THẢO LUẬN HỌC PHẦN VĂN HÓA KINH DOANHĐề tài:Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Tập đoànCông nghiệp – Viễn thông Quân đội ViettelHà Nội, 2021MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................3PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………4I. Cơ sở lí luận văn hóa kinh doanh…………………………4 I.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của văn hóa kinh doanh4 I.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh7 I.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh9II. Thực trạng văn hóa kinh doanh của Viettel 12 II.1 Giới thiệu chung về Viettel12 II.2 Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Viettel13 II.3 Đánh giá văn hóa kinh doanh tại Viettel21III. Giải pháp củng cố, phát triển văn hóa kinh doanh của tập đoàn Viettel22 III.1 Các yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh của Viettel trong tương lai22 III.2 Giải pháp củng cố, phát triển văn hóa kinh doanh của Viettel24PHẦN KẾT LUẬN26
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
THẢO LUẬN HỌC PHẦN VĂN HÓA KINH DOANH
Trang 2PHẦN NỘI DUNG………
I Cơ sở lí luận văn hóa kinh doanh……… 4
I.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của văn hóa kinh doanh 4
I.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh 7
I.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanhII Thực trạng văn hóa kinh doanh của Viettel 12
II.1 Giới thiệu chung về Viettel 12
II.2 Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Viettel 13
II.3 Đánh giá văn hóa kinh doanh tại Viettel 21
III Giải pháp củng cố, phát triển văn hóa kinh doanh của tập đoànViettel 22
III.1 Các yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh của Viettel trong tươnglai 22
III.2 Giải pháp củng cố, phát triển văn hóa kinh doanh của Viettel 24
PHẦN KẾT LUẬN 26
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Một doanh nhân người Pháp đã nói rằng: “Văn hóa là những gì còn lại sau khingười ta đã quên đi tất cả” Văn hóa là yếu tố cốt lõi, là nền tảng cho sự tồn tại củamỗi cá nhân, mỗi quốc gia, dân tộc Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm bảo sựphát triển bền vững của xã hội thì văn hóa kinh doanh là nền tảng tinh thần cho sựphát triển của doanh nghiệp Trong nền kinh tế ngày càng năng động, phát triển hiệnnay thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp không đơn giản là chỉ đặt ra mục tiêulợi nhuận kinh tế mà còn là đạt được sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng Để cóđược điều đó thì việc phát triển văn hóa kinh doanh là vô cùng quan trọng Bản chấtcủa văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cáiđẹp Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong xã hội, kinh doanh cóvăn hóa đòi hỏi chủ thể không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn mang đến cáilợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động củadoanh nghiệp, doanh nhân và trong cả hành vi ứng xử của khách hàng Văn hóa kinhdoanh sẽ là một cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua những sóng gió Pháttriển văn hóa kinh doanh mang lại giá trị tốt đẹp cho chủ thể kinh doanh góp phầnmang lại màu sắc cũng như bản sắc riêng.
Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa kinh doanhvững chắc Vậy với một doanh nghiệp thành công, văn hóa kinh doanh của họ đượctạo dựng như thế nào, phát triển ra sao, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, văn hóadoanh nhân của hộ được cấu thành như thế nào? Từ vai trò của văn hóa kinh doanh vànhững câu hỏi trên, đồng thời nhận thấy tập đoàn Viettel là doanh nghiệp vô cùngthành công trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh và các lĩnh vực kinh tế khác, nhóm
chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Tậpđoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel”.
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận về văn hóa kinh doanh
I.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của văn hóa kinh doanh.I.1.1 Khái niệm văn hóa kinh doanh:
- Văn hóa: là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động, được chi
phối bởi môi trường và tính cách của từng tộc người Nhờ có văn hóa mà con ngườitrở nên khác biệt so với với các loài động vật khác và do được chi phối bởi môitrường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có nhữngđặc trưng riêng.
- Văn hóa kinh doanh: là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinhdoanh của chủ thể đó.
I.1.2 Đặc điểm của văn hóa kinh doanh:
- Văn hóa kinh doanh là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã hội, là một bộphận của nền văn hóa dân tộc, xã hội Vì thế nó cũng mang những đặc trưng chungcủa văn hóa như:
+ Tính tập quán: Hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành
vi được hay không được trong một xã hội cụ thể Những tập quán này cần đượckhuyến khích và phát triển bởi nó mang nét văn hóa tốt đẹp của đất nước cũng nhưcủa doanh nghiệp.
+ Tính cộng đồng: Văn hóa kinh doanh bao gồm các hoạt động có tính chất đặc trưng
với mục tiêu lợi nhuận và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng vì vậy mà nó khôngthể tự tồn tại Nó như là một sự quy ước chung trong cộng động xã hội mà các thànhviên trong một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không ép buộc.
+ Tính dân tộc:là một đặc trưng tất yếu của văn hoá kinh doanh, vì bản thân văn hoá
kinh doanh là một bộ phận nằm trong văn hoá dân tộc Khi các giá trị của văn hoá dântộc được thẩm thấu vào tất cả các hoạt động kinh doanh sẽ tạo nên nếp suy nghĩ vàcảm nhận chung của những người làm kinh doanh trong cùng một dân tộc.
Trang 5+ Tính chủ quan: được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy
nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh.
+ Tính khách quan: do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của rất
nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập… nên tính khách quan tồn tạivới chính chủ thể kinh doanh Có những giá trị của văn hoá kinh doanh buộc chủ thểkinh doanh phải chấp nhận chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan.
+ Tính kế thừa:Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng
riêng biệt của mình vào hệ thống văn hoá kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệsau Thời gian qua đi, dưới sự sàng lọc và tích tụ sẽ làm cho các giá trị của văn hoákinh doanh trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.
+ Tính tiến hóa: Kinh doanh rất sôi động và luôn luôn thay đổi, do đó văn hoá kinh
doanh với tư cách là bản sắc của chủ thể cũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp vớitrình độ kinh doanh và tình hình mới Đặc biệt là trong thời đại hội nhập, việc giaothoa với các sắc thái kinh doanh của các chủ thể khác để trao đổi và tiếp thu các giá trịtiến bộ là điều tất yếu.
+ Tính học hỏi: Những giá trị có thể được hình thành từ kinh nghiệm khi xử lý các
vấn đề, từ kết quả của quá trình nghiên cứu hoặc được tiếp nhận trong quá trình giaolưu với nền văn hoá khác… Tất cả các giá trị đó được tạo nên là bởi tính học hỏi Nhưvậy, ngoài những giá trị được kế thừa, tính học hỏi sẽ giúp văn hoá kinh doanh cóđược những giá trị tốt đẹp được từ những chủ thể và những nền văn hóa khác
- Tuy nhiên, kinh doanh là một hoạt động có những nét khác biệt so với các hoạt độngkhác nên ngoài tám đặc trưng trên, văn hoá kinh doanh có những nét đặc trưng phânbiệt với văn hoá các lĩnh vực khác Điều này được thể hiện rõ nét ở hai đặc trưng sau:
+ Thứ nhất, văn hóa kinh doanh chỉ hình thành khi nền sản xuất hàng hoá phát triển
đến mức kinh doanh trở thành một hoạt động phổ biến và chính thức trở thành mộtnghề, lúc đó, xã hội sẽ ra đời một tầng lớp mới - doanh nhân Chính vì vậy, ở bất kỳmột xã hội nào có hoạt động kinh doanh thì đều có văn hoá kinh doanh Và nó đượchình thành như một hệ thống giá trị, cách cư xử đặc trưng trong lĩnh vực kinh doanh.
+ Thứ hai, văn hoá kinh doanh phải phù hợp với trình độ kinh doanh của chủ thể kinh
doanh: Văn hoá kinh doanh là sự thể hiện tài năng, phong cách và thói quen của cácnhà kinh doanh Chúng ta không thể phê phán nền văn hoá của một quốc gia khác là
Trang 6tốt hay xấu, không thể nhận xét văn hoá kinh doanh của một chủ thể là hay hoặc dở,vì văn hoá kinh doanh luôn luôn phù hợp với trình độ phát triển kinh doanh Do đó,cần học cách chấp nhận và học hỏi văn hoá kinh doanh của các chủ thể khác nhau trênthị trường để có thể hợp tác, hội nhập và phát triển trong môi trường toàn cầu hoáhiện nay.
I.1.3 Vai trò của văn hóa kinh doanh
- Tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình của con người sử dụng bộ tri thức đã
được tích lũy để tạo ra các giá trị vật chất mới Khối lượng kiến thức đó là các giá trịvăn hóa đồng thời cũng được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanhtrong môi trường văn hóa Vì vậy các giá trị văn hóa dưới dạng tri thức kiến thức phảiđược đưa vào sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo cho quá trình này luôn phát triển - Tạo sự phát triển hài hòa lành mạnh
Trong sản xuất kinh doanh, con người ngoài việc sử dụng tri thức kỹ năng còn phảisử dụng các yếu tố xã hội, tự nhiên và môi trường khác Trong việc sử dụng các yếutố và điều kiện sản xuất kinh doanh thì tùy thuộc vào trình độ văn hóa mà người ta cónhững cách tạo ra lợi nhuận khác nhau Việc đưa các yếu tố văn hóa vào kinh doanhlàm cho kinh doanh kết hợp được cái lợi và cái đẹp, giữa các giá trị vật chất và tinhthần, giúp cho mỗi người và cộng đồng có sự phát triển hài hòa và lành mạnh
- Tạo ra sức mạnh cộng đồng trong phát triển
Tri thức là kho tàng quý báu của nhân loại Tuy nhiên tri thức của mỗi người có hạnvì vậy mà việc sử dụng tri thức đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa những cánhân và cộng đồng để khai thác hết kho tàng tri thức đó phục vụ trong sản xuất kinhdoanh Khi đó trí tuệ mỗi người sẽ được bổ sung cho nhau tạo ra trí tuệ tập thể ở mộttrình độ cao hơn và hoàn thiện hơn Đó là nét đẹp văn hóa trong sản xuất kinh doanhvà chính nó tạo ra sức mạnh của tập thể, của cộng đồng
- Tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người vềhàng hóa và dịch vụ Những sản phẩm đó ngoài yêu cầu về số lượng và chất lượngcòn đòi hỏi những yêu cầu về thẩm mỹ, về giá cả của sản phẩm Tùy thuộc vào lứatuổi dân tộc, tôn giáo, giới tính, khu vực cư trú, trình độ văn hóa của người tiêu dùngthì có những nhu cầu khác nhau Đáp ứng được những điều đó là đáp ứng văn minhtiêu dùng và doanh nghiệp sẽ có sức sống trên thị trường Và để đạt được, sản xuấtkinh doanh phải gắn liền với các yếu tố văn hóa qua việc tiếp cận các yếu tố văn hóachọn lọc và vật chất hóa chúng trong sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng - Chống tình trạng vô trách nhiệm
Trang 7Kinh doanh trước hết là nhằm thu lợi nhuận tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh sẽtồn tại mâu thuẫn Cạnh tranh là liều thuốc điều tiết kinh tế, nhưng nếu cạnh tranhtrong một xã hội thiếu văn hóa thì sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh bất chấp, chỉ chạytheo lợi nhuận Chỉ khi nào người kinh doanh tiến hành kinh doanh trong môi trườngvăn hóa mới hiểu được hậu quả của việc chạy theo lợi nhuận đơn thuần, mới hiểungười tiêu dùng chính là người đem lại lợi nhuận Vì vậy, phải đưa yếu tố văn hóa vàokinh doanh và cả trong tiêu dùng, tạo ra môi trường văn hóa trong cả hai lĩnh vực này.- Tạo điều kiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động,góp phần nâng caonăng suất lao động và hiệu quả kinh doanh
Trong quá trình lao động, sự căng thẳng về cơ bắp và thần kinh diễn ra thườngxuyên, gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng về tâm lý Việc đưa các yếu tố văn hóa vàosản xuất kinh doanh sẽ giảm bớt được tần suất của những căng thẳng và mệt mỏi đó,giúp người lao động nhanh phục hồi, gia tăng năng suất lao động và hiệu quả kinhdoanh Như vậy, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triểnngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội
I.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh.I.2.1 Triết lí kinh doanh.
- Triết lí kinh doanh là những tư tưởng khái quát sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn, có
tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh Triết lý kinhdoanh là một trong những biểu hiện của văn hóa trong hoạt động kinh doanh Vì vậylãnh đạo doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hànhđộng đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và định hướng phấn đấu cho tổ chức.- Nội dung cơ bản của triết lí kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm sứ mệnh,phương châm hoạt động, hệ giá trị và các mục tiêu của doanh nghiệp:
+ Sứ mệnh của doanh nghiệp là tôn chỉ, mục đích của doanh nghiệp, những lý do
doanh nghiệp đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển Sứ mệnh của doanh nghiệp chínhlà bản tuyên ngôn của doanh nghiệp đó với xã hội, chứng minh tính hữu ích và các ýnghĩa trọng sự tồn tại của doanh nghiệp đối với xã hội Nội dung của sứ mệnh làmsáng tỏ nội dung: Doanh nghiệp nghiệp là ai? làm những gì? làm vì ai? và làm như thếnào? Câu trả lời cho các vấn đề xuất phát từ quan điểm của người sáng lập, nhà lãnhđạo về vai trò, mục đích kinh doanh và lý tưởng mà doanh nghiệp cần vươn tới.
+ Phương châm hành động: Đây là phần nội dung mà doanh nghiệp cần trả lời câu
hỏi: doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh và đạt các mục tiêu như thế nào? bằng nguồnlực và phương tiện gì? Phương châm hành động của mỗi doanh nghiệp có tính đắc thì
Trang 8cao, phụ thuộc vào thị trường, môi trường kinh doanh và các tư tưởng triết học vềhoạt động kinh doanh, công tác quản trị… của các nhà lãnh đạo.
+ Hệ thống các giá trị và các mục tiêu của doanh nghiệp: Hệ thống các giá trị của
doanh nghiệp là những niềm tin thường không được nói ra của những người làm việctrong doanh nghiệp Các giá trị này được toàn thể thành viên thừa nhận, tôn vinh vàtuân theo nhằm theo đuổi sứ mệnh và đạt được mục tiêu Hệ thống các giá trị này trởthành động lực cho nhân viên, là hạt nhân liên kết trong doanh nghiệp, liên kết doanhnghiệp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội.
I.2.2 Đạo đức kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Hoạt động kinhdoanh gắn liền lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng.
Văn hoá kinh doanh thể hiện ở hành vi, ở phẩm chất đạo đức, tài năng và phong cách
của nhà kinh doanh.Đó là những phẩm chất đạo đức, như tính trung thực, sự tôn trọng
con người, luôn vươn lên, là sự hiểu biết về thị trường, về nghề kinh doanh, khả năng
xử lý tốt các mối quan hệ, nhanh nhạy, quyết đoán và khôn ngoan và là phong cáchlàm việc, phong cách ứng xử và sinh hoạt, phong cách diễn đạt… của nhà kinh doanh.
- Vai trò của đạo đức kinh doanh thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân: Các thể chế xã hội, đặc biệtlà các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố quan trọng để phát triển sự phồn vinhvề kinh tế của một xã hội Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin, chữ tín sẽphát triển môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu cácchi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn.
+ Điều chỉnh hành vi của doanh nhân: Sự tồn vong của của doanh nghiệp không chỉdo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà còn do phong cách kinh doanh Các doanhnhân phải tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp vớinhững chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận Các nguyên tắc đạo đứcgóp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
+ Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinhdoanh sẽ có sự trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng vàcác nhà đầu tư Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao,tạo được sự tín nhiệm lâu dài.
Trang 9+ Góp phần vào sự cam kết tận tâm của nhân viên: Doanh nghiệp càng quan tâm nhânviên thì nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp Khi làm việc trong doanh nghiệphướng tới cộng đồng bản thân mỗi nhân viên cũng thấy công việc của mình có giá trịhơn do đó mà họ làm việc tận tâm và sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn.
+ Tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng: Tôn trọng luân lý xã hội vàđạo đức kinh doanh là cách tăng niềm tin của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác.Quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là quan hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.
I.2.3 Văn hóa doanh nhân.
- Doanh nhân là người có xu hướng và khát vọng làm giàu bằng việc tổ chức các hoạtđộng kinh doanh nhằm không ngừng tạo ra các giá trị thặng dư tối đa, làm gia tăng tàisản cho mình, góp mình tăng trưởng tài sản cho xã hội Khó có một định nghĩa chínhxác hoàn toàn cho khái niệm “Văn hóa doanh nhân” bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay nhưkhái niệm “văn hóa” cũng có nhiều diễn đạt khác nhau Và từ những quan điểm khácnhau, có thể đưa ra định nghĩa văn hóa doanh nhân là hệ thống các chuẩn mực, quanniệm và hệ thống giá trị của cộng đồng doanh nhân (trong phạm vi một quốc gia).
I.2.4 Văn hóa doanh nghiệp.
- Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh nghiệp.
Chung quy văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng mà một doanhnghiệp sáng tạo ra và giữ gìn trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, trở
thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tìnhcảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên
bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp.
I.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh.I.3.1 Những nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân.
* Nhân tố văn hóa: Là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa doanh nhân Nó điều kiện để văn
hoá doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt
động kinh doanh Và tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi doanh nhân.
* Nhân tố kinh tế: Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào
mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạtđộng.Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế quyết
Trang 10định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân.Một nền kinh tế mở và hội nhập với bênngoài là động lực cho doanh nhân hoạt động.
*Nhân tố chính trị - pháp luật: Các thể chế chính trị - pháp luật cho phép lực lượng
doanh nhân phát triển hay không, được khuyến khích hay hạn chế phát triển.Môitrường kinh doanh lành mạnh được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lí công bằng.
I.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp.
* Văn hoá dân tộc: Văn hóa doanh nghiệp là nền tiểu văn hóa trong văn hóa dân tộc.
Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu Mỗi cánhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc…với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thànhcách suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau Khi tập trung lại trong tổ chức, nhữngnét nhân cách này được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp Các giá trịvăn hóa này ảnh hưởng doanh nghiệp xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng đến văn hoádoanh nghiệp:
+ Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể.+ Sự phân cấp quyền lực.
+ Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền.+ Tính cẩn trọng.
Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên sự đa dạng văn hóa trong công ty và giá trị hiện có đểxây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp Ngoài ra, sự đa dạng trong văn hóa dân tộclà một nguồn lực lớn của doanh nghiệp Nếu khai thác đúng cách sẽ mang lại sự pháttriển đa chiều và toàn diện cho bất kỳ tổ chức nào.
Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như: Coi trọng tư tưởng nhân bản,tinh thần cầu thị và ý chí phấn đấu tự lực,…Tuy nhiên cũng có không ít những hạnchế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới,… khiếncho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại
* Người lãnh đạo - yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp quan trọng nhất:
- Lãnh đạo là người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp cũngphản ánh cá tính và triết lý riêng của nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo dựa trên tầm nhìn, sứmệnh, giá trị cốt lõi của công ty mà quyết định các biểu tượng, cách ứng xử, giao
Trang 11tiếp… trong doanh nghiệp Nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu tư tưởng của mình thông qua:việc tiếp xúc với nhân viên, cách sử dụng các truyện kể tạo cảm hứng, cách xây dựngcác chương trình, lễ kỷ niệm…Có thể nói lãnh đạo giữ vai trò quan trọng và ảnhhưởng đến văn hóa doanh nghiệp
* Ảnh hưởng từ văn hoá bên ngoài (Giá trị tích luỹ): Văn hoá doanh nghiệp là một
“tài sản vô hình” có đóng góp rất lớn vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp + Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp sẽ tác động đến cách xử lý nhữngcông việc của công ty Những bài học khi xử lý những vấn đề chung được ghi chép,tuyên truyền và phổ biến cho toàn thể doanh nghiệp được biết và thực hiện Đó sẽ lànhững tác động tích cực nâng cao hiệu suất công việc và cải thiện các mối quan hệ + Những giá trị học hỏi từ doanh nghiệp khác ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.Bằng cách nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh Chúng ta có thể rút ra đượcnhững bài học riêng, ưu điểm để áp dụng cho doanh nghiệp mình Tuy nhiên, doanhnghiệp cần phải áp dụng một cách chọn lọc để phù hợp với công ty.
* Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại:
- Các nhân viên mới đến công ty luôn mang trong mình bản sắc văn hóa riêng Có thể
là tiêu cực và tích cực Nếu phù hợp điểm khác biệt đó sẽ tác động lên các phòng banrồi lan truyền tới cả doanh nghiệp Bởi vậy một hay nhiều thành viên mới là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp Vấn đề là cấp quản lý, lãnh đạophải nhận ra những điểm khác biệt này để điều chỉnh cho phù hợp
* Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội:
- Đây là sự tác động của thời đại, xu thế xã hội đến doanh nghiệp Các giá trị này sẽtùy thuộc vào mức độ phù hợp với doanh nghiệp mà mang lại những trào lưu mớitrong công ty, tạo ra nhiều điều mới mẻ hoặc giúp nâng cao hiệu suất công việc, khảnăng kết nối nhân viên
- Một văn hoá doanh nghiệp cũng không nên quá cứng nhắc bởi nếu chống lại sự đổimới có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến văn hoá doanh nghiệp.
Tóm lại: Văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động chủ yếu từ 3 yếu tố: Văn hoá dân
tộc, người lãnh đạo, ảnh hưởng từ văn hoá bên ngoài (Giá trị tích luỹ được)
Trang 12II THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTELII.1 Giới thiệu tổng quan về Viettel.
II.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viettel.
- Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thôngvà Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989 Trụ sở chínhcủa Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa,quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.
- Viettel Telecom đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễnthông Việt Nam Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel Mobile.Các ngành chính của tập đoàn bao gồm: dịch vụ viễn thông, CNTT, nghiên cứu sảnxuất thiết bị điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh mạngvà cung cấp dịch vụ số
- Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở Châu Á, Châu Mỹ vàChâu Phi Năm 2018, Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông cótốc độ phát triển nhanh nhất thế giới Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệpthuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễnthông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được BrandFinance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, vàlà thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
II.2.2 Các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Viettel.
- Dịch vụ viễn thông: Viettel được phép thiết lập và khai thác các dịch vụ Viễn thông
như thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt (PSTN) và kết nối vớicác mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ điện thoại, Fax trên toànquốc Thiết lập mạng thông tin di động sử dụng công nghệ GSM và kết nối với cácmạng viễn thông công cộng để cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc Thiết lậpmạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để kết nối dịch vụđiện thoại trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
- Dịch vụ bưu chính: Thiết lập mạng bưu chính và kết nối với các mạng bưu chính
cộng cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính trong và ngoài nước
Trang 13- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông: Nhập khẩu thiết bị đồng bộ cho các công trình
thông tin phục vụ quốc phòng như: các tổng đài công cộng, tổng đài cơ quan, viba,…
- Xây lắp các công trình thông tin: Lắp đặt các tổng đài, mạng thuê bao, truyền hình,
hệ thống Viba,… Tổng công ty đã lắp đặt tháp angten phát thanh và truyền hình trênphạm vi cả nước Đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh doanh gắn với Bưu chính viễn thông.
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại kĩ thuật: Cung cấp, lắp đặt bảo hành các công trình
thuộc về các loại thiết bị, điện tử, viễn thông Cung cấp các thiết bị phần mềm cho các
Công ty điện tử viễn thông; Cung cấp các chương trình phần mềm chuyên dụng.
II.2 Thực trạng văn hóa kinh doanh tại viettel.II.2.1 Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp.
- Triết lí: “Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn
trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổimới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.”
- Tầm nhìn: “Sáng tạo vì con người”.
- Sứ mệnh: “Tiên phong kiến tạo xã hội số, tiên phong dựng xây các nền tảng số để
mỗi cá nhân và tổ chức cùng nhau tạo nên những giá trị riêng và cộng hưởng nhữnggiá trị khác biệt ấy để tạo nên sức mạnh tổng hoà” Nền tảng cho một doanh nghiệpphát triển là xã hội Viettel cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết hoạtđộng sản xuất kinh doanh với hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo Kế thừa mongmuốn phục vụ mỗi khách hàng, triết lý cộng hưởng không chỉ củng cố tinh thần cá thểhóa theo nhu cầu và trải nghiệm, mà còn nâng tầm thông điệp để thúc đẩy sự hòa hợpcủa những cá thể để tạo sự khác biệt với sức mạnh tổng hòa Sự cộng hưởng là điềukiện để mở thêm những cơ hội mới và khẳng định vị thế của Viettel: hiện đại, đa dạngvà quy mô, mang trọng trách quốc gia cùng tầm nhìn quốc tế.
- Giá trị dẫn dắt: Trước đây, giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel là Quan tâm
(Caring) và Sáng tạo (Innovative) và hai giá trị này vẫn được Viettel tiếp tục gìn giữ
và phát triển trong giai đoạn mới Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu được bổ
sung thêm nhân tố mới là Khát khao (Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn
năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu Cả ba giá trị này được Viettel kết tinh trong 1 từ
thể hiện cho triết lý thương hiệu là “Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt.