Đánh giá chung về sự phát triển của dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 46 - 48)

doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hơn 800 nhà cung cấp dịch vụ logistics, trong đó có khoảng 18% là công ty nhà nước, 70% là công ty tư nhân, 10% là không đăng kí và 2% là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo ước tính, mặc dù chỉ chiếm 2% trong tổng số doing nghiệp, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30-35% thị phần của thị trường. Và hơn 784 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL trong nước sẽ phải chia nhau 60-65% thị phần còn lại. Vì thế thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam rất phân tán, điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngành sẽ rất cao. Hơn thế nữa, dưới áp lực cạnh tranh và thiếu hẳn những dịch vụ giá trị gia tăng, giá sẽ trở thành công cụ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp giao nhận và logistics.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng mà chúng ta thấy phổ biến là hình thứuc giao nhận vận tải. Đối với doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp

xây dựng: Dịch vụ logistics đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về xu hướng phát triển và về quy mô. Logistics phát triển yêu cầu lớn đối với ngành xây dựng đó là bến bãi… nó giúp cho quá trình hoàn thiện chuỗi logistics được thông suốt và giảm thiểu chi phí.

Thật vậy, theo đánh giá và khảo sát của các công ty bất động sản, phân khúc thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, gần như các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đều hoạt động hết công suất với tỷ lệ lấp kín gần 100%.

Cả nước hiện có 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trị giá 25,3 tỷ USD, chiếm 72% quỹ đất của khu công nghiệp, khu chế xuất, chiếm 60% nguồn vốn FDI và 2.800 dự án của doanh nghiệp trong nước đầu tư đạt tổng giá trị hơn 437 tỷ USD.

Theo kế hoạch Chính phủ đã phê duyệt phát triển khu công nghiệp của cả nước, đến năm 2010 diện tích đất công nghiệp đạt 40.000-45.000 ha. Đến năm 2020 diện tích đất công nghiệp đạt 70.000-80.000 ha. Trong giai đoạn từ năm 2006-2010, Việt Nam sẽ lập hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất nâng đất công nghiệp lên trên 40.000 ha.

Theo giám đốc bộ phận công nghiệp và logistics của công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, ông David W.Neal, cho biết: xu hướng thuê nhà xưởng đang rộ lên. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thuê nhà xưởng xây sẵn. Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài khi đặt chân vào Việt Nam là muốn tiến hành sản xuất ngay lập tức. Do đó nhu cầu nhà xưởng hiện nay rất lớn.

Có rất nhiều khách hàng của CBRE muốn thuê nhà xưởng, xong nhà xưởng xây sẵn là một trong những hàng hóa khan hiếm ở Việt Nam hiện

nay. Lâu nay các nhà bất động sản công nghiệp mới chỉ tập trung và dừng ở đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, rất ít nhà đầu tư quan tâm vấn đề trang bị sẵn hệ thống nhà xưởng.

Một nhà xưởng đạt theo tiêu chuẩn phải tốn thời gian từ 4-5 tháng mới hoàn thành. Chi phí xây dựng trong quí IV năm 2008, 1m2 nhà xưởng cho ngành công nghiệp nhẹ khoảng 165-280 USD/m2. chi phí xây dựng nhà xưởng và kho hàng cho ngành công nghiệp nặng khoảng từ 280-380 USD/m2. Với tình hình giá cả tăng mạnh năm 2009 và đầu năm 2010 thì chi phí xây dựng nhà xưởng cũng sẽ tăng lên. Nhu cầu cao đã đẩy giá cho thuê nhà xưởng đắt hơn trước.

Theo dự báo của công ty CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ còn sôi động trong vài năm tới, bởi lẽ Việt Nam đang là một trong những điểm đầu tư thu hút các nàh đầu tư nước ngoài. Công nghiệp là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn lớn FDI đổ và Việt Nam.

Chương III

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM LOGISTICS Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 46 - 48)