Sử dụng hợp lý chính sách lương, thưởng đối với người lao động : hình thức lương hợp lý là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích cán bộ công nhân viên không ngừng tăng năng suất l
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mìnhphát triển đi lên của nền kinh tế thế giới, và thực tế đã cho thấy một xu thế khách quanđang diễn ra mang tính chất toàn cầu mà không một quốc gia, không một tập đoàn,không một công ty nào lại không tính đến chiến lược kinh doanh của mình Đó là xuthế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, một xu thế đem lại sức mạnh về tài chính; tậndụng công nghệ nhằm làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cho tất cảnhững doanh nghiệp tham gia vào guồng máy đó.
Việt Nam cũng không ngừng đổi mới để hoà nhập với nền kinh tế thị trườngthế giới, có nhiều doanh nghiệp đã ra đời và không ngừng lớn mạnh Nhưng để có tồntại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường các doanh nghiệpcần phải xác định các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, phải quan tâm đến tất cả cáckhâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra đến khi thu hồi vổn về, đảm bảo thunhập của đơn vị, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, cải tiến đời sống cho cán bộ côngnhân viên và thực hiện tái sản xuất mở rộng Các doanh nghiệp cần phải hoàn thiệncác bước thật cẩn thận và nhanh chóng sao cho kết quả đầu ra là cao nhất, với giá cảvà chất lượng sản phẩm có sức hút đối với người tiêu dùng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, yếu tố cơ bản để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường liên tục, đó là nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào, cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.
Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hạch toán và quản lý đầy đủchính xác nguyên vật liệu, phải đảm bảo cả ba yếu tố của công tác hạch toán là: chínhxác, kịp thời, toàn diện
Trong sản xuất kinh doanh, chính sách giá cả chính là yếu tố để đứng vững vàchiến thắng trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường Mặt khác, chỉ cần một sự biếnđộng nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng tới giá thành Việc hạch toán
Nguyễn Thị Thu Giang- Lớp Q10K3 59
Trang 2đầy đủ chính xác có tác dụng quan trọng đến việc hạch toán đầy đủ chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm Để tăng cường hạch toán kế toàn đồng thời góp phần làmgiảm sự lãng phí vật tư Vì vậy cần phải quản lý vật tư chặt chẽ, không có sự thấtthoát lãng phí nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Công ty Thăng Long (TALIMEX) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất sảnphẩm quần áo phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và để xuất khẩu ra thị trườngnước ngoài, cho nên từ khâu chọn vật liệu cho tới tuyển tay nghề của công nhân viênđều phải được lựa chọn kỹ Và đặc biệt công tác hạch toán tại Công ty đòi hỏi phảichính xác và kịp thời để cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo Công ty.
Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty Thăng Long, em nhậnthấy kế toán nguyên vật liệu tại Công ty giữ một vai trò quan trọng và có nhiều vấn đềcần quan tâm Do đó, trên cơ sở phương pháp luận đã học và qua thời gian tìm hiểuthực tế tại Công ty, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong phòng kế toán vàban lãnh đạo Công ty, đồng thời là sự hướng đẫn chu đáo của cô giáo Nguyễn Thị
Thu Hiền, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệutại Công ty Thăng Long (TALIMEX)”.
Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đềtài được kết cấu thành 3 chương:
Chương1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán nguyên vật liệu
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng về côn tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thăng
Trang 3cô giáo Nguyễn Thu Hiền và cán bộ phòng kế toán Công ty Thăng Long (TALIMEX)để bài chuyên đề của em thêm phong phú về lý luận và thiết thực với thực tế.
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁNNGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá Nguyên vật liệu.
Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu.
1.1.1.1Khái niệm:
Vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá Trong các doanhnghiệp, vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thựchiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm:
Đặc điểm của vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất- kinh doanh nhất địnhvà toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.Khi tham gia vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu haohoàn toàn Vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sảnxuất, nhận vốn góp liên doanh, vốn góp của các thành viên tham gia công ty, …, trongđó, chủ yếu là do doanh nghiệp mua ngoài.
1.1.1.3 Vai trò của nguyên vật liệu:
Có thể nói, vật liệu vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh Đối với những doanh nghiệp sản xuất (Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựngcơ bản vật liệu là yếu tố vô cùng quan trọng, chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọnglớn trong tổng số chi phí để tạo thành sản phẩm) Do vậy vật liệu không chỉ quyếtđịnh đến số lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạora Nguyên vật liệu có đảm bảo quy cách, chủng loại sự đa dạng thì sản phẩm sản xuấtra mới đạt yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội Như
Trang 4vậy vật liệu có một giá trị vô cùng quan trọng không thể phủ nhận trong quá trình sảnxuất kinh doanh.
Một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thực hiện được nếuthiếu một trong ba yếu tố: Lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao động Trongđó con người với tưcách là chủ thể lao động sử dụng tư liệu lao động và đối tượng laođộng để tạo ra của cải vật chất Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp biểu hiệncụ thể của đối tượng lao động là nguyên vật liệu Chi phí về vật liệu chiếm một tỷtrọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và là bộ phận quan trọng trong doanhnghiệp Nó không chỉ làm đầu vào của quá trình sản xuất mà còn là một bộ phận quantrọng của hàng tồn kho được theo dõi bảo quản và lập dự phòng khi cần thiết.
Do vật liệu có vai trò quan trọng như vậy nên công tác kế toán vật liệu trong cácdoanh nghiệp sản xuất phải được thực hiện một cách toàn diện để tạo điều kiện quảnlý vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ kịp thời, đồng bộ những vật liệu cần chosản xuất, dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm ngăn ngừa các hiện tượng hưhao, mất mát và lãng phí vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh.
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu
Vật liệu trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, có giátrị, công dụng, nguồn gốc hình thành…khác nhau Do vậy, cần thiết phải tiến hànhphân loại vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán và quản lý vật liệu
Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia thànhcác loại như sau:
-Nguyên, vật liệu chính: là thứ nguyên, vật liệu mà sau quá trình gia công, chế biến
sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm;
-Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử
dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị, hoặcdùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao
Trang 5động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc chống rỉ,hương liệu, xà phòng, giẻ lau…);
-Nhiên liệu: là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt…;
-Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho các
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải …;
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp,
không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vào với mụcđích đầu tư cho xây dựng cơ bản;
-Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản,
có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt …);
-Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như
bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng v.v…
1.3 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu.
Tính giá vật liệu về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của vật liệu Theo quyđịnh vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc) Tức là vật liệu khi nhập kho hayxuất kho đều được phản ánh trên sổ sách theo giá thực tế.
1.1.3.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Giá gốc ghi sổ vật liệu trong các trường hợp cụ thể được tính như sau:
Với các vật liệu mua ngoài: giá thực tế (giá gốc) ghi sổ gồm trị giá mua ngoàicủa vật liệu thu mua [ là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán đã trừ(-) các khoảnchiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, cộng (+) các loại thuếkhông được hoàn lại (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốcdỡ; chi phí bao bì; chi phí của bộ phận thu mua độc lập; chi phí thuê kho, thuê bãi;tiền phạt lưu kho, lưu hàng, lưu bãi…)].
Trang 6Như vậy, trong giá thực tế của vật liệu trong doanh nghiệp tính thuế theo phươngpháp khấu trừ không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mà bao gồm cáckhoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Với vật liệu doanh nghiệp sản xuất: giá thực tế ghi sổ của vật liệu do doanh nghiệpsản xuất khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế (giá thành công xưởng thực tế) củavật liệu sản xuất ra.
Với vật liệu thuê ngoài, gia công, chế biến: giá thực tế ghi sổ nhập kho bao gồmgiá thực tế của vật liệu, cùng các chi phí liên quan đến thuê ngoài gia công, chế biến,(tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt định mức…).
Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn: giáthực tế ghi sổ là giá thoả thuận do các bên xác định (hoặc tổng giá thanh toán ghi trênhoă đơn GTGT do các bên tham gia liên doanh lập) cộng (+) với các chi phí tiếp nhậnmà doanh nghiệp phải bỏ ra (nếu có).
Với phế liệu: giá thực tế ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụng đượchay giá trị thu hồi tối thiểu.
Với vật liệu được tặng, thưởng: giá trị thực tế ghi sổ của vật liệu là giá thị trườngtương đương cộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận (nếu có).
1.1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
Để xác định giá thực tế (giá gốc) ghi sổ của vật liệu xuất kho trong kỳ, tuỳ theođặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ
của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây theo nguyêntắc nhất quán trong hạch toán, nếu thay đổi phương pháp phải giải thích rõ ràng Cụ
thể như sau:
a, Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ được tính theo côngthức:
Trang 7Giá thực tế từng loại
xuất kho= Số lượng từng loại xuấtkho* Giá đơn vị bình quân
Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong 3 cách sau:
Cách 1: Giá đơn vịbình quân cả kỳ dự
Cách 2: Giá đơn vịbình quân cuối kỳ
= Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Lượng thực tế từng loại tồn kho đầu kỳ(hoặc cuối kỳtrước)
Cách này mặc dầu khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá trong kỳ, tuy nhiên không chính xác vìkhông tính đến sự biến động của giá cả vật liệu, dụng cụ, hàng hoá cũng như giá thành sản phẩm trong kỳ.
Cách 3: Giá đơn vị bìnhquân sau mỗi lần nhập =
Giá thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhậpLượng thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập
Trang 8Cách này tính theo giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập lại khắc phục đượcnhược điểm của cả 2 phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật Nhược điểm củaphương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
b, Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước,xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất.Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vật liệu nhập kho trướcsẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của vật liệu xuất trước và do vậy, giá trị củavật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu nhập kho sau cùng Phươngpháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
c, Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Phương pháp này giả định những vật liệu nhập kho sau cùng sẽ được xuất trướctiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên Phương pháp nhập sauxuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát.
d, Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu được xác định theo đơn chiếc hay từnglô và giữ nguyên từ lúc nhập và cho tới lúc xuất kho (trừ trường hợp điều chỉnh) Khixuất kho lô nào (hay cái nào) sẽ được tính theo giá thực tế của lô ấy hay cái ấy Dovậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phươngpháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng trong các doanh nghiệp có ít loại vậtliệu hoặc vật liệu ổn định, có tính tách biệt và nhận diện được.
e, Phương pháp giá thực tế hạch toán:
Trang 9Ngoài các phương pháp cơ bản trên, trong thực tế công tác kế toán, để giảm nhẹviệc ghi chép cũng như bảo đảm tính kịp thời của thông tin kế toán, để tính giá thực tếcủa vật liệu xuất kho, kế toán còn sử dụng phương pháp giá hạch toán.
Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giáhạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ) Cuối kỳ, kế toán sẽ tiếnhành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế từng loại xuấtkho (hoặc tồn kho cuối kỳ) =
Giá hạch toán từng
loại xuất kho* Hệ số giá từng loại
Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủ yếu tuỳthuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý Về thực chất, việc sử dụng giá hạch toán để ghisổ các loại hàng tồn kho nói chung chính là một thủ thuật của kế toán nhằm phản ánhkịp thời tình hình biến động hiện có của từng loại hàng tồn kho Giá trị từng loại hàngtồn kho tính theo phương pháp giá hạch toán đúng bằng giá trị từng loại hàng tồn khotăng, giảm hiện có tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
1.4 Nhiệm vụ của hạch toán nguyên vật liệu.
Vật liệu là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chi phí vật liệu
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm cho nên yêu cầu quản lý vật liệu và côngtác tổ chức vật liệu là hai điều kiện cơ bản luôn song hành cùng nhau Hạch toán vậtliệu có chính xác, kịp thời, đầy đủ thì lãnh đạo mới nắm được chính xác tình hình thumua, dự trữ, và sử dụng vật liệu cả về kế hoạch và thực hiện, từ đó có những biệnpháp thích hợp trong quản lý Mặt khác tính chính xác, kịp thời của công tác hạchtoán vật liệu sẽ giúp cho việc hạch toán giá thành của doanh nghiệp chính xác Xuấtphát từ yêu cầu quản lý vật liệu, vị trí và đặc điểm của vật liệu, công tác hạch toán cónhững nhiệm vụ sau:
Trang 10- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chủng loạivà tình hình thực tế của vật liệu nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ và chính xác số lượng và giá trị vật liệu xuất kho,kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu.
- Phân bổ hợp lý giá trị vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtkinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thờivật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịpthời, hạn chế đến mức tối đa có thể xảy ra.
1.2 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
1.2.1 Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp thẻ song song, hạch toán chi tiết vật liệu tại các doanh nghiệpđược tiến hành như sau:
Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu về
mặt số lượng.
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ kế toán chi tiết vật liệu để phản ánh tình
hình hiện có, biến động tăng, giảm theo từng danh điểm vật liệu với thẻ kho mở ởkho.
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căncứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trịcủa từng loại vật liệu.
Phương pháp thẻ song song mặc dầu đơn giản, dễ làm nhưng việc ghi chép cònnhiều trùng lặp Vì thế, chỉ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượngnghiệp vụ ít, trình độ nhân viên kế toán chưa cao.
Trang 11Thẻ kho Chứng từ xuất
Bảng kê nhập Sổ đối chiếu Luân chuyển Bảng kê xuất
Sổ kế toán tổng hợpChứng từ xuất
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
1.2.2 Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, công việc cụ thể tại kho giống nhưphương pháp thẻ song song ở trên Tại phòng kế toán, kế toán sử dụng sổ đối chiếuluân chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng thứ (danh điểm) vật liệu theotừng kho Sổ này được ghi mỗi tháng 1 lần vào cuối tháng trên cơ sở các bảng kênhập, bảng kê xuất từng thứ (danh điểm) vật liệu; mỗi danh điểm ghi một dòng trongsổ Cuối tháng, kế toán đối chiếu số lượng vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển vớithẻ kho của thủ kho; đồng thời đối chiếu số tiền của từng danh điểm vật liệu với kếtoán tổng hợp (theo giá hạch toán ở các bảng tính giá).
Phương pháp này mặc dầu đã có cải tiến nhưng việc ghi chép vẫn còn trùng lặp Thẻ
hoặc sổ kế toán chi tiết Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp nhập,xuất, tồn kho
Kế toán tổng hợp
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
Trang 12Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết vật liệu theo phương phápSổ đối chiếu luân chuyển
1.2.3 Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư.
Theo phương pháp sổ số dư, công việc cụ thể taị kho giống như các phương pháptrên Định kỳ, sau khi ghi nhận thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhậpkho, xuất kho phát sinh theo từng vật liệu quy định Sau đó, lập phiếu giao nhậnchứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu Ngoài ra,thủ kho còn phải ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vào sổsố dư.
Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, dùng cho cả năm và giao cho thủ kho trướcngày cuối của mỗi tháng để ghi số lượng tồn kho vật liệu vào sổ Trong sổ số dư, cácdanh điểm vật liệu được in sẵn, xếp theo từng nhóm và từng loại Sau khi ghi sốlượng từng loại vật liệu tồn kho vào sổ số dư, thủ kho sẽ chuyển sổ cho phòng kế toánđể kiểm tra và tính thành tiền.
Trang 13Phiếu nhập kho
Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn vật tư
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi định kỳ
Trang 14Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi tiết vật liệu theophương pháp sổ số dư
Tại phòng kế toán, định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn vàkiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Khi nhận đượcchứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán) Tổng cộngsố tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Đồng thời, ghi số tiềnvừa tính được của từng nhóm vật liệu (nhập riêng, xuất riêng) vào bảng luỹ kế nhập,xuất, tồn kho.
Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tínhra số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu Số dư này được dùng để đối chiếu với cột “số tiền” trên sổ số dư (số liệu trên sổ số dư do kế toán vật tư tính bằng cách lấy số lượng tồn kho * giá hạch toán)
1.3 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
Để hạch toán vật liệu nói riêng và hàng tồn kho nói chung, kế toán có thể áp dụng một trong 2 phương pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu của công tác quản lý và vào trình độ cán bộ kế toán cũng như vào quy định của chế độ kế toán hiện hành Hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp là tài sản lưu động của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm nguyên-vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá.
1.3.1 Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.3.1.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng:
Phương pháp kê khai thường xuyên:là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hìnhhiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên cáctài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho Phương pháp này được sử dụng phổ biến
Trang 15hiện nay ở nước ta vì những tiện ích của nó Phương pháp này có độ chính xác cao vàcung cấp thông tin về hàng tồn kho kịp thời, cập nhật Theo phương pháp này, tại bấtkỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từngloại hàng tồn kho nói chung và nguyên, vật liệu nói riêng.
Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sửdụng các tài khoản sau:
-Tài khoản 152: “Nguyên liệu, vật liệu” tài khoản này được dùng để theo dõi giá
trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các nguyên, vật liệu theo giá thực tế, có thể mởchi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán.Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá thực tế của nguyên, vật liệutrong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đánh giá tăng…).
Bên có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên, vật liệu trong kỳ theogiá thực tế (xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn, thiếu hụt…).
Dư nợ: giá thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho.
-Tài khoản 151: “Hàng mua đi đường” tài khoản này dùng theo dõi các loại
nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá… mà doanh nghiệp đã mua hay chấpnhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng, chưa về nhậpkho (kể cả số đang gửi kho người bán).
Bên nợ: Phản ánh giá trị hàng mua đang đi đường tăng thêm trong kỳ.
Bên có: Phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao chocác bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng.
Dư nợ: giá trị hàng đang đi đường (đầu và cuối kỳ).
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liênquan khác như 133, 331, 111, 112, 632….
Căn cứ vào giấy báo nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết, khi hàng về đến nơi, có thểlập ban kiểm nhận để kiểm nhận vật liệu thu mua cả vể số lượng, chất lượng, quycách…Ban kiểm nhận căn cứ vào kết quả thực tế ghi vào “Biên bản kiểm nhận vật
Trang 16tư” Sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập “Phiếu nhập kho” vật tư trên cơ sở hóa đơn, giấybáo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho Thủ kho sẽ ghi số vật liệuvào phiếu rồi chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ Trường hợp phát hiệnthừa, thiếu, sai quy cách, thủ kho phải báo cho bộ phận cung ứng biết và cùng ngườigiao lập biên bản.
1.3.1.2 Phương pháp hạch toán:
a, Với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ( đã thực hiện việc muabán hàng hoá có hóa đơn, chứng từ ghi chép kiểm tra đủ) Thuế GTGT đầu vào đượctách riêng, không ghi vào giá thực của vật liệu Như vậy, khi mua hàng trong tổng giáthanh toán phải trả cho người bán, phần giá mua chưa thuế được ghi tăng giá trị vật tưmua vào, còn phẩn thuế GTGT đầu vào được ghi vào số được khấu trừ Kế toán sửdụng tài khoản 133 (1331) -Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ mua ngoài).
b, Với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Đối với cơ sở sản xuất không đủ điều kiện để tính thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được ghi vào giá thực tế nguyên vật liệu Như vậy,khi mua vật liệu thuế GTGT đầu vào được tính vào giá của vật liệu Kế toán không sửdụng tài khoản 133 “Thuế GTGT đầu vào” Còn phương pháp hạch toán tương tựnhư trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trình tự hạch toán vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được kháiquát theo sơ đồ (xem sơ đồ 1.4).
1.3.2 Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì.
1.3.2.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thườngxuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên cáctài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánhgiá trị tồn kho đầu kỳ và
Trang 17cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế vàlượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác.
Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao.
Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá,vật tư khác nhau, giá trị thấp thường xuyên dùng, xuất bán.
Các tài khoản kế toán sử dụng :
Tài khoản 611 “mua hàng” – chi tiết TK 6111 “mua nguyên liệu, vật liệu”: Tài
khoản này dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu theo giáthực tế (giá mua và chi phí thu mua).
Kết cấu TK 611:
Bên nợ: Phản ánh giá thực tế NVL tồn kho đàu kỳ và tăng thêm trong kỳ
Bên có: phản ánh giá thực tế VL xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt trong kỳ và tồn khocuối kỳ.
Tài khoản này không có số dư.
Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi trên đường” Dùng để phản ánh trị giá số vật
liệu mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua (đã thuộc sở hữu của đơn vị) nhưngđang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại, từng người bán.
Bên nợ: giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ.
Bên có: kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ.Dư nợ: giá thực tế hàng đang đi đường.
Tài khoản 152: “Nguyên liệu, vật liệu” Dùng để phản ánh giá thực tế nguyên, vật
liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại.
Bên nợ: giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Bên có: kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ.Dư nợ: giá thực tế vật liệu tồn kho.
Trang 18Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 133, 111, 112, 331….Các tài khoản này có nội dung và kết cấu giống như phương pháp kê khai thường xuyên.
1.3.2.2 Phương pháp hạch toán:
(Xem sơ đồ 1.5)
Trang 191.4 Các hình thức sổ kế toán vận dụng trong công tác kế toán nguyên vật liệu.
Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế toán ghichép, phản ánh có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng như theo đốitượng.
Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau vềchức năng ghi chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự nhất định trên cơsở của chứng từ gốc.
Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và các điều kiện kế toán sẽ hìnhthành cho mình một hình thức sổ kế toán khác nhau Song quy lại có bốn hình thức sổsách kế toán sau:
-Hình thức Nhật ký chung.-Hình thức Nhật ký - Sổ Cái.-Hình thức Chứng từ ghi sổ.-Hình thức Nhật ký - Chứng từ.
1.4.1 Hình thức Nhật ký chung.
Hàng ngày, căn cứ vầo các chứng từ nhập, xuất (Phiếu nhập kho, phiếu xuấtkho…) kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung Sau đó, căn cứ vào sổNhật ký chung để ghi sổ Cái TK 152, 331…
Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,các nghiệp vụ trên được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Trong trường hợp đơn vị mở Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ chứng từ dùngđể ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh tổng hợp từ Nhật ký đặc biệt có liên quan Định kỳ(5-10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp từ Nhật kýđặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các TK phù hợp rên sổ Cái sau khi đã loại bỏ số trùnglặp do một nghiệp vụ được ghi dồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt.
1.4.2 Hình thức Nhật ký - Sổ cái.
Trang 20Theo hình thức này, các nghiệp vụ kế toán phát sinh được phản ánh vào mộtquyển sổ gọi là Nhật ký - Sổ cái Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đókết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống Tất cả các tài khoản mà doanhnghiệp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ - Có trên cùng một vài trang sổ Căn cứghi vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi mộtdòng vào Nhật ký - Sổ cái Cuối kỳ khoá sổ thẻ kế toán chi tiết, lập tổng hợp chi tiếtđể đối chiếu với Nhật ký - Sổ cái
1.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ.
Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máytính Tuy nhiên, việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị trễ nhất làtrong điều kiện thủ công, sổ sách trong hình thức này gồm:
-Sổ cái: Là sổ phân loại dùng để hạch toán tổng hợp Mỗi tài khoản được phản ánhtrên một vài trang sổ cái theo kiểu ít cột hoặc nhiều cột.
-Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ ghi thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổđã lập trong tháng Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đốichiếu với bảng cân đối phát sinh Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăngký vào sổ này để lấy số hiệu và ngày tháng Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánhgiá liên tục từ đầu tháng (hoặc đầu năm) đến cuối tháng (hoặc cuối năm) Ngày, thángtrên chứng từ ghi sổ tính theo ngày ghi “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”.
-Bảng cân đối tài khoản: Dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ vàtình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chínhxác của việc ghi chép.
-Các sổ, thẻ hạch toán chi tiết: Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chitiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ…)
1.4.4 Hình thức Nhật ký chứng từ.
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có số lượng nghiệp vụ nhiều và điềukiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán Tuy nhiên đòi hỏi trình độ
Trang 21kế toán phải cao Mặt khác không phù hợp với kế toán bằng máy Sổ sách trong hìnhthức này bao gồm:
Sổ nhật ký chứng từ: Nhật ký-chứng từ mở hàng tháng cho một hoặc một sổ tàikhoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý.Nhất ký- chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với bênNợ các tài khoản có liên quan, kết hợp giữa ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống,giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích.
-Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm chi tiết theo từng thángtrong đó bao gồm: số dư đầu kỳ, số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tàikhoản có liên quan, còn số phát sinh bên Có của tài khoản chi ghi tổng số trên cơ sởtổng hợp số liệu từ Nhật ký- chứng từ có liên quan.
-Bảng kê: Được sử dụng cho một số đối tượng cần bố xung chi tiết như bảngkê ghi Nợ của tài khoản 111, 112… trên cơ sở các số liệu phản ánh ở cuối bảng kêcuối tháng ghi vào Nhật ký chứng từ có liên quan.
-Sổ chi tiết: Dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần phải hạch toán chitiết.
1.5 Công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyênvật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
Đối với mỗi công ty công tác kế toán nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến việcsử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Nó quyết định đến hiệu suất cũngnhư lợi nhuận mà Công ty đó đạt được
Để thực hiện được điều này, việc tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện côngtác kế toán nguyên vật liệu là cần thiết vì đây là một biện pháp hữu hiệu, quan trọngnhất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thánh sản phẩm, tránh mất mát hưhỏng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sảnxuất ra.
Trang 22Trong khâu thu mua: Công tác kế toán nguyên vật liệu cần phải chọn lọc, chi tiết nguyên vật liệu để tránh nhập phải nguyên vật liệu không đạt yêu cầu, nhằm tăng năng suất trong quá trình sản xuất, từ đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát sinh không cần thiết.
Trong khâu dự trữ và bảo quản: Công tác kế toán nguyên vật liệu phải có hệ thốngkho được tổ chức khoa học hợp lý giúp vật tư được bảo quản chặt chẽ, tránh được tìnhtrạng thất thoát vật tư, gây thiệt hại cho doanh nghiệp Như vậy việc sử dụng vật liệutrong quá trình sản xuất sẽ chính xác, tiết kiệm hơn rất nhiều.
Việc cung cấp thông tin chi tiết về tình hình nhập – xuất – tồn kho của từng loại vậtliệu thông qua các sổ kế toán chi tiết vật liệu, thẻ kho, việc phản ánh đúng nội dungcác nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ… sẽ giúp cho việc nắm bắt tình hình sảnxuất của ban giám đốc dễ dàng hơn, nhanh nhạy hơn, chính xác hơn và có những biệnpháp kịp thời trong sản xuất, giúp cho những nhà lãnh đạo có những hướng đi phùhợp với nhu cầu của thị trường
Trang 23
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆUTẠI CÔNG TY THĂNG LONG (TALIMEX)
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Thăng Long (TALIMEX).
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất hàng may mặcxuất khẩu Tiền thân là “Xí nghiệp sản xuất máy khâu Hà Nội”, đến năm 1994, xínghiệp được đổi tên thành Công ty Thăng Long với tên giao dịch là TALIMEX.
Công ty có hai cơ sở sản xuất sau:
Cơ sở 1 tại 43 đường Giảng Võ - Ba Đình-Hà Nội.Điện thoại: 04.8.432.902 – 04.8.430.492.
Trong những ngày đầu thành lâp xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như:
Cơ sở lao động, vật chất nghèo nàn, thiết bị cần thiết đã cũ và không đồng bộ,nhà xưởng hư hỏng nhiều; trình độ cán bộ, công nhân phần lớn chưa hiểu nhiều vềcông nghệ sản xuất máy khâu.
Trang 24Song với sự giúp đỡ của UBND thành phố Hà Nội cùng với sự cố gắng, nỗ nựccủa toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp nên đã khắc phục khó khăn và đã chế thửthành công sản phẩm máy khâu gia đình, ngay sau đó xí nghiệp đã cho sản xuất hàngloạt Xí nghiệp đã cố gắng nâng dần sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm máykhâu Năm 1978, xí nghiệp đã đạt sản lượng 300 máy khâu /năm Đến năm 1987, xínghiệp đã đạt được 2520 c/năm và chế thử thành công máy khâu công nghiệp.
Đến những năm 1988, 1989 do sự chuyển đổi của cơ chế thị trường làm nềnsản xuất trong nước có nhiều biến động Sản phẩm làm ra không bán được khiến choxí nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc Công nhân không có việc làm, đời sống cán bộcông nhân viên gặp nhiều khó khăn Đứng trước tình cảnh đó, xí nghiệp phải chuyểnhướng kinh doanh để duy trì hoạt động của xí nghiệp và đảm bảo công ăn việc làmcho lao động trong xí nghiệp.
Đến năm 1992 xí nghiệp đã ngừng hẳn việc sản xuất máy khâu và chuyển sangngành may mặc.
Năm 1994, xí nghiệp đổi tên thành công ty Thăng Long, và thực hiện theoquyết định số 338 về việc thành lập lại doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thuộcSở Công nghiệp Hà Nội, với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh hàng maymặc trong và ngoài nước.
Mặc dù bước đầu chuyển sang ngành may mặc, đối diện với nhiều khó khănnhưng việc chuyển hướng kinh doanh lại là một trong những hướng đi đúng đắn củaCông ty Tại thời điểm mà nền kinh tế nước ta đang dần chuyển biến từ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; Công ty đã có những triển vọng lớn,cụ thể là: Cũng như nhu cầu khác, nhu cầu về may mặc của người tiêu dùng cũngngày một tăng lên sản phẩm của Công ty sản xuất đã có thị trường tiêu thụ Nhưngvới số vốn ít ỏi ban đầu, đã gây nhiều khó khăn cho Công ty trong việc cải tạo, nângcấp mẫu mã sản phẩm trong những năm đầu của thập kỷ 90.
Trang 25Năm 1995, Công ty đã đầu tư cho sản xuất hai dây chuyền may mặc của NhậtBản và Đài Loan bằng nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động Đồng thời, cũng xâydựng và cải tạo lại nhà xưởng.
Trong 3 năm 1995, 1996, 1997 tình hình tài chính của Công ty rất khó khăn nêntrong tháng 2/1998 nhà nước và UBND thành phố Hà Nội đã cấp cho Công ty toàn bộtài sản cố định mà Công ty đã đầu tư trong 3 năm qua.
Năm 2002 là năm Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh,chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà Sở Công Nghiệp đã giao cho Sản phẩm chính của Côngty lúc bấy giờ là áo T-shirt (áo sơ mi) được thiết kế sản phẩm trên vi tính, máy cắt dậpliên hoàn Đồng thời Công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất một số phụ liệu phụcvụ cho nghành may như sản xuất khoá đính, các loại cúc và ôzê, in dệt nhãn mác Vớithế mạnh năm 2002 đến 2003 Công ty đã mở rộng thị trường quốc tế, thị trường trongnước, phấn đấu nâng cao tỷ lệ hàng bán FOB bằng nguồn vật tư trong nước lên 70%tổng doanh thu hàng may mặc, phấn đấu thu nhập bình quân năm của cán bộ côngnhân viên lên 850.000đ/người/tháng, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kỹ thuậtmà Sở Công Nghiệp giao cho.
Năm 2004, Công ty đã có một bước ngoặt quan trọng đó là Công ty đã tiếnhành cổ phần hoá
Năm 2005, Công ty có số lao động 550 người và đạt được những kết quả cao.Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy trong 2 năm 2004-2005 hoạt động sản xuất của Côngty Thăng Long đã thu được những thắng lợi đáng kể, điều đó được thể hiện rõ quabảng sau:
Trang 26Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình thực hiện doanh thucủa Công ty Thăng Long trong 2 năm 2004 - 2005:
Qua những chỉ tiêu trên (xem bảng 2.1), như vậy trong 2 năm 2004-2005 tìnhhình sản xuất kinh doanh của Công ty là có hướng phát triển tốt, các chỉ tiêu đạt đượcnăm sau đều cao hơn năm trước Năm 2004 chỉ tiêu tổng doanh thu là 20.700.000.000đ thì sang tới năm 2005 đã tăng lên 22.200.500.000 đ (1.07 %) Các chỉ tiêu lợi nhuậncũng tăng hơn năm trước với tỷ lệ tương đối cao Sở dĩ các chỉ tiêu tăng là do Công tyđã sử dụng các biện pháp tăng cường quản lý nâng cao năng suất lao động mang lạihiệu quả kinh tế cao Nhờ đó mà trong những năm qua Công ty luôn hoàn thành kếhoạch đặt ra.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty.
Từ xí nghiệp sản xuất máy khâu chuyển sang Công ty chuyên sản xuất các sảnphẩm may mặc, Công ty Thăng Long đã thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Công ty thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinhdoanh trong phạm vi pháp luật quy định, thực hiện theo chế độ quyền làm chủ tập thểcủa cán bộ công nhân viên Với đặc điểm trên Công ty cần có một bộ máy quản lýthống nhất, gọn nhẹ có trình độ và năng lực để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
Trang 27P.Tổ Chức Hành Chính Phó Giám Đốc 11
-Giám đốc Công ty: Do nhà nước bổ nhiệm, là người quản lý Công ty theo chế độmột thủ trưởng, có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo chính sách củanhà nước và quyết định của đại hội đồng công nhân viên chức, chịu trách nhiệm vớinhà nước, cơ quan quản lý cấp trên và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanhcủa Công ty Giám đốc là người đại diện toàn Công ty trong mọi hoạt động sản xuất
Giám Đốc
Trang 28kinh doanh, có quyền quyết định về tình hình tài chính của Công ty và các quyết địnhtổ chức bộ máy quản lý Công ty đảm bảo có hiệu quả.
-Phó giám đốc: Là người hỗ trợ công việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trướccác nhiệm vụ được giao Đồng thời, phó giám đốc còn phụ trách về công tác kỹ thuậtvà các phòng ban và các kế hoạch phòng ban Phó giám đốc là người có quyền hạncao chỉ sau giám đốc Công ty.
-Các trưởng phòng: Là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc chịu tráchnhiệm chỉ đạo đơn vị mình quản lý Thực hiện có hiệu quả các công việc sản xuấtkinh doanh của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và của Công ty.
-Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ quản lý trong toàn bộCông ty, tổ chức sắp xếp lao động cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất, tuyển dụnglao động cho các phân xưởng tổ sản xuất, quản lý hết các hình thức về tài chính trongCông ty.
-Phòng Sản xuất: Làm chức năng tham mưu về kỹ thuất sản xuất, nghiên cứu kỹthuật nâng cấp hoặc chuyển đổi sản phẩm cho phù hợp với cơ cấu thị trường và nhucầu người tiêu dùng.
Trang 29-Phòng Vật tư: Là nơi bảo quản, cung ứng vật tư và thành phẩm Mọi nguyênvật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều được quản lý chặt chẽ.
-Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính,có chức năng quản lý về tài sản, nguồn vốn, quản lý thu chi tổng hợp và hệ thống hoácác số liệu hạch toán Qua đó giúp giám đốc nắm được tình hình bán hàng, doanh thubán hàng, tham mưu giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ kế toán thống kê tàichính.
-Phòng Thị trường: Có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện công tác tiêu thụsản phẩm.
-Phòng Bảo vệ: Kiểm tra bảo đảm an ninh, an toàn cho Công ty.
2.1.3 Đặc điểm của bộ máy kế toán tại Công ty
Sơ đồ 2.2: BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THĂNG LONG
Phòng Tài chính kế toán Công ty: là một trong những phòng quan trọng vớichức năng chủ yếu quản lý về tài chính góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kếhoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợpKế toán thanh toán
Trang 30Tại Công ty hình thức tổ chức công tác kế toán là tập trung, toàn bộ công tác kếtoán được thực hiện tại phòng Tài chính - Kế toán của Công ty, từ khâu tổng hợp sốliệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán.
-Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, phụ trách chung cho mọihoạt động kế toán chung tại Công ty.
-Kế toán viên: Có nhiệm vụ làm công việc về tiền lương, thanh toán, theo dõiviệc uỷ thác nhập khẩu, tiền gửi ngân hàng, tăng giảm tài sản cố định.
-Kế toán tổng hợp: Theo dõi tổng hợp tình hình nhập-xuất, tồn kho vật tư, lậpbáo cáo kế toán, cuối quý lập bảng chi tiết vật tư xuất kho từng bộ phận, tính giáthành sản phẩm, tình hình nộp thuế cho nhà nước.
-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu – chi và bảo quản tiền mặt ở Công ty.
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” Đây là hình thức kế toánđơn giản, phù hợp với đặc điểm của Công ty và thuận tiện trong việc áp dụng máy vitính Trong điều kiện ứng dụng tin học vào kế toán như hiện nay Công ty đã căn cứvào các yêu cầu cụ thể của mình, căn cứ vào các quy định có tính bắt buộc, quy địnhcó tính hướng dẫn của nhà nước Công ty đã thiết kế những mẫu sổ phù hợp với cơchế hoạt động của máy vi tính đảm bảo máy có thể thực hiện ghi chép, hệ thống hóathông tin về các số liệu theo chỉ tiêu kinh tế - tài chính phục vụ việc lập báo cáo tàichính Nhờ đó mà giảm bớt khối lượng công việc của kế toán tăng hiệu quả công việcvà phục vụ thông tin cho lãnh đạo kịp thời.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty áp dụng là phương pháp kêkhai thường xuyên và mỗi kỳ kế toán là Quý.
2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong Công ty là một quá trình khépkín, liên tục và được thực hiện trọn vẹn trong đơn vị Sản phẩm tạo ra được hình
Trang 31thành từ nguyên liệu chính là vải nên quy trình công nghệ cũng có những đặc điểmriêng của ngành may mặc.
Trang 32Sơ đồ 2.3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM.
Theo quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Thăng Long (xem sơ đồ 2.3),nguyên vật liệu sau khi xuất kho được đưa sang phân xưởng cắt để tạo ra các chi tiếtsản phẩm Các chi tiết sản phẩm này vì không có đặc tính sử dụng nên không trao đổiđược trên thị trường nên chúng tiếp tục được đưa xuống các phân xưởng tiếp theogồm: phân xưởng vắt sổ, phân xưởng may, phân xưởng là, phân xưởng đóng gói… đểhoàn thiện sản phẩm (quần áo, hàng mẫu…) Các sản phẩm này trước khi nhập khođều được các bộ phận kỹ thuật của công ty kiểm tra chất lượng và đóng gói để hoànthiện với một quy trình công nghệ khép kín Công ty hoàn toàn có thể tiết kiệm đượcchi phí, góp phần giảm giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho công ty.
2.2 Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty Thăng Long
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là Công ty chuyên sản xuấtđồ may mặc sẵn phục vụ trong và ngoài nước, chủng loại sản phẩm rất phong phú và
Phân xưởng đóng góiPhân xưởng cắt
Kho thành phẩm
Phân xưởng vắt sổ
Trang 33đa dạng, nhiều mẫu mã và kích cỡ nên Công ty phải sử dụng nhiều loại vật liệu khácnhau như các loại vải và các phụ kiện khác như các loại chỉ, khuy, khoá, cúc, móc,băng gai, chun, mex, nhiên liệu các loại như điện xăng dầu máy để sản xuất các loạisản phẩm có quy cách mẫu mã khác nhau.
Hiện nay, các loại vật liệu dùng cho công nghệ may của Công ty đều có sẵntrên thị trường, giá cả ít biến động Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để xí nghiệpđỡ phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu ở trong kho
Công ty Thăng Long có đặc điểm là tìm thị trường tiêu thụ trước (khách hàng)rồi mới tiến hành khai thác nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất Làm như thế đểđảm bảo cung cấp đầy đủ vật liệu cho sản xuất, vừa tránh tình trạng mua nhiều làm ứđọng trong kho, gây thiệt hại đến giá trị sản phẩm khi sản xuất ra và tránh được tìnhtrạng thiếu vật liệu gây gián đoạn cho quá trình sản xuất, đồng thời gây ứ đọng vốnlưu động làm cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Đối với vật liệu chính là vải nhiều khi là do khách hàng cung cấp hoặc Công typhải tự tìm mua tuỳ theo yêu cầu của đối tác đặt hàng Việc lựa chọn số lượng và chấtlượng nguyên vật liệu được căn cứ vào định mức tiêu hao và tiêu chuẩn kỹ thuật chophép do bộ phận kỹ thuật lập cho mỗi đơn đặt hàng Việc tăng năng xuất lao độngnâng cao chất lượng sản phẩm cần chú trọng đến việc cung ứng vật liệu đầu vào Việccung ứng nguyên vật liệu đầu vào đòi hỏi phải đúng tiến độ, chủng loại, đúng khốilượng và chất lượng đảm bảo cho sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng vẫn cònnguyên giá trị như thiết kế.
Do đặc thù của nguyên vật liệu dễ bị ẩm mốc, ố, bục mủn nên đòi hỏi Công typhải có kho hàng đủ tiêu chuẩn quy định để việc bảo quản vật tư đúng yêu cầu kỹthuật để không gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
2.2.2 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty Thăng Long
Trong Công ty vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau về công dụng,tính năng lý hoá, phẩm cấp chất lượng Mặt khác, nguyên vật liệu lại thường xuyên
Trang 34biến động, do đó để quản lý và hạch toán được nguyên vật liệu cần thiết phải tiếnhành phân loại vật liệu Trên cơ sở kết quả phân loại, tuỳ thuộc vào công dụng, tínhnăng, vai trò, tác dụng của từng thứ, từng loại vật liệu mà có biện pháp quản lý hạchtoán cho phù hợp.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng củatừng thứ vật liệu trong sản xuất kinh doanh, vật liệu tại Công ty Thăng Long chiathành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: như vải nhung hoa, vải dạ, vải dệt kim, vải sẹc, vảivoan ren, vải thô gai, số lượng các loại vải nhiều, mỗi loại có màu sắc kích cỡ khácnhau.
-Vật liệu phụ: Gồm chỉ, khóa, ken, mex, vải lót, cúc các loại.
-Phụ tùng thay thế: Gồm các loại phụ tùng chi tiết để thay thế sửa chữa máymóc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như: Dây cudoa máy khâu, kim máy khâu,dầu tra máy, săm lốp ôtô.
- Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nhưcác loại vải vụn.
Như vậy việc phân loại nguyên vật liệu ở Công ty Thăng Long nói chung làphù hợp là phù hợp với đặc điểm và vai trò và tác dụng của mỗi thứ trong sản xuấtkinh doanh, giúp cho nhà quản lý được dễ dàng hơn Dựa trên cơ sở phân loại nàygiúp Công ty theo dõi được số lượng từng loại vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùngthay thế, từ đó đề ra phương thức quản lý phù hợp.
2.2.3 Đánh giá Nguyên vật liệu tại Công ty Thăng Long :
Tại Công ty Thăng Long kế toán sử dụng giá thực tế của vật liệu để hạch toánchi tiết hàng ngày tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho vật liệu.
2.2.3.1 Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho:
Giá thực tế mua ngoài nhập kho là phải đánh giá giá mua trên hoá đơn và chiphí vận chuyển bốc dỡ (không bao gồm cả thuế GTGT).
Trang 35Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thì giá thực tế nhập kho bằng giá tiền phảitrả cho bên bán cộng thuế nhập khẩu cộng lệ phí thanh toán cộng chi phí vận chuyểnmà chi phí đó được theo dõi riêng và được tính hết vào sổ nguyên vật liệu xuất dùngtrong tháng.
Giá thựctế vật liệu
nhập kho =
Giá mua ghitrên hoá đơn
(khôngVAT )
+ Chi phí thumua + Thuế nhậpkhẩu (nếu
Các khoảngiảm trừ (nếu
có )
2.2.3.2 Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:
Tại Công ty Thăng Long, đối với nguyên vật liệu xuất dùng Công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân theo công thức:
Giá thực tế từng loại
xuất kho= Số lượng từng loại xuất kho *
Giá đơn vị bìnhquân
Trong đó: Giá đơn vị bình quân tính theo giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.Chúng ta có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Tài liệu về vải dệt kim trong tháng 10/2004 tại Công ty.( Xem sổ chi tiết vật liệu vải dệt kim bảng 2.3).
= = 26440
Giá trị vải dệt kim xuất dùng:
Ngày 21/10: 1.350*26.440 = 35.694.000 đ.Ngày 27/10: 2.740 *26.440 = 75.445.600 đ.Tổng giá trị xuất dùng trong kỳ: 111.139.600 đ
2.3 Tình hình thực tế về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu.
2.3.1 Chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu và phương pháp kế toán ban đầu:
Trang 36Trong thực tế chứng từ sử dụng trong công ty là:Phiếu nhập kho vật tư (MS 01 - VT).
Phiếu xuất kho vật tư (MS 02 - VT).
Việc nhập nguyên vật liệu ở công ty Thăng Long (TALIMEX) chủ yếu được thựchiện trực tiếp bởi phòng kế hoạch vật tư thông qua việc ký kết hợp đồng hoặc muabán trực tiếp Khối lượng, chất lượng và chủng loại vật tư mua về phải căn cứ vào kếhoạch sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao vật liệu và giá cả thị trường.
2.3.1.1 Chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu:
Căn cứ vào hoá đơn hoặc giấy báo nhận hàng, thủ tục nhập và ký thành ba liênphiếu nhập kho vật tư Một liên do thủ kho giữ, một liên do phòng kế toán lưu, và mộtliên giao lại cho khách hàng Trong trường hợp kiểm nhận, nếu phát hiện vật tư thừathiếu, mất phẩm chất, không đúng quy cách đã ghi trên chứng từ thì thủ kho phải báongay cho phòng kinh doanh biết cùng với bộ phận kế toán vật tư, lập biên bản xử lý(có xác nhận của người mua hàng) Thông thường người bán giao hàng tại kho, thì chỉkho vật tư, hàng hoá đủ phẩm chất, chủng loại, số còn lại trả cho người bán.
Như vậy thủ tục nhập kho nguyên vật liệu gồm có các chứng từ sau:-Hoá đơn.
-Biên bản kiểm nhận vật tư.-Phiếu nhập kho.
-Thẻ kho
Sơ đồ 2.4: thủ tục nhập kho Tại Công ty thăng long
Biên bản kiểm
Nhập NVL