Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO (Trang 25 - 28)

Từ xí nghiệp sản xuất máy khâu chuyển sang Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, Công ty Thăng Long đã thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định, thực hiện theo chế độ quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên. Với đặc điểm trên Công ty cần có một bộ máy quản lý thống nhất, gọn nhẹ có trình độ và năng lực để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường đầy năng động. Theo đó Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của mình theo hình thức tập trung với sơ đồ như sau:

P.Tổ Chức Hành Chính Phó Giám Đốc 11 P. Sản Xuất P.Kĩ Thuật KCS P.Vật Tư P.Kế toán P.Bảo Vệ Phó Giám Đốc P.Thị Trường

Sơ đồ 2.1: BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THĂNG LONG

Trong Công ty Thăng Long mỗi một phòng ban hay một phân xưởng tổ sản xuất trong Công ty đều có chức năng, nhiệm vụ riêng song tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau làm cho bộ máy quản lý của Công ty tạo thành một khối thống nhất.

-Giám đốc Công ty: Do nhà nước bổ nhiệm, là người quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo chính sách của nhà nước và quyết định của đại hội đồng công nhân viên chức, chịu trách nhiệm với nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người đại diện toàn Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định về tình hình tài chính của Công ty và các quyết định tổ chức bộ máy quản lý Công ty đảm bảo có hiệu quả.

-Phó giám đốc: Là người hỗ trợ công việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phó giám đốc còn phụ trách về công tác kỹ thuật và các phòng ban và các kế hoạch phòng ban. Phó giám đốc là người có quyền hạn cao chỉ sau giám đốc Công ty.

-Các trưởng phòng: Là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo đơn vị mình quản lý. Thực hiện có hiệu quả các công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và của Công ty.

-Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ quản lý trong toàn bộ Công ty, tổ chức sắp xếp lao động cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất, tuyển dụng lao động cho các phân xưởng tổ sản xuất, quản lý hết các hình thức về tài chính trong Công ty.

-Phòng Sản xuất: Làm chức năng tham mưu về kỹ thuất sản xuất, nghiên cứu kỹ thuật nâng cấp hoặc chuyển đổi sản phẩm cho phù hợp với cơ cấu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng.

Phòng sản xuất gồm 3 bộ phận:

+Kỹ thuật công nghệ: có kỹ năng thiết kế mẫu mã sản phẩm, lập các định mức kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm, lập quy trình công nghệ cho sản phẩm

+Kế hoạch sản xuất: Xây dựng các kế hoạch sản xuất. Lập, dự trù về vật tư, thiết bị lao động và phân bổ kế hoạch cho các đơn vị sản xuất.

+Quản lý tài sản thiết bị: Thống kê tài sản cố định, lập kế hoạch di chuyển, tịch thu tài sản cố định, sửa chữa thiết bị điện, lập các dự án đầu tư tài sản cố định.

-Phòng Kỹ thuật KCS: Quản lý công tác kỹ thuật như cắt mẫu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, nghiên cứu đổi mới máy móc theo yêu cầu của công nghệ đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại các khâu của quá trình sản xuất.

-Phòng Vật tư: Là nơi bảo quản, cung ứng vật tư và thành phẩm. Mọi nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều được quản lý chặt chẽ.

-Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, có chức năng quản lý về tài sản, nguồn vốn, quản lý thu chi tổng hợp và hệ thống hoá các số liệu hạch toán. Qua đó giúp giám đốc nắm được tình hình bán hàng, doanh thu bán hàng, tham mưu giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ kế toán thống kê tài chính.

-Phòng Thị trường: Có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm.

-Phòng Bảo vệ: Kiểm tra bảo đảm an ninh, an toàn cho Công ty.

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w