Qui mô các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistic sở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 29 - 32)

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2- Qui mô các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistic sở Việt Nam hiện nay.

Quy mô các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún. Nguồn lợi hàng tỷ đô đang chảy vào túi của các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có phần nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày phình to của dịch vụ logistics. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đã thực sự là một thua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển. Năm 2006, lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Đây thực sự là một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá.

Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics ở Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng gioa thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo vê mặt kỹ thuật. Hiện tải chỉ có khoảng 20 cảng biển tham gia vào việc vận tải hàng hóa quốc tế, các cảng đnag trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong việc điều hàng xếp dỡ container.

Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được máy bau chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực hoạt

động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường như không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kĩ, năng lực vận tải đường sắt không được tận dụng hiệu quả do chưa hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hóa lưu thông. Tuy nhiên đường sắt Việt Nam vẫn đang sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau ( 1000 và 1435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội-Hồ Chí Minh hiện vẫn còn cần đến 32 tiếng đồng hồ.

Quy mô của doanh nghiệp còn thể hiện thông qua số nhân viên của công ty, nhiều doanh nghiệp chỉ có từ 3-5 nhân viên, kể cả người phụ trách. Doang nghiệp chỉ đáp ứng được một công việc đơn giản của một khách hàng. Cũng vì vốn và nhân lực it nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong logistics không có. Đặc biệt hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là logistics toàn cầu. Hơn thế nữa, tính nghiệp đoàn của các doanh nghiệp logistics còn rất rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh.

Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ, có doanh nghiệp chỉ đăng kí vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng ( tương đương 18.750-31.250 USD). Trên thực tế nếu muốn kí vận đơn vào Hoa Kỳ thì phải kí quỹ tới 150.000 USD. Nhiều doanh nghiệ nhà nước sau khi cổ phần hóa từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần với cỡ vốn 5 tỷ đồng ( khoảng 312.500 USD ). Với quỹ vốn như vậy các doanh nghiệp

Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu khi gia nhập thị trường logistics thế giới.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng kí kinh doanh và mang tên dịch vụ logistics, nhưng doanh nghiệp dịch vụ logistics thực sự thì không nhiều. Nói một cách giản đơn theo nghĩa đen thì những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói Door to Door cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển Door to Door.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w