Thực trạng hoạt động các dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 36 - 41)

nghiệp tiêu biểu của Việt Nam.

3.1- Tổng công ty hàng hải Việt Nam ( Vinalines )

Tổng công ty hàng hải Việt Nam được xếp vào vị trí số 1 trong nước về khả năng thực hiện dịch vụ logistics.

Được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/1995, Vinalines lúc đầu gồm 22 công ty nhà nước, 2 công ty cổ phần và 9 công ty liên doanh, sở hữu 49 tàu với tổng trọng tải là 396696 DWT và có 18456 lao động.

Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1996. Tổng công ty đã tham gia vào rất nhiều hoạt động vận tải như:

- Vận tải biển, khai thác cảng, đại lý vận tải, môi giới, giao nhận, kinh doanh vận tải đa phương thức, sửa chữa tàu biển, cung cấp dịch vụ hàng hải và các hoạt động khác liên quan;

- Xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị chuyên ngành; - Cung cấp thuyền viên;

- Tham gia liên doanh, hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.

Vinalines, kinh doanh bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc, đầu tư cảng Cái Lân, cảng Hiệp Phước, đầu tư dầu khí Sao Mai-Bến Đình…

Trong năm 2007, tổng sản lượng vận tải biển ước đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ Tkm, tương ứng tăng 7% và 30%, tổng sản lượng hàng thông qua cảng đạt 54,2 triệu tấn, tăng 9%. Năm 2008, Tổng công ty vận chuyển được 27,3 triệu tấn và 92,6 tỷ Tkm, tăng lần lượt 9% và 23%, tổng lượng hàng hóa thông cảng đạt 47,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2007.

* Vận tải biển

Đến cuối năm 2007, Vinalines có đội tàu gồm 134 chiếc với tổng trọng tải là 2,1 triệu DWT. Tổng số hàng hóa vận chuyển bởi đội tàu đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ Tkm.

Trên thực tế, Vinalines đã có kế hoạch phát triển đội tàu để tăng năng lực lên 2,6-3 triệu DWT vào năm 2010 này và 6-7 triệu DWT vào năm 2020. Cơ cấu đội tàu sẽ được thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ các tàu chuyên dụng như tàu container, tàu hàng rời cỡ lớn và tàu chở tàu, đồng thời giảm tuổi thọ của đội tàu xuống dưới 16 tuổi. Theo đó, Vinalines đang mong muốn chiếm được thị phần lớn hơn nhờ nâng cao vị trí và thương hiệu cảu mình tại thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

* Dịch vụ phụ trợ khác

Hiện nay Vinalines nắm giữ khoảng trên 40 công ty dịch vụ tham gia vào nhiều hoạt động logistics khác nhau trong hệ thống logistics toàn quốc. Những công ty này cung cấp nhiều dịch vụ như giao nhận, đại lý tàu biển, vận tải đường bộ, thông quan, cung cấp thuyền viên, quản lý tài sản… Với hệ thống dịch vụ rộng khắp, Vinalines có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường vận tải của thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Vinalines đẩy mạnh hoạt động cung cấp thuyền viên, đáp ứng kế hoạch đầu tư đội tàu và bắt đầu những dịch vụ mới ở Việt Nam như môi giới tàu, môi giới hàng hải…

Để tăng cường và mở rộng mạng lưới logistics, Vinalines sẽ thành lập hệ thống cảng container nội địa (ICD) Bắc vào Nam thông qua việc cơ cấu lại các ICD hiện có và đầu tư xây dựng các ICD mới. Việc này giúp Vinalines cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động. Từ đó, Vinalines sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nập mạng lưới logistics khu vực và quốc tế thông qua việc hợp tác với các tập đoàn và công ty quốc tế, thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài.

* Khai thác cảng

Với việc quản lý và khai thác 5 cảng biển chính tại 5 khu vực kinh tế trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Vinalines hiện là nhà khai thác cảng hàng đầu tại Việt Nam.

Sáu tháng đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp khai thác cảng trong Tổng công ty đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2008 về chỉ tiêu sản lượng hàng thông qua cảng. Có thể kể đến công ty TNHH 1 thành viên cảng Sài Gòn đạt sản lượng hàng thông qua 8,7 triệu tấn (tăng 26%); Cảng Đoạn Xá đạt sản lượng hàng thông qua 2,2 triệu tấn (tăng 50%); Công ty TNHH 1 thành viên Cảng Đà Nẵng đạt sản lượng hàng thông qua 1,5 triệu tấn (tăng 14%); cảng Cái Cui đạt sản lượng hàng thông qua 2,6 triệu tấn (tăng 482%); cảng Cần Thơ đạt sản lượng hàng thông qua trên 4 triệu tấn (tăng 312%); Công ty Viconship Việt Nam đạt sản lượng hàng thông qua 1,4 triệu tấn (tăng 15%) ...

Tạp chí điện tử VietnamShipper cung cấp các thông tin cần thiết cho giới chủ hàng tại Việt Nam, gồm các thông tin về lịch tàu, lịch bay, tin Logistics, hàng hải. Là một kênh thông tin điện tử được đánh giá cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao nhận, tiếp vận và logistics… Trang web:

www.vietnamshipper.com có lượng thông tin lớn, được cập nhật nhanh liên tục trong ngày. Website có thiết kế thuận lợi cho việc truy cập và tìm kiếm thông tin và là nơi cung cấp các dữ liệu tìm kiếm cho các search engine như Google, Yahoo, MSN…

Mỗi ngày có trên 7000 người truy cập website, chủ yếu là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, giao nhận, tiếp vận và logistics

Tạp trí điện tử này có 10% diện tích dành cho quảng cáo. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà vận tải, các hãng tàu, các hãng hàng không… giới thiệu dịch vụ của mình đến khách hàng một cách hiệu quả thông qua dịch vụ quảng cáo.

Tạp chí chủ hàng Việt Nam là một kênh thông tin để liên kết khách hàng với chủ hàng, nó đóng góp một phần rất lớn trong việc liên kết và phát triển chuỗi logistcis.

Tổng công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 27/5/1996 trên cơ sở sát nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không với hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt. Hãng nằm dưới sự quản lí của một hội đồng 7 người do Thủ tướng chỉ định. Hãng từng là cổ đông chi phối của hãng hàng không thứ hai của Việt Nam- Pacific Airlines nhưng cổ phần của hãng đã được chuyển sang bộ tài chính vào tháng 1/2005

Trong các năm qua, các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam, nhất là Vietnam Airlines đã có bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Vietnam Airlines đang có đội bay trẻ và hiện đại thuộc hàng đầu thế giới. Tỷ lệ máy bay hiện đại và mới trong tổng số máy bay của Vietnam Airlines là rất cao so với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới. Độ tuổi trung bình đội máy bay Vietnam Airlines là 8,3 năm và đội máy bay sở hữu là 5,2 năm.

Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế.

Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.

Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong

những sáng lập viên, k

n ý một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w