Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Cho Trẻ Làm Quen Và Học Tốt Môn Nhận Biết Tập Nói Cho Trẻ 18-24 Tháng Tuổi

31 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Cho Trẻ Làm Quen Và Học Tốt Môn Nhận Biết Tập Nói Cho Trẻ 18-24 Tháng Tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốtmôn nhận biết tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi”

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non

Tên tác giả:Phùng Thị Hường

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Minh Châu Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC: 2022-2023

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀI Lý do chọn đề tài

Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Đúng vậy,việc hướng dẫn và dạy cho trẻ ở lứa tuổi 18-24 tháng tuổi làm quen và học tốt mônnhận biết tập nói là việc vô cùng quan trọng và cần thiết Vì ở lứa tuổi này trẻ con nonnớt, vụng về, trẻ cần được chăm sóc về mọi mặt: cả về tinh thần lẫn thể chất Nhất làtrong giai đoạn trẻ đang còn tập nói và nói chưa đủ câu.

Trẻ 18-24 tháng mới phát âm được một đến 2 từ, lời nói của trẻ còn chưa rõràng mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nóikhông rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô Mặt khác các cháu còn nhỏ nênthường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầu của côgiáo Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoànchỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể.

Thông qua quá trình quan sát ở những giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôithấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nóinhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiềutrẻ rất muốn nói những lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu củamình dẫn đến tình trạng cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô không hiểu trẻ nói gì,không đáp ứng được nhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp.

Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáodục trẻ Tôi nhận thấy rằng cô giáo có một trọng trách rất quan trọng đối với trẻ làngười chịu trách nhiệm hướng dẫn bảo ban trẻ, chỉ bảo cho trẻ mọi điều và việcquan trọng hơn cả là cô giáo phải chú ý và quan tâm đến trẻ hơn về mặt câu từ củatrẻ có nói đúng ngữ pháp không? có đủ câu chưa? đã tròn âm chữ khi phát âm rachưa? không những vậy là người giáo viên chúng ta còn dạy trẻ thêm những vốnkiến thức sơ khai, những chào hỏi lễ phép tưởng như đơn giản những không kém

phần khó khăn vất vả ở đây Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chotrẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi” làm đề tài

nghiên cứu tại lớp 18-24 tháng tuổi.

II Mục đích nghiên cứu

Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhậnbiết tập nói cho trẻ 18-24 tháng” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trảlời câu hỏi một cách có lô gíc, có trình tự, chính xác.

- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.- Làm phong phú vốn từ cho trẻ.

Trang 4

- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từđó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

III.Đối tượng nghiên cứu

- Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24 tháng”

18-IV.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: nhóm trẻ 18-24 tháng

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2022-4/2023

Trang 5

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.Cơ sở lý luận

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngũ để giao tiếp với mọingười xung quanh và ngôn ngũ chính là phương tiện cho việc dạy và học đối vớitrể mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngũ và tư duy trẻ thu được các kinhnghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ Cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhậnthức và ngôn ngũ của trẻ con hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói đượccâu 2-3 từ có trẻ thì câu 4-6 từ, có trẻ nói chua chọn vẹn cả câu trẻ chưa diễn đạtbằng được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… chính vì vậy mà pháttriển ngôn ngũ cho trẻ là việc làm cần thiết đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngũchính là việc phát triển các khả năng, nghe, hiểu, nói của trẻ, để phát triển các khảnăng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp vói trẻthông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc giúp trẻ phát triểnngôn ngữ.

II.Cơ sở thực tiễn

Qua việc dự giờ và giảng dạy các tiết học ở lớp 2 tuổI d1 tôi thấy khả năngdiễn đạt của trẻ vẫn còn hạn chế Trong các giờ đọc, kể, khả năng diễn đạt còn ấpúng, nói ngọng, câu còn cụt, thiếu chủ ngữ và vị ngữ, ngôn ngữ của trẻ chưa đồngđều Khi giao tiếp, trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phátâm còn ngọng, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa lôgic, câu từ chưa lưu loát,trẻ hay nói lắp, vậy cô cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến nói lắp của trẻ và từđó có biện pháp khắc phục giúp trẻ không nói lắp nữa.

Những trẻ nhút nhát, ít tiếp xúc với bạn ở trong lớp, ở xung quanh mình dẫn đếntrẻ kém hiếu động thì vốn từ ngữ cũng bị hạn chế, nghèo nàn, việc diễn đạt câu từthể hiện ngữ điệu kém.

Qua quá trình phát triển ngôn ngữ diễn đạt câu từ mạch lạc, việc diễn đạt biểu cảmngoài xã hội trẻ tiếp thu còn rời rạc, còn ngọng, nói trống không nhiều ở gia đình,bố mẹ đôi khi còn bận nhiều công việc, vẫn chưa chú trọng đến việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ, trẻ còn hay nói trống không, nói câu cụt, chưa thể hiện rõ ý hiểucủa mình.

Qua hai cơ sở trên cho ta thấy: Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việclàm hết sức cần thiết trong cuộc sống Cần phải coi việc phát triển ngôn ngữ chotrẻ là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo dục mầm non Bởi vậy,

nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biếttập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi” để nghiên cứu.

Trang 6

III.Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài1 Điều kiện thực tế:

- Tống số học sinh trong nhóm/ lớp: 15 cháu

- Môi trường lớp học chưa đảm bảo về diện tích, ánh sáng và trang thiết bị dạy vàhọc.

- Giáo viên: 2 cô/ nhóm.

1.1Thực trạng về việc phát triển ngôn ngữ của trẻ tại nhóm lớp:

* Về nhận biết tên gọi:

- Trẻ nhận biết và gọi được tên của đối tượng, song chủ yếu là do cô nói trước rồitrẻ bắt chước nói theo, trẻ nói còn ngọng chưa rõ lời vì vậy tên gọi của đối tượngvề cơ bản không chính xác.

*Về nhận biết các đặc điểm, công dụng của đối tượng:

- Trẻ có thể nhận biết tập nói được một số đặc điểm nổi bật của đối tượng, song trẻchưa hiểu và nói được hết công dụng của các đặc điểm đó Đó là cơ sở của hoạtđộng làm quen với môi trường xung quanh sau này.

- Việc phân biệt giữa 2 đối tượng dựa nhiều vào cảm tính, trực quan đồ vật Trẻnhận biết và phân biệt các đối tượng bằng trực quan, chưa có kỹ năng vì vậy cònảnh hưởng bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: màu sắc, kích thước, sựphân bố không gian.

2 Đánh giá thực trạng2.1 Thuận lợi:

- Trong năm học được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD, cũng như sự quan tâmcủa các cấp chính quyền địa phương trong địa bàn xã, của ban giám hiệu nhàtrường:

Trang 7

- Lớp được biên chế 2 giáo viên, các cô có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ Nắmvững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địaphương.

- Độ tuổi của trẻ đến lớp tương đối đồng đều.

- 100% số trẻ được ăn ngủ bán trú tại lớp Tỉ lệ chuyên cần đạt khoảng 90%.

- Phòng học đã được xây dựng kiên cố nên rất thuận lợi cho việc dạy và học của côvà trẻ.

- Lớp học có đầy đủ các trang thiết bị như: tivi,điện thắp sáng, quạt điện, bàn ghếđồng bộ phù hợp với lứa tuổi trẻ ở nhà trẻ Đặc biệt là tranh chủ đề luôn thay đổiđể trẻ nhận biết và tập nói để phát triển ngôn ngữ Trang trí đầy đủ các góc theochủ đề để dạy trẻ theo chương trình đổi mới hình thức.

- Môi trường cho trẻ hoạt động chưa đảm bảo, diện tích lớp học, sân chơi chưađảm bảo diện tích tối thiểu cho trẻ hoạt động.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúngkhả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảngdạy, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá xếp loại trẻ ở các câuhỏi, bài tập theo 3 mức độ:

1 Nhận biết gọi tên.2 Nhận biết phân biệt.

3 Mở rộng kiến thức liên hệ thực tế.

Số trẻ thực hiện được yêu cầu của bài tập được xếp loại chung như sau:

Xếp loại Nội dung

Trang 8

Tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ để cùng trao đổi về việc tổ chức các mônhọc cho trẻ, dự giờ các môn học từ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm chobản thân.

Bản thân cũng chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết nhiều về môn học nênđã tự nghiên cứu tài liệu, xem sách báo, tìm hiểu thêm trên mạng internet, cácphương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi…để có thêm vốn kiến thức về mônhọc.

Ngoài ra, tôi cũng dành những thời gian rảnh để thực hiện tốt công tác bồidưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng giúp bản thânnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.Giải pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Khi bước vào năm học đầu tiên của độ tuổi nhà trẻ, thông thường trẻ trongđộ tuổi này bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với ngườilớn Tuy nhiên thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết những hiểubiết của trẻ, trẻ nhút nhát, thụ động.

Ví dụ: Trong lớp tôi phụ trách có cháu Đình Hưng, cháu Bảo An, cháu CôngTuấn thường hay nhút nhát, thụ động không trả lời câu hỏi của cô, vì vậy tôi thườngxuyên chú ý trò chuyện cởi mở với trẻ, tạo nhiều cơ hội để trẻ tự nói chuyện có tinhthần thoải mái, Khuyến khích động viên, khen gợi trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tronggiao tiếp gợi cho trẻ những việc mà trẻ thích hoặc muốn làm.

Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của từng trẻ, để cónhững biện pháp phù hợp với trẻ Từ đó phát huy hết khả năng của từng trẻ, có cácphương pháp dạy cho trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động.

Trang 9

3.Giải pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:

Khi mới bắt đầu đi học trẻ tạm thời rời gia đình đến với vòng tay cô giáo vớicác bạn cùng lứa tuổi với đầy bỡ ngỡ Trẻ chủ yếu khóc, nhớ nhà và rất cần tìnhthương của từ cô giáo vỗ về, các cô cũng rất vất vả trong giai đoạn đầu trẻ

đến lớp Nhất là tạo lòng tin cho phụ huynh cũng như khích lệ trẻ thích đến lớp Dođó mà giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn cũng như dạy bảo trẻ thêm nhiều điềuvà trao đổi với phụ huynh để có biện pháp chủ đạo nhằm bồi dưỡng thêm kiến thứccho trẻ thông qua quá trình dạy học và làm quen các bộ môn trong lứa tuổi nhà trẻnhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ bộ môn Nhận biết và tập nói.

Với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng thì phát âm đúng từngữ là việc khó khăn vì bản thân trẻ còn nói ngọng, chưa chuẩn Cô là người củngcố, uốn nắn trẻ nói từng câu, từng từ, trẻ nói đúng, nói chuẩn, nói đủ câu để trẻphát triển được ngôn ngữ cũng như tư duy một cách tốt nhất Chính vì vậy mà phảitạo môi trường cho trẻ hoạt động để trẻ có nhiều cơ hội được quan sát, được thỏamãn trí tò mò, lòng ham muốn khám phá thế giới thông qua các giờ trẻ được hoạtđộng, và hoạt động với đồ vật là chủ đạo trong suốt quá trình học ở mầm non.

Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm lớp:

Tôi luôn suy nghĩ để tạo ra ở quanh trẻ một môi trường với nhiều hình ảnhbắt mắt nhất là ở các góc chơi của trẻ (Ví dụ: trang trí phù hợp với từng chủ điểm)và gợi mở đối với trẻ Để lớp học lôi cuốn trẻ tôi đã trang trí những hình ảnh ngộnghĩnh, màu sắc sinh động, bố trí sắp xếp các góc hợp lý: Góc hoạt động cần yêntĩnh xa góc ồn ào, có góc bên trong và góc bên ngoài lớp học, tận dụng nhữngnguyên vật liệu sẵn có tại địa phương làm những đồ dùng, đồ chơi tự tạo phù hợpvới từng chủ đề cho từng góc Đối với bộ môn Nhận biết tập nói tôi tận dụng hầuhết các không gian trong góc chơi bởi trẻ hoàn toàn có thể lĩnh hội được kiến thứccủa bộ môn thông qua các hoạt động khác tại các góc hoạt động Nhất là có kếhoạch đề xuất để tìm biện pháp sao cho tốt nhất trong quá trình dạy cũng như hoạtđộng với đồ vật của trẻ.

Tôi thường xuyên thiết kế, bổ sung thay đổi đồ dùng và trang trí các góc tronglớp học Tôi trang trí và thay đổi đồ dùng phù hợp với chủ đề mới và theo từng chủđề nhánh để cung cấp thêm hình ảnh phong phú cũng như khung cảnh lớp luônmới với trẻ, trẻ được nói đúng, nói đủ câu và nhất là khi trẻ thấy được tranh ảnhnày trẻ

Được phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi.

Môi trường ngôn ngữ hoạt động ngoài lớp học:

Trang 10

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt độngnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Trường tôi đã tập trung xâydựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ Môi trườngngoài lớp học(Khu vui chơi ngoài trời, khu phát triển vận động, góc thư viện, gócthôn quê….) là nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, pháttriển khả năng sáng tạo.

Các khu vực chơi của trẻ ngoài lớp học phải được thiết kế thẩm mĩ, an toàn,thân thiện với trẻ Đồ dùng, đồ chơi tại các khu vực được để gọn gàng, trong tầmtay trẻ, an toàn khi sử dụng và luôn được thay đổi để kích thích trẻ tham gia hoạtđộng Ngoài ra có thể tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương đểtrẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.

Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hộicho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữacô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh Quan hệ giữa cô vàtrẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tintưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình.Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọingười, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh Mọi cử chỉ, lời nói, việc làmcủa cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo Mối quan hệ giữa trẻvới trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm,học hỏi lẫn nhau Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻvới trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộngđồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

4.Giải pháp 4: Thay đổi hình thức vào bài

Tùy thuộc từng nội dung bài dạy trong từng chủ đề mà tôi lựa chọn cách gâyhứng thú cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng Vì vậy tôi phải xác định được mụcđích, yêu cầu của bài dạy, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng cácphương pháp, biện pháp giảng dạy tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui vẻ, kích thíchtrẻ thích tham gia vào hoạt động của cô.

Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồdùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ.

Tận dụng nhạc của bài “Bắp cải xanh” cho trẻ hát và đi thăm mô hình sau đóquan sát các loại rau trong mô hình và cho trẻ gọi tên các loại rau đó, từ đó giáodục trẻ biết chăm sóc các loại rau, ăn rau cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơthể….

Trang 11

Giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua câu đố, hình ảnh bằngcác hình thức:

Ví dụ: Với con chó : Cho trẻ nghe tiếng kêu của con chó? Sau đó hỏi trẻ:Tiếng con gì vừa kêu? Tôi có thể sử dụng hình ảnh con chó tạo sự hấp dẫn cho trẻquan sát.

Cho trẻ giả làm tiếng chó sủa gâu gâu!

Ví dụ: Với con mèo : Cô cho trẻ xem hình ảnh con mèo hoặc bắt trước tiếngmèo kêu tạo sự hứng thú đối với trẻ.

Thông qua mỗi hình thức làm quen với một số con vật gần gũi trẻ thì trẻđược củng cố, nói nhiều lần sao cho chính xác từ và tên các con vật cần làm quenvà tìm hiểu thêm về một số đặc điểm đơn giản của con vật đang tìm hiểu (tiếngkêu, món ăn yêu thích…).

Lúc đầu trẻ nói tên con vật to, rõ ràng cùng cả lớp 2- 3 lần Sau đó cô mờitổ, nhóm, cá nhân nói thật to ràng, mạch lạc: 5- 6 trẻ

Sử dụng vật thật: Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết “ Quả chuối , quả quýt ”.

Tôi chuẩn bị quả thật quả chín và quả xanh, quả có màu sắc rõ ràng, quảchuối, quả quýt bóc vỏ cắt miếng nhỏ, bỏ trong đĩa.

Tôi cho trẻ sờ, ngửi, nếm để trẻ có thể cảm nhận được màu sắc, mùi vị thôngqua hoạt động này trẻ sẽ nhớ lâu hơn và có thể nhận biết được màu sắc, mùi vị củatừng loại quả một cách nhanh chóng, chính xác.

Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp trong tiết dạy tôi cũng áp dụng linhhoạt, sáng tạo thay đổi hình thức dạy, lồng ghép các hoạt động để thu hút trẻ tậptrung sự chú ý của trẻ.

Sử dụng các câu đố:

Ví dụ: Trong chủ đề: "Những con vật đáng yêu" tôi có thể sử dụng các câuđố để thay đổi hình thức vào bài như:

Con gì tai thính mắt tinh

Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua?(Con mèo)

Con gì đuôi ngắn tai dài

Mắt hồng lông mượt có tài chạy nhanh?(Con thỏ)

Khi cho trẻ quan sát bồn hoa thật trong khuôn viên trường và chơi các trò chơi

Trang 12

Tôi hỏi trẻ : Các con quan sát xem trong bồn hoa có những loại hoa gì ? Trẻ kể têncác loại hoa trong bồn hoa hoặc cô sẽ nói để trẻ biết và nói theo đó là hoa gì? (Khicô nói đến hoa nào cô sẽ chỉ vào hoa đó)

- Các con thấy hoa cúc như thế nào ? ( Rất đẹp )

- Còn hoa cúc thì sao? có màu gì? ( Màu vàng ) ( cho trẻ nhắc lại "Hoa cúcmàu vàng")

- Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào ? ( Mùi thơm ) ( cô cho trẻ ngửi)- Cánh hoa như thế nào ? ( Nhẵn ) ( cô cho trẻ sờ vào cánh hoa

Dạy trẻ thông qua các tiết học chính.

Qua thời gian trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi thấy khả năng phát âmcủa trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ phát âm sai sót nhiều.

Ví dụ : Trong lớp tôi có cháu Công tuấn còn nói ngọng, cháu thường phát âm:“Con chó” đọc là “ con tó ”

“Cầu trượt” đọc là “ cầu tượt”

Chính vì vậy, đối với những trẻ phát âm sai, ngọng như cháu Công tuấn thìngay trong giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ Tôi nói trước rõ lời, nói chậm

cho trẻ phát âm theo, khuyến khích động viên trẻ đứng lên phát âm đúng, rõ ràng.

Nói từ từ, chính xác từng chữ một, có thể cho trẻ nói hai ba lần để trẻ nhớ.Tronglớp học tôi chia trẻ thành 3 tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu bài ở các mức độkhác nhau Để giúp trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24-36tháng tuổi đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay, sáng tạo để gâyhứng thú cho trẻ.

Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói “ Con voi, con khỉ”Chủ đề : Những con vật đáng yêu

Với tiết nhận biết tập nói này, tôi chuẩn bị: Mũ voi, Mũ khỉ, một số hình ảnhvideo các con vật sống trong rừng.

Mở đầu bài dạy tôi cho trẻ hát bài "Cho trẻ xem video các con sống trong rừng",Trẻ quan sát lắng nghe xem và nhận xét, kể tên các con vật, sau đó tôi cho trẻ vềchỗ ngồi ổn định và suất hiện hình ảnh con voi, con khỉ qua mà hình nhỏ, cho trẻquan sát, gọi tên và nhận xét đặc điểm của con voi, con khỉ

Sau khi dạy trẻ nhận biết về tên gọi tôi tiến hành cho trẻ phân biệt giữa các đốitượng Tôi thường cho trẻ phân biệt qua tên gọi, một số đặc điểm nổi bật nhằmphát triển tư duy của trẻ như:

Trang 13

Đặc điểm phân biệtCon voiCon khỉ

- Đặc điểm nổi bật - Ngà, mắt, tai, chân - Mồm, mũi,mắt, tai chân - Sống ở trong rừng, - Sống ỏ trong rừng,

Đến khi kết thúc tiết học tôi tiếp tục sử dụng các biện pháp tích hợp, múahát đọc thơ, trò chơi…Để củng cố nội dung bài mà trẻ vừa được học Với cách giớithiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú học Tôi thường xuyên thay đổi phươngpháp, cách thức dựa vào nội dung bài nhận biết tập nói để tìm cách giới thiệu haynhất làm sao để tạo được sự hứng thú sau đó đi sâu vào phần chính rèn cho trẻcách phát âm đúng, chính xác nhất.

Trong quá trình dạy tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ có thói quen nề nếp tronghọc tập, cũng như giáo dục lễ giáo cho trẻ, đó là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho giờ dạyđạt hiệu quả cao.

5.Giải pháp 5: Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào nhu cầu, khả năng và kinhnghiệm của trẻ.

có khả năng suy nghĩ, khám phá mà mà không cần tuân theo bất kì sự chỉ dẫn nào.Tôi cho trẻ trải nghiệm thực tế bằng việc cho trẻ đi tham quan, ngoài trời quan sátbồn hoa, cây cảnh qua đó phát triển vốn từ cho trẻ.

Trong giờ học tôi luôn để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khíchtrẻ sáng tạo Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc vànhững hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn.

Cô giáo nên đưa ra câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệmđã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìmcách giải quyết vấn đề của trẻ Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thểlàm Nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận biết môi trường tựnhiên Sau khi nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để

có cách giảng dạy phù hợp Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi tôi phải tạocho trẻ có nhiều cơ hội để học tìm hiểu thực tế Tạo môi trường trong lớp học vàtận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ đượchọc, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi.

Cần phải xây dựng tổ chức môi trường giáo dục, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằngnhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá,trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với từng độtuổi khác nhau.

Trang 14

Tôi tự xây dựng kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất, căn cứvào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ ở lớp mình phụ trách đểxác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêugiáo dục đề ra Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt độngnhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham giacác hoạt động giáo dục tại trường Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạtđộng, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiếncủa mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giảiquyết các tình huống mà trẻ gặp phải… Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủđộng, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia cáchoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.

6.Giải pháp 6: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày ởtrường mầm non.

Ngoài những hoạt động chính ra tôi thường dạy trẻ phát tiển vốn từ thông qua cáchoạt động trong ngày của trẻ tại trường.

Giờ đón trẻ:

Trong giờ đón trẻ tôi luôn trò chuyện cởi mở với trẻ, tôi trò chuyện với trẻ, nhắctrẻ nói tròn câu, nói mạch lạc, không nói lắp…Qua đó, trẻ phải dùng ngôn ngữ, cửchỉ để diễn đạt những suy nghĩ của trẻ để trả lời các câu hỏi của cô….Tôi hướngdẫn trẻ cách chào cô khi trẻ đến lớp, chào tạm biệt ông bà, bố mẹ khi ông bà, bốmẹ về hoặc đến đón trẻ.

VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:+ Gia đình con có những ai?

+ Trong gia đình ai yêu con nhất?+ Mẹ yêu con như thế nào?

+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp?+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?

Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻnhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.

Giờ điểm danh:

Trong giờ điểm danh tôi gọi trẻ theo thứ tự trong sổ theo dõi trẻ sau đó hỏi trẻ lớpmình hôm nay có bạn nào nghỉ không? Các con có biết tại sao bạn lại nghỉ không?

Giờ hoạt động ngoài trời:

Trong các giờ hoạt động ngoài trời giáo viên cần tạo môi trường giao lưu ngôn ngữtích cực cho trẻ Để phát triển khả năng nghe, nói cho trẻ, không gì tích cực vànhanh chóng bằng việc thường xuyên và tích cực cho trẻ nghe, nói Ngoài ra, bảnthân tôi còn tạo ra các kênh giao tiếp thường xuyên, được tiến hành giữa trẻ vớitrẻ, giữa trẻ với cô và giữa trẻ với mọi người xung quanh, tạo cho trẻ cơ hội nghe

Trang 15

và cảm nhận các âm thanh khác nhau từ môi trường : Tiếng gió thổi, mưa rơi, âmthanh các phương tiện giao thông, tiếng kêu các con vật…

Ví dụ: Quan sát góc thiên nhiên của lớp.

Cô cho trẻ quan sát và nêu cảm nhận của mình về góc thiên nhiên của lớp, quan sátxem góc thiên nhiên lớp mình có những loại hoa, loại cây cảnh nào Qua đó giáodục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ bồn hoa, cây cảnh, không ngắt lá, bẻ hoa trẻ hiểuđược cây hoa làm đẹp cho cuộc sống và phải làm như thế nào để hoa luôn tươitốt….

Giờ hoạt động góc:

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, đặc biệt là các trò chơi đóng vaitheo chủ đề góp phần tạo ra những biến đổi về ngôn ngữ của trẻ Trong hoạt độngvui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau qua đó trẻphát triển về mọi mặt “Đức- Trí- Thể- Mĩ” và hơn thế nữa vốn từ của trẻ cũngđược hoàn thiện thông qua hoạt động vui chơi.

Giờ ăn trưa: Trước khi ăn tôi hỏi trẻ hôm nay các con ăn gì ? ( Cô giới thiệu cho

trẻ nhắc lại tên món ăn) Tôi dạy trẻ những thói quen, văn hóa khi ăn uống nhưtrước khi ăn phải biết mời cô, mời các bạn và trẻ nhận ra hôm nay mình ăn món gì.Ngoài ra trước khi ăn tôi thường cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ ăn” để lồng ghép kỹnăng vệ sinh vào giờ ăn và giúp hình thành thói quen và phát triển vốn từ cho trẻ.

Giờ ngủ :

Khi cho trẻ lên giường đi ngủ tôi thường dạy trẻ đọc bài thơ "giờ ngủ" nhằm hìnhthành thói quen nề nếp cho trẻ, đồng thời cũng phát triển vốn từ cho trẻ.

7.Giải pháp 7: Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Đây là phương pháp mà tôi sẽ sử dụng các loại trò chơi khác nhau để phát triểnthêm vốn từ cho trẻ Trò chơi chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáodục ở trường mầm non Đối với việc dạy nói cho trẻ thì điều này lại càng rõ Cónhiều trò chơi có thể sử dụng được vào mục đích dạy nói cho trẻ Đó là các tròchơi luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nóimạch lạc

Ví dụ: Trò chơi bắt chước tiêng kêu của các con vậtCô nói Trẻ kêu

Con chó gâu gâuCon vịt cạp cạpCon gà trống ò ó oCon gà mái cục cục cục tác

Ngày đăng: 11/05/2024, 08:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan