BỘ Y TẾ
TRUONG DAI HQC DIEU DƯỠNG NAM ĐỊNH
5 @ ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯƠN EU DƯƠNG
TRUON NAM ĐỊNH
KIÊM SOÁT HUYÉT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỎI Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NỘI
BÁO CÁO CHUYÊN ĐÈ
TOT NGHIEP DIEU DUONG CHUYEN KHOA CAP I Giảng viên hướng dẫn: TS.BS Ngô Huy Hoàng
NAM ĐỊNH - 2015
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới:
TS.BS Ngô Huy Hoàng người thấy đã tận tình hướng dẫn truyền thy những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành chuyên đề
Tôi xin trân trọng cản ơn ban Giám hiệu, bộ môn Diéu Duỡng nội khoa, phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Diéu đưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lơi giúp đõ tôi trong quá trình học tập cũng như thục hiện
chuyên đề tốt nghiệp
Tôi xin trân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỗ tôi trong quá trình học tập và thực hiện chuyên dé
Tôi xin cảm ơn UBND xã, trạm y tế, cộng tác viên, người cao tuổi xã
Thắng Cương, Huyện yên Dũng đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất kỳ chương trình
nào khác Nêu có điêu gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Học viên
Vk
Trang 4BMI CNVC DH,CD HADM HATT HATTr JNC THPT THCS WHO YTNC Ee |Allá
NHUNG CHU VIET TAT TRONG BAO CAO
Body Mass Index (Chi sé khối cơ thể) Công nhân viên chức
Dai hoc, Cao dang Huyết áp động mạch Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Join National Committee
(Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ) Trung học phổ thông
Trung học cở sở
World Health Oranization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Trang 5SEẺỖỐ 11 117016 000000000000 A6 0 ga 0 0T VÔ don táng STS oke ae Anme MỤC LỤC và 06017 .,Ô 1 1; MỜ ĐẦU sscciscccennnnsnnconcnnnnncennnnndiets CORO ASR RELEASES ECEGISITENELSGRS oe 1 1.1 Lý do chọn chủ đề - sss- set keo 1 I0 (À0 2
2 NOI DUNG CHUYEN DE ceccscccsccsccsssssssssssessessssessscsssessescsnsescsscesecssecess 2 2.1 Tong quan tai QU eccccccscecscesessessessecsesseesseeseesseesseesssseesessesseeeees 2 2.1.1 Hiéu biét vé bénh tang WUyEl GD veccecseccecscessessesssecssessressessesveseesneees 2 2.1.2 Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 8 2.1.3 Các yếu tố liên quan đến THA . :-c5+©72 55s Scsccs2 1] 2.2 Tổng kết nội dung nghiên cứu - 2-2-2 z++se2xevzxecred 15 2.2.1 Đặc điễn chung của đỗi tượng nghiên cứu . - 15 2.2.2 Thực trạng THA MA 16 2.2.3 Một số yếu tổ liên quan đến THA c-+ccccccccccrerrceei 19 2.3 Thực trạng kiểm soát THA ở người cao tuôi - 21 2.3.1 Đặc điểm của đỗi tượng nghiên cứu -cc-©-se+ 21 2.3.2 Thực trạng tăng huyết áp . cccccccccceierterreererrrrree 22 2.3.3 Yếu tố liên quan đến TÌHA . -ccccccccccccccercrecrreceee 25 2.4 Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát tăng huyết áp 28 $ezi0089/) 07 = ,ơƠ 30 1 Thực trạng kiểm soát tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tudi tại địa phương nghiên cứu: 30 2 Các giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát THA ở người cao tuôi: 30 IV 9000906979647 01577 31
Trang 6
pi
DANH MUC CAC BANG &BIEU DO TRONG BAO CAO
Bảng 1: Phân loại THA theo JNC VII 2003 s <.<5-<-5<<css5 3
Bảng 2: Phân loại THA ở Việt Nam hiện nay - 5-55-<<<<s<ssss5 3
Bảng 3: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 15
Bảng 4: Phân bố tình trạng THA theo tui . -5 ° 5° 5° sse- 17 Bảng 5: Phân bố tình trạng THA theo giới s 5-2 s°sc<s 17 Bảng 6: Phân bố tình trạng THA theo trình độ học vấn 18
Bảng 7: Phân bố tình trạng THA theo nghề nghiệp . - 18
Bảng 8: Phân bố THA theo tình trạng gia đình . .s°-cc<«- 18 Bảng 9: Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và THA 19
Bảng 10: Mối liên quan giữa thói quen uống rượu bia và THA 19
Bảng 11: Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và THA 19
Bảng 12: Mối Liên quan giữa hoạt động thể lực và THA 20
Bảng 13: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và THA 20
Bảng 14: Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và THA 20
Bảng 15: Mối liên quan giữa bệnh tim mạch và THA 21
Trang 7ne Se ee ES DAT VAN DE 1 MO DAU 1.1 Lý đo chọn chủ đề
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính phổ biến nhất hiện nay và đang trở thành
một vấn đề sức khỏe toàn cầu Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện có
khoảng 1 tỷ người bị tăng huyết áp [30] Tại Hoa Kỳ, năm 2006 có khoảng 74,5 triệu người Mỹ THA Chi phí cho phòng chống bệnh THA hàng năm trên 259 tỷ đô la Năm 2008, người ta ước tính có khoảng 17,5 triệu người trên Thế giới bị tử vong do THA và các biến chứng tim mạch sẽ tăng 29,2% tương đương với
1,5 tỷ người bị bệnh vào năm 2025 [19]
Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ người bị THA đang gia tăng một cách nhanh chóng ở các nước đang phát triển Ở Việt Nam, THA ngày càng gia tang khi nền kinh tế phát triển Số liệu điều tra THA ở Việt Nam cho thấy: năm 1960
THA chiếm 1% dân số, năm 1982 là 1,5%, năm 1992 là 11,79% và năm 2002 ở
Miền Bắc là 16,3% Tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%, ngang hàng với các nước trên thế giới [6]
Tuổi càng cao số người bị tăng huyết áp càng nhiều, huyết áp càng cao thì tỷ lệ tử vong càng lớn Các biến chứng của THA là rất nặng nề như: tai biến
mạch máu não, nhồi mau cơ tim, suy tIm, suy thận, mù lòa Những biến chứng
này ảnh hưởng nhiều đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn
tăng do các yếu tổ liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bat hợp lý, ít vận động còn phô biến [6] Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khống chế được những yếu tố nguy cơ này sẽ giảm 80% bệnh THA Bệnh THA còn liên quan tới một số rối loạn chuyên hóa glucose, lipid máu các rối loạn chuyến hóa này vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng do biến chứng tại tim, não, thận Đây là vòng xoắn bệnh lý [15]
Thực trạng hiểu biết của người dân và tình hình kiểm soát THA tại nước ta
rất đáng ngại Da số người THA không biết mình bị bệnh hoặc biết bệnh nhưng
Trang 8
không điều trị, hoặc điều trị nhưng thất thường không đúng cách Chính vì vậy THA không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc
bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội [8,9]
Đã có nhiều nghiên cứu về tăng huyết áp ở người cao tuổi nhưng nghiên cứu về tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi vùng nông thôn, miền núi chưa được đề cập nhiều Để góp phần tăng cường kiểm soát THA, phát hiện sớm và dự phòng những biến chứng do tăng huyết áp gây nên, chúng tôi
lựa chọn và thực hiện chuyên đề: “Kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi”
1.2 Mục tiêu
- Mô tả thực trạng kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi, những khó khăn tồn tại và yếu tố ảnh hưởng
- Đề xuất các giải pháp phù hợp giúp tăng cường hiệu quả của kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi
2 NOI DUNG CHUYEN DE 2.1 Téng quan tài liệu
2.1.1 Hiểu biết về bệnh tăng huyết áp 2.1.1.1 Định nghĩa huyết áp:
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể Số đo huyết áp được biểu diễn bằng đơn vị mmHg hoặc cmHg.Huyết áp bao gồm hai thành phần: Huyết áp tâm thu(phản ánh khả năng bơm máu của tim) và Huyết áp tâm trương (phản ánh trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu)
[1]
2.1.1.2 Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp: - Định nghĩa tăng huyết áp:
Theo Tổ chức YTTG (WHO): một người trưởng thành được gọi là THA nếu huyết áp tâm thu (HATT) >140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) > 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc huyết áp hàng ngày hoặc ít nhất 2 lần được bác sỹ chân đoán là tăng huyết áp [1]
Trang 9TE A Bang 1: Phan loai THA theo JNC VII 2003 Huyết áp Phân độ THẢ Tâm thu Tâm trương Bình thường <120 <80 Tién THA 130-139 80-89 Độ 1 140-159 90-99 D6 2 >160 >100
Bảng 2: Phân loại THA ở Việt Nam hiện nay
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/ QÐ — BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Phân độ HuySiSy Tâm thu Tâm trương HA tối ưu <120 và < 80
HA binh thuong 120 - 129 va/hoac 80 — 84
Tiền tăng huyết áp 130 - 139 và/hoặc 85 — 89 THA độ 1:Tăng HA nhẹ 140 - 159 và/hoặc 90 — 99
THA độ 2:Tăng HA vừa 160 - 179 và/hoặc _ 100-109 THA d6 3:Tang HA nang > 180 va/hoac > 110
THA tâm thu đơn độc > 140 và <90
2.1.1.3 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp: */ Tăng huyết áp nguyên phát
Cơ chế bệnh sinh THA đến nay vẫn chưa rõ ràng THA động mạch thường thường kèm theo những biến đổi sinh lý bệnh liên quan đến hệ thần kinh giao cảm, thận, Renin angiotensin và cơ chế huyết động, thể dịch khác
* Biến đổi về thể dịch :
a) Hé Renin — Angiotensin — Aldosterone (RAA)
Hiện nay đã chứng minh được có vai trò quan trọng do ngoài tác dụng
Trang 10
II Angiotensin II được tổng hợp từ Angiotensinogene ở gan và dưới tác dụng của Reninse tạo thành Angiotensine I rồi chuyển thành Angiotensine II là một chất gây co mạch và làm tăng Aldosterone Sự phóng thích Renin được điều khiển qua 3 yếu tố: áp lực tưới máu thận, lượng natri từ ống lượn xa và hệ thần kinh giao cảm Sự thăm dò hệ RAA dựa vào sự định lượng Renin trực tiếp huyết tương hay gián tiếp phản ứng miễn dich va Angiotensine II
b) Vasopressin (ADH)
Vasopressin (ADH) cé vai trd rõ rằng trong cơ chế bệnh sinh THA, có tác dụng trung ương giảm HA (qua trung gian sự tăng tính nhạy cam thần kinh trung ương với phản xạ từ xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ) tác
dụng ngoại vi co mạch (trực tiếp và qua hoạt hóa các sợi Adrenergic)
c) Chất Prostaglandin
Chất prostaglandin tac dung trung uong lam THA, tac dụng ngoại vi làm giảm huyết áp
d) Hé Kalli — Krein Kinin (K.K.K)
Ngoài ra còn có vai tro cia hé Kalli - Krein Kinin (K.K.K) trong bénh THA và một số hệ có vai trò chưa rõ như: hệ Angotensine trong não và các
Encephaline, hệ cường Dopamine biến đổi hoạt động thụ cảm áp lực.Một sé co
chế điều hòa liên quan đến thụ cảm áp lực Một số cơ chế điều hòa liên quan đến các thụ thể Imidazolique ở trung ương và ngoại biên đã được ghi nhận từ những năm 80 với sự xuất hiện của thuốc huyết áp tác dụng lên thụ cảm Imidazole gây giãn mạch
e) Vai trò của Natri
Một chế độ ăn nhiều muối sẽ gây THA Trong điều kiện bình thường các hoocmoon và thận cùng hiệp đồng thải ra natri làm lượng Natri trong máu ổn định Hiện tượng ứ Natri xảy ra khi lượng Natri nhập vào vượt quá khả năng điều chỉnh Khi có ứ natri sẽ tăng giữ nước, hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với Angiotensin và Noadrenalin
Trang 11
- Hệ thần kinh giải phóng ra quá nhiều Catecholamin, Dopamin, Serotonin cũng làm THA
- Hệ thống thành mạch dày lên do sự phát triển quá nhiều Collagen
- Prostaglandin E và F của thận là yếu tố chống THA tự nhiên nếu thiếu
các chất này sẽ gây THA
- Yếu tố di truyền được chứng minh ở động vật còn ở người chỉ mới đánh
giá yếu tố gia đình trong THA [1,9]
*/ Tăng huyết áp thứ phát
a)Bệnh về thận:
Bệnh thận ở nhu mô thận đều có thể gây tăng huyết áp thứ phát Cơ chế
gây THA do thận có liên quan đến thể tích lòng mạch hoặc tăng hoạt động Renin- angiotensine-aldosterone, giảm sản xuất các chất giãn mạch cần thiết
(Brakynidin hoặc Prostaglandin) giảm bất hoạt các chất giãn mạch hoặc kém
thải trừ natri làm cho natri bị g1ữ lại làm THA
b) THA do dị dạng động mạch thận:
Giảm tưới máu tới nhu mô thận do hẹp nhánh chính hoặc nhánh phụ động
mạch thận dẫn đến hoạt hóa hệ R.A.A, Angiotensine II được giải phóng gây co
mạch trực tiếp
c) U tủy thượng thận:
Là nguyên nhân hiếm gặp là do khối u tế bào ưa crom sản xuất và phóng thích một lượng lớn Catecholamine
đ) Do cường Aldosteron và và hội chứng cushing:
Hậu quả Angiotensine II kích thích làm tăng Aldosteron gây giữ Natri bằng cách kích thích sự thay đổi natri và kali ở ống thận gây giữ nước làm tăng thê tích tuần hoàn gây THA Cường Aldosteron có thể do khối u hoặc quá sản vỏ thượng
thận hai bên
e) Hẹp eo động mạch chủ: _
Trang 12
đòn trái Trong hẹp eo động mạch chủ gây tăng huyết áp ở chi trên trong khi lại
hạ huyết áp ở chi dudi,huyét áp chỉ trên cao hơn huyết áp chỉ dưới > 30mmHg
ƒf) THA ở phụ nữ có thai:
Bệnh THA xuất hiện nặng hơn trong thời kỳ mang thai gây tử vong cho bà
mẹ và thai nhi Tỷ lệ tử vong cho ba mẹ là 10%, cho thai nhi là 33%
ø)Sử dụng Estrogen:
Đây là dạng phổ biến nhất của THA thứ phát Cơ chế do tăng hoạt động hệ R.A.A do Estrogen kích thích tổng hợp Angiotensin và làm tăng Angiotensin II làm cường Aldosteron thứ phát h) Nguyên nhân khác: THA kết hợp với tăng kali máu, bệnh to đầu chỉ, tăng canxi máu do cường tuyến cận giáp [1,12] 2.1.1.4 Triệu trứng của bệnh tăng huyết áp */ Lam sang
Da số bệnh nhân THA không có triệu trứng gì cho đến khi phát hiện ra
bệnh Có thể có một số triệu trứng không đặc hiệu như: đau đầu vùng chẩm và 2
thái đương, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt
Đo huyết áp là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chân đoán xác định Dùng loại máy đo huyết áp thủy ngân Con số huyết áp tâm thu tương ứng với pha 1 của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên) huyết áp tâm trương là ở pha V (mất tiếng đập)
- Các dấu hiệu lâm sàng khác:
Bệnh nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dudi trong hẹp eo động mạch chủ
Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái Khám bụng phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động mạch thận, phông động mạch chủ, thận to, thận đa nang
Khám thần kinh có thể phát hiện tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ [1,18]
*⁄, Cận lâm sàng
Trang 13
Mau: ure, creatinin, điện giải đồ, cholesteron, glucose, acid uric trong máu Nước tiểu: protein, hồng cầu
Soi đáy mắt, điện tim, Xquang, siêu âm ỗ bụng, siêu âm tim - Các xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt
Đối với tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp khó xác định do bệnh
mạch thận thì chụp UIV nhanh, siêu âm Dopler mạch thận
Trong u tủy thượng thận: định lượng catecholamine nước tiểu 24h, trắc nghiệm regitine [1,5]
2.1.1.5 Tổn thương cơ quan đích của THA
a) Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân tử vong cao nhất với THA
- Dày thất trái là biến chứng sớm do dày cơ tim trái để đối phó với sức cản
ngoại vi nên gia tăng sức co bóp làm công năng tim tăng lên và vách cơ tim dày
ra Dần dần suy tim trái với các biểu hiện khó thở khi gắng sức, hen tim hoặc
phù phối cấp sau đó chuyển sang suy tim toàn bộ với: gan to, tĩnh mạch cô nỗi,
Xquang, điện tim có dấu hiệu dày thất phải
- Suy mạch vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực điển hình, loạn nhịp
tim Điện tim có ST chênh xuống dưới đường đẳng diện ở các chuyển đạo tim trái, khi cế nhồi máu sẽ xuất hiện sóng Q hoại tử
b) Não: tai biến mạch máu não thường gặp như nhữn não, xuất huyết não, tai biến mạch máu não thoáng qua với các triệu trứng thần kinh khu trú chỉ kéo đài không quá 24h hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo
co giật, nôn mửa, nhức đầu đữ dội
c) Thận: xơ vữa động mạch thận sớm và nhanh, xơ thận gây tình trạng suy than dan dan, hoại tử dạng tơ huyết tiêu động mạch than gây tăng huyết áp ác tính, giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận dẫn đến nồng độ Renin và Angiotensine II trong máu tăng gây cường Andosterone thứ phát
d) Mach máu: THA là yếu tố sinh xơ vữa động mạch, tạo điều kiện cho sự
Trang 14e) Mắt: khám đáy mắt rất quan trọng vì nó là dấu hiệu tốt để tiên lượng Theo Keith-Wagener Backer có 4 giai đoạn tôn thương đáy mắt:
Giai đoạn 1: Tiểu động mạch cứng và bóng
Giai đoạn 2: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo
Giai đoạn 3: xuất huyết hay xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai Giai đoạn 4: phù gai thị lan tỏa [1,9]
2.1.2 Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 2.1.2.1 Trên thế giới
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến Hiện mỗi năm trên thế giới có 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp và 7 triệu người chết do chứng bệnh này Tần suất THA tại cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao, đặc biệt ở các nước phát triển Tuổi thọ trung bình của con người có xu hướng tăng làm cho số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều Những dự đoán về tăng trưởng dân số cho rằng tần suất THA chắc chắn sẽ gia tăng ở người cao tuổi và ước tính chiếm đến 2/3 của nhóm dân số này [25,30]
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ THA ở người 60 tuổi là 54%, tỷ lệ này tăng lên 65% ở
lứa tuổi 70 Tại Mexico, tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 43% Tại Án Độ, THA ở
người từ 60 tuôi chiếm từ 55% - 72%, theo nghiên cứu của Assam (2003), tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng này là 63,63%, trong đó 64,2% ở nam giới và 62,89% ở phụ nữ Tại Bangladesh, tỷ lệ này từ 55% - 75% [22,25]
Có một mối liên quan chặt chẽ nhưng phức tạp giữa huyết ap va tudi tac Cho tới khoảng 50 tuổi, HATT và HATTr đều tăng Sau tuổi 50, HATT tiếp tục tăng đều đặn, trong khi HATTr có xu hướng giảm Vì vậy tỷ lệ mắc bệnh tăng HATT tỷ lệ thuận với tuổi của dân số và hơn một nửa người Mỹ trên 65 tuổi bị tăng HATT đơn thuần hoặc tăng huyết áp tâm thu kết hợp tâm trương Ngược lại, tỷ lệ mắc bệnh tăng HATTr giảm, và có ít hơn 10% dân số trên 65 tuổi bị tăng huyết áp tâm trương [28]
Kết quả điều tra cho thấy: Tỷ lệ THA ở các nước phát triển: 20-25% và các nước đang phát triển: 11-15% Toàn thế giới có 1 tỷ người THA Tần suất THA
Trang 15Điển (1999); 26,3% ở Ai Cập (1991); 27,2% ở Trung Quốc (2001); 20,5% ở
Thái Lan (2001) [19,22]
Nhiều nghiên cứu cho thấy THA có liên quan đến chủng tộc và dân tộc thiểu số, khi cộng đồng di dân thay đổi về đời sống văn hóa thì nguy cơ tim
mạch của họ cũng thay đổi Số hiện mắc THA khác nhau giữa nhóm chủng tộc và dân tộc Như người da đỏ ở Mỹ có số hiện mac THA bằng hoặc cao hơn cộng
đồng chung Trong người Hispanic có tỷ lệ hiện mắc THA bằng hoặc thấp hơn người đa trắng không phải Hispanic [25]
THA là một căn bệnh của công nghiệp, biến chứng nặng nề, gây tàn phé, tir vong xếp hàng đầu trong những nguyên nhân gây tử vong do bệnh tật
2.1.2.2 Ở Việt Nam
Tăng huyết áp ở Việt nam cũng đang là vấn đề đáng lo ngại Nghiên cứu
của Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm 2001- 2002 cho thấy tỷ lệ THA ở
người lớn là 23,2% cao gần ngang bằng với các nước trên thế giới [15] Nghiên cứu tại Hải Dương, tác giả Nguyên Đăng Phải cũng cho thấy tỷ lệ THA là 28,2% trong đó nam cao hơn nữ (30,3% so với 26,7%) [12]
Tỷ lệ THA tại Việt nam ngày càng gia tăng Nghiên cứu của Phạm Thắng năm 2003 ở miền Bắc cho thấy tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 45,6% [9] Tại miền Trung, nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh và cộng sự năm 2004 cho biết tỷ lệ THA ở người cao tuổi tại xã Hưng Vân, huyện Hưng Trà, Thừa Thiên Huế là 40,53% [18] Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngoạn khi khảo sát 219 người độ tuổi từ 60 — 90 về tỷ lệ, mức độ và các yếu tố liên quan đến THA tại xã Thủy Vân, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế thấy tỷ lệ THA là 48,86% Các thói quen trong cuộc sống chiếm tỷ lệ tăng dần theo mức THA Ăn măn : độ I (23,8%), độ
II (31,57%), độ IH (37,03%) [13] Một nghiên cứu tại bệnh viên Đa khoa
trung ương Thái Nguyên năm 2005 cho thấy số người trên 60 tuổi bị cao huyết áp chiếm 59,01%
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (1999) tại hai xã Phú Đình và Trường Hà cho thấy tỷ lệ THA ở những người độ tuôi 60 - 69 là 28,5%, độ tuổi > 70 là 39,7% [16] Nghiên cứu của Đinh Thị Hương (2006) cho biết tỷ lệ người cao
Trang 16li:
Bl
tuổi bị THA ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là 19,5% Nghiên cứu của Đỗ
Thị Bảy và cộng sự (2001) cho thấy tỷ lệ THA ở người cao tuổi tại xã Phú
Bình, Định Hóa, Thái Nguyên là 21,5% Theo Tô Văn Hải (2000) nghiên cứu về
THA tại cộng đồng Hà Nội cho thấy 42,6% người cao tuổi bị THA, tuổi càng cao thì THA càng nhiều Nghiên cứu của Trần Thúy Liễu và Lê văn Tuấn tại xã
Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội (2009), tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 49,8% Trong đó, ở cả 2 giới THA độ I có tỷ lệ cao nhất (31,7% - 24,8%), nhóm 60-69
tuổi 42,1%, nhóm 70-79 tuổi chiếm 54,8% và ở nhóm trên 80 tuổi là 60,6%
[7,9]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Phải về THA ở 369 người cao tuổi
cũng cho thấy tỷ lệ tăng HAĐM giới hạn (tiền tăng HA) là 12,7% Trong đó, nhóm tuổi 55-69 và từ 55 tuổi trở lên dễ bị mắc bệnh tăng HAĐM Tỷ lệ người
cao tuổi bị tang HADM ở vùng đô thị 36%, nông thôn 21%; vùng núi, bán son
địa 39% [12] |
Như vậy tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng cao Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn (12,3%) Với dân số
hiện nay khoảng 84 triệu người (2007), Việt Nam ước tính có khoảng 6,85 triệu
người bị THA, nếu không có biện pháp dự phòng và quản lý hữu hiệu thì đến
năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người việt Nam bị THA [6,9,14]
Như vậy cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, đô thi hóa tỷ lệ THA ngày một tăng cao
Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh THA, trong đó có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tiền sử gia đình, tuổi cao, chủng tộc Các yếu tố khác về lối sống như uống nhiều rượu, sử dụng nhiều muối, thường xuyên bị stress, sử dụng thuốc tránh thai là những yếu tố có thê thay đổi được Các yếu tố nguy cơ này tương tác với nhau và góp phần phát triển bệnh Theo điều tra dịch tễ học năm 2002 của Viện Tim mạch Việt Nam, 77% người dân hiểu sai về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ của bệnh Hơn 70% trường hợp không biết phát hiện sớm và dự phòng THA [15]
Trang 17Uống rượu THA là 69,1% cao hơn tỷ lệ không udng bia/ruou THA (41,8%), ở nhóm có uống bia/rượu thì nguy cơ THA cao gấp 3,11 lần so với
nhóm không uống bia/rượu [6] ĐTĐ bị THA chiếm 67,7%, tỷ lệ không ĐTĐ bị THA 1a 45%, nguy co THA ở nhóm ĐTĐ cao gấp 2,37 nhóm không ĐTĐ Tăng mỡ máu nguy cơ bị THA 62,7%, trong khi những người không tăng mỡ máu bị THA 46,2%, những người bị tắng mỡ máu có nguy cơ bị THA cao gấp 1,96 lần những người không tăng mỡ máu [19]
THA gây nhiều biến chứng nặng nề Theo nhiều nghiên cứu cho thấy: 90% trường hợp mới bị suy tim có tiền sử bị THA Nguy cơ này có liên quan chặt chế
với huyết áp tâm thu hơn là HATTr Điều trị bệnh THA ở người lớn tuổi sẽ
giảm tỷ lệ bị suy tim khoản 50% THA là nguyên nhân chủ yếu gây đột quy Khoảng 50% trường hợp đột quy do THA Người THA có nguy cơ đột quy cao gấp 3-4 lần người có HA bình thường [3,15]
Ở nước ta hiện nay chưa có hệ thống quản lý và dự phòng THA, hoạt động y tế mới tập trung cho công tác điều trị tại các bệnh viện Chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng Ngân sách đầu tư cho công tác quản lý THA tại cộng đồng còn khá khiêm tốn
2.1.3 Các yếu tố liên quan đến THA 2.1.3.1 Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Được gọi là rối loạn chuyền hóa lipid máu nếu một hay nhưng thành phần sau roi loan: tang cholesteron toan phan, tăng triglicerid, tăng LDL-C, giảm HDL-C, giam apoprotein A1, tang apoprotein B
- Cholesteron toan phan : >5,2 mmol/l
- Triglicerid : > 2,3 mmol/l - HDL-C: <0,9 mmol/l ~ - LDL-C: > 3,12 mmol/]
Trén thuc té thay rang THA va tăng Cholesteron máu thường được phối hợp với sinh bệnh học về gen Điều này làm cho nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên theo cấp số nhân ở bệnh nhân này Vì vậy cần phải thấy được tầm quan trọng của rối loạn Lipid máu với THA [8,11,26]
Trang 18
Năm 1997, Nguyễn Kim Lương nghiên cứu trên 144 bệnh nhân tăng huyết
áp cho thấy 32,7% tăng cholesteron máu, 25% tăng triglyceride máu, 33,6%
giảm HDL-C
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng cho thấy 26% người từ 25 -74 tuổi có rối loạn lipid máu với lượng mỡ máu cao hơn mức trung bình Riêng khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này lên đến hơn 40 % ở lứa tuổi trên Tác giả Nguyễn Thị Lâm cho biết mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ mắc bệnh béo phì, tăng huyết áp, tim mach, dai thao duong [5]
2.1.3.2 Béo phi
Theo Tổ chức Y tế thế giới, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới
sức khỏe [11,23]
Béo phì ngày càng phổ biến ở trên thế giới cũng như Việt Nam Theo số liệu thống kê năm 2008 có 9,8% nam giới và 13,8% nữ giới, tương ứng với 205
triệu nam và 297 triệu nữ bị bệnh béo phì Tỷ lệ người bị bệnh béo phì cao nhất
ở Châu Đại Dương, nước có số người béo phì cao nhất là Mỹ.Hiện nay số người mắc béo phì trên toàn thế giới là > 250 triệu người chiếm 7% dân số người trưởng thành trên toàn thế giới Tý lệ béo phì đang có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI > 23) ở nam giới trưởng
thành là 10,1%, ở nữ giới trưởng thành là 13,2% [11]
Nhiều nghiên cứu cho thấy thừa cân, béo phì tỷ lệ thuận với THA Nguy cơ tăng huyết áp ở người thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần so với người bình thường
Và cao gấp 3 lần so với người nhẹ cân [11] Một nghiên cứu của Phạm Gia Khải
và cộng sự, WHR > 0,8 có nguy cơ tương đối liên quan chặt chẽ (theo chiều thuận) với THA Ngoài ra đối tượng béo phì có thay đổi bất lợi các chỉ số sinh
hóa như tăng lipid máu toàn phần, tăng Cholesteron ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
[14] Tỷ lệ THA ở người béo phì tăng hơn hẳn so với người không béo phì do tăng thê tích tuần hoàn, tăng cung lượng tỉm, sức cản ngoại vi tăng
2.1.3.3 Tăng glucose mau
Trang 19
Nhiều nghiên cứu thấy rằng THA và đái tháo đường thường kết hợp với nhau và tỷ lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi
Tỷ lệ bệnh THA ở người đái tháo đường typ 2 cao gấp 2,5 lần so với không
đái tháo đường Ngược lại, khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường đồng thời bị
THA [39] Theo nghiên cứu của Chu Hồng Thắng ở xã Hóa Thượng, Thái
nguyên cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân THA là 3,7% [11] Tăng
huyết áp góp phần làm tăng mức độ nặng, tăng mức độ tàn phế và tử vong ở người đái tháo đường Theo nghiên cứu Whitehall ở Anh theo dõi trong 10 năm, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường không bị tăng
huyết áp Ngược lại đái tháo đường làm cho tăng huyết áp khó điều trị hơn
THA kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ và các mạch máu lớn nếu
không được điều trị sẽ gây ra bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn tới tai
biến mạch máu não [11,14]
2.1.3.4 Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá tác động mật thiết đến THA Khói thuốc lá chứa 4000 chất hóa
học, phần lớn là chất độc hại, trong đó có 43 chất gây ung thư, nguy hiểm nhất
là Nicotin Nicotin được hấp thu qua da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phôi Nicotin chủ yếu làm co mạch ngoại biên, tăng nồng độ Serotonin,
Catecholamine ở não, tuyến thượng thận làm THA Những người hút thốc lá có tăng nồng độ LCL-C và giảm HDL-C một yếu tố bảo vệ tim Những yếu tố này cùng với ảnh hưởng trực tiếp của CO; và nicotin gây tôn thương nội mạch, làm tăng phản ứng của mạch máu diéu thuốc lá huyết áp tâm thu có thể tăng lên
11mmHg, huyết áp tâm trương có thể tăng lên 9mmHg kéo dài 20 - 30 phút [16] Nghiên cứu mới đây cho thấy hút thuốc có vẻ làm giảm một số chất
enzyme trong phổi có nhiệm vụ điều hòa huyết áp [4] Những bệnh mà người
hút thuốc lá có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột
quy, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh mạch mắu ngoại vi cao gấp 16 lần với
chưa hút thuốc bao giờ Hút thuốc lá gây tăng huyết áp cấp tính, tăng huyết áp
đao động [4]
Trang 20
2.1.3.5 Thói quen uống rượu
Trên thế giới rượu được sử dụng và lạm dụng rộng rãi nhất ở hầu hết các
nước Theo báo cáo của WHO (2001) trên thế giới có khoảng 140 triệu người nghiện rượu và 400 triệu người lạm dụng rượu Rượu hấp thu nhanh vào cơ thể nhất là ở ruột non.tại đây rượu hòa tan chất dinh đưỡng, lipid, các dung môi hữu cơ và các sản phẩm chuyển hóa không có lợi vào máu, gây tác hại, gây độc cho
co thé [5] Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải về dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội năm 1999 thấy răng uống rượu có liên quan chặt chế tới THA ở cả 2 giới
Khoảng 10% người THA có liên quan đến uống rượu [5] Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước châu Âu, châu Mỹ về ảnh hưởng của rượu với huyết áp
con người
Nghiên cứu này khẳng định uống rượu có làm THA, đặc biệt uống nhiều và uống lâu dài thì mức THA càng nặng Ở châu Á đã có một công trình nghiên
cứu tại Nhật tiến hành thử trên 5000 đàn ông tuổi từ 23-59 và theo dõi hơn 4
năm về việc uống rượu có làm THA Kết quả cho thấy uống rượu càng nhiều thì huyết áp càng tăng và tuổi càng cao thì uống rượu càng dễ làm THA Uống rượu khiến cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesteron đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch Nếu uống rượu lâu ngày làm xơ cứng động mạch nhanh hơn và huyết áp cao [10,11,26] Theo
nghiên cứu của Trần Văn Ngoạn tại Huế thì tỷ lệ tỷ lệ THA ở người uống rượu
bia là 51,85 % Một số nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm uống rượu
cao gap 1,28 lần so với không uống [20]
2.1.3.6 Thói quen ăn mặn
Hiện nay ước tính mỗi năm có khoảng 17,3 triệu người trên thế giới chết vì những bệnh lý liên quan đến tim mach Theo nghiên cứu y hoc gần đây, một trong những nguyên nhân chính làm bệnh tim mạch tăng cao là do thói quen ăn
mặn thường ngày trong cuộc sống [20]
Ăn nhiều muối làm lượng Natri trong máu tăng, thận phải làm việc không
ngừng để lọc máu Nếu lượng Natri trong máu cao vượt quá khă năng lọc của
thận, sẽ làm gia tăng áp lực lọc máu của thận hậu quả là nước sẽ di chuyển vào
Trang 21} 5 i a 3 , } eS NS
bên trong lòng mạch theo áp lực thâm thấu gây tăng thể tích máu Điều này dẫn đến tăng huyết áp và tăng gánh nặng hoạt động của tim [20] Theo kết quả nghiên cứu gần đây của trường đại học California (Mỹ) cho thấy nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3000 mg muối ăn/ngày thì về gì sẽ giảm được
30% - 43% nguy cơ mắc bệnh THA [20]
Theo tô chức Y tế Thế giới (WHO), để giữ sức khỏe tốt, một người bình thường không nên ăn quá 6gam muối/ngày [1] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ THA ở người có thói quen ăn mặn là
38,1%, ở người không ăn mặn là 36,8% [11] Theo nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An,
nơi người dân ăn mặn thì thấy tỷ lệ THA là 17,9%, còn người dân Hà Nội ăn nhạt hơn thì tỷ lệ THA là 10,6 % Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ
ăn mặn (nhiều muối, mắm, bột ngọt ) thì tần suất mắc bệnh THA tăng rõ rệt
Người dân vùng biển có tý lệ mắc THA cao hơn người ở đồng bằng và miền núi
Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều
trị được bệnh [6]
2.2 Tổng kết nội dung nghiên cứu
Thực trạng tăng huyết áp, kiểm soát tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi tại một số địa phương tỉnh Bắc Giang được phản ánh dựa trên kết quả một nghiên cứu khảo sát 320 người cao tuôi tại 4 thôn thuộc xã Thắng Cương huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cụ thể như sau:
2.2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trang 22lui Iiudl Md) kidd Mba wa Nông dân 241 75,3 Cán bộ CNVC 40 12,5 Nghề nghiệp Buôn bán, kinh doanh 19 5,6 Khác 20 5,9 Tiêu học 150 46,8 Trình độ học vấn Trung al co so 80 25 Trung hoc phô thông trở lên 90 28,1 <23 285 89 BMI >23 35 11
Két qua tir bang trén cho thay:
- Nhóm tuổi từ 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (49,3%), tiếp theo là nhóm tuổi từ 70 - 79 (34,3%) và nhóm tuổi > 80 chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,3%)
-_ Trong tổng số 320 người cao tuổi tham gia nghiên cứu, có tới 220 người
cao tuôi là nữ (chiếm tỷ lệ 68,8%) và chỉ có 100 bệnh nhân là nam giới (chiếm
tý lệ 31,3%)
- Nghề nghiệp: Khi xét đến yếu tố nghề nghiệp hiện tại của người cao tuổi, nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng người cao tuổi là nông dân chiếm đa số với 75,3%, tiếp theo là cán bộ CNVC với 12,5% và thấp nhất là những người buôn bán kinh doanh (chiếm 5,6%)
- Trình độ học vấn: Trình độ tiểu học của người cao tuôi trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ cao nhất (46,8%), tiếp theo là THPT (28,1%) và thấp nhất là
THCS (25%)
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) <23 chiếm tỷ lệ cao nhất (89%) và BMI > 23 chiếm tỷ lệ thấp nhất (11%)
2.2.2 Thuc trang THA
Thực trạng tăng huyết áp được thể hiện qua tỷ lệ tăng huyết áp chung và phân bố tăng huyết áp theo một số đặc trưng nhân khẩu học và các yếu tố nguy
cơ gây tăng huyết áp, cụ thể như sau:
Tỷ lệ phát hiện tăng huyết áp chung trong tổng số người cao tuổi tham gia
khảo sát:
Trang 23oe Be m Tăng huyết ap m Không Táng huyết áp TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIÊU BƯƠNG | j NAM ĐỊNH THU VIEN sở:G 16
Biểu đồ1: Tỷ lệ tăng huyết áp chung trong nhóm nghiên cứu
Biểu đồ trên cho thấy,trong số 320 người cao tuôi tham gia nghiên cứu có tới 37,9% người cao tuôi bị THA và 62,1% người cao tuôi không bi THA
Bảng 4: Phân bố tình trạng THA theo tuổi THA Không THA Tuổi N % n — % P 60 — 69 41 26 117 74 7= 0—79 55 5 0 5 5 50 Bs > 80 25 48 27 52 Tong 121 37,9 199 62,1
Kết quả ở bang trên cho thấy: Tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 70 - 79 là cao
nhất (50%), tiếp đến là nhóm tuổi > 80 chiếm (48%) và thấp nhất là (26%) ở nhóm tuôi từ 60 — 69 và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
Trang 24Kết quả từ bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ THA ở người cao tuổi là nam giới (62%) cao hơn giới nữ (26.8%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Bảng 6: Phân bố tình trạng THA theo trình độ học vấn Học vấn THA Không THA P n % n % Tiểu học trở xuông 60 40 90 60 THCS 28 35 52 65 == > 0,05 THPT trở lên 33 36.6 57 63.4 Tông 121 37,9 199 62,1 Qua bảng trên chúng tôi thấy:Tỷ lệ THA ở người cao tuổ 36,6% và thấp nhất là trình độ THCS chiếm 35 % Bảng 7: Phân bố tình trạng THA theo nghề nghiệp Nghề nghiệp THA Khéng THA P 7 N % n % Nông dân 85 32.3 156 64,8 Buôn bán, kinh doanh 10 53,0 9 47,0 Cán bộ CN - VC 18 45 22 55 > 0,05 Khác 8 40,0 12 60,0 Tông 121 37,9 199 62,1
Qua bảng trên cho thấy: Tỷ lệ THA ở người cao tuổi có nghề nghiệp là buôn bán - kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất (53,0%), tiếp đến là nghề nghiệp cán bộ CN - VC (45%) và thấp nhất là nông dân chiếm 32,2% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) Bảng 8: Phân bố THA theo tình trạng gia đình
— THA Khong THA
Trang 25Qua bảng trên cho thấy: Tỷ lệ THA ở người cao tuổi sống một mình
chiếm tỷ lệ cao nhất (42,8%), tiếp đến là sống cùng vợ/chồng chiếm 40% và
thấp nhất là người cao tuổi sống cùng con cái chiếm 36,7% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05)
2.2.3 Một số yếu tổ liên quan dén THA
Bảng 9: Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và THA A6 THA Không THA An man OR P n % n % Có 76 70.3 32 29.7 Không 45 21,2 167 78,8 884 | <0,05 Tông 121 37,9 199 62,1
Trong mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và tăng huyết áp, bảng 9 cho thấy người cao tuổi ăn mặn bị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 70.3% và nguy cơ bị THA cao gấp 8,84 lần( OR=8,84)) so với người cao tuôi không ăn mặn
| Bảng 10: Mối liên quan giữa thói quen uống rượu bia va THA THA Không THẢ Uống rượu bia n % n % OR P Có 30 | 61/2 | 19 38,8 Không 91 | 33,5 | 180 | 66,4 | 3,14 |<0,05 Tổng 121 | 37,9 | 199 | 62,1
Những người cao tuôi có uỗng rượu bia có tỷ lệ THA là 61,2% cao so với những người cao tuổi không uống rượu bia (33,5%) Nguy cơ bị THA ở người cao tuổi có uống rượu bia cao gấp 3,14 lần so vớ người cao tuổi không uống rượu bia ( OR= 3,14)
Trang 26IuliilulillilflL:
lili
Bảng 11 cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm người cao tuổi có hút thuốc (78%) cao hơn so với nhóm người cao tuổi không hút thuốc ( 35,4%) Nguy cơ bị THA ở nhóm người cao tuổi có hút thuốc cao gấp 7 lần so với nhóm người cao tuôi không hút thuốc(OR= 7) Bảng 12: Mối Liên quan giữa hoạt động thể lực và THA Hoat đôn: THA Khong THA thé lực ° n % n % OR r Có 51 31 113 69 Khong 70 44,9 86 51,1 | 0,55 | >0,05 Tông 121 | 39,7 | 199 | 62,1
Bang 12 chỉ ra rằng tỷ lệ THA ở nhóm người cao tuổi ít hoạt đông thể lực
là 44,9%, cao hơn so với nhóm người cao tuổi thường xuyên hoạt động thể lực (31%) Tuy nhiên, chưa phát hiện có mối liên quan giữa ít hoạt động thé lực với
tăng huyết áp (OR= 0,55)
Bảng 13: Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thé (BMI) va THA THA Không THA BMI Ñ 3 - zi OR BMI<23 96 33,7 189 64,4 BMI > 23 25 71,4 10 28,6 | 0,2 Tông 121 37,9 199 62,1
Bảng 13 cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm người cao tuổi có chi s6 BMI > 23
là 71,4% cao hơn nhóm người cao tuổi có chỉ số BMI <23(33,7%) Nguy cơ bị
THA ở nhóm người cao tuổi có chỉ số BMI > 23 cao gấp 0,2 lần so với nhóm
người có chỉ số BMI bình thường (BMI<23) (OR= 0,2)
Trang 27fob ll VMI A i Auld Aid
Trong mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và THA, bảng 14 cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường (66,7%) cao hơn nhóm người cao tuổi không bị bệnh đái tháo đường (57%) Nguy cơ bị THAở nhóm người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường cao gấp 3,44 lần so với nhóm người cao tuổi không bị bệnh đái tháo đường ( OR= 3,44; 95%CI: 1,06 — 11,94)
Bảng 15: Mối liên quan giữa bệnh tim mạch va THA THA Không THA Bệnh TM n % n % OR P Có - 15 83,3 3 66,7 Không 106 35 196 65 925 | <0,05 Tong 121 | 37,9 | 199 | 62,1
Tương tự như đối với bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp, trong mối liên
quan giữa tăng huyết áp và bệnh tim mạch, bảng 15 cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm TBƯỜI CaO tuổi bị bệnh tìm mạch (83,3%) cao hơn nhóm người cao tuổi không bị
bệnh tim mạch (35%) Nguy cơ bị THA ở nhóm người cao tuổi bị bệnh tim mạch cao gấp 9/25 lần so với nhóm người cao tuổi không bị bệnh tim
mạch(OR=9,25)
2.3 Thực trạng kiểm soát THA ở người cao tudi
Qua khảo sát 320 người cao tuổi tại bốn thôn thuộc xã Thắng Cương huyện
Yên Dũng Tất cả các đối tượng nghiên cứu được đo huyết áp, đo chỉ số nhân
trắc và trả lời phỏng vấn theo bộ câu hỏi (xem Phụ lục) Kết quả cho thấy thực
trạng kiểm soát tăng huyết ấp ở người cao tuổi tại địa phương nghiên cứu như
‘Sau:
2.3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Về nữ giới: Tý lệ nữ giới trong nghiên cứu (68,8%) cao hơn so với nam
giới (31,3%), kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ
Mạnh Cường: tỷ lệ nữ giới là 67,6% và tỷ lệ nam giới là 32,4% [11] Nghiên
cứu của Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng (nữ: 60,9%, nam: 39,1%) [8]; Trần
Hữu Dàng, Nguyễn Dung, Dương Vĩnh Linh, Nguyễn Đức Hoàng [17] cũng cho
Trang 28thấy tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới trong mẫu nghiên cứu Điều này có lẽ là do
theo xu thế của thế giới, phụ nữ chiếm đa số dân số cao tuổi Tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ giới do nam giới hút thuốc lá, uống rượu nhiều hơn phụ nữ và có lối sống ít lành mạnh hơn, nam giới có khuynh hướng tham gia các hoạt động nguy hiểm hơn phụ nữ
Về nhóm tuổi: Nhóm tuổi từ 60 - 69 trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất
(49,3%) tiếp theo là nhóm tuổi từ 70 - 79 (34,3%) và nhóm tuổi > §0 chiếm tỷ
lệ thấp nhất (16,3%) Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu
của tác giả Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng (nhóm tuổi từ 60 - 69 tuổi: 40,8%,
từ 70 - 79 tuổi: 39,9% và > 80 tuổi: 19,3%) [8], nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh, Nguyễn Đức Hoàng ở Huế nhóm tuổi 60 - 69 cũng chiếm tỉ lệ cao nhất
45.81% [10]; nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường, độ tuổi 60
- 69: 61,5%; từ 70 - 79: 33,2%; > 80 tuổi: 5,3% [11]
Về trình độ học vấn và nghề nghiệp: Trong nghiên cứu của chúng tôi, người cao tuôi chủ yếu là trình độ tiểu học (46,8%) và phần lớn là nông dân
(75,3%), một số ít là CN - VC: 12,5% Điều này có lẽ là do địa bàn nghiên cứu
của chúng tôi là vùng nông thôn vùng núi, người dân chủ yếu là làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp
Về chỉ số khối của cơ thể: Chỉ số khối cơ thể BMI: <23 chiếm 89%; BMI >
23 chiếm 11% Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trương Tấn Minh, Lê
Tan Phùng BMI < 18,5: 29,9%; BMI (18,5 - 23): 64,2%: BMI > 23: 5,6% [8]
Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường BMI <
18,5: 60,5%; BMI (18,5 - 23): 22,4%; BMI > 23: 17,1% [11] 2.3.2 Thực trạng tăng huyết áp
Qua khám, đo huyết áp và phỏng vấn 320 người cao tuổi, đã xác định
được 121/320 người cao tuổi bị tăng huyết áp, chiếm tỷ lệ 37,9% Để hạn chế
các sai số chúng tôi đã tiến hành tập huấn cho điều tra viên, thiết kế bộ câu hỏi sau khi điều tra thử Ty lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết
quả nghiên cứu củaNguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường tại quận Đống Đa, Hà Nội (tỷ lệ THA là 37,6%)[11] Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp
Trang 29hơn nghiên cứu của Phạm Thắng năm 2003 ở miền Bắc (tỷ lệ THA là 45,6%)
[9]
Nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh và cộng sự năm 2004 ở người cao tuổi
tại xã Hưng Vân, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế, tý lệ THA là 40,53% [10]
Nghiên cứu của Tô Văn Hải tại Hà Nội là 42,6%, Trần Thúy Liễu và Lê văn Tuấn tại xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội (2009), tỷ lệ THA là 49,8% [7]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (1999) ở đồng bào dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc tại hai xã Phú Đình và Trường Hà cho thấy tỷ lệ THA ở những người độ tuổi 60 - 69 là 28,5%, độ tuổi > 70 là 39,7% Nghiên cứu của Đinh Thị Hương (2006) tỷ lệ người cao tuổi bị THA ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là 19,5% Nghiên cứu của Trần Thúy Liễu, Lê Văn Tuấn và cộng sự năm 2009 cho thấy tỷ lệ THA ở người cao tuổi tại xã Phú Bình, Định Hóa, Thái Nguyên là 21,5% [7]
Tuy nhiên, tỷ lệ THA trong mẫu nghiên cứu cũng thấp hơn nhiều so với tỉ
lệ THA trong các nghiên cứu của các tác giả tại Hoa Kỳ (66,3 -90,48%) [23], Costa Rica (65,4%), Bangladesh và An Độ (65%) [27] Sự khác biệt về tỷ lệ
THA trong nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả khác trên thế giới có lẽ
do có sự khác nhau về lối sống, chế độ dinh dưỡng, yếu tố địa lý, điều kiện kinh
tế văn hoá xã hội, chủng tộc cũng như thời điểm nghiên cứu
Phân bố bệnh nhân tăng huyết áp theo tuổi: cũng như một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tuổi cao với THA Trong nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ HA tăng dần theo tuổi: Nhóm 60 - 69 tuổi là 26%, nhóm từ 70 - 79 tuổi là 50%, nhóm > 80 tuổi là 48% Kết quả nghiên
cứu này của chúng tơi hồn tồn phù hợp với nghiên cứu của Đào Duy An,
Phạm Gia Khải, Phạm Thắng, Phạm Thị Kim Lan và một số tác giả nước ngoài khác (Tỷ lệ THA ở nhóm tuổi 60 - 69 là 27,4%;ảơ nhóm tuổi 70 - 79 là 47,8%; và ở nhóm tuổi > 80 tuổi là 47,5% [2,5,20,25] Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ với THA điều này có thể giải thích do thay đổi về giải phẫu và chức năng hệ thống tim mạch khi tuổi càng cao, làm cho sức căng động mạch ngoại biên tăng lên gây tăng huyết áp Đồng thời tuổi già còn có sự thay đổi
Trang 30chức năng thần kinh giao cảm do vậy có xu hướng xảy ra co mạch, tăng huyết
áp
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng huyết áp dường như
cao hơn ở nam giới so với nữ giới trước tuổi 55, nhưng sau đó lại cao hơn ở nữ giới [22] Nguyên nhân có thể do sự mất tác dụng bảo vệ mạch máu qua nội tiết tố nữ ở phụ nữ sau mãn kinh trong khi thành mạch của nữ giới trong độ tuổi này luôn xơ cứng hơn nam giới cùng tuôi.Kết quả của chúng tôi (tỷ lệ THA ở nam: 62% và nữ:26,8%) phù hợp với các kết luận từ các nghiên cứu của các tác giả trên Nghiên cứu của Phạm Gia Khải, số người mắc THA ở giới nam nhiều hơn nữ (p < 0,001) ở bat kỳ lứa tuổi nào Tác giả đi đến kết luận giới nam là một trong những yếu tố liên quan chặt chẽ với THA [5] Có thể vì nam giới có nhiều thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia Do đó họ bị THA nhiều hơn so VỚI nữ giới
Phân bố bệnh nhân THA theo trình độ học vấn: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người cao tuổi có trình độ học vấn tiểu học bị tăng huyết áp là 40%; THCS là 35 % và người cao tuổi có trình độ học vấn từ trung học phô thông trở lên bị tăng huyết áp là 36,6% Những người có trình độ học vấn thấp có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao hơn những người có trình độ học vấn cao hơn Điều này là
hoàn toàn phù hợp vì những người có trình độ học vấn cao thường có kiến thức
phòng tránh bệnh tốt hơn và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn so những người có trình độ học vẫn thấp
Phân bố bệnh nhân THA theo nghề nghiệp: Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy người cao tuổi có nghề nghiệp là buôn bán, kinh doanh bị THA là
53%; CN — VC là 45%; và nghề nghiệp là nông dân bị tăng huyết áp là 32,2% Tăng huyết áp gặp ở nhiều ngành nghề khác nhau, thường gặp ở đối tượng lao động trí óc và ít vận động Chúng tôi nhận thấy những người lao động chân tay
thường mắc bệnh THA thấp hơn, điều này phù hợp với các nghiên cứu khác cho
thấy nông dân thường có tỷ lệ mắc tăng huyết áp thấp hơn các ngành nghề
khác.Trong nghiên cứu này cũng cho thấy những người thường xuyên hoạt
động, lao động chân tay nhiều thì tỷ lệ mắc THA giảm Điều này cũng phù hợp
Trang 31với nghiên cứu so sánh tỷ lệ THA giữa vùng thành thị và nông thôn các tỉnh
phía Bắc Việt Nam, ở vùng thành thị tỷ lệ THA là 22,7%, ở vùng nông thôn tỷ
lệ THA là 13,3% [9]
Phân bố bệnh nhân THA theo hoàn cảnh sống: Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm người cao tuổi có hoàn cảnh sống 1 mình là cao nhất 42,8%; tiếp theo là sống cùng vợ/ chồng là 40% và thấp nhất là sống cùng gia đình con cái là 36,7% Sở dĩ người cao tuổi sống một mình thường có tỷ lệ tăng huyết ấp cao có thể là do những người sống 1 mình thường không quan tâm
nhiều đến sức khỏe, ngoài ra còn do tâm lý của những người sống 1 mình
thường không được vui vẻ, không có người quan tâm chia sẻ hàng ngày, họ
thường cô đơn và đây có lẽ là stress làm gia tăng tỷ lệ THA 2.3.3 Yếu tổ liên quan đến THA
Tỷ lệ người cao tuổi bị THA có thói quen ăn mặn chiếm tỷ lệ 70,3% Những người cao tuổi ăn mặn có nguy cơ bị THA cao gấp 8,84 lần so với những người cao tuổi không ăn mặn
Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết
áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả tại Nhật và châu Phi
[21] Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường [11] Tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ THA ở những người có thói quen ăn mặn 38,1%, những người không có thói quen ăn mặn là 36,8% [7] Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp
Ăn nhiều muối bị tăng huyết áp, vì nó làm tăng tính thám của màng tế bào đối
Gi natri, ion natri sé chuyén nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây
ăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức
ản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố tress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng oat động của hệ Renin - angiotensin, dan dén tăng tái hap thu natri ở ông than
Trang 32Ion Natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp |
Tỷ lệ THA ở người cao tuổi có thói quen uống rượu bia là 61,2 % Những người cao tuôi thường xuyên uống rượu bia có tỷ lệ mắc THA cao gấp 3,14 lần so với những người cao tuổi không uống rượu bia Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả như Trần Thúy Liễu: uống rượu bia có tỷ lệ THA cao gấp 8,66 lần [7] Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ THA ở những người uống rượu bia là 50,0%, những người không uống rượu bia là 36,5% [11] Tỷ lệ THA cao ở những người thường xuyên uống rượu bia là do uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesteron đọng
lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch Nếu uống rượu lâu ngày làm xơ
cứng động mạch nhanh hơn và huyết áp cao Theo tác giả Nguyễn Lân Việt uống rượu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nẻ khác từ đó gián tiếp gây tăng huyết áp [14,19]
Tỷ lệ THA ở người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá là 78 % Hút thuốc lá có liên quan tới tăng huyết áp Những người cao tuổi có thói quen hút thuốc có nguy cơ bị THA cao gấp 7 lần so với những người cao tuổi không hút Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy những người hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim 4 lần, đột tử 5 lần, tai biến mạch máu não 1,5 lần, tăng huyết áp 1,45 lần so với người không hút thuốc lá Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Duy Tường và Nguyễn Thị Cẩm Nhung tại bệnh viện ở Hà Nội, tỷ lệ cụ ông hút thuốc là 41,7%, trong đó có 72,5% cụ mắc bệnh tim mạch và 70% tăng huyết áp cao hơn các cụ không hút thuốc (67,9% và
55,6%) [13]
Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải ở đồng bằng Thái Bình, tỷ lệ THA ở nhóm hút thuốc lá cao gấp 1,43 lần so với không hút [5] Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường cho thấy những người không có thói quen hút thuốc có tỷ lệ THA là 37,4%, những người hút thuốc lá, tỷ lệ này tăng 0,84 lần [11] Hút thuốc lá thuốc lào làm gia tăng THA vì trong thuốc lá,
Trang 33thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất Nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11mmHg và huyết áp tâm trương lên 9mmHg và kéo dài trong 20-30 phút Vì vậy nếu không hút thuốc lá cũng là biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp[16,22]
Hoạt động thể lực có mối liên quan mật thiết với THA, trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ THA ở người cao tuôi ít hoạt động thể lực là 31%, người cao tuổi thường xuyên hoạt động thể lực bị THA là 49,9% Trong nghiên cứu của chúng tôi, hiện chưa phát hiện thấy có mối liên quan giữa ít hoạt động thể lực và tăng huyết áp (OR= 0,55) Kết quả, nghiên cứu của chúng tôi khác so với nghiên cứu của tác giả Phạm Duy Tường và Nguyễn Thị Cẩm Nhung ở bệnh viện Hà
Nội 54,1% các cụ không hoạt động thể lực mắc bệnh tăng huyết áp [13] Nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường cũng cho thấy những người có thói quen tập thé due có tý lệ mắc THA là 35,2%, những người không có thói
quen tập thể dục thì tỷ lệ này là 43,7% [11] Sở dĩ có sự khác biệt trên có lẽ
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại vùng nông thôn nơi mà hàng ngày các cụ cao tuổi ít nhiều làm những công việc giúp đỡ con cháu liên quan tới vận động
và nghiên cứu này lại tiến hành chủ đích tại 4 thôn do đó chưa thể đại diện cho
người cao tuôi tại xã này
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng lớn tới THA, những người có chỉ số BMI càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng cao Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ THA ở người cao tuổi có chỉ số BMI > 23 là 71,4% và người cao tuổi có chỉ số BMI < 23 là 33,7% Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt, những người có chỉ số BMI > 23 có nguy cơ bị THA cao gấp
1,61 lần so với những người có chỉ số BMI < 18,5 và những người có chỉ số
BMI > 30 có nguy cơ bi THA cao gap 5,2 lần so với những người có chỉ số BMI bình thường [14] Theo nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh và cộng sự (2004)
những người bị béo phì có tỷ lệ THA cao gấp 12,84 lần so với những người
không béo phì [10] Nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn tại Hà Nội cho thấy
những người có chỉ số BMI > 23 có nguy co bj THA cao gap 2,2 - 3,9 lần so với
Trang 34
những người có chỉ số BMI bình thường [15] Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh tăng huyết áp
Người béo phì hay người tăng cân theo tuôi cũng làm tăng nhanh huyết áp vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thé, đồng thời cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng huyết áp, nhất là ở những người cao tuổi
Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ tăng huyết áp Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường bị THA là 66,7 % và người cao tuổi không bị đái tháo đường bị THA là 37 % Người cao tuổi bị đái tháo đường có nguy co bị THA cao gấp 3,44 lần so với người cao tuổi không bị tiểu đường Theo Nguyễn Lân Việt, những người bị tiểu đường có nguy cơ bị tăng huyết ấp cao gấp 2 lần so với những người không bị tiểu đường [14] Ở người bị tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với người không bị tiểu đường Khi có cả tăng huyết áp và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần Vì vậy, nếu bị bệnh tiểu đường cần điều
trị tốt bệnh này sẽ góp phần khống chế được bệnh tăng huyết áp kèm theo [6, 14, 29]
2.4 Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát tăng huyết áp
Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu thực tế 320 người cao tuổi tại 4 xã thuộc huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, nhằm tăng cường việc kiểm soát tăng huyết áp cho người cao tuổi, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Tích cực giáo dục cho người cao tuổi, người thân và những người xung quanh nhận thức rõ về bệnh THA, cách phòng bệnh và các yếu tố nguy cơ như
đái tháo đường, thừa cân béo phì, giảm và ngừng hút thuốc lá, giảm sử dụng rượu bia để nâng cao hiệu quả dự phòng, điều trị bệnh THA ở người cao tuổi
- Các cơ sở y tế cần tăng cường quản lý kiểm soát huyết áp cho người cao tuổi tại các Trạm y tế xã phường, chủ động khám sức khỏe, đo huyết áp và khuyến khích ngudi cao tudi đến các cơ sở y tế kiểm tra huyết áp định kỳ, phát
Trang 35hiện sớm các trường hợp tiền tăng huyết áp để có các biện pháp kiểm soát kịp thời, hạn chế các hậu quả của tăng huyết áp cho người cao tuôi
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng cùng tham giatrong phòng chống tăng huyết áp nhất là truyền thông dự phòng bệnh cho cộng đồng nói chung và cho người cao tuổi nói riêng
- Phối hợp với Hội người cao tuổi ở địa phương tổ chức tốt hơn nữa hoạt động câu lạc bộ, truyền thông về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, phối hợp với trạm Y tế xã đo huyết áp, khám sàng lọc phát hiện sớm THA để có biện pháp điều trị, đự phòng các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp
- Ngành y tế cần tăng cường mở rộng hoạt động kiểm soát tăng huyết dp tại cộng đồng, quan tâm hơn đến các nhóm có nguy cơ tăng huyết áp
Cần phải quản lý chặt chẽ trên diện rộng người cao tuổi về bệnh tăng huyết áp, phổ biến các biện pháp phòng chống tăng huyết áp như Bộ y tế đã phát động “Nhân ngày sức khỏe người cao tuổi 2004”
Trang 36KET LUAN
Qua diéu tra 320 người cao tudi tại bốn thôn thuộc xã Thắng Cương huyện Yên Dũng, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1 Thực trạng kiểm soát tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi tại địa phương nghiên cứu:
Tỷ lệ THA ở người cao tuổi tại bốn thôn thuộc xã Thắng Cương là 37,9% Trong đó THA ở nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ cao nhất 50% Các cụ ông THA
nhiều hơn các cụ bà 62% so với 26,8%
Những người cao tuổi có một số thói quen, tình trạng cơ thể không có lợi cho sức khỏe hoặc mắc một số bệnh lý (yếu tố nguy cơ) có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với những người cao tuổi không có những yếu tố này, cụ thể là: thói quen ăn mặn 8,84 lần (OR= 8,84) thường xuyên uống rượu bia 3,14 lần (OR= 3,14) thường xuyên hút thuốc 7 lần (OR= 7); chỉ số BMI > 23 0,2 lần
(OR= 0,2; bệnh đái tháo đường 3,44 lần (OR= 3,44); bệnh tim mạch 9,25 lần (OR= 9,25)
2 Các giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát THA ở người cao tuôi:
Tăng cường nhận thức về bệnh tăng huyết áp, phòng ngừa và kiểm soát tốt tăng huyết áp cho người cao tuổi nói riêng và cộng đồng nói chung
Tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu quả của hệ thống y tế địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong chủ động dự phòng, phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả tăng huyết áp bằng nhiều hình thức
Trang 37TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tiếng việt:
1 Bộ môn nội (2013), Bài giảng điều dưỡng nội khoa, Trường ĐHĐD
Nam Định, 2013
2 Đào Duy An (2010), “Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp; thách thức và vai trò của truyền thông - giáo dục sức khoẻ”, http://www ykhoa.net/http://www.cimsi.org.vn, tr.1 — 2
3 BO Y té (2005), “Thuc trang huyét áp cao ở Việt Nam”, Điều tra y té
quốc gia 2001-2002, tr 99-105
4 Kim Huệ (2012), “Tác hại của thuốc lá- bài viết hưởng ứng tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá”, Trung tâm giáo dục sức khỏe
5 Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt va cs (2003), “Tần suất tăng huyết
áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002”, Tạp chi 6 Nguyễn Lân Việt (2009), “Phòng chống tăng huyết áp - giảm gánh nặng bệnh tật”, báo sức khỏe đời sống (18/12/2009)
7.Trần Thúy Liễu, Lê Văn Tuấn và cs (2009), “Nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành, tr.1 - 5
8.Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng (2008), “Tình hình tăng huyết áp và
một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa năm 2008”, Tap chi ¥
học Việt Nam (313), tr.1-9
9 Phạm Thắng (2003), “Tìnhhình người cao tuổi ở Việt Nam”, Tap chí
dân số Việt, số 4 (73)
10.Dương Vĩnh Linh, Nguyễn Đức Hoàng, Trần Hữu Dàng, Nguyễn
Dung (2004), ” Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp tại xã Hương Vân, huyện Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Ÿ học thực hành, tr 2- 6
11 Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường ( 2007), Cap nhật thực trạng
và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tại phường Phương Mai, quận Dong Đa, Hà Nội, tr 2 — 6
Trang 3812 Đỉnh Văn Thành (2011), “Thử nghiệm mô hình quản và điều trị bệnh Tăng huyết áp tại tuyến cơ sở tại tỉnh Bắc Giang”
13 Phạm Duy Tường, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Nghiên cứu mối liên
quan giữa bệnh tìm mạch, tăng huyết áp và một số thói quen hoạt động thể lực và lối sống ở người cao tuổi, tr 30 -35
14 Nguyễn Lân Việt (2011), “ Các yếu tố nguy cơ mắc tăng huyết 4p", tap
chí Y học Việt Nam(246), tr.1 — 2
15.Nguyễn Quang Tuấn (2010), “Biến chứng tim mạch của bệnh tăng
huyết áp”, báo sức khỏe đời sống, số ra ngày 05/01/2010
16 Báo sức khỏe (2012), “Hút thuốc lá và nguy cơ mắc bệnh tim mạch”,
http://www.webtretho.com số ra ngày 20/7/2012
17.Trần Hữu Dàng, Nguyễn Dung, Dương Vĩnh Linh, Nguyễn Đức
Hoàng (2011),Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phó Huế năm 2011, tr.3 -9
18 Lan Anh (2012),“Ăn mặn: thói quen nguy hiểm cho tim”, Việt báo số ra ngày 22/5/2012
19 Nguyễn Lân Việt, “Tăng huyết áp, kẻ giết người thầm lặng”, trên web http://omron-yte.com.vn (17/5/2010)
20 Pham Thi Kim Lan, Nguyén Thi Bach Yén, Dao Thi Minh An (2010), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp từ 25 tuôi trở lên
thuộc nội thành Hà Nội”, tap chí Y học thực hành, tr 1- 2 H Tiếng Anh:
21 Theodore A kotchen, “Salt in the year 2001, council for hight blood Pressure newletter” (2001), 9 -10
22 WHO/ISH writing group (2003), “World Health organization (WHO/ Interational, Society of hypertension 9 (INH) statement on management of
hypertension”, Vol 21, No 11.2003
23 Canoy, Dexter, “Fat distribution, body mass index and blood pressure in 22.090 men and women in the norfolk corhort att the european prospective
investigation into cancer and nutrition study”, Journal of Hypertension, 22(11),