Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đã trãi qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, đùm bọc lẫn nhau đã thấm sâu vào tình cảm và hành động của mỗi người dân đất Việt trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo nguồn sức mạnh, lập nên những kỳ tích vẻ vang, là điều kiện cơ bản cho sự thành công của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc đổi mới xây dựng, phát triển đất nước hiện nay. Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Thực hiện Nghị quyết số 26 NQTW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, nhằm tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 1TÊN MÔN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN BÀI THU HOẠCH:
PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ XÃ PHÚ THUẬN, HUYỆN
THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 -2020
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
Trang 2Phần I: MỞ ĐẦU ……… ……… 1
Phần II: NỘI DUNG ……….… 2
1 Cơ sở lý luận……… ……….… 2
1.1 Khái niệm về đại đoàn kết toàn dân tộc ……… …………
1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân … ………
…. 2 2 1.3 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc…… … 2
1.4 Truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ……… …….…. 3
2 Thực trạng trong xây dựng Nông thôn mới của Đảng bộ xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2016 -2020 ……… 4
2.1 Kết quả thực hiện các phong trào xây dựng nông thôn mới…… 5
2.2 Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới…… …… 7
2.3 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới……… 8
2.4 Những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới………. 10
3 Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới …… ………. 11
3.1 Nhiệm vụ……….……… 11
3.2 Giải pháp ……… 13
Phần III: KẾT LUẬN……… ………. 15
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3Phần I: MỞ ĐẦU
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đã trãi qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, đùm bọc lẫn nhau đã thấm sâu vào tình cảm và hành động của mỗi người dân đất Việt trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo nguồn sức mạnh, lập nên những kỳ tích vẻ vang, là điều kiện cơ bản cho sự thành công của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc đổi mới xây dựng, phát triển đất nước hiện nay
Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế Thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/
TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, nhằm tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Để tiếp tục giữ vững và phát truyền thống quý báu đó, bản thân xin chọn
nội dung “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang giai đoạn
2016 – 2020” Trong quá trình viết bài thu hoạch, bản thân sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong quý Thầy, Cô góp ý để bản thân hoàn thiện bài để phục
vụ trong quá trình công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Phần II: NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một hình thức tổ chức quy tụ các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo cá nhân, tổ chức yêu nước thành một khối dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo thành sức mạnh dân tộc để cùng thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp, cách thức, hình thức tổ chức mà Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng để tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng
1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác–Lênin về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giai cấp vô sản không thể đơn độc trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình mà cần phải liên minh được với vai cấp khác mới có thể đánh
đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, cải biến xã hội Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
– Lênin chỉ rõ: “những người cộng sản ở mọi nơi đều phấn đấu cho sự đoàn kết
và sự liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước”
V.I.Lênin cho rằng: Sức mạnh của Đảng bất nguồn từ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân: Chỉ những ai tắm mình trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ được chính quyền “Quần chúng lao động ủng hộ chúng ta là ở đó Nguồn gốc khiến cho chủ nghĩa cộng sản thế giới trở thành vô địch cũng là ở đó”
1.3 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
Trang 5Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam Ngay từ năm
1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người viết: “cách mệnh là việc chung
cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” muốn cách mạng thành công thì phải “đồng tâm hiệp lực mà làm”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh
vô địch, là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam Người khẳng định:
“Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, khối đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, phải được tạo dựng, bao gồm lực lượng của toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, nam, nữ, giàu, nghèo trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản
1.4 Truyền thống đại đoàn kết của dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu và là bài học lịch sử vô giá của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước Đối diện thường xuyên với thiên tai, địch hoạ, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đã hình thành tinh thần cố kết cộng đồng, cùng chung lưng, đấu cật xây dựng, bảo vệ non sông gấm vóc và tạo nên bao kỳ tích
Đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện qua nhiều giai đoạn lịch sử, từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mông Nguyên, đến cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là truyền thống đại đoàn kết dân tộc được phát huy tối đa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Trang 62 Thực trạng trong xây dựng Nông thôn mới của Đảng bộ xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020
Xã Phú Thuận là một xã nông nghiệp, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có vị trí địa lý nằm cách trung tâm huyện 40 km về phía Nam; phía Đông giáp với Phường Mỹ Thạnh, Thành phố Long Xuyên và xã Vĩnh Trinh, huyện Vịnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp với xã Vĩnh Khánh và phía Tây giáp với xã Vĩnh Chánh, phía Bắc giáp với thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn Tổng diện tích tự nhiên 3.502 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 3.193 ha Toàn xã có 1.705 hộ với 6.914 nhân khẩu, đời sống nhân dân chủ yếu bằng nghề nông chiếm 85%, còn lại là kinh doanh dịch vụ, thương mại, mua bán nhỏ
Trên địa bàn xã được phân chia thành 4 ấp, gắn liền với 4 tiểu vùng đê bao khép kín đảm bảo sản xuất lúa 3 vụ trong năm, có hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng đảm bảo đi lại, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nông sản của nhân dân
Toàn xã có 1 Trường trung học cơ sở; 1 Trường tiểu học (có 2 điểm trường); 1 Trường Mẫu giáo (có 2 điểm trường); Trạm y tế; 4 ấp và cơ quan hành chính của xã được đặt trên trục lộ chính tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến liên hệ
Về tổ chức đảng: chi bộ trực thuộc có 11 chi bộ (trong đó có 04 chi
bộ đơn vị sự nghiệp, 02 chi bộ lực lượng vũ trang, 04 chi bộ ấp) với số lượng
là 141 đảng viên (trong đó chính thức 135 đảng viên, dự bị 06 đảng viên, trong đó có 40 đảng viên là nữ) Cơ cấu hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị đảm bảo đúng quy định, cán bộ, công chức đạt chuẩn 100%, Đảng bộ xã từ năm 2017- 2019 được công nhận đạt Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, xã đạt chuẩn xã văn hóa 12 năm liền
Trang 72.1 Kết quả thực hiện các phong trào xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Kế hoạch số 3310/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết của Huyện ủy - UBND huyện Thoại Sơn về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 Trên cơ sở đó Ban chấp hành Đảng bộ xã xác định việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị được cụ thể hóa thành Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 – 2015, nhiệm kỳ 2015-2020 Phân công Mặt trận, các đoàn thể, các ngành có liên quan chủ động xây dựng đề án trên từng lĩnh vực theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phối hợp tổ chức thực hiện Phân công từng đồng chí Ủy viên Ban thường vụ,
Ủy viên Ban chấp hành phụ trách cụ thể từng tiêu chí, chỉ tiêu
Ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, 02 Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã làm Phó trưởng Ban thường trực và thành viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp xã, trưởng ban nhân dân ấp và một số nông dân có uy tín, có ảnh hưởng trên địa bàn; đồng thời thành lập tổ công tác giúp việc cho Ban quản lý do Phó chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế làm Tổ trưởng, cán bộ phụ trách nông thôn mới xã làm tổ phó, phó trưởng các ban, ngành đoàn thể xã và phó ban nhân dân ấp
Xác định người dân là chủ thể và là người thụ hưởng kết quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới, do đó để thực hiện đạt kết quả cao thì người dân phải thông suốt và đồng tình hưởng ứng một cách tích cực Vì vậy trong những
Trang 8năm qua, Đảng ủy – Uỷ ban nhân dân xã đã tập trung tổ chức các cuộc họp dân rộng khắp ở địa bàn các ấp để tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, với phương châm “tích cực, kiên trì vận động”, tạo điều kiện cho “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” Chủ trì các cuộc họp dân đều do Ban Thường vụ Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân phụ trách, đã tổ chức trên 295 cuộc họp dân ở các ấp, có khoảng trên 11.200 lượt hộ dân tham dự Bên cạnh đó, cũng tập trung tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức chiều rộng lẫn chiều sâu, kể cả tuyên truyền trực quan sinh động Thực hiện nhiều khẩu hiệu, Panô, áp phích đều khắp toàn xã Cấp phát 1.800 tài liệu hỏi đáp về nông thôn mới Đài phát thanh của xã thực hiện các chuyên mục tuyên truyền “Xây dựng nông thôn mới” đã phát trên 148 bản tin để nhân dân trên địa bàn tiếp thu và tích cực hưởng ứng góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã làm công tác tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, huy động các nguồn lực để cất mới, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, cận nghèo làm
ăn vươn lên thoát nghèo bền vững Hội Nông dân vận động hội viên gương mẫu
đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh
tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Hội Phụ nữ tuyên truyền vận động xây dựng gia đình thực hiện 5 không 3 sạch, câu lạc bộ không sinh con thứ ba; hỗ trợ vốn giúp nhau xoá đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm Hội Cựu chiến binh vận động hội viên, gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, làm nòng cốt trong phát triển kinh tế gia đình, bảo vệ an ninh trật tự Đoàn Thanh niên xung kích đi đầu trong phong trào xây dựng bộ mặt nông thôn xanh
Trang 9-sạch - đẹp Hội Người cao tuổi thực hiện cuộc vận động “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; khuyến khích con cháu thực hiện tốt công cuộc xây dựng nông thôn mới
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã phối hợp các ban, ngành và các đoàn thể xây dựng các tuyến đường xanh - sạch - đẹp, vận động nhân dân làm hàng rào, trồng hoa theo các tuyến đường nông thôn, trồng cây xanh, cột cờ,
Qua đó, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, cán bộ, công chức
và nhân dân rất đồng tình ủng hộ với kế hoạch, lộ trình xây dựng nông thôn mới, khẳng định đây là cơ hội để nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm thay đổi thói quen, tập quán, khắc phục tình trạng trông chờ, ỉ lại Đại
bộ phận nhân dân đã xác định được vai trò chủ thể của mình nên đã tích cực tham gia, tích cực đóng góp kinh phí, công sức và chủ động thực hiện đạt được những tiêu chí, chỉ tiêu không cần vốn của nhà nước
Để chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện đồng bộ, hàng năm xã điều cử cán bộ các ngành thành viên Ban quản lý, các đoàn thể cấp xã, trưởng các ấp và nông dân tiêu biểu có sức ảnh hưởng lớn cộng đồng tham gia các lớp tập huấn nhằm nắm vững Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, xây dựng các kế hoạch, cơ chế tạm ứng, thanh, quyết toán; việc khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn, cách đánh giá thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới Các đoàn thể xã được tập huấn về
kỹ năng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới Qua đó,
đã nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát tại cộng đồng của đội ngũ cán bộ xã, ấp
2.2 Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Tổng kinh phí đã thực hiện: 116.580 triệu đồng, trong đó:
Trang 10- Ngân sách Trung ương 25.192 triệu đồng, chiếm 21,61%;
- Ngân sách tỉnh 45.550 triệu đồng, chiếm 39,07%;
- Ngân sách huyện 18.595 triệu đồng, chiếm 15,95%;
- Vốn lòng ghép từ các Chương trình dự án 1.513 triệu đồng, chiếm
1,30%;
- Vốn tín dụng 8.840 triệu đồng, chiếm 7,58%;
- Vốn doanh nghiệp đóng góp 325 triệu đồng, chiếm 0,28%;
- Nhân dân đóng góp 16.565 triệu đồng, chiếm 14,21%;
2.3 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Qua thời gian tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đến nay xã Phú Thuận
đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, 49/49 chỉ tiêu theo Quyết định số: 3379/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020
Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
- Nhóm Tiêu chí quy hoạch: Xã có Quy hoạch chung, được tổ chức triển
khai thực hiện đúng theo quy hoạch;trong quá trình thực hiện có điều chỉnh,
bổ sung phù hợp với thực tế của địa phương, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố công khai theo quy định; việc quản lý quy hoạch được chặt chẽ, có Ban hành quy định quản lýquy hoạch, không có tổ chức, cá nhân
vi phạm về quản lý quy hoạch, đạt
- Nhóm Tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội: Tỷ lệ km đường xã và đường
trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp
kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, đạt tỷ lệ 100%; Tỷ lệ km đường trục ấp, liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, đạt tỷ lệ 73,19%; Tỷ lệ km đường xóm được cứng hóa, sạch không lầy lội vào mùa mưa, đạt tỷ lệ 100%; Tỷ lệ km đường trục chính