II- Định hướng phát triển logistic sở Việt Nam
4- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Mở các bộ môn và khao logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương
Tổ chức xuất bản một tạp chí riêng cho mình để là diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp lý kiến về các vấn đề thuộc ngành nghề của mình, có tiếng nói với chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách.
Đào tạo và chuyên môn hóa lực lượng lo thủ tục Hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế. Xây dựng kế hoạch, cử người đi tham quan, học hỏi ở nước ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt với các nhân viên giỏi chuyên môn. Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kĩ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam hiên nay và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này .
KẾT LUẬN
Ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều này đã mở ra cơ hội mới và cũng đem đến những thách thức. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nước này sang nước khác, thông qua các cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy Việt Nam là một cơ hội hấp dẫn để đầu tư kinh doanh, sản xuất. Việt Nam có lợi thế gia nhân công rẻ, chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa quốc tế.v.v. Tuy nhiên để ngành Logistics bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Chính phủ cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại đủ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường sắt cũng như đường hàng không. Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nếu thực hiện được điều này.
Không phải ngẫu nhiên mà trong 10 năm trở lại đây lĩnh vực Logistics ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ đến như vậy. Đây là một điều tất yếu nếu xem xét vấn đề theo quy luật cung cầu. Khi các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xuất khẩu hàng đi thì việc đầu tiên họ nghĩ đến là một công ty
Logistics có khả năng cung cấp cho họ dịch vụ tốt nhất. Miếng bánh Logistics lại thuộc về các công ty nước ngoài do sự yếu kém của các công ty Logistcis Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng của chúng ta vẫn chưa phát triển nên chi phí vận tải luôn cao hơn so với các nước trong khu vực, một lý do đơn giản là khi hàng hóa từ Việt Nam xuất đi quốc tế phải qua cảng trung chuyển và sẽ bị mất thêm nhiều chi phí khác. Một khi chúng ta có hệ thống cầu cảng, bến bãi hiện đại tầm cỡ trong khu vực thì chúng ta sẽ nâng cao đựoc khả năng cạnh tranh của mình và giảm bớt được thời gian và chi phí vận chuyển, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành Logistics.