ở vùng núi phía Bắc, sau đó là Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên [24]
Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới, tử vong trẻ em Việt Nam
cũng khác nhau theo hoàn cảnh kinh tế xã hội Nhóm thu nhập cao nhất có
tỷ lệ tử vong thấp nhất (13%), ngược lại nhóm rất nghèo có tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và đưới 5 tuổi là khoảng > 50% [65]
Mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh và tử vong sơ sinh: theo một điều tra
tiến hành ở 7 bệnh viện Nhi và 10 bệnh viện tỉnh cho thấy trẻ sơ sinh nhập
viện chủ yếu do viêm phổi, đẻ non, nhẹ thấp cân, vàng da, nhiễm khuẩn tại
chỗ và dị tật Nguyên nhân tử vong sơ sinh chủ yếu là: nhiễm khuẩn (viêm
phôi, nhiễm khuẩn huyết ) 24%; đẻ non, nhẹ cân 23%; ngạt 15% và dị tật
23% [32]
e_ Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh:
- Chăm sóc trước sinh: hơn 4/5 số trẻ sơ sinh ở Việt Nam được hưởng dịch vụ chăm sóc trước sinh vì bà mẹ đã được thăm khám ít nhất 1
lần trong thời gian mang thai Theo điều tra Dân số và Sức khỏe Việt Nam năm 2002, tỷ lệ này đã tăng từ 71% năm 1997 lên 87% vào năm 2002 [61] Có 13-18% số bà mẹ ở Việt Nam không nhận được sự chăm sóc nào trước sinh, ở một số vùng con số này còn cao hơn, lên tới 25% hoặc
cao hơn Chất lượng chăm sóc trước sinh không tương xứng với tỷ lệ các
Trang 27Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp ï— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
bà mẹ được chăm sóc trước sinh Chỉ 53% phụ nữ cho biết đã được khám thai 3 lần, 72% được tiêm phòng uốn ván 2 mũi và 51% được uống viên sat bé sung [59]
- Chăm sóc trong khi sinh: khoảng 3/4 số trường hợp sinh con được thực hiện tại cơ sở y tế [59][60] Hơn 4 trong 5 số trẻ sơ sinh được cán bộ y tế có đào tạo đỡ Tuy nhiên số lượng chăm sóc trong khi sinh cần được xem trong nhiều trường hợp Theo khảo sát tại một số bệnh viện do Cứu
trợ Trẻ em Mỹ thực hiện năm 2002 chỉ có 2 trong số 5 cơ sở sản khoa
trong cả nước với hơn 10.000 trường hợp đẻ mỗi năm có các nhân viên được đào tạo thường xuyên về hồi sức sơ sinh
- Chăm sóc sau sinh: bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng
rãi ở Việt Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ Tỷ lệ này khác nhau theo từng vùng địa lý, dân tộc, trình độ văn hoá của bà mẹ, nơi đẻ
nhưng không đáng kể, nơi ít nhất cũng có 90% trẻ được bú mẹ [13][14] Tuy nhiên, bú mẹ hoàn toàn vẫn chưa được chấp nhận và thực hành rộng rãi ở Việt Nam, thực tế tỷ lệ này chỉ đạt 7,7% Theo điều tra Dân số và
Sức khỏe 2002, hiện chỉ có 30,8% trẻ < 2 tháng tuổi được ni hồn tồn
bằng sữa mẹ, 8% số trẻ ở tháng thứ 4-5 được bú mẹ hoàn toàn e_ Nuôi con bằng sữa mẹ sớm ở Việt Nam:
Tuy tỷ lệ trẻ bú mẹ cao nhưng chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho con bú ngay trong vòng một giờ sau sinh, 30% các bà mẹ cho con bú lần đầu trong vòng 24 giờ sau sinh Vào thời điểm này, những lợi ích quan trọng của việc cho con bú ngay đối với cả mẹ lẫn con có thể mất đi rất nhiều Tỷ lệ này có sự khác biệt rất lớn theo các vùng: ở miền Trung, tỷ lệ cho con bú sớm sau sinh chỉ có 39%, trong khi đó ở miền Bắc là 68% [52] Vào năm 2002 trên cả nước có 54 bệnh viện đáp ứng tiêu chí toàn cầu về Bệnh viện Thân thiện Trẻ em, trong đó có một bước là cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ sau sinh
Trang 28Báo cáo chuyên để tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I~ Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
Ở nước ta, xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ đang giảm đáng báo động Số liệu từ viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh ở nước ta chiếm 75%, tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một tháng đầu chiếm 31%, còn số trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ chiếm 12%
4 Hệ thống chăm sóc sức khỏe sơ sinh ở nước ta
4.1 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các tuyến khác nhau: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nước ta hiện nay được phân thành 3 tuyến: Trung ương, tỉnh và cơ sở (huyện, xã)
Vụ sức khỏe Sinh sản - Bộ Y tế là tuyến cao nhất chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và các chuẩn quốc gia, cũng như ban hành các
chỉ thị hướng dẫn nhằm cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Các Vụ, Cục khác trong Bộ Y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong công
tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em ở các tuyến như: 1 Vụ Điều trị chịu
trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; 2 Cục Y tế Dự phòng chịu trách nhiệm
chỉ đạo các trung tâm dự phòng; 3 Vụ Khoa học và Đào tạo chịu trách
nhiệm về nội dung đào tạo ở các trường trung cấp và đại học y; 4 Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm về toàn bộ kế hoạch cho mọi hoạt động của Bộ Y
z A
te
Bên cạnh Vụ Sức khỏe Sinh sản, còn có các viện và bệnh viện
Trung ương tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Các cơ sở này cung cấp địch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như cung cấp sự hỗ trợ về mặt kỹ
thuật và đào tạo đối với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên
phạm vi toàn quốc Phối hợp thực hiện công các chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn có Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Viện vệ sinh dịch té Trung uong
Tuyến tỉnh: Sở y tế các tỉnh có trách nhiệm quản ký các mạng lưới y tế công tại 61 tỉnh thành trong cả nước, tuân thủ các chính sách của Bộ
Trang 29Báo cáo chuyên đề tỗt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I — Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
Y tế Dịch vụ chăm sóc bà mẹ - trẻ em/Kế hoạch hóa gia đình, trung tâm y tế dự phòng Cán bộ chịu trách nhiệm chăm sóc bà mẹ trẻ em trong sở y tế bao gồm các bác sĩ đa khoa, nhi khoa, sản khoa, bác sĩ chuyên ngành y tế
công cộng Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm bảo vệ bà mẹ - trẻ em/Kế hoạch hóa gia định là tư vấn, chỉ đạo điều hành, đào tạo, giám sát, quản ý
và thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em/Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Trung tâm có trách nhiệm thu thập tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh và báo cáo Bộ Y tế theo quy định
Tuyến cơ sở: Trung tâm y tế huyện bao gồm bệnh viện huyện, đội y
té du phong va bao vé ba me tré em Bénh vién tuyén huyén co bac si san
khoa còn bác sĩ nhi khoa rất ít nơi có Trung tâm y tế huyện chịu trách
nhiệm quản lý trực tiếp và hỗ trợ hoạt động cho trạm y tế xã Trạm y tế xã
chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, bao gồm cả công tác phòng bệnh và điều trị Nhân viên của Trạm y tế thực hiện các hoạt động trên gồm bác sĩ, y sĩ, y tá và nữ hộ sinh Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2003 thì mới chỉ có 65% số trạm y tế có bác sĩ Nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh ở trạm y tế xã Ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cán bộ y tế thôn bản có vai trò đặc biệt quan trọng, thực hiện các nhiệm vụ như giáo dục sức khỏe, phát hiện và báo cáo dịch bệnh, chăm sóc trước sinh và theo dõi phụ nữ có thai, đỡ đẻ thường Cán bộ y tế thôn bản được đạo tạo 3-9 tháng và hoạt động dưới sự giám sát của trạm y
tế xã
4.2 Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em: Ở Việt Nam, việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế nói chung còn chưa cao và sự khác biệt giữa các vùng và các đối tượng còn lớn Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế gồm: khoảng cách
Trang 30Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Pham Thúy Quỳnh
đến cơ sở y té, kha năng chỉ trả phí dịch vụ, trình độ văn hóa, tập tục văn hóa, chất lượng chăm sóc
Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế được dùng để đánh giá sự tiếp cận dịch vụ y tế Chỉ số này cao nhất ở vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên Trong tổng số phụ nữ 15-49 tuổi, có 40% ở cách ở cách trạm y tế <Ikm, 46% cách 1-4km, như vậy có hơn 8 trong 10 phụ nữ (86%) ở cách tram y tế <5km [24] Đối với trẻ <36 tháng tuổi thì khoảng cách đến cơ sở gần nhất trong vòng 5km đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là: có 81-89% đối với các dịch vụ tiêm chủng, 81-92% với dịch vụ điều trị ia chảy và 76-
91% đối với dịch vụ điều trị ho Như vậy có khoảng 75% trẻ em sống cách
cơ sở y tế trong vòng 5km [24]
4.3 Chăm sóc trẻ sơ sinh tại gia đình, cộng đồng:
Ở những nơi có ít dịch vụ y tế hoặc có khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế kém, thì chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng được triển khai hợp lý đã giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe nổi cộm trong vùng [73] Việc xử trí các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét và nhiễm khuẩn sơ sinh từ nhẹ đến trung bình tại cộng đồng đã được chứng minh là hoàn toàn khả thi và đem lại hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ tử vong [50]
Các thực hành chăm sóc trẻ tại gia đình và cộng đồng được khẳng định có vai trò quan trọng trong việc cứu sống trẻ em Chiến lược lồng ghép Phát triển Trẻ thơ do UNICEF xây dựng là một bước tiếp cận đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động cứu sống, theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em
Nhân lực cho chăm sóc sơ sinh: trước khi có chỉ thị 04, phần lớn trẻ
sơ sinh được nằm điều trị cùng với các trẻ khác, Sau khi có chỉ thị 04, theo
số liệu thu thập từ 36 bệnh viện ở khu vực phía Nam cho thấy 6 bệnh viện có khoa sơ sinh, 20 bệnh viện bắt đầu thành lập đơn nguyên sơ sinh tại khoa nhi và 10 bệnh viện không có đơn nguyên sơ sinh [1] Theo báo cáo
Trang 31của Bệnh viện Nhi đồng 1 về tình hình nhân lực cho chăm sóc sơ sinh
trong 16 tỉnh thì có 48,3% số bệnh viện thiếu bác sĩ và cán bộ y tế (CBYTT) có kỹ năng điều trị và theo dõi sơ sinh 24 giờ trong ngày
Kinh phí cho chăm sóc sơ sinh, theo ước tính đầu tư cho các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cơ bản bao gồm cả gói thiết yếu can thiệp cứu sống trẻ sơ sinh, tính trung bình cần 34 đô la mỹ/năm Hiện nay theo báo cáo của TCYTTG khoản đầu tư này ở nước ta mới chỉ đạt 7 đô la Mỹ [71] Theo
Luật chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em mới, Chính phủ đã dành một
khoản ngân sách trung bình cho mỗi trẻ là hơn 5 đô la mỹ/ năm dành cho công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi
4.4 Các chiến lược, kế hoạch và hướng dẫn quốc gia:
Chiến lược quốc gia về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010: sau hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cairo năm 1994, Việt Nam đã xây dựng chiến lược này trong đó phản ánh một
phương pháp tiếp cận tông thể đối với sức khỏe sinh sản Chiến lược này
có 7 mục tiêu trong đó có một mục tiêu “Nhằm cải thiện tình trạng sức
khỏe phụ nữ và người mẹ, nhằm đạt được một sự giảm đồng đều tỷ lệ tử vong mẹ và ty lệ bệnh tật, chết sau khi sinh và tỉ lệ tử vong sơ sinh giữa các vùng và các nhóm người dân khác nhau với sự quan tâm đặc biệt tới những khu vực có nhiều thiét thoi” [3] Tuy nhiên trong chiến lược này không có sự nhắn mạnh cụ thể tới công tác chăm sóc trẻ sơ sinh
Việt Nam là một trong những nước đã cam kết đạt Mục tiêu Phát
triển Thiên niên ký Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, Bộ Y tế đã xây
dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn giai đoạn 2003-2010 với các
chỉ tiêu: đến 2010 giảm tử vong dưới 1 tuổi xuống còn 25/1000, giảm tử
vong chu sinh xuống còn 18/1000, giảm tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân xuống còn 6%
và giảm 50% số tử vong mẹ Tháng 10/2003, Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ thị,
nhân mạnh cam kết của Bộ Y tế trong việc ưu tiên và tiếp tục tiến hành
những cải cách về công tác chăm sóc trẻ sơ sinh và nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh trên phạm vi cả nước [4]
Trang 32Báo cáo chuyên đề tỗt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thuy Quynh
CHAM SOC
1 Hoạt động hỗ trợ của hộ sinh trong việc nuôi con bằng sữa mẹ 1.1 Trong thời kỳ mang thai
- Khuyến khích bà mẹ khám thai định kỳ, chăm sóc bầu vú đúng cách - Nêu rõ với bà mẹ những lợi ích của khám thai
+ Đi khám thai đều đặn để biết tình trạng sức khỏe của cả mẹ va
thai nhi
+ Nếu có những dấu hiệu bất thường sẽ được theo dối và điều trị
Trang 33Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp ï - Học viên: Pham Thúy Quỳnh
- Thời điểm khám thai: Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần hoặc theo hẹn của cán bộ y tế
- Phát hiện sớm các biến cố có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa và nuôi con bằng sữa mẹ
- Chăm sóc và vệ sinh bầu vú đúng cách, tư van cho phụ nữ mang thai
nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi bắt đầu mang thai
- Cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai
đầu Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong các lần khám thai sau phòng tránh thiếu máu cho phụ nữ mang thai và sinh con nhằm nâng cao sức khỏe phụ nữ mang thai tạo sữa cho con bú sau sinh
- Theo dõi sự tăng cân của mẹ và con đảm bảo mẹ đủ sức khỏe, con không bị suy đinh dưỡng khi nằm trong bụng mẹ giảm biến chứng trong va sau sinh để duy trì sức khỏe cho mẹ và con sau đẻ
- Vệ sinh trong thời kỳ mang thai
+ Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ầm, nóng, khói
+ Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và thai nhi
+ Tắm rửa thường xuyên, thay giặt quần áo sạch sẽ
+ Luôn giữ sạch bộ phận sinh dục để tránh nhiễm trùng Tránh bơm rửa trong âm đạo
+ Lau rửa đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa của vú phát triển đều để sau khi đẻ trẻ có thể bú ngay Không mặc áo lót quá chặt sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển đặc biệt của vú trong thời kỳ mang thai
+ Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm nước
+ Tránh tác động kích thích vào núm vú trong thời kỳ mang thai gây cơn co tử cung: vê đầu vú, xoa núm vú,
Trang 34Báo cáo chuyên đề tt n hié Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thúy Quynh
- Phát hiện sớm các biến cố có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai làm ảnh
hướng đên sự tiết sữa và nuôi con băng sữa mẹ
- Thực hiện tư vân trước sinh về vân đê nuôi con bằng sữa mẹ
Tw van cho san phụ Nguyễn Thi Hằng vé sita me
1.2 Trong chuyén da
- Khuyến khích bà mẹ ăn đủ chất, uống đủ nước, giữ sức khỏe cho cuộc chuyền dạ và khả năng hồi phục sau sinh tốt sẽ giúp đủ sữa
- Ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không nên ăn quá no
Trang 35Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
Chăm sóc sản phụ Nguyễn Thị Hằng trong chuyển dạ - Cho con bú ngay sau đẻ với sự hỗ trợ của hộ sinh
- Cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế và đủ thời gian Những động tác mút vú cảu trẻ sẽ giúp sữa về sớm và nhiều hơn
- Cho trẻ bú ngay sau đẻ trẻ được nhận nguồn sữa non của mẹ, sữa non có
nhiều kháng thẻ giúp trẻ chống nhiễm khuẩn, duy trì và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ, trẻ thông minh hơn
- Cho trẻ bú ngay sau đẻ giúp tử cung co bóp tốt, giảm tỉ lệ băng huyết sau sinh
- Giúp bà mẹ ăn uống ngay sau khi sinh để bà mẹ hồi phục sớn sau đẻ, sữa
về sớm hơn và nhiêu hơn
Trang 36Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
và hô frợ sản phụ cho con bú ngay sau để
1.3 Trong thời kỳ sau đẻ
- Thành phần chính của sữa là nước, trong đó hòa tan các chất và các laoj vitamin nên cần khuyến khích bà mẹ ăn đủ chất, uỗng đủ nước
- Bà mẹ ăn đủ chất, uống nhiều nước sẽ làm cho khả năng hồi phục sau sinh tốt sẽ giúp đủ sữa mẹ
- Ăn những thức ăn bà mẹ mong muốn NÊN:
+ Ăn nhiều bữa hơn và mỗi bữa ăn nhiều hơn
+ Thay đổi món ăn, thay đồi cách chế biên sao cho ngon miệng se + Ăn hầu hết các loại thức ăn hàng ngày vẫn thường ăn, không cần
kiêng khem
Trang 37
+ Ăn thức ăn tốt nhất mà gia đình có như sữa, hoa quả, rau, thịt, trứng, cá, đậu phụ, lạc, đậu, đỗ
+ Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt, vitamin A và axit folic
như thịt, cá, trứng, rau xanh và các thực phẩm có màu vàng, đỏ + Ăn chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật, mía; các loại quả ngọt;
+ Ăn thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin như rau tươi, hoa quả các loại
+ Ăn các thức ăn giàu can xi như cua, tôm, cá
+ Uống đủ lượng nước cần thiết khi có thai và lúc nuôi con (tir 8 đến 12 cốc nước sạch, nước hoa quả hoặc chè thảo được mỗi ngày) + Những người có bệnh mãn tính nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn của mình
KHÔNG NÊN :
+ Ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng
+ Dùng chất kích thích như rượu, bia, ớt, cà phê, thuốc lá, ma tuý + Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc
- Luôn sẵn sàng hồ trợ bà mẹ trong mọi việc đặc biệt là giúp bà mẹ nuôi
con bằng sữa mẹ vì trong những ngày đầu tiên bà mẹ luôn có sự e dè, lung túng và luôn luôn cần sự giúp đỡ của nhân viên y tế
- Tiếp tục đặt trẻ vào vú mẹ, cho trẻ bú Cho trẻ bú đúng tư thế giúp sữa về
sớm, đều hơn
- Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm, tăng cường phản xạ tiết prolactin, tiết sữa mẹ nhiều hơn
- Động viên bà mẹ, xây dựng niềm tin, cung cấp đầy đủ và hồn thiện các thơng tin, hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ
- Luôn thăm hỏi, động viên bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hàng ngày khi bà mẹ ở tại viện
Trang 38Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
Hỗ trợ sản phụ Nguyễn Thị Hang cho con bi sau sinh
- Có kế hoạch thăm hỏi bà mẹ tai gia đình sau khi bà mẹ xuất viện trở về nhà
- Hướng dẫn bà mẹ các dấu hiệu chứng minh trẻ đủ sữa mẹ + Em bé có lanh lợi và hầu như lúc nào cũng cười?
+ Mỗi lần bé đòi bú là quý vị cho bú và ít nhất là 6 cữ mỗi ngày? + Mỗi ngày thay cho em bé ít nhất là 6 cái tã vải, nước tiêu có màu vàng nhạt, hoặc 5 cái tã giấy day nước tiêu?
+ Em bé có đi tiêu đều và phân có mềm không? Trẻ dưới 6 tuần tuôi thường đi ít nhất từ 3 đến 4 lần trong 24 tiếng
+ Em bé có lên cân và áo quần bắt đầu chật
- Giúp bà mẹ có đủ sữa cho con bú bằng chế độ ding dưỡng, nghỉ ngơi và cách duy trì nguôn sưa mẹ sau sinh
Trang 39Báo cáo chuyên đề tỗt nghiệp Điều dicỡng Chuyên khoa cấp [— Học viên: Phạm Thúy Quỳnh
+ Vắt và lưu trữ sữa mẹ
Bảo đảm bất cứ vật dụng nào quý vị sử dụng cũng phải thật sạch và phải rửa tay thật kỹ
Chọn một nơi kín đáo và thoải mái Nghĩ đến em bé và nhìn
vào một tấm ảnh nhằm giúp cho tiến trình kích thích tuyến sữa Vị thế ngồi cho thoải mái và giữ chỏ tỉnh thần càng ổn định càng tốt
+ Hai phương pháp chính là:
Dùng tay: phương pháp này không khó học, nhẹ nhàng,
không tốn tiền và tiện lợi
Dùng bơm vắt: khi ở bệnh viện, quý vị có thê dùng bơm vat bằng điện
+Mẹo khi lưu trữ sữa
Khi muốn để sữa mẹ đông đá, đừng châm đầy bình hay hộp chứa (vì thê tích giãn nở khi đông đặc)
Làm đông đá từng lượng nhỏ để tránh phí phạm
Khi muốn làm sữa tan đá, hoặc cho xuống ngăn lạnh để qua
đêm, hoặc cho vào chén nước ấm (đừng lấy nước nóng) và lắc qua lắc lại nhè nhẹ
Nếu để sữa yên một chỗ, chất béo sẽ đọng trên mặt Khuấy nhẹ cho đều trở lại
Trang 40Báo cáo chuyên đề tỗt nghiệp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp [— Học viên: Pham Thúy Quỳnh Tình trạng Nhiệt độ bình Tủ lạnh Ngăn đá, Tủ đá sữa thường (50 C hay lạnh (260 C hay thấp hơn) hơn)
Sữa mới vắt | Từ 6 đến 8 tiếng Không quá 72|2 tuân trong ngăn
vào bình chứa | Hãy cất sữa vào nếu | tiếng đá của tủ lạnh một tủ lạnh còn trống Cất sát vào trong, là nơi lạnh nhất cua (-150C) 2 tuần trong ngăn của tủ lạnh đá của tủ lạnh một cửa (-l5oC) 3 tháng trong ngăn đá của tủ lạnh hai cửa (—18°C) 6 đến 12 tháng trong tủ đá (— 20°C*) Đóng đá — để | Dưới 4 tiếng — nói | 24 tiếng Đừng cho đông đá tan trong ngăn lạnh, không cho vào nước âm cách khác là cho đến cữ bú kế tiếp 24 tiếng lại Cho vào nước