ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC TRIẾT MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LỚP: CC09, NHÓM
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC TRIẾT MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LỚP: CC09, NHÓM: I, HK211 GVHD: HỒ NGỌC ANH SINH VIÊN THỰC HIỆN
BTL
ĐIỂM BTL
GHI CHÚ
2 2011869 HUỲNH DIỆP MỸ PHỤN
G
KHÁNH
VY
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
MỤC LỤC
Trang 21 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ NỘI DUNG MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.2 Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến 7
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 9
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 2.1 Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào hoạt động học tập của sinh viên…… 10
2.2 Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào hoạt động học tập của sinh viên….15 KẾT LUẬN 18
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trang 3Về cơ bản, phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc toàn diện Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bất kỳ một vấn đề nào của khoa học, xã hội, con người, cần được đặt vào một chỉnh thể thống nhất, hay nói cách khác là cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật, sự việc, hiện tượng đó Từ đó rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng và nhận thức để phản ánh đẩy đủ sự tồn tại khách quan cới nhiều thuộc tính, mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng Quan điểm được rút ra phải tránh rơi vào thuật ngụy biện hay tạo nên góc nhìn phiến diện
Thực tế hiện nay, một bộ phận không ít sinh viên đang có cách suy nghĩ, hành động một cách phiến diện, chẳng hạn như học chỉ để qua môn thay vì học để hiểu, tiếp thu kiến thức, làm việc có ích cho xã hội, giúp đỡ cộng đồng
Từ những luận điểm trên, việc vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào các hoạt động học tập của sinh viên là hoàn toàn cần thiết để sinh viên có thể ứng dụng nguyên lý vào tất cả hoạt động học tập, nhìn nhận thế giới quan một cách toàn diện, tạo nên sự hứng thú trong học tập và nghiên cứu, xác định rõ mục tiêu cần đạt trong cuộc sống cho bản thân và cộng đồng
2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 4Nghiên cứu về sự vận dụng phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động học tập của sinh viên để giúp sinh viên tiếp nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các hoạt động học tập của sinh viên cùng với nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến và cách vận dụng nguyên lý ấy vào cuộc sống
3 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động học tập trong lớp học, học tập theo nhóm và ngoại khóa cùng với đó là học tập trong mùa dịch của sinh viên
4 Mục tiêu nghiên cứu
Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, từ đó áp dụng nguyên lý vào phương pháp học tập, tiếp cận vấn đề của sinh viên một cách toàn diện
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
6 Kết cấu
Chương 1: Khái lược về nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Chương 2: Vận dụng nội dung mối liên hệ phổ biến vào hoạt động của sinh viên
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ NỘI DUNG NGUYÊN LÝ MỐI
LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm nguyên lý
Nguyên lý là thuật ngữ đa nghĩa có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ với nghĩa đen là
“đầu tiên nhất” - định đề, khẳng định để dựa trên cơ sở đó mà các định luật, lý thuyết khoa học, các văn bản pháp luật, các chuẩn mực, quy tắc hoạt động xã hội được tuân theo, ra đời Nguyên lý là những khởi điểm (điểm xuất phát đầu tiên) hay những luận điểm cơ bản nhất có tính tổng quát của một học thuyết chi phối sự vật hành của tất cả đối tượng thuộc lĩnh vực quan tâm – nghiên cứu của
nó Nguyên lý chính là hệ thống lý luận căn bản của một học thuyết khoa học, phản ánh nhận thức tổng quát của một khoa học về phạm vi, lĩnh vực mà nó nghiên cứu, được quan niệm như những chân lý chắc chắn, thực hiện chức năng nhận thức, giải thích thế giới và định hướng hoạt động của con người
Nguyên lý làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp, …phục vụ cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người
Nguyên lý bao gồm 2 loại là nguyên lý đặc thù (nguyên lý của khoa học) và nguyên lý phổ biến (nguyên lý triết học)
Trang 61.1.2 Khái niệm mối liên hệ
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định, ảnh hưởng, tương tác, chuyển hoá giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Trước đây, các nhà duy tâm rút ra các mối liên hệ giữa các sự vật ra từ ý thức, tinh thần (Hegel cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng của các mối liên hệ, còn Berkely trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng cảm giác mới chính là nền tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng)
Ví dụ một số loại mối liên hệ như: bên trong – bên ngoài, cơ bản – không cơ bản, chủ yếu - thứ yếu, bản chất – không bản chất, tất yếu - ngẫu nhiên, trực tiếp – gián tiếp, không gian - thời gian, …
1.1.3 Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Trong khi mối liên hệ, chủ yếu mới chỉ nói đến sự ràng buộc, tác động lẫn nhau giữa các đối tượng vật chất - hữu hình thì mối liên hệ phổ biến mở rộng cả sang cho giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối tượng khách quan Có rất nhiều loại liên hệ, trong đó có loại liên hệ chung nhất,
là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, loại liên hệ này được gọi là liên
hệ phổ biến Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thế giới khách quan (liên hệ giữa nguyên nhân - kết quả, bản chất - hiện tượng, lượng - chất )
Trang 71.2 Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến
1.2.1 Khái niệm nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều nằm trong mối liên hệ với cái khác, đồng thời các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự tác động lẫn nhau Tính quy luật, bản chất của mọi sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ qua sự qua lại giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành chúng hay sự tác dộng qua lại giữa chúng với các sự vật, hiện tượng khác
Có một số quan niệm khác nhau về nguyên lý mối liên hệ phổ biến ở các chủ nghĩa Ở Tây Âu thế kỉ XVII-XVIII, trình độ khoa học tự nhiên còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc sưu tập tài liệu, nghiên cứu thế giới trong
sự tách rời từng bộ phận riêng lẻ Điều này đã dẫn tới sự phủ định mối liên hệ tất yếu giữa các đối tượng, phổ biến rộng rãi trong khoa học tự nhiên rồi dẫn tới
cả triết học Đó đã nảy sinh trong giới quan điểm siêu hình coi các sự vật, hiện tượng tồn tại tách rời nhau, cái này với cái kia không có mối liên hệ ràng buộc quy định và chuyển hoá lẫn nhau nào, hoặc nếu có thì chỉ là mối liên hệ ngẫu nhiên, bên ngoài Quan điểm như vậy đã dẫn tới sự sai lầm trong thế giới quan triết học là dựng lên ranh giới giả giữa tạo giữa các sự vật, hiện tượng, đặt đối lập các nghiên cứu khoa học chuyên ngành với nhau Suy ra, quan điểm siêu hình không có khả năng phát hiện ra những quy luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Chủ nghĩa duy vật siêu hình đã phủ định mối liên hệ giữa các sự vật - hiện tượng hoặc chỉ cho rằng đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, bên ngoài
Trái lại hoàn toàn, chủ nghĩa duy vật biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại trong các mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau chứ không hề tách biệt nhau như siêu hình Cơ sở của sự tồn tại đa dạng mối quan hệ đó chính là tính thống nhất vật chất của thế giới, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chính là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất Còn ở chủ nghĩa duy tâm, như đã nói ở trên, nguồn gốc của mối liên hệ chính là do cảm giác hoặc ý niệm tuyệt đối quy định nên
Trang 81.2.2 Tính chất nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ba tính chất, đó chính là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú
Tính khách quan:
Tính khách quan là mối liên hệ, tác dộng giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần hay giữa các hiện tượng tinh thần với nhau Đó đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá, phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng nhờ kết cấu của nó và nhờ mối liên hệ đã khẳng định được sự tồn tại của chính sự vật, hiện tượng với tư cách là nó
Tính phổ biến:
Tính phổ biến ở bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, xã hội hay trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, giữ nhiều vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hoá của các sự vật, hiện tượng Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không chỉ diễn ra ở sự vật, hiện tượng tự nhiên, tư duy, xã hội mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng
Tính đa dạng, phong phú:
Tính đa đạng, phong phú thể hiện rất đa dạng: có mối liên hệ về mặt không gian thì cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng Có mối liên
hệ tác động chung lên cả thế giới thì cũng có mối liên hệ chỉ tác động riêng lên một lĩnh vực, hiện tượng, sự vật cụ thể Có mối liên hệ trực tiếp và cũng có mối liên hệ gián tiếp, có mối liên hệ tất nhiên và cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên Có mối liên hệ bản chất và cũng có mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ chủ yếu và cũng có mối liên hệ thứ yếu Tóm lại, có nhiều mối liên hệ cụ thể khác nhau với những vai trò, vị trí khác nhau quy định sự học tập phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới
Vì vậy, để phân loại được các tính chất này, phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò của các mối liên hệ Tuy nhiên, việc phân loại các tính chất này cũng chỉ mang
Trang 9tính chất tương đối, bới vì các mối liên hệ của các đối tượng là khá phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác Chúng còn cần được
nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý bao gồm hai quan điểm, đó là quan điểm toàn diện và quan điểm lịch
sử - cụ thể:
Quan điểm toàn diện:
Khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ theo quan điểm toàn diện vì mọi
sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong nhiều mối quan hệ, tác động qua lại với nhau Phải xem xét đối tượng cụ thể, đặt nó trong chính thể thống nhất của tất
cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các mối liên hệ của chính thể đó Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại Chỉ có vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được sự khách quan với nhiều thuộc tính, mối liên hệ, quan hệ, tác động lại của đối tượng Quan điểm toàn diện này đối lập hoàn toàn với quan điểm phiến diện, một chiều, khi đánh giá thì chỉ nhìn vào một phía hay chiều Quan điểm này phải xét trên nhiều mặt, chiều khác nhau, không xét một cách dàn trải, không nguỵ biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản
và ngược lại) và không chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến)
Quan điểm lịch sử - cụ thể:
Quan điểm lịch sử - cụ thể cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với các đối tượng khác và môi trường xung quanh, kể các mặt trong mối liên hệ trung gian, gián tiếp, không gian, thời gian nhất định kể cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó Đặt đúng sự vật, hiện tượng vào đúng thời gian, không gian mà nó tồn tại, tránh quan điểm chung
Trang 10CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN
2.1 Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động học tập của sinh viên:
Ngày nay, trước khối lượng bài học lớn kèm theo những áp lực từ nhiều mặt trong cuộc sống, học viên - đặc biệt là sinh viên đại học- nên có những kĩ năng cần thiết nhằm chọn lọc phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả Khi chúng ta vận dụng quan điểm toàn diện trong học tập sẽ giúp định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, có thể nói quan điểm toàn diện là một phần thuyết yếu trong thế giới quan của mỗi con người
Thứ nhất, quan điểm toàn diện là bước đệm nâng tầm hhả năng nhận thức của mỗi sinh viên với cái nhìn sâu sắc hơn về con người, sự vật trong thế giới khách quan Đối với các bạn sinh viên năm nhất, việc có thêm nhiều mối quan hệ bên trong và ngoài môi trường học đường là điều hiển nhiên bởi đại học có thể xem là bản sao thu nhỏ của xã hội, nơi mà chúng ta phải gặp gỡ giao lưu với nhiều tầng lớp khác nhau, trải nghiệm những hoạt động thực tế và cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm hơn từ bên ngoài Đặc biệt, trong hoạt động học tập, mối liên hệ với bạn bè, thầy cô mới đóng một vai trò vô cùng quan trọng Cụ thể, là một người sinh viên thì bên cạnh những giờ học trực tiếp trên lớp, mỗi chúng ta còn cần dành nhiều thời gian cho việc tự học và học nhóm với bạn bè Việc học nhóm cũng góp một phần không nhỏ trong việc cải thiện thành tích học tập bởi nó giúp ta sớm nhìn ra những sai sót của bản thân từ đó đưa ra giải pháp khắc phục Muốn học nhóm hiệu quả mỗi sinh viên nên tìm hiểu, đánh giá và tìm cho mình những người bạn đồng hành phù hợp
Trang 11Đáng buồn thay trên thực tế, nhiều sinh viên có cách đánh giá mang tính chủ quan, hời hợt và nóng vội về tính cách, năng lực của người khác dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc học nhóm và sau cùng là thành tích học tập sa sút Hơn thế nữa, dưới áp lực nhiều mặt từ một môi trường mới, thành tích kém trong hoạt động học tập dễ khiến sinh viên gặp nhiều căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động sống hằng ngày Thế nên, quan điểm toàn diện nhắc nhở người sinh viên luôn có cái nhìn khách quan
về mọi sự vật, sự việc như danh ngôn có câu: “Đừng vội đánh giá một cuốn sách qua
vẻ bề ngoài của nó” mà thay vào đó luôn nhìn nhận trên nhiều phương diện hoàn cảnh: một hai lần điểm thấp không có nghĩa là người đó học lực kém, một người ít nói chưa chắc là một kẻ lạnh lùng và liệu một người luôn cười nói với mình có sẵn sàng đồng hành giúp chúng ta tiến bộ hơn, hay là chúng ta có thể giỏi trong lĩnh vực này nhưng lại yếu kém trong một lĩnh vực khác Vì thế, muốn đánh giá và chọn lọc những người bạn đồng hành với mình trong suốt quãng thời gian đại học, chúng ta cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài, nhìn nhận họ trên nhiều phương diện, tránh cảm nhận mang tính chủ quan, một chiều
Ngoài ra, bên cạnh mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, sinh viên còn tiếp xúc với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Nhiều bạn sinh viên vì đánh giá vội vàng mà đem lòng tin đặt vào những người có mục đích xấu dẫn đến bị lợi dụng, lừa đảo Hậu quả sau cùng là những mất mát về tài sản, thời gian, công sức và sự sao nhãng trong việc học Dễ thấy, ngày nay có rất nhiều tổ chức lừa đảo ngoài kia dưới danh những công ty bán hàng đa cấp luôn sẵn sàng tiếp cận những người cả tin- đặc biệt là các bạn sinh viên- nhằm trục lợi Vậy nên, sinh viên phải luôn luôn cẩn trọng, nhìn nhận và đánh giá bất cứ mối quan hệ, con người, sự vật ngoài thế giới kia bằng quan điểm khách quan nhằm tránh những tác động tiêu cực đến hoạt động học tập của chúng ta Thứ hai, quan điểm toàn diện giúp hoàn thiện khả năng tư duy và phát triển: giúp sinh viên có nhìn nhận đúng đắn hơn về bản chất và tầm quan trọng của việc học Trước hết, ta cần trả lời câu hỏi “thế nào là hoạt động học tập?” Học tập tổng quát là quá trình nghiên cứu chuyên môn, lĩnh vực mà mình muốn biết giúp chúng ta trau dồi kiến thức, trí tuệ từ đó vận dụng vào thực tiễn Mục tiêu mà nhiều người nhắm đến ngày hôm nay là đạt được thành tích cao và sự hài lòng về những thành tựu tạm thời, nhưng