0

[Văn 10]sáng tác 1 truyện ngắn

Cập nhật: 26/04/2024

ai có thế giúp em làm đề bài là em hãy sáng tác một truyện ngắn trong cuộc sống về 1) đội thanh niên tình nguyện( về giao thông) 2) đôi bạn cùng tiến ai có thể giúp em làm 1 trong 2 đề với ạ kẻo chiều mai nộp rồi zzz

Có thể bạn quan tâm

Sáng tác một truyện ngắn (theo đề tài tự chọn) mang ý nghĩa xã hội, có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay - văn mẫu

  • 1
  • 11
  • 41
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Trích: 2) đôi bạn cùng tiến Đề tài này dễ viết hơn. Đầu tiên có thể chọn bối cảnh là đôi bạn học cùng lớp,1 người ngỗ nghịch, quậy phá, người kia thì hoàn toàn ngược lại. Bằng lòng trắc ẩn, tinh thần giúp đỡ mọi người mà 2 người bạn đã vượt qua tất cả để đạt thành công. Lưu ý: do đôi bạn cùng tiến nên cái thành công đạt đc phải là do công sức của 2 người. Anh chỉ gợi ý thôi, em tự viết nhá! Đây là 2 truyện ngắn anh từng viết cách đây 7 năm, tuy ko cùng chủ đề hoàn toàn nhưng cũng có 1 số nét tương đồng. 1/. Truyện ngắn: THẦY TÔI - sáng tác năm 2002 bởi sanganly. Bấm vào đây để xem nội dung. THẦY TÔI M ặt Trời sáng sớm đã lên, ánh nắng ấm áp của bình minh dường như xua tan được phần nào cái lạnh lẽo của mùa đông. Mùa đông năm nay đến sớm hơn mọi năm. Tôi không biết vì lí do gì nữa, cũng có thể do tôi không xem dự báo thời tiết. Trên bầu trời chỉ có một màu trắng xoá trộn lẫn với những chấm đen nhỏ xíu-những chú chim cuối cùng bay về phương Nam tránh rét. “Một ly cà phê nóng sẽ cho mình một chút ấm áp”- tôi tự nhủ, tối qua tôi không được ngon giấc vì…bận suy nghĩ về hoàn cảnh của cô bé bán diêm trong một tác phẩm cùng tên. “Thật là một hoàn cảnh đáng thương, ước mơ của cô bé thật nhỏ nhoi và trong sáng”-tôi nói một mình-“Liệu trên đời này có còn hoàn cảnh nào tương tự như thế không nhỉ?”-tôi hỏi và mong có câu trả lời dù cho tôi chỉ sống một mình trong căn nhà rộng đến nỗi có thể làm văn phòng cho cả một công ty. Ngồi bên cạnh lò sưởi cùng tách cà phê, hình dung về hoàn cảnh của cô bé bán diêm tôi lại nghĩ đến quá khứ của mình. Người ta nói: “Dĩ vãng chỉ là tiếc nuối”. Tôi cũng nghĩ như vậy. Những điều xảy ra trong quá khứ luôn tạo ra sự nuối tiếc cho người trong cuộc ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai, nhưng không hẳn là tất cả. Tôi sống cuộc sống cô đơn này đã lâu lắm rồi, từ khi tôi sống độc lập với cha mẹ đến bây giờ-khi tôi đã năm mươi tuổi. Đến cơ quan, mọi người vẫn hay gọi tôi là sếp-cái đại từ xưng hô không được thân mật cho lắm-ít nhất là đối với tôi. Những lúc ở nhà rãnh rỗi, tôi thường đọc sách hay nghe nhạc. Một ý tưởng chợt hiện ra trong suy nghĩ của tôi: “Tại sao mình không nghe nhạc nhỉ?”. Nghĩ sao làm vậy, tôi lục tìm trong đống đĩa nhạc, gọi là đống là vì chúng bừa bộn quá, sống độc thân mà.. Tôi chợt phát hiện ra một đĩa nhạc mà lâu lắm rồi tôi chưa nghe-chính xác là như vậy, có lẽ từ khi mua nó tôi chưa có thời gian rãnh để nghe. Nhìn cái list, tôi chú ý đến bài “Người Thầy”. Không gian tĩnh lặng chợt chuyển mình hoà cùng tiếng nhạc êm dịu, man mác buồn, cùng lời đọc nhẹ nhàng sâu lắng của cô ca sĩ làm cho tôi chợt nhớ đến câu chuyện năm xưa…Kí ức về người thầy chủ nhiệm năm nào chợt hiện về trong tâm trí của tôi: người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa…Tôi dường như không còn chú ý đến diễn biến xung quanh nữa. Dường như có một sức mạnh vô hình nào đó đã đưa tôi về với quá khứ-quá khứ trong suy nghĩ-quá khứ của ba mươi hai năm về trước, khi tôi mới mười tám tuổi. Lúc ấy tôi từng là học sinh cá biệt của lớp, sự cá biệt ở đây có một nghĩa khác với bình thường mà người ta thường nghĩ. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng phải dùng cái danh từ đó để nói về tôi khi còn ở học kì một lớp mười hai. Nói một cách cụ thể là, tôi đã rơi xuống một “vũng bùn” nhưng tôi không bị sa lầy trong vũng bùn ấy-có hai người đã giúp tôi thoát ra-thầy và Vinh-người bạn thân nhất của tôi cho đến bây giờ. Tôi còn nhớ như in câu chuyện ấy như nhớ về ngày sinh nhật của mình vậy. Cánh cửa quá khứ dần mở, tôi lục tìm trong những sự việc xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi… “A, tìm ra rồi”-tôi reo lên khi tìm được câu chuyện ấy… Lúc đó tôi là học sinh yếu kém –trong khoảng cuối học kì hai của lớp mười một và học kì một của lớp mười hai. Nhưng trước và sau đó tôi lại là một học sinh giỏi-có vẻ khó tin, nhưng đấy lại là sự thật. Mọi người cho rằng do tôi ham chơi, không biết phấn đấu. Họ chỉ nói đúng một phần nhỏ thôi, nhưng nguyên nhân sâu xa-có lẽ chỉ thầy và Vinh là hiểu rõ hơn cả. Lúc tôi học lớp mười trở về trước, tôi luôn dẫn đầu bảng xếp hạng. Đến năm lớp mười một, lớp tôi có một bạn mới-đó là Vinh-người học trò ở nông thôn theo gia đình lên thị xã đã định cư. Chính vì câu ta mà tôi đã tụt xuống hạng nhì, hạng nhất được nhường lại cho cậu ấy. Cứ như thế tôi mãi không vượt qua cậu ấy ở các môn học trong khi tôi chỉ muốn mình bám giữ mãi cái hạng nhất ấy, nhưng không được. Và dù thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn phải đối diện với thực tế, chính điều đó đã làm cho tôi chán chường với việc học và với chính bản thân mình. Con đường đến thành công, đến vinh quang trở nên khó đi đối với tôi trong lúc ấy. Người ta nói: “Trên bước đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng”. Câu nói ấy quả không sai, tôi đã khép mình trong lớp vỏ bọc chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân. Tôi đã sai lầm, nhưng cũng nhờ thầy và Vinh, tôi đã không sa lầy trong cái vũng bùn sai lầm đó. Một hôm-khi tôi còn ở hạng nhì, thầy giáo giao cho tôi và Vinh giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp, mỗi người làm một nửa công việc mà thầy giao. Vinh đã làm rất tốt nhiệm vụ mà thầy giao. Với trí óc tuyệt vời của mình, Vinh như một đòn bẩy đã bẩy kiến thức của các bạn lên một tầm cao hơn, có lẽ vì thế mà Vinh vất vả và tiều tụy hơn trước nhiều. Cũng phải thôi, là một người con hiếu thảo, không những Vinh phải chăm sóc em nhỏ, phải tự học, kèm cặp bạn bè mà Vinh còn giúp đỡ gia đình trong công việc đồng áng. Nhà Vinh nghèo lắm, cuộc sống thiếu thốn chứ không được như tôi, nhưng Vinh là một con người rất đáng được khâm phục vì cậu ấy biết vượt qua hoàn cảnh. Vinh được thầy cô, bạn bè, thầy cô và bà con lối xóm hết mực thương yêu. Lại nói về tôi-một con người ích kỉ, tôi nhân cơ hội này-cơ hội mà tôi cho là ngàn năm có một: thay vì làm tốt công việc thầy giao, tôi đã để cho những bạn học yếu tự học lấy. Các bạn này đã tìm đến Vinh, thế là Vinh đã vất vả nay lại càng vất vả hơn. Tuy rằng tôi có tụt hạng nhưng vẫn là một học sinh giỏi của lớp. Tôi nghĩ rằng có như vậy thì Vinh sẽ không còn thời gian cho việc học hành và sẽ sa sút, và như thế thì tôi sẽ dễ dàng “lấy lại những gì đã mất”. Nhiều lần Vinh hỏi tôi: “Tại sao Hùng-tên tôi, lại không giúp đỡ các bạn?” Tôi trả lời Vinh với giọng điệu của một kẻ ngang tàng: “Hừ tao không muốn, chỉ tụi nó thì lấy đâu ra thời gian mà tao học nữa”. “Được rồi, vậy để Vinh kể cho Hùng nghe câu chuyện này nhé, Hùng muốn nghe không”. Vinh nói một cách nhỏ nhẹ. Vốn tính tò mò nên tôi cũng muốn nghe xem sao: “Được, mày kể đi, tao nghe!”. Vinh bắt đầu kể, giọng Vinh nhẹ nhàng: “Có hai hạt lúa nọ được giữ lại làm hạt giống vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, to khoẻ và chắc mẩy. Khi người chủ định đem chúng đi gieo thì hạt thứ nhất nghĩ: dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng, ta sẽ tan nát mất, tốt nhất ta nên tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ. Và nó lăn vào một góc khuất, chẳng ai tìm ra nó nữa. Còn hạt thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt thứ nhất chết dần chết mòn vì nó không nhận được nước, ánh sáng…Trong khi đó, hạt thứ hai tuy nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng trĩu hạt. Nó mang đến cho đời những hạt lúa mới…” “Hùng cũng vậy, hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ-đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai. Vinh hi vọng đó cũng chính là sự lựa chọn của Hùng và Vinh khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này, mình hi vọng Hùng hiểu những gì mình nói”, Vinh lại từ tốn nói. Không gian dường như tĩnh lặng và chỉ có bộ óc của tôi là hoạt động hết công suất. Đầu óc của tôi quay cuồng vì lời nói của Vinh, những lời lẽ mà bất cứ ai nghe cũng phải suy nghĩ. Không phải tôi không hiểu những gì Vinh nói mà tôi đang tự trách mình. Tôi đã quá xem thường Vinh-một con người mang nhiệt huyết thanh niên và luôn luôn biết cảm thông, chia sẻ vui buồn với bạn bè. Tôi đã mất hơn nửa giờ đồng hồ để về tới nhà mặc dù những ngày khác tôi chỉ mất hơn mười phút. Rồi năm học lớp mười một dần trôi, tôi vẫn còn thờ ơ trước những lời nói của Vinh. Tuy không còn ý chí trả thù nhưng trong tôi vẫn còn giữ một mối ác cảm đối với Vinh về chuyện học hành. Những ngày tháng cuối cùng của năm học tôi như người mất trí, học hành sa sút hẳn đi. Ngoài Vinh ra chẳng có ai gần gũi khuyên nhủ tôi. Nhưng tôi vẫn trở thành một học sinh cá biệt về mặt học lực lẫn hạnh kiểm. Tôi đến lớp chỉ để chơi, tham gia vào những băng nhóm thanh niên hư hỏng và thường gây mất an ninh trật tự. Ngay cả ban giám hiệu cũng muốn “sa thải” tôi. Rồi đến năm học lớp mười hai, thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng. Tôi còn nhớ rõ dáng vẻ của thầy một cách tường tận như thể đó chính là tôi vậy. Dáng thầy mảnh khảnh, màu da pha mưa nắng, mái tóc đã bạc đi vì bụi phấn. Với chiếc áo đã sờn đôi vai, ngày ngày thầy đến trường bằng phương tiện là chiếc xe đạp đã cũ kĩ-hình ảnh luôn gợi lên trong tâm trí tôi lòng trắc ẩn. Học kì đầu của lớp mười hai trôi qua nhanh như chòm mây lang thang lướt nhẹ trên bầu trời khi cơn gió mùa thu thoang thoảng thổi qua. Lần này tôi xếp ở một vị trí gần như cuối sổ. Bức xúc về chuyện này, thầy không thể không can thiệp vì thầy đã nghe các bạn kể về tôi. Một ngày thứ bảy trời âm u, sau khi tan học thầy đưa tôi về nhà thầy. Thầy bảo rằng thầy muốn nói chuyện với tôi. Sau mười lăm phút đi bộ cùng thầy, trước mắt tôi hiện ra một căn nhà tồi tàn. Tôi thật sự bàng hoàng, lúc đầu tôi cứ ngỡ đó là một căn nhà bỏ hoang. “Em vào đi!”-thầy nói và mỉm cười, có lẽ thầy biết tôi đang nghĩ gì. Bước vào căn nhà, tôi nhìn quanh một lượt: chẳng có vật gì đáng giá. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy một bức ảnh trắng đen chụp một người phụ nữ bồng một đứa bé khoảng chừng hai tuổi treo ở phòng khách. Nói là phòng khách nhưng thực ra đó cũng chính là nơi sinh hoạt của thầy. Tôi ngạc nhiên về bức ảnh nên cất tiếng hỏi: “Tại sao thầy lại treo bức ảnh này ở đây mà không phải là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp?” “Ồ, đó chính là bức ảnh chụp người vợ và đứa con yêu quí của thầy, mới đó mà đã hai mươi năm trôi qua. Tất cả còn lại bây giờ chỉ là tro bụi mà thôi, thời gian chỉ có thể bào mòn đi tuổi tác và sinh lực của người ta chứ không thể bào mòn đi cảm xúc được. Đối với thầy, chỉ có nỗi buồn mới tạo ra cảm xúc chân thật”-thầy nói nhẹ nhàng nhưng đã để lộ hai hàng nước mắt, tuy không nhiều nhưng cũng đủ để tôi nhận ra. “Xin lỗi thầy vì em đã gợi lại chuyện buồn của thầy!”-tôi nói với vẻ mặt hối hận đồng thời thắp một nén nhang nơi bàn thờ. Tôi lại nghĩ về cha mẹ của tôi, hẳn họ sẽ buồn lắm khi biết tôi học hành sa sút thế này. Ba mẹ tôi bận lắm nên cũng ít quan tâm đến việc học hành của tôi vì họ nghĩ rằng tôi vẫn dẫn đầu lớp. Thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn hỏi thăm tôi về tình hình học tập và thường hay nhắc nhở tôi nữa. “Hùng à, thầy muốn nói chuyện với em một cách nghiêm túc, được chứ?”-thầy nói nhưng vẫn giữ thái độ bình thản. Tôi chợt nhận ra tấm lòng khoan dung và tấm lòng hết lòng vì học trò của thầy. Lúc đầu tôi chẳng hài lòng lắm, nhưng rồi lại muốn nói chuyện cùng thầy. “Hùng, thầy muốn biết lí do vì sao em lại học hành sa sút như vậy?”-thầy hỏi nhưng không mang giọng điệu của lời trách móc. “Vâng, thầy đã hỏi thì em cũng chẳng giấu làm chi nữa”-tôi nói trong tâm trạng nôn nao về lí do mà tôi đã giấu kín bấy lâu nay… “Bây giờ thì em đã học yếu rồi, chẳng ai giúp được cho em đâu”-tôi nói với dáng vẻ thờ ơ. “Bác Hồ đã nói: không có việc gì khó; chỉ cần có quyết tâm, thầy tin rằng em chẳng phải mất nhiều thời gian để lấy lại những kiến thức đã mất đâu”-thầy từ tốn nói. “Thầy à, có người nói: trì chậm một việc dễ sẽ biến việc dễ thành việc khó, trì chậm một việc khó sẽ biến việc khó thành việc không thể làm nổi. Em học yếu trong một thời gian không phải là ngắn, đôi khi em cũng muốn cố gắng làm lại từ đầu nhưng quả thật điều đó không thể làm được”-tôi nói và nghĩ rằng thầy chẳng còn lí lẽ để khuyên tôi được nữa. “Ừ, thầy cũng đã từng nghe câu nói: có người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng nếu vì sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy. Em nói em có cố gắng nhưng em lại sợ sự cố gắng của em là hoài công, như vậy thì rất khó để em có thể học giỏi lại như xưa. Con người ta nếu muốn thành công thì ngoài năng lực của bản thân cần có thêm sự quyết tâm và lòng kiên nhẫn. Những thất bại của em trước kia sẽ là ngọn đuốc soi đường cho em đến với thành công”-thầy nói chậm rãi, có lẽ thầy muốn tôi hiểu sâu sắc hơn. “Vậy thầy thử nghĩ xem, trước đây em chưa hề biết đến hạng nhì, mà từ khi có Vinh, em đã tụt hạng”-tôi nói nhưng không giấu được vẻ mặt cau có. “Em chỉ muốn mình xếp hạng nhất thôi”-tôi tiếp tục khẳng định ý nghĩ của mình mặc dù tôi đã hiểu hết những điều thầy nói, có lẽ vì tôi quá ngoan cố. “Hùng à, khi sự việc xảy ra không như mong muốn, em đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Em sẽ đạt được điều đó dù cho cách thức để đi đến đích đôi khi không như mong đợi, cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng. Thầy nói như thế không có nghĩa là dung thủ đoạn để vươn lên mà phải dùng chính sức lực của bản thân, hãy tin vào chính bản thân mình, em nhé.”-thầy nói. Tôi im lặng vì câu nói của thầy: “Ừ, tại sao mình không nghĩ đến điều này nhỉ?” Thầy tiếp tục nói: “Và khi đã thành công, đừng ru ngủ mình trên thành công đó, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn, hãy phấn đấu để thành công, thầy và Vinh sẽ giúp đỡ em”. “Đúng vậy, thầy và mình sẽ giúp đỡ Hùng”-tiếng nói của Vinh vọng lại từ phía sau ngôi nhà. Thì ra thầy đã sắp đặt sẵn mọi việc. Tôi dường như thức tỉnh trước cơn mê. “Trời sắp mưa rồi, vả lại chắc ba mẹ đang mong em ở nhà, thầy tin rằng em hiểu những gì thầy nói, bây giờ Vinh sẽ đưa em về”. Chúng tôi chào thầy và cùng ra về, đồng thời tôi cũng không quên một lời cảm ơn đến thầy và Vinh. Trên con đường ven cánh đồng lúa xanh ngát bạt ngàn, hương lúa chin toả khắp nơi, tôi thấy nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng, tôi cảm nhận được ý nghĩa mà thầy nói với tôi. Hai dòng lệ tuôn rơi nơi gò má của tôi, tuy không bật thành tiếng khóc nhưng nó chứng tỏ một điều: tôi đã thật sự thức tỉnh. Rồi cơn mưa ập đến xoa dịu đi những buồn đau, những suy nghĩ sai trái của tôi. Tôi đã nói một câu mà tôi nghĩ rằng lúc nói câu ấy tôi thật can đảm: “Vinh ơi, chúng ta làm bạn thân của nhau được không?” Tôi nghĩ rằng Vinh sẽ gạt ngay những ý kiến của tôi nhưng tôi đã sai lầm một lần nữa khi Vinh đồng ý ngay sau khi nghe lời đề nghị của tôi. Cả hai đứa cùng cười. Tôi ngước nhìn lên bầu trời: một màu trắng xoá giống như tâm trí của tôi không còn sự thù hận nữa. Năm học lớp mười hai kết thúc, tôi và Vinh xếp ở vị thứ nhất đồng hạng. Chúng tôi vào đại học khi đã chọn cho chính mình “một con đường riêng”… Bài hát cũng vừa kết thúc, tôi lắng nghe câu cuối cùng: “Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy”. “Vâng, thầy ơi dẫu ngàn năm trôi qua em cũng không thể đếm hết công ơn của thầy”-Tôi nói thành tiếng… Tách cà phê cũng vừa hết, tôi xem tờ lịch: “Ồ, hôm nay đã là ngày 19-11 rồi, vậy ngày mai là ngày Nhà Giáo Việt Nam”. Thầy tôi đã đi xa, thầy đã trở về cát bụi để sum họp cùng gia đình nhưng tôi cứ ngỡ rằng thầy vẫn bên tôi, dìu dắt tôi trong suốt cuộc đời này. Giờ đây, bước đi trên nấc thang danh vọng nhưng làm sao tôi có thể quên được thầy và Vinh, vị thần của sự thành đạt trong tôi. 2/. Truyện ngắn: HÈ XANH YÊU DẤU (chủ đề Mùa hè xanh) - sáng tác năm 2004 của sanganly. Bấm vào đây để xem nội dung. HÈ XANH YÊU DẤU Đ ã quá khuya, An vẫn trằn trọc trên chiếc giường nệm êm và ấm. Có lẽ đây là lần đầu tiên cô ngủ trễ sau những ngày mệt nhọc chuẩn bị cho kì thi đại học năm ngoái. Cô cố gắng gượng dậy, cái lưng vẫn còn ê ẩm-do dư âm của cú va chạm lúc chiều giữa cái lưng cô và cánh cửa sổ. Vết thương không nặng nhưng làm cho cô đau nhói, bởi một lẽ rất đơn giản: cô là con gái của một gia đình giàu có. Thật vậy, nhà An thuộc loại giàu có nhất quận, kẻ ăn người ở đông gấp mấy lần số thành viên trong gia đình. An được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ, cô chẳng phải vất vả làm bất cứ công việc gì, bố mẹ mong An học tập thật tốt để cô nối nghiệp cha sau này: trở thành một bác sĩ. Cuối cùng cô cũng làm cho ba mẹ hài lòng khi đậu cao vào trường đại học Y Dược. Mới hôm qua, An đã đăng kí tham gia chiến dịch mùa hè xanh. Cô tham gia với mục đích chính không phải là góp một phần sức lực nhỏ nhoi giúp đỡ đồng bào, vì cô có thể làm được việc gì cơ chứ-cô tham gia chỉ vì tò mò. Nhóm của An gồm những mười lăm người-là những đoàn viên thanh niên đến từ các chi đoàn của trường đại học Y Dược. Nhóm của cô được phân công đi về một tỉnh duyên hải miền Trung-một tỉnh giáp với biển đông và Tây Nguyên-một tỉnh có cả núi non, sông ngòi và biển cả… * * * Ngoài trời vẫn còn mưa, cơn mưa bắt đầu từ buổi chiều mà đến bây giờ vẫn chưa tạnh. Ở thành phố này mỗi khi trời mưa là mỗi khi người dân được dịp…khổ. Khổ vì đường xá lầy lội, chỉ cần một cơn mưa nhỏ thôi thì đã làm cho nước trên đường dâng lên đến hơn hai mươi centimet. Thật là khổ! An bật máy tính lên, vào chương trình giải trí để chơi game-trò chơi bắn trứng khủng long này cô chơi đã nhuần nhuyễn lắm rồi, có lẽ phải chinh phục trò chơi mới thôi, An thầm nghĩ. Tắt máy tính, An mở cửa sổ với hi vọng có một cơn gió thoảng qua. Cơn mưa đã tạnh và không khí có vẻ dịu đi nhiều so với cái nóng oi bức mới trưa nay. “Có lẽ phải đi ngủ thôi, ngày mai có việc phải làm nữa mà!”-An nghĩ thầm. Và cô đã thực hiện việc ấy dẫu cho phải mất hơn ba mươi phút sau cô mới thực sự chìm vào giấc ngủ. An ngủ với khuôn mặt rạng rỡ, không còn cái vẻ nhăn nhó do cơn đau lúc chiều gây ra, có thể cô đang chìm trong một giấc mơ tuyệt đẹp. An là một cô gái xinh đẹp, lại là con nhà giàu nên cô chẳng tiếc tiền khi khi những thứ mĩ phẩm đắt tiền mà không phải một chút do dự. Những thứ mĩ phẩm đắt tiền ấy mang lại cho cô vẻ đẹp dịu dàng-dịu dàng như ánh trăng khuya. Ở trường có biết bao chàng trai theo đuổi cô, làm “cái đuôi” của cô. Với bản tính kiêu ngạo, An chẳng ngó ngàng gì đến họ-điều đó chỉ làm tăng thêm ở cô sự kiêu hãnh. An luôn mơ mộng rằng có một “hoàng tử” đẹp trai, khoẻ mạnh giàu có và tài giỏi đến bên đời cô. An cho rằng mình tựa một con thiên nga, còn “cái đuôi” của cô chỉ là một lũ quạ-quạ không thể sánh với thiên nga được. Phòng riêng của An là một căn phòng rộng lớn, đồ vật được bài trí một cách hợp lí. Một tủ đựng đầy mĩ phẩm, một chiếc máy vi tính xách tay, một tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ…nói chung là giống như một phòng khách của khách sạn thuộc loại sang trọng nhất. Chỉ riêng mĩ phẩm thôi, cũng phải dùng tiền triệu để tính cho giá trị mỗi lọ. Các thứ mĩ phẩm của An dùng có thể khiến một cô gái xấu xí trở nên xinh đẹp nữa là, nói chi An đã xinh đẹp sẵn. * * * Cuối cùng thì ngày khởi hành cũng đã đến. Năm giờ sang, An đã có mặt tại khuôn viên của trường. Buổi sáng tinh mơ của ngày hè nhưng lại có một lớp sương mỏng hoà quyện trong không khí. Những chậu hoa trong khuôn viên trở nên rực rỡ với làn sương mỏng và ánh nắng ban mai. An cũng vậy-cô mặc cho mình bộ đồng phục-trang điểm khá kĩ, cô tựa như những bông hoa kia vậy. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh sau khi làm lễ ra quân, vượt qua quãng đường hơn năm trăm bảy mươi kilômét. Suốt thời gian một ngày ròng ngồi trên xe, An được nhìn thấy những hình ảnh về Việt Nam-đất nước-con người. An cũng nhận ra một chàng trai có vẻ khá đẹp trai và khoẻ mạnh-ít nhất là như vậy, và An chắc chắn điều nhận xét của mình là đúng khi xe dừng lại tại nhà rông-trung tâm văn hoá của thôn-căn nhà rộng bằng phòng riêng của An. Chàng trai mà An tỏ vẻ quan tâm quả thật rất đẹp trai, khoẻ mạnh, anh có đôi má lúm đồng tiền và nụ cười quyến rũ. “Người đâu mà đẹp trai vậy ta?”-An nói thầm. Ngay lập tức trong đầu của An nảy ra ý định chinh phục chàng trai ấy, và cô đã vạch ra kế hoạch làm quen. Vào hội trường xã, thay vì chú ý lắng nghe lời chào hỏi, dặn dò của các vị lãnh đạo xã-An lại đưa mắt đảo quanh tìm anh chàng kia và dừng lại khi nhìn thấy anh. An chỉ chú ý đến anh trong suốt thời gian ấy. “Hừ, nhà cửa thì dơ bẩn thế này, không có chăn êm nệm ấm, làm sao bổn cô nương có thể sống được. Trời thì nóng bức mà chẳng có cái quạt nào, điện đóm thì chẳng ra sao, rồi còn nhiều thứ khác nữa, rõ chán…”-Đó là những suy nghĩ của An khi cô bước chân vào nhà rông. Rồi An nhận ra tiếng nói khá to vọng lại từ phía bên trong căn nhà. Thì ra đó là tiếng nói của Vũ-người trưởng nhóm-cũng chính là chàng trai mà An đang định chinh phục. An dường như quên đi những nhận xét về căn nhà rông, cô bước vào trong một cách nhanh chóng. Thì ra anh ta muốn tập hợp mọi người để phổ biến nội qui và một số nhiệm vụ trước mắt, sau đó là màn chào hỏi. “Các bạn ạ, nhóm mình bây giờ cũng mệt mỏi cả rồi, do vậy chúng ta nên nấu những món ăn đơn giản và nhanh chóng. Mình sẽ đảm nhận công việc này, các bạn cứ nghỉ ngơi, khi nào xong mình sẽ gọi các bạn nhé!”-Anh ta xung phong một cách vui vẻ và không quên nở một nụ cười. “Có làm được không đó anh Vũ?”-có tiếng nói của một cô gái. “Bạn yên tâm, nấu ăn không khó đối với mình đâu!”-Vũ cất tiếng trả lời để cô yên tâm mà nghỉ ngơi. “Để em phụ anh nhé anh Vũ, em không mệt”-An liền nói ra đề nghị của mình “À, nếu bạn không mệt thì có thể giúp mình”-Vũ trả lời An Cả phòng rộn lên vì tiếng vỗ tay hoan hô, Vũ nở một nụ cười và An cũng vậy-trông họ thật đẹp đôi-ít nhất là đối với suy nghĩ của nhóm bạn còn lại. Mang tiếng là phụ Vũ nhưng An chẳng phải làm công việc gì to lớn-tuy nhiên đối với cô đó là những công việc…vất vả. Trò chuyện trong lúc nấu ăn với Vũ, An biết thêm thông tin về Vũ-anh là con một gia đình giàu có thuộc loại bậc nhất của quận Ninh Kiều, cha là một kĩ sư, mẹ anh là một nhà kinh tế thành đạt. Vũ là sinh viên năm thứ sáu khoa ngoại của trường, anh là một sinh viên xuất sắc. Bên cạnh việc học hành tốt, anh còn là một người giỏi trong lĩnh vực âm nhạc và hội họa, đặc biệt là về mảng cải lương-thế mạnh của nhân dân Tây Nam bộ. “Các bạn ơi, dậy ăn cơm đi nào!”-giọng nói của Vũ đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy, họ vừa ăn cơm, vừa trò chuyện về những công việc sắp tới. Ai cũng góp một câu trong buổi trò chuyện ấy, riêng chỉ có An là im lặng “Bạn có ý kiến gì không An?”-Vũ bất thình lình hỏi An trong khi cô đang bận suy nghĩ về cuộc sống trong một tháng tới: làm cách nào để giữ được sắc đẹp mặn mà khi mà phải sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế này. Suốt thời gian còn lại của buổi chiều hôm ấy, bọn con trai cùng nhau làm những công trình phụ, con gái thì tham gia công việc nấu nướng. “Anh Vũ ơi, vào giúp bọn em đi nào!”-có tiếng nói của một cô gái cất lên từ phía “nhà bếp”-gọi là nhà bếp chứ thực ra đó chỉ là một khoảng đất trống, với ba hòn đá khá lớn được chôn một phần xuống lòng đất phục vụ cho công việc nấu bếp. An không ngồi trong nhóm con gái lo chuyện nấu ăn vì cô không thể nào chịu được khói bếp. Các cô gái cũng không trách An, vì họ biết mắt An đang cay xè vì khói bếp. “Các bạn nấu đi, mình bận phải làm những công việc này, không có thời gian rãnh”-Vũ vừa nói vừa cười. “Thôi, anh với em hoán đổi công việc cho nhau đi!”-giọng cô gái lúc nãy lại vang lên cùng một nụ cười. Lúc này mắt An vẫn còn cay, cô đã nghe được những lời mà cô bạn nói với Vũ. An tỏ vẻ hậm hực nhưng cố gắng kìm nén vì không thể để lộ được. Điều mà cô mong muốn là được phụ Vũ trong việc….nấu ăn, để có dịp gần gũi và nói chuyện với anh nhiều hơn. * * * Trong cái nắng gay gắt của những ngày hè nơi miền núi cao, An cảm thấy như mình đang ở trong cái lò lửa. Lớp kem chống nắng cô thoa đã tan chảy hết rồi. Mồ hôi trên người cô chảy thành dòng, cùng với sự mệt mỏi tột cùng. Đang làm việc-một công việc khá nhẹ nhàng: thu hoạch rau, An lấy ra từ trong túi quần lọ kem chống nắng. Cô vội vàng bôi như không muốn cho ai thấy được việc mà mình đang làm. Cô ngồi dưới một bóng cây khá rộng, nó phủ trên một diện tích khá lớn, có đủ chổ để cho mười người cùng ngồi để tránh cái nắng. Từ sáng đến giờ An đã làm được bao nhiêu việc đâu, công việc mà nhóm con gái làm khá nhẹ nhàng: thu hoạch rau, thậm chí phần việc của một cô gái bất kì trong nhóm còn gấp mười lần phần việc mà An làm đấy chứ. An đi làm việc nhưng lại diện bộ quần áo rất đẹp-có lẽ là bộ quần áo dùng để dự tiệc. Đang mãi lo thoa kem và soi gương nên An không chú ý đến việc có một cô bạn đang đi đến chổ cô ngồi. “An, sao mày không lo làm việc đi mà chỉ lo bôi kem chống nắng và soi gương hoài vậy?”-tiếng cô bạn vang lên từ phía sau lưng làm cho An giật mình đánh rơi cả hộp kem và chiếc gương. “Trời đất, mày cứ lo làm việc của mày đi, tao làm gì kệ tao, việc gì đến mày cơ chứ, đúng là con gái nhiều chuyện vô duyên!”-An mắng cô bạn phần lớn là do tiếc hộp kem, vì khi lên đây An chỉ mang theo một lọ, chứ thực tình lỗi là do An gây ra, cô bạn nhắc nhở An đâu có sai. “Con quỉ, trên này làm gì có kem chống nắng, mình muốn mua cũng không có mà mua”-An thầm nghĩ và tỏ ra căm ghét cô bạn. “Mày còn nói nữa à, nếu mày không chịu sửa chữa thì tao sẽ bảo anh Vũ kỉ luật mày đấy. Hừ, chẳng chịu làm việc, suốt ngày chỉ có kem với phấn”-cô gái nói rồi bước đi nhanh chóng, dường như cô không muốn gây ra một vụ cãi vã với An lúc này, là bạn học cùng lớp nên cô quá hiểu An rồi. An cũng không muốn gây thêm phiền toái với “con quỉ” đó. Bởi cô cho rằng: “Hứ, cái hạng người như nó ta cãi sao lại, cái đồ bà tám nhiều chuyện”. Trong bữa cơm trưa, An nghĩ rằng cô bạn sẽ nói cho Vũ nghe chuyện hồi sáng nhưng An đã lầm khi cô ta vẫn im lặng. Từ đó, An với cô ta luôn tránh mặt nhau, và chẳng khi nào họ chịu cùng làm việc chung với nhau cả, tuy nhiên những lúc có Vũ, họ lại tỏ ra thân thiện. Ngày qua ngày, công việc lại tiếp diễn. An không còn kem chống nắng nữa, da cô có vẻ ít nhiều đã bị đen, tuy nhiên điều ấy chẳng ảnh hưởng gì đến sắc đẹp của cô. An cũng không còn nhu mì như trước, cô đã chịu vào bếp học hỏi công việc nấu ăn cùng các bạn-cô vào bếp không phải với mục đích chính là phụ các bạn mà cô muốn một ngày nào đó chính tay cô nấu cho Vũ một món ăn-có thể là như vậy-lúc đó anh sẽ khen ngợi cô, thật là tốt-ít nhất là đỡ hơn không được anh khen tuy cô phải chịu sự vất vả. Rồi An làm lành với cô gái hôm nọ, rồi họ bỏ qua cho nhau, cô gái cũng vui vẻ chỉ dạy An cách nấu ăn… * * * “Chúng mày ơi, có anh Vũ ở nhà không?-Có người bị bệnh, mau kêu anh ấy và mang theo dụng cụ y tế đến ngay nhà ông Ksil Y Vinh mau lên!”-một cô gái trong nhóm của An hớt ha hớt hải chạy từ phía cuối thôn về báo tin, rồi cô ngồi xuống và thở gấp vì mệt quá, không thể nói thêm điều gì. Trong nhà rông, các cô gái còn lại cuống cuồng chạy ra hỏi thăm nhưng vô ích, cô gái không còn nói ra lời, chỉ ra hiệu phải kêu ngay Vũ đến nhà ông Vinh. An hiểu ý cô bạn, không cần phải xem cô bạn ra hiệu, An chạy một mạch thẳng ra ngoài đồng phía đầu thôn cách đó chừng mấy trăm mét. Nhìn thấy Vũ, An cất tiếng hét thật to: “Anh Vũ ơi, anh Vũ! Anh về nhà ngay, có việc gấp cần anh đấy”. Đang trồng khoai mì, lại nghe tiếng An hét lớn, mặt cô tái xanh. Vũ đoán chắc có chuyện gì đó gấp lắm cần anh. Không cần An giải thích dài dòng, Vũ quẳng cây cuốc xuống và nói: “Các bạn ở lại làm việc, mình phải về nhà có chuyện gấp!”, rồi anh chạy thẳng một mạch về nhà. “Có chuyện gì vậy An?”-Vũ cất tiếng hỏi khi chạy ra khỏi đám đất và gặp An phía bên ngoài “Anh đến ngay nhà ông Ksil Y Vinh đi, nghe nói có người bị bệnh nặng lắm!”-An dùng chút sức lực còn lại để nói thật to vì Vũ cố chạy thật nhanh mà không quan tâm đến câu trả lời của cô. “Được rồi, anh sẽ đến đó ngay”-Vũ cũng nói thật to, để cho An yên tâm rằng anh đã nghe những gì cô vừa nói. Chạy một mạch về nhà rông, Vũ vội vàng rửa chân tay, cầm theo dụng cụ y tế đến ngay nhà ông Vinh. Anh chỉ nói một câu với đám con gái ở nhà: “Anh đã biết mọi chuyện rồi, các em cứ lo làm công việc của mình đi!” “Ư…ư…ư…”- tiếng rên la của trẻ con vang lên từng hồi. Vũ nghe và nhận ra rằng người bệnh là bé Ksil Hờ Nguyệt. Vũ chạy thẳng vào nhà ông Vinh và hỏi chỗ nằm của bé Nguyệt. Anh xem người đứa bé, nó tỏ ra lạnh lẽo dù đã đắp rất nhiều tấm chăn. Không còn nghi ngờ gì nữa, nó bị sốt rét, ở miền núi như thế này, bệnh sốt rét rất thường gặp. Những căn bệnh sốt rét rừng rất nguy hiểm, không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Anh cho cô bé uống mấy viên thuốc và để nó nằm nghỉ. Trở ra ngoài, trò chuyện cùng ông Vinh, anh biết con bé bị bệnh đã hai ngày nay, có cúng vái tổ tiên nhưng không thấy khỏi. Vậy đó, dân trí miền núi còn thấp lắm, nhất là với những người dân tộc thiểu số. Cả ngày hôm đó, Vũ và An thường trực bên nhà ông Vinh để theo dõi diễn biến bệnh tình của bé Nguyệt. An thì nấu cháo cho Nguyệt còn Vũ thì cho cô bé uống thêm liều thuốc. “Anh chị ơi, em muốn được ngắm chị Hằng và chú Cuội, hôm nay là ngày rằm, chắc chị Hằng đẹp lắm”-Cô bé Nguyệt yêu cầu. “Em ngủ đi, em đang bị bệnh. Khi nào hết bệnh anh chị sẽ đưa em đi ngắm chị Hằng”-An cất tiếng nói nhỏ nhẹ.Nhìn đứa trẻ bị bệnh, kí ức trong An lại hiện về… “Bố mẹ ơi, bố mẹ nhớ mua cho con cái lồng đèn ông Sao nhé, con muốn cùng ông Sao lên cung trăng chơi với chị Hằng”-Cô bé An cất tiếng nói với bố mẹ, lúc này An mới sáu tuổi, nghĩa là đang mới học mẫu giáo. An được cô giáo kể cho nghe nhiều chuyện về chị Hằng, rằng đó là một tiên nữ xinh đẹp và tốt bụng. “Được rồi, bố mẹ sẽ mua cho con, nhưng con phải hứa là sẽ trở thành bé khoẻ bé ngoan đấy nhé”-mẹ của An nói. “Vâng ạ, con yêu bố mẹ nhất trên đời”-An nói và cười thật tươi, bố mẹ cũng vui như cô vậy. Tuổi thơ ai cũng có những khoảnh khắc hồn nhiên, nhí nhảnh mà hầu như đứa trẻ nào cũng vậy. Làm sao có thể quên được những bài hát mẹ thường hát ru, sự chăm sóc và âu yếm trong vòng tay bố mẹ. An thật hạnh phúc vì cô được tận hưởng tất cả những điều ấy trong khi có biết bao đứa trẻ sớm mồ côi cha mẹ, thèm khát tình yêu thương ấy mà không được. * * * “Vậy khi nào em hết bệnh, anh chị phải đưa em đi xem chị Hằng nhé”-Cô bé hồ hởi nói và nhắm mắt lại, đồng thời không quên nở một nự cười hạnh phúc. An và Vũ nhìn nhau, trên gò má của họ có hai hàng nước mắt. An đoán rằng Vũ cũng vừa nhớ về tuổi thơ của anh. Cũng trong lúc này, An đã học được bài học về sự yêu thương, sự yêu thương mà cô học được do bé Nguyệt mang lại. Cô đã sai lầm khi chỉ nghĩ đế bản thân mình. Sự yêu thương không phải chỉ là sự quan tâm của người khác dành cho mình, mà nó có rất nhiều cách để thể hiện. Mấy ngày sau, bé Nguyệt khỏi bệnh, cô bé đòi được đi xem chị Hằng. Vũ bảo: “Bé Nguyệt à, hôm nay không phải ngày rằm, làm sao có thể đi xem chị Nguyệt hả em, hay em chờ đợi nhé, đến ngày rằm anh chị sẽ dắt em đi xem!”-Vũ nói trong sự bối rối. “Bé Nguyệt, em muốn xem chị Hằng phải không? Lại đây chị dắt em đi xem!”-An từ trong nhà bước ra, cô tươi cười nói. “An này, hôm nay không phải ngày rằm, làm sao dắt bé Nguyệt đi xem được?”-Vũ tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi An. “Anh yên tâm, để em lo chuyện này! Nào bé Nguyệt, em lên đây với chị!” Cô bé Nguyệt nghe nói thế liền bước lên. An dẫn em vào nhà, cô lấy một tờ giấy khá to và tháo sợi dây thun ra. Một tấm hình vẽ tay một người phụ nữ khá xinh đẹp dù cho nét bút và cách thể hiện không quá tinh xảo. “Ồ, đây là chị Hằng phải không chị An?”-bé Nguyệt cất tiếng hỏi cùng lời khen về chị Hằng “Đúng vậy em à, đây chính là chị Hằng, chị Hằng luôn xinh đẹp và tốt bụng, nếu em ngoan ngoãn và chăm chỉ, chị Hằng sẽ giúp đỡ em và có thể sẽ dẫn em đi chơi nữa”-An nói với bé Nguyệt những lời giống như trước kia bố mẹ nói với cô vậy. Thực ra thì đó là bức tranh mà An đã dành mấy ngày để vẽ. “Hi hi, bên cạnh em cũng có một chị Hằng đấy thôi”-Bé Nguyệt vừa cười vừa nói, cái vẻ hồn nhiên hiện rõ nét trên khuôn mặt của em. “Sao, bên cạnh em có một chị Hằng à, em dẫn anh chị đi xem có được không?”-An và Vũ đồng thanh hỏi bé Nguyệt. “Hi hi, chị Hằng mà em nói chính là chị An đấy thôi, còn chú Cuội là anh Vũ. Anh chị rất tốt với em, đã thức đêm để chăm sóc cho em, chỉ có chị Hằng và chú Cuội mới tốt như vậy”. Cả ba người: An, Vũ và bé Nguyệt cùng cười, nhưng riêng An, cô còn cảm nhận được một niềm vui lớn vì bé Nguyệt khen cô đẹp và tốt bụng như chị Hằng. Lại một lần nữa, An cảm nhận được tình yêu thương, do bé Hằng-một người tưởng chừng như không hề quen biết dành cho cô. An thật hạnh phúc, cô mỉm cười và nụ cười ấy không vội tắt đi. An dẫn bé Nguyệt đi chơi và tặng cho cô bé mấy tấm ảnh “chị Hằng của bé Nguyệt”. Kể từ đó An đã thay đổi hoàn toàn, cô siêng năng làm việc, lại giành công việc nấu bếp, khiến cho bọn con gái trong nhóm không khỏi ngỡ ngàng, cứ tưởng rằng mình đang nằm mơ. Suốt thời gian còn lại, nhà rông lúc nào cũng rộn vang tiếng cười giòn giã, không hề có thêm một sự bất đồng nào. Mọi người trở nên thân quen với nhau hơn. Cũng trong chuyến đi ấy mà mỗi người có thêm vài người bạn mới, để nâng cao hơn về mặt số lượng bạn bè của mình. Ngày chia tay trở về thành phố cuối cùng cũng đã đến, An cùng các bạn không thể nào mà không khóc khi phải chia tay với mọi người. Một tháng qua chính là một sự thử thách sức lực và cả tình cảm con người nữa. Ai có thể không buồn khi phải chia tay nhau chứ. “Chị An, anh Vũ chờ em với!”-tiếng bé Nguyệt vang lên từ phía xa. An và Vũ đứng lại, không hiểu tại sao lúc nãy họ đã chia tay với cô bé rồi, mà bây giờ cô bé còn kêu họ, để làm gì nhỉ? Bé Nguyệt đứng trước An và Vũ, cô bé không còn khóc nữa. Nguyệt cất tiếng nói: “Em muốn gởi đến chị Hằng và chú Cuội bên cạnh em một kỉ niệm nhỏ, để chúng ta mãi nhớ về nhau”-nói rồi bé Nguyệt đưa cho An và Vũ một giấy chứng nhận bé khoẻ bé ngoan, họ tên là Ksil Hờ Nguyệt. “Bé Nguyệt à, em phải cố gắng hơn nữa để đạt thêm nhiều phiếu bé khoẻ bé ngoan nữa nhé!”-An và Vũ đồng thanh nói, rồi cả ba cùng cười. * * * Chiếc xe chở đoàn thành viên tình nguyện xa dần, rồi cuối cùng cũng khuất bóng thôn làng. An nhìn về phía xa, nơi mà cô đã ở đó một tháng, nơi đã để lại trong cô bao kỉ niệm và một bài học sâu sắc: bài học từ những người nghèo khổ và tình yêu thương.

Có thể bạn quan tâm

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của nguyễn công hoan trước 1945

  • 108
  • 1
  • 5
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Chuyên đề rèn luyện kỹ năng làm văn về tác phẩm truyện

  • 11
  • 2
  • 40
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Sáng tác một truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục thiết thực doc

  • 4
  • 7
  • 23
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa LÀNG trong truyện ngắn Kim Lân _ LUẬN VĂN THẠC SĨ_ phần Mở đầu

  • 3
  • 625
  • 8
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

luận văn thạc sĩ truyện ngắn bảo ninh

  • 124
  • 1
  • 6
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

luận văn thạc sỹ lý luận văn học phong cách truyện ngắn đỗ chu

  • 102
  • 499
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

vấn đề tiếp nhận truyện ngắn nguyễn huy thiệp

  • 116
  • 612
  • 7
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”