1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tiểu luận môn Tâm lý học đại cương: Ý chí và rèn luyện ý chí

10 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 530,93 KB

Nội dung

Bài tiểu luận môn Tâm lý học đại cươngĐề tài: Ý chí và rèn luyện ý chí I. KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý CHÍ VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA ÝCHÍ, HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ1. Ý chí1.1 Khái niệm Là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân cách. Hiểumột cách đơn giản trong cuộc sống thì ý chí là khả năng vượt khó, là sức mạnhcủa sự nỗ lực ở con người. Là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan củanão thông qua mục đích của hành động, nhưng mục đích đó không có sẵn màđược con người nhận thức một cách tự giác, mục đích hành động do các điều kiệncủa hiện thực khách quan quy định. Là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành độngcó mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bêntrong. Bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranhđộng cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thựchiện đến cùng mục đích đề ra.1.2. Các phẩm chất của ý chí Tính mục đích Tính độc lập Tính quyết đoán Tính kiên trì Tính tự chủ

Trang 1

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGOẠI NGỮ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN THI:TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ: Ý CHÍ VÀ RÈN LUYỆN Ý CHÍ Ở SINH VIÊN TRONG HỌC

TẬP VÀ CUỘC SỐNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Linh MSSV: 20DH712735

Lớp: A32007 và A32008

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý CHÍ VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ,

HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ 1

1 Ý chí 1

2 Hành động ý chí 3

II THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁC PHẨM CHẤT Ý CHÍ, HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG 4

1 Mặt tích cực 4

2 Mặt hạn chế 5

3 Nguyên nhân 6

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP SINH VIÊN RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT Ý CHÍ, HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ 7

1 Về phía gia đình và nhà trường 7

2 Về phía sinh viên 7

IV KẾT LUẬN 8

Trang 3

1

I KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý CHÍ VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý

CHÍ, HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

1 Ý chí

1.1 Khái niệm

 Là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân cách Hiểu một cách đơn giản trong cuộc sống thì ý chí là khả năng vượt khó, là sức mạnh của sự nỗ lực ở con người

 Là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan của não thông qua mục đích của hành động, nhưng mục đích đó không có sẵn mà được con người nhận thức một cách tự giác, mục đích hành động do các điều kiện của hiện thực khách quan quy định

 Là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động

có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên trong Bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra

1.2 Các phẩm chất của ý chí

 Tính mục đích

Đây là một phẩm chất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan và những nguyên tắc đạo đức nhất định mag người đó lĩnh hội

Ví dụ: Michael Dell và Michael Krasny đều đã đặt ra mục tiêu lớn lao là phải trở thành những doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm

Từ đó, họ cũng xây dựng những mục tiêu nhỏ là phải học hành và tự lập kiếm tiền chi trả cho việc học tập và nghiên cứu Họ biết hướng sức mạnh của mình vào việc nghiên cứu với mong muốn đạt được thành công xứng đáng với sự cố gắng của mình

Trang 4

 Tính độc lập

Đó là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng bởi người khác Tuy nhiên, tính độc lập của

ý chí không có phải là sự bướng bỉnh hay cứng nhắc chống lại những ý kiến, những suy nghĩ khác với mình

Ví dụ: Michael Krasny là một ví dụ điển hình của người độc lập Ông không những đã

tự mình học hỏi, nghiên cứu, mà còn cùng những người đồng nghiệp (ê kíp làm việc) của mình cùng hoàn thành tốt công việc dù nhỏ bé nhất

 Tính quyết đoán

Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc kỹ càng, chắc chắn Con người quyết đoán là con người tin tưởng vững vàng rằng mình phải làm như thế này, mà không thể làm như thế khác được Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự dũng cảm Người quyết đoán luôn luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy, đúng lúc, không dao động và hoài nghi

Ví dụ: Michael Dell, ước mơ ban đầu của ông là trở thành bác sĩ đa khoa, nhưng kể từ khi ông được trải nghiệm những thành công đầu tiên từ máy tính và kĩ thuật thì người chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng này đã lựa chọn con đường đi đích thực cho mình Ông đã biết tận dụng những thành công ban đầu làm bàn đạp cho những bước đi “chập chững” và “ vững chắc” sau này

 Tính kiên trì

Tính kiên trì của ý chí liên quan đến khả năng vượt khó để đạt được mục đích dù rằng quá trình thực hiện ấy có thể ngắn nhưng cũng có thể rất dài Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là sự lì lợm, bướng bỉnh theo đuổi mục đích mù quáng, mà là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng với sự năng động của trí tuệ và tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích

Ví dụ: Năm 1980, Terry Fox đã quyết định bắt đầu cuộc chạy bộ Marathon Hy vọng (Marathon of Hope) xuyên Canada nhằm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu chữa trị

Trang 5

3

trên đường Fox đã mất 143 ngày để vượt 3.339 dặm từ St John’s Newfoundland đến vịnh Thunder Ontario – nơi anh buộc phải dừng cuộc hành trình vì bị phát hiện ung thư phổi Fox đã qua đời vài tháng sau đó nhưng anh đã sống mãi trong lòng nhiều người như một tấm gương của sự kiên trì và nghị lực

 Tính tự chủ

Tính tự chủ liên quan đến khả năng làm chủ được bản thân trong những trường hợp

có xung đột tâm lý bên trong Tính tự chủ giúp con người duy trì được sự kiểm soát các hành vi của bản thân như: chiến thắng những đòi hỏi không hợp lý, chiến thắng những suy nghĩ tiêu cực hoặc những cảm xúc âm tính

Ví dụ: B.Gates sẽ khó trở thành tỷ phú, những nhà kinh doanh nổi tiếng nếu như ông bất cẩn và vô ý làm lộ điểm yếu của mình trước đối thủ kinh doanh khác trên thị trường

2 Hành động ý chí

2.1 Khái niệm

Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra Hành động ý chí thể hiện mối liên hệ với ý thức về mục đích và cách thức hành động giúp con người mạnh mẽ, tự tin và quyết chí thực hiện nhằm đạt kết quả như mong đợi

2.2 Các giai đoạn của hành động ý chí

Một hành động ý chí điển hình bao gồm các giai đoạn khác nhau từ khác chuẩn bị đến lúc thực thi Phân tích các giai đoạn cơ bản của hành động ý chí cho thấy:

 Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ Giai đoạn này bao gồm: 1 Đặt ra và ý thức rõ ràng về mục đích hành động; 2 Lập kế hoạch hành động để đạt được mục đích với những phương tiện và biện pháp cụ thể; 3 Quyết định hành động

 Giai đoạn quyết định thực hoạt động: Kết quả đấu tranh trong chính bản thân là hành động đưa đến những quyết định Giai đoạn quyết định thực hiện hoạt động dựa trên những suy nghĩ và cân nhắc của cá nhân Quyết định là việc kết thúc

Trang 6

giai đoạn chuẩn bị cho hành vi ý chí Quyết định xuất hiện cũng chỉ dừng lại ở mục đích và những phương pháp, phương tiện tiến hành hành vi ý chí

 Giai đoạn thực hiện hành động: Đây là giai đoạn kế tiếp của hành động ý chí sau khi đã quyết định Giai đoạn này đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao, nhưng nỗ lực chưa đủ

mà phải có ý chí Sự thực hiện quyết định có thể diễn ra dưới hai hình thức hành động bên ngoài – hành động bên trong Chính giai đoạn thực hiện làm cho hành

vi ý chí mới thực sự hiện hữu để đạt được mục đích của hành động

 Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Đánh giá kết quả hành động là đối chiếu kết quả đạt được với mục đích đã định Sự đánh giá có thể xảy ra hai trạng thái: đánh giá xấu thường kèm theo những rung cảm xấu hổ, hối hận, chưa thỏa mãn; đánh giá tốt xảy với những rung cảm thoả mãn, hài lòng, sung sướng Sự đánh giá kết quả hành động có thể trở thành sự kích thích và động cơ đối với hành động tiếp theo, giúp con người có những cố gắng mới để có những thành công mới

Ví dụ: Phan Đình Giót cố gắng nhích mình với quyết định táo bạo là phải dập tắt lô cốt

số 3 của địch Với sự nỗ lực ý chí càng cao, ông bất chấp vết thương rỉ máu, bất chấp tính mạng của mình mà lấy đà lao cả tấm ngực vào bịt kín lỗ châu mai Phan Đình Giót

đã đánh giá được kết quả của việc mình làm là sẽ hy sinh nhưng sự hy sinh đó là vĩ đại, điều đó đã giúp hạn chế thương vong của đồng đội

Ba giai đoạn trên đây của hành động ý chí có liên quan mật thiết với nhau, tiếp nối nhau và bổ sung cho nhau Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế nhất định, có hành động

ý chí rút gọn, tức là không nhất thiết đầy đủ các giai đoạn trên

II THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁC PHẨM CHẤT Ý CHÍ, HÀNH ĐỘNG

Ý CHÍ CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG

1 Mặt tích cực

Trong học tập và cuộc sống, bản thân nói riêng và sinh viên nói chung đã thể hiện các phẩm chất ý chí và hành động ý chí qua việc:

Trang 7

5

 Sống có mục đích: Sinh viên biết tự đề ra cho mình những mục tiêu phù hợp cho từng môn học; biết tự vẽ ra kế hoạch, lựa chọn công cụ tiện ích để thực hiện mục tiêu; biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân sau khi hoàn thành Trong đầu họ luôn chứa đầy những ý tưởng mới lạ; và họ tận dụng các cơ hội có được để biến các quyết tâm, các ý tưởng ấy thành sự thực Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được công nhận

là những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn

 Sống quyết đoán: Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành bài tập hay thử thách mà không chút chần chừ, do dự; nhanh nhạy và kịp thời đưa ra những cách thức khác nhau để đạt mục tiêu khi phương tiện đang sử dụng không còn phù hợp nữa

 Sống biết tự chủ: Sinh viên biết kìm hãm hoặc trì hoãn những nhu cầu không phù hợp xuất hiện trong quá trình học tập (như sa đà vào các hoạt động giải trí một cách thái quá ảnh hưởng xấu đến thời gian và kết quả học tập…)

 Sống kiên trì và bền bỉ: Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương pháp học tập của bản thân để tối đa hóa lượng kiến thức mà mình tiếp thu được (đọc sách, lấy thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn…) Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám thử thách Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế Dù thành công hay thất bại, họ cũng không hề chùn bước Với họ, thất bại nhiều càng làm họ tự tin hơn và nhiều kinh nghiệm hơn

 Sống độc lập: Không chỉ học tập mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều do học sinh tự chủ động giải quyết Khi rảnh rỗi, họ tìm việc để kiếm thêm tiền mua giáo trình hoặc chi trả các chi phí khác Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ cho gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong giảng đường đại học

2 Mặt hạn chế

 Sống thiếu niềm tin, mục đích để cố gắng là một điểm bất lợi của giới trẻ ngày nay Hiện nay có một bộ phận không nhỏ sinh viên lý tưởng sống dần mờ nhạt, không có định hướng rõ ràng trong học tập và cuộc sống, có suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ, chưa làm đã thấy khó khăn Họ dễ dàng từ bỏ ý kiến cá nhân và nghe

Trang 8

theo người khác mà không suy nghĩ cẩn thận là nó có đúng đắn, phù hợp hay không Họ sống hờ hững với những thứ đang diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “nước đến chân mới nhảy”, “được đến đâu thì hay đến đó”

 Một hiện tượng khá phổ biến trong lối sống của sinh viên là việc dễ dàng sa vào

tệ nạn xã hội (hút sách, nghiện game, trộm cướp,cờ bạc,…), ăn chơi, đua đòi hay thờ ơ trước những vấn đề đau đầu trong xã hội, gian lận trong thi cử…

 Hơn nữa, tính bướng bỉnh ở một số sinh viên được biểu hiện rõ nhất là thái độ thiếu tế nhị của họ đối với người lớn hoặc ở tính đỏng đảnh khi họ được gia đình cưng chiều, từ đó sinh viên đôi khi quan niệm sai về tính độc lập, họ đánh giá tính bướng bỉnh, nũng nịu, đỏng đảnh là thể hiện tính cứng rắn, tính độc lập, không dao động

3 Nguyên nhân

 Từ phía nhà trường, gia đình:

Thứ nhất, sự giáo dục và định hướng về đạo đức và lối sống trong học tập ở nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế và có lúc cũng chưa thật sự tạo được cảm hứng học tập dẫn đến việc không phát triển được sự tự học trong sinh viên Một số hiểu biết của giới trẻ về các giá trị đạo đức có khi còn không được đầy đủ hoặc thậm chí là bị hiểu sai Thứ hai, sự giáo dục ở gia đình luôn xảy ra hai tình trạng: một

là giáo dục trong gia đình bị buông lỏng, được nuông chiều quá mức; hai là sống trong gia đình không hoàn thiện, bị sự thờ ơ, lạnh nhạt và thiếu quan tâm

 Từ phía sinh viên:

Thứ nhất, sự thiếu ý thức về tự kỷ luật rất dễ dẫn đến việc dung túng cho bản thân trước những cám dỗ trong cuộc sống, làm lệch hướng bước đi của mình Thứ hai, người thất bại thường buông xuôi, bỏ cuộc ngay khi gặp thất bại đầu tiên mà không chịu trau dồi, học hỏi để biết thêm nhiều kinh nghiệm Thứ ba, người thiếu tính quyết đoán dễ đánh mất cơ hội và bỏ lỡ thành công Thứ tư, thiếu sự tự tu dưỡng rèn luyện bản thân, sống theo kiểu “nước chảy bèo trôi”, tự đóng cánh cửa tiềm năng của chính mình

Trang 9

7

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP SINH VIÊN RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT Ý CHÍ, HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

1 Về phía gia đình và nhà trường

 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong gia đình

và nhà trường về tinh thần tự học và nâng cao tính kỷ luật trong sinh viên

 Nhà trường nên góp phần tạo điều kiện cho sinh viên học tập phát triển tài năng, đặc biệt là việc tổ chức các kỳ thi Olympic các môn học để chọn các tài năng trẻ trong nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng có thể tổ chức các chương trình về sáng tạo trẻ qua các quy mô Startup để thúc đẩy tính năng động, sáng tạo và quyết tâm của sinh viên

2 Về phía sinh viên

Ý chí có thể được rèn luyện bằng nhiều cách thức khác nhau chủ yếu dựa trên mức

độ và tính chất của sự quyết tâm của sinh viên:

 Sống độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ cũng như những người xung quanh Mỗi người đều phải có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình, sống cho chúng

ta và đừng bao giờ để cuộc đời mình cho người khác quyết định Để làm như vậy bạn cần phải tự trau dồi cho mình một nghề nào đấy để tự tin bước vào đời Luôn

cố gắng làm chủ những vấn đề, cố gắng cân bằng cuộc sống, mỗi ngày làm việc tích cực hơn, nhiều hơn chứng minh mình đã có sự thúc đẩy bản thân tốt hơn

 Đặt cho mình những mục tiêu rõ ràng cụ thể Khi đặt những mục tiêu để cố gắng, sinh viên cần dựa vào khả năng sắp xếp để đặt chúng hợp lý và có thể thực hiện được Đừng bao giờ đưa ra những mục tiêu xa vời khó nắm bắt Bạn biết đấy khi chúng ta hoàn thành một mục tiêu nào đó chúng ta thường tự tin hơn, lạc quan hơn

 Học cách chinh phục khó khăn Giữ vững thái độ quyết chí và vượt qua những thách thức và mệt mỏi trong học tập và công việc Cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn, chỉ khi nào bạn thực sự chinh phục được, bạn mới trở nên mạnh mẽ và

Trang 10

dũng cảm hơn trước cuộc đời Không bao giờ gục ngã trước những khó khăn bởi

vì chúng chỉ là những thử thách nhỏ trên con đường dẫn đến thành công của bạn

 Thay đổi bản thân Nhiều sinh viên rất sợ hay thậm chí không thích phải thay đổi bản thân Nhưng vì sự cứng đầu của họ mà nhiều khi khiến cho họ bỏ lỡ rất nhiều

cơ hội Chúng ta chỉ có một cách duy nhất để trưởng thành đó là không ngừng thay đổi và hoàn thiện chính mình Mạnh dạn thay đổi bản thân để luôn kiên trì, quyết đoán,luôn vui tươi, yêu đời và tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội

 Chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình Thay vì đổ lỗi cho người khác hãy học cách nhận lỗi và chịu trách nhiệm về mình Đây không chỉ là biểu hiện của một người trưởng thành mà còn chứng minh cho người khác thấy bạn là người đáng tin cậy cho công việc mà họ giao Chính vì thế đừng bao giờ thoái thác trách nhiệm cũng như tìm cách đổ lỗi lên đầu người khác

IV KẾT LUẬN

Evelyn Underhill đã nói “Ý chí là điều quan trọng – chừng nào bạn có nó, bạn

vẫn an toàn” Trong cuộc sống của con người, bên cạnh nhận thức và tình cảm thì ý chí

đóng một vai trò quan trọng Ý chí là bàn đạp đưa con người đến với thành công Ý chí

là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người Trong môi trường đại học, vây quanh xung quanh ta là những nghịch cảnh, luôn chực chờ để đánh gục ta Nhưng với ý chí, nghị lực, ta lại vững vàng trước những thử thách và những kế hoạch để hoàn thành chương trình đại học và chuẩn bị cho công việc tương lai Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh Qua khó khăn đó, ý chí được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời với khối kiến thức đủ để phục vụ cho những mục tiêu thăng tiến sau này Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu và có rất nhiều điều đang chờ đợi chúng ta Vì vậy, sinh viên là phải dám nghĩ, dám quyết và lựa chọn con đường đi cho mình, đừng chần chừ, do dự Tri thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và ý chí kiên cường sẽ

là người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi chúng ta trên đường đời

Ngày đăng: 22/01/2022, 02:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w